« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Hoàn thiện pháp luật về quyền.
- của người lao động di trú ở Việt Nam.
- Luận văn ThS ngành: Pháp luật về quyền con người;.
- Pháp luật Việt Nam.
- Người lao động di trú ở Việt Nam.
- Lao động di trú có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở cả nước tiếp nhận và nước xuất khẩu lao động và ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới.
- Kể từ khi ILO ban hành một số điều ước về người lao động di trú ngay từ những năm 1930, đến nay đã có nhiều văn kiện quốc tế về vấn đề này, trong đó quan trọng nhất là Công ước ICRMW năm 1990 của Liên hợp quốc.
- Điều này thể hiện sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề lao động di trú và thực tiễn cấp bách của việc xây dựng khuôn khổ pháp luật về người lao động di trú trên thế giới.
- Ở khu vực ASEAN, hiện nay mới chỉ có Philippin tham gia Công ước ICRMW[36], mặc dù vậy, vấn đề lao động di trú đang đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực để cùng giải quyết..
- Ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “người lao động di trú” chủ yếu chỉ được sử dụng trong giới học thuật, nghiên cứu mà ngay cả trong pháp luật và các văn bản của nhà nước cũng ít dùng khái niệm này.
- Người lao động di trú thường được nhắc đến là người lao động phổ thông của Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở các nước khác.
- Tuy nhiên, thực chất khái niệm người lao động di trú còn rộng hơn thế, bao gồm cả người lao động đi làm việc theo con đường cá nhân không liên quan đến kênh xuất khẩu lao động và người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc, họ không chỉ là những lao động phổ thông, giá rẻ mà còn bao gồm cả những lao động có trình độ và tay nghề cao.
- Xu hướng người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở các nước khác đang ngày càng tăng lên.
- Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2001 đến năm 2010, số người lao động Việt Nam đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài tăng gần gấp đôi từ 36.168 người lên 85.546 người [1].
- Sự gia tăng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết như: tình trạng người lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài, tình trạng người lao động đi xuất khẩu kết hôn với công dân của nước nhận lao động, sự gia tăng nguy cơ vi phạm quyền của người lao động đi xuất khẩu, làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của người lao động, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động trong việc quản lý người lao động như thế nào….
- Cùng với đó, xu hướng phát triển kinh tế, xã hội và quan hệ mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác không thể bó hẹp Việt Nam chỉ là nước xuất khẩu lao động mà còn là nước nhận lao động.
- Số lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngày càng tăng, nhất là 3 năm gần đây.
- Cụ thể, năm 2008, số lượng người nước ngoài là 52.633 người.
- Pháp luật Việt Nam đã có một số quy định về việc quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền của người lao động di trú đặc biệt là quyền của người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở các nước khác.
- Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam về người lao động di trú còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong khi đó lao động di trú đang ngày càng tăng lên và đóng góp những nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.
- Do đó, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết trước hết là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động đồng thời góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho người lao động di trú đóng góp công sức xây dựng đất nước..
- Ngày Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
- Qua đó thể hiện sự thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong chính sách pháp luật của Việt Nam phù hợp với bản chất của nhà nước ta là nhà nước tự do, dân chủ.
- Việc ghi nhận quyền con người trong đó có quyền của người lao động di trú của Hiến pháp 2013 sẽ là nền tảng quan trọng để Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người trong thời gian tới..
- Bên cạnh đó, Việt Nam vừa trúng cử trở thành một trong 14 thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu cao nhất.
- Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…Đồng thời, cũng đặt ra những yêu cầu đối với Việt Nam trong việc tham gia đóng góp trực tiếp và có trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như xây dựng các điều kiện nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền công dân trên đất nước Việt Nam trong đó có quyền của người lao động di trú..
- Từ những lý do trên đây, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quyền của người lao động di trú ở nước ta..
- Nghiên cứu pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam là một đề tài khá mới mẻ hiện nay.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2009), “Giải quyết tranh chấp về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, của Nguyễn Thị Như Quỳnh - học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Luận văn thạc sỹ luật học (2010), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, của Lô Thị Phương Châm - học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Luận văn thạc sỹ luật học (2011), “Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam”, của Trần Thu Hiền, học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Khóa luận tốt nghiệp (2012), “Quyền của người lao động di trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: phân tích so sánh”, của Phạm Thùy Dung – sinh viên lớp K53B, chuyên ngành Lý luận – Hiến pháp – Hành chính Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011..
- Trung tâm Quyền con người – Quyền công dân thuộc Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Lê Thị Hoài Thu (Chủ biên), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013..
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã phần nào làm sáng tỏ những tri thức về người lao động di trú dưới cả góc độ các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam và cả dưới góc độ pháp lý và thực tiễn.
- Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa quan tâm nhiều đến quyền của người lao động di trú dưới góc độ nhân quyền.
- Luận văn này sẽ là sản phẩm của sự kế thừa những tri thức đó, đồng thời sẽ có những phân tích cụ thể và rõ hơn về quyền con người của người lao động di trú ở Việt Nam, nhằm hướng tới việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam..
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền của người lao động di trú và thực trạng pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền của người lao động di trú được tốt hơn..
- Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung các quyền và thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Đồng thời, Luận văn sẽ có sự phân tích, so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nhân quyền quốc tế mà chủ yếu là văn kiện của Liên hợp quốc về nội dung các quyền của người lao động di trú..
- Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam, Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá của tác giả về mức độ hội nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế trong việc bảo đảm quyền của người lao động di trú, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền của người lao động di trú từ đó rút ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam..
- Thêm vào đó, một trong những điểm mới của luận văn là đã đề cập đồng thời pháp luật về quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam từ góc độ pháp luật về lao động di trú.
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về quyền của người lao động di trú, từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền của người lao động di trú ở Việt Nam..
- Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học và phần nào có ý nghĩa đối với cán bộ làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật có thể tìm hiểu, vận dụng để xây dựng quy định và thực hiện các quy định bảo vệ quyền của người lao động di trú ở Việt Nam..
- Chương 1: Khái quát chung về người lao động di trú và quyền của người lao động di trú..
- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm quyền của người lao động di trú ở Việt Nam..
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam..
- Báo cáo Tổng quan di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài năm 2011..
- Bảo vệ người lao động di trú (2009), Tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt Nam liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú, Nxb Lao động – Xã hội..
- Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN (2012), Nxb Lao động – Xã hội..
- Hà Việt Dũng (2009), “Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với lao động nước ngoài”, Quản lý nhà nước (167), tr35-39..
- Nguyễn Hữu Dũng (2011), “Hoàn thiện chính sách pháp luật lao động và việc làm giai đoạn Lý luận chính trị (5), tr.49-54..
- Đàm Hữu Đắc (2007), “Tăng cường hợp tác chuyên ngành lao động và xã hội gắn với phát triển trong khối ASEAN”, Lao động và xã hội (316), tr.6-8,27..
- Phan Huy Đường (2012), Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (2009), Nxb Chính trị Quốc gia..
- Trần Thúy Hằng (2012), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, Tạp chí Tòa án nhân dân (14), tr15- 18..
- Hội luật gia Việt Nam (2006), Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội..
- Hội Luật gia Việt Nam (2008), Những điều cần biết về lao động di trú, Nxb Hồng Đức, Hà Nội..
- Hỏi đáp về người Việt nam lao động tại các tổ chức nước ngoài và người nước ngoài lao động tại Việt nam/Thanh Nga (2001.
- Trần Quốc Huy (2012), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, Tòa án nhân dân (14), tr.15-18..
- Phan Thị Thanh Huyền (2011), “Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (23), tr.41-46..
- Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam (2011), (sách chuyên khảo), Nxb Lao động - Xã hội..
- Cao Nhất Linh (2009), “Về giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật (02), tr.26-29, 34..
- Luận văn thạc sỹ luật học (2011), Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, của Trần Thu Hiền, học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương (2011), Nxb Lao động - Xã hội..
- Phạm Trọng Nghĩa (2008), “Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (18), tr.19-25..
- Nguyễn Hiền Phương (2010), “Pháp luật bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ một số nước ASEAN và những kinh nghiệm”, Bảo hiểm xã hội (2).
- Quyền của người lao động di trú (2010), (Công ước của Liên hợp quốc và những văn kiện quan trọng của ASEAN, Nxb Hồng Đức..
- Trung tâm Quyền con người – Quyền công dân thuộc Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Lê Thị Hoài Thu (2013), (Chủ biên), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Nguyễn Thoa (2008), “Quy định mới về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam”, Lao động xã hội (333), tr.
- Lê Thị Hoài Thu (2011), “Quyền bình đẳng của người lao động di trú tại Việt Nam”, Nhà nước và Pháp luật (12), tr.
- Phan Huy Trường (2009), “Nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Đại học kinh tế quốc dân, (143), tháng 5/2009.