« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự trước yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp


Tóm tắt Xem thử

- Hoàn thiện pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự trước yêu cầu chiến.
- lược cải cách tư pháp.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự và tố tụng Hình sự.
- Luật hình sự.
- Thẩm phán.
- Tố tụng hình sự.
- Trong đó, việc xây dựng một nền tư pháp có hiệu lực và hiệu quả là một yêu cầu cấp bách đáp ứng những đòi hỏi khách quan từ thực tiễn đúng như Nghị quyết 08-NQ/TW ngày của Bộ Chính trị về.
- "Một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới".
- đã đề ra và một lần nữa được khẳng định trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020"..
- Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Tòa án là trung tâm, hoạt động xét xử là trọng tâm đóng vai trò quan trọng, có thể khẳng định Tòa án là bộ mặt của nền tư pháp ở mỗi quốc gia..
- Những kết quả trong hoạt động của Tòa án mà trong đó hoạt động xét xử là thước đo cho tính công bằng và mức độ đảm bảo các quyền dân chủ và quyền con người.
- Hoạt động xét xử vụ án hình sự chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần vào việc thực hiện pháp luật đảm bảo công bằng và giữ gìn trật tự xã hội, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, thái độ đánh giá đúng mức của Nhà nước đối với những hành vi bị coi là tội phạm qua đó đưa ra mức hình phạt thích đáng đối với người phạm tội.
- Người thực hiện công việc để đạt được kết quả đó chính là Thẩm phán người cầm cân nảy mực và nhân danh Nhà nước để ra phán quyết cuối cùng đó là bản án cho thật công bằng mà không làm oan sai người vô tội..
- Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và thực tiễn xét xử hình sự nói riêng đang đặt ra những vấn đề lý luận cần nghiên cứu để đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử án hình sự của Thẩm phán, trong đó chủ yếu là nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật, trong thời gian qua có một số công trình nghiên cứu liên quan về áp dụng pháp luật.
- Tuy nhiên các công trình đó mới chỉ nghiên cứu ở cấp độ lý luận về vị trí vai trò.
- của Thẩm phán trong tố tụng hình sự hoặc nghiên cứu về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống mang tính chuyên sâu về việc Thẩm phán đã áp dụng nhiệm vụ quyền hạn của mình để thực hiện việc xét xử vụ án hình sự như thế nào cho đúng và một cách có hệ thống.
- Để làm cơ sở lý luận cho việc đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng và bảo đảm tính thống nhất về áp dụng pháp luật trong việc xét xử án hình sự của Thẩm phán..
- Thực trạng trên đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết.
- Tuy nhiên, có thể khẳng định cho đến nay chưa cã một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của Thẩm phán.
- Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự trước yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp".
- làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình..
- Tình hình nghiên cứu.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán là một trong những vấn đề được giới luật học quan tâm nghiên cứu.
- Sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này như: "Giáo trình luật tố tụng hình sự", của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- "Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam", do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004.
- "Chế định Thẩm phán - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
- của Viện Khoa học pháp lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004.
- "Trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hình sự", của Mai Thanh Hiếu và Võ Chí Công, Nxb Lao động, Hà Nội.
- "Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở nước ta hiện nay", của Đỗ Gia Thư, Luận án tiến sĩ Luật học;.
- "Về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp", của Đặng Mai Hoa, Luận văn thạc sĩ Luật học.
- Tuy nhiên, các công trình đó mới nhằm đến những khía cạnh nhất định của chế định Thẩm phán, chủ yếu dưới góc độ tổ chức và quản lý Thẩm phán trong hoạt động tố tụng.
- Hơn nữa các công trình này chưa nghiên cứu và hoàn thiện những bất cập mà khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán đã và đang gặp phải, nhất là trong quá trình cải cách hệ thống tư pháp hiện nay..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự và thực trạng về chất lượng xét xử án hình sự của Thẩm phán..
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán trong thời gian tới..
- Để đạt mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:.
- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong BLTTHS..
- Thực trạng áp dụng các quy định của BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán vào xét xử vụ án hình sự trong từng giai đoạn..
- Các giải pháp hoàn thiện các quy định của BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán và những vấn đề trong công tác xét xử và áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự của Thẩm phán trong cả hai cấp xét xử..
- Trên cơ sở mục đích, đối tượng nghiên cứu đã xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào những vấn đề tố tụng hình sự liên quan đến nhiêm vụ, quyền hạn của Thẩm phán và thực tiễn áp dụng..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác..
- Ngoài ra, các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học (phỏng vấn trực tiếp) cũng được sử dụng để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu, đảm bảo sự gắn kết và tính liên thông của toàn bộ nội dung luận văn..
- Đóng góp mới của luận văn.
- Từ kết quả đạt được, luận văn có những điểm mới về mặt khoa học sau:.
- Luận văn lần đầu tiên đưa ra những luận cứ khoa häc để làm sáng tỏ một cách hệ thống vấn đề thực trạng mà Thẩm phán đã và đang xét xử vụ án hình sự trong những năm qua và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự được tốt hơn để từ đó có thể giúp cho Thẩm phán xét xử vụ án hình sự được tốt hơn và đúng trình tự mà Nghị quyết 49-NQ/TW đã đề ra để cải cách nền tư pháp vững mạnh..
- Phân tích làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc xét xử vụ án hình sự trong thời gian qua của Thẩm phán..
- Đề xuất và luận chứng một cách đồng bộ các giải pháp kết hợp có hiệu quả trong chất lượng xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán..
- Ý nghĩa khoa học của luận văn.
- Luận văn góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong chất lượng xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán..
- Luận văn có thể được xây dựng làm cơ sở hình thành nên các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán..
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và trong công tác xét xử những vụ án hình sự mà các Thẩm phán của ngành Tòa án đang phải giải quyết..
- Luận văn giúp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các Thẩm phán trong khi giải quyết những vụ án hình sự phải giải quyết hiện nay..
- Kết cấu của luận văn.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự..
- Chương 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và thực tiễn áp dụng trong việc xét xử vụ án hình sự..
- Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán..
- Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội..
- Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Chí (2007), Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, Bài giảng cho học viên cao học luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội..
- Học viện tư pháp (2011), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội..
- Đinh Văn Quế (2007), Bình luận án và một số vấn đề thực tiễn áp dụng trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Quốc hội (1960), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội..
- Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội..
- Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1993), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội..
- Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Đỗ Gia Thư (2006), Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học..
- Trần Văn Tú Đổi mới nội dung, phương thức quản lý", Kỷ yếu khoa học: Đổi mới công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tòa án nhân dân tối cao..
- Nguyễn Văn Tuân Những nguyên tắc cơ bản trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề hoàn thiện", Trong sách: Cải cách tư pháp và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Hà Nội..
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Hà Nội..
- Viện Khoa học Kiểm sát Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga", Phụ trương Thông tin khoa học pháp lý..
- Võ Khánh Vinh (2007), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự , Nxb Công an nhân dân, Hµ Néi.