« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ thân rễ cây thiền liền (Kaempferia galanga L.)


Tóm tắt Xem thử

- HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT TỪ THÂN RỄ CÂY THIỀN LIỀN (Kaempferia galanga L.).
- ABTS, DPPH, kháng oxy hóa, RP, ruồi giấm CS, thiền liền.
- Các đặc điểm dược tính quý của cây thiền liền (Kaempferia galanga L.) ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được khảo sát nhiều.
- Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vitro và in vivo của cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền.
- Hoạt tính kháng oxy hóa in vitro được đánh giá theo ba phương pháp là DPPH, ABTS và RP.
- Ruồi giấm hoang dại dòng CS (Drosophila melanogaster) được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vivo.
- Kết quả cho thấy, cao chiết thiền liền thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa tốt khi khảo sát cả ba phương pháp ABTS, DPPH và RP, với giá trị EC 50 (effective concentration) lần lượt là 151,6±2,5 µg/mL;.
- Đồng thời, ruồi giấm sống trong môi trường có bổ sung cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền có khả năng chống chịu tốt với điều kiện stress gây ra bởi H 2 O 2 và paraquat tốt hơn so với ruồi giấm được nuôi trong môi trường tiêu chuẩn.
- Hàm lượng polyphenol và flavonoid trong cao chiết thiền liền được xác định là 54,42 mg GAE/g cao chiết và 56,96 mg QE/g cao chiết.
- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, thiền liền là một dược liệu tiềm năng chứa nhiều các hợp chất kháng oxy hóa..
- Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ thân rễ cây thiền liền (Kaempferia galanga L.
- Thiền liền (Kaempferia galangal L.) là một loài thực vật đa niên, thân thấp, mọc sát đất, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
- Phân bố phổ biến trong các khu rừng ở Việt Nam nhưng thiền liền cũng được trồng làm cảnh và được cho là một vị thuốc dùng trong y học cổ truyền có tác dụng kháng viêm, điều trị một số bệnh dạ dày và hệ tiêu hóa (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
- Các nghiên cứu trước đây cho thấy tinh dầu của các loài thực vật thuộc chi thiền liền có tác dụng kháng một số vi khuẩn như Escherichia coli và Staphylococcus aureus (Norajit et al., 2007), dịch trích từ thiền liền đã được chứng minh có tác dụng ức chế một số loài trùng biến hình (Chu et al., 1998), các hợp chất chiết từ thân rễ cây thiền liền có khả năng xua đuổi một số loại muỗi (Kim et al., 2008), thân rễ thiền liền có tác dụng ức chế sự kích hoạt của Epstein-Barr virus (Vimala et al., 1999.
- Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa in vitro và in vivo là cần thiết để chứng minh tiềm năng dược liệu của cây thiền liền..
- (2019) đã xây dựng thành công mô hình ruồi giấm để nghiên cứu dược liệu có hoạt tính kháng oxy hóa in vivo..
- (2019) để khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vivo của cao chiết từ thân rễ cây thiền liền..
- Vật liệu thí nghiệm: Thân rễ cây thiền liền được thu tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được định danh bởi ThS.
- Điều chế cao chiết: Thân rễ cây thiền liền sau khi thu về được rửa sạch, cắt nhỏ và phơi khô.
- Mẫu được ngâm 5 lần, mỗi lần ngâm khoảng 24 giờ, dịch chiết từ các lần ngâm được gom lại, lọc qua giấy lọc và cô quay (Heidolph, Đức) tách dung môi thu được cao chiết ethanol thân rễ thiền liền..
- Định tính các hợp chất tự nhiên: Việc định tính các hợp chất tự nhiên của cao chiết từ thân rễ cây thiền liền thực hiện theo Jasuja et al.
- Alkaloid 2 mL cao chiết + 3-4 giọt thuốc thử Mayer Kết tủa trắng đục.
- Flavonoid 1 mL cao chiết + 3-4 giọt H 2 SO 4 đậm đặc Kết tủa màu cam đến đỏ hoặc có màu xanh.
- Saponin 1 mL cao chiết + 5 mL nước cất + 3-4 giọt ethanol.
- Tannin 2 mL cao chiết + 5 giọt Gelatin Kết tủa bông trắng.
- Phenolic 2 mL cao chiết + 2 ml H 2 O+ 2-3 giọt FeCl 3 (10%) Tủa màu xanh đen hoặc đỏ cam Định lượng polyphenol tổng: Hàm lượng.
- ứng gồm 250 µL cao chiết thiền liền trong 250 µL nước và 250 µL thuốc thử Folin-Ciocalteu (1:4), lắc đều.
- Hàm lượng polyphenol tổng trong cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền được xác định dựa trên phương trình đường chuẩn gallic acid..
- Hỗn hợp phản ứng gồm 200 µL dung dịch cao chiết thân rễ cây thiền liền được pha trong ethanol (500 µg/mL), 200 mL nước và 40 µL NaNO 2 5% lắc đều rồi để yên 5 phút.
- Hàm lượng flavonoid toàn phần trong các cao chiết ethanol thiền liền được xác định dựa vào phương trình đường chuẩn quercetin..
- Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vitro:.
- Khảo sát hoạt tính trung hòa gốc tự do theo phương pháp 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH): Khả năng kháng oxy hóa của các cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền được xác định theo miêu tả của Sharma et al.
- Tỷ lệ giảm độ hấp thu quang phổ của DPPH ở bước sóng 517 nm khi có và không có chất kháng oxy hóa được xác định để tính hiệu suất phản ứng.
- Hiệu quả kháng oxy hóa 50% (EC 50 : effective concentration of 50%) được tính dựa vào đường chuẩn y = ax + b.
- Hoạt tính kháng oxy hóa của mẫu càng cao, thể hiện qua giá trị EC 50 loại bỏ gốc tự do càng nhỏ (Miliauskas et al., 2004)..
- Khi cho chất kháng oxy hóa vào dung dịch chứa ABTS.
- các chất kháng oxy hóa sẽ khử ion ABTS + thành ABTS làm cho dung dịch mất màu xanh.
- Tiến hành khảo sát hoạt động trung hòa gốc tự do ABTS + bằng cách cho 990 µL ABTS + vào 10 µL cao chiết ethanol thiền liền (ở các nồng độ:.
- Năng lực khử sắt của cao chiết ethanol thiền liền được thực hiện theo phương pháp Oyaizu (1986) và Padma et al.
- Hỗn hợp phản ứng lần lượt gồm 0,5 mL cao chiết ethanol thiền liền ở các nồng độ khảo sát và 200 µg/mL), 0,5 mL dung dịch đệm phosphate (0,2 M, pH = 6,6) và 0,5 mL K 3 Fe(CN) 6 1%.
- Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa trên in vivo trên ruồi giấm.
- Thành phần môi trường thức ăn ở nghiệm thức khảo sát có bổ sung cao chiết từ thân rễ cây thiền liền ở nồng độ 0,5 mg/mL thức ăn.
- Nghiệm thức đối chứng sử dụng thức ăn tiêu chuẩn không bổ sung cao chiết.
- Kết quả định tính cho thấy, cao chiết cây thiền liền có chứa các hợp chất như phenolic, alkaloid,.
- cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền không có hợp chất saponin..
- Bảng 2: Kết quả định tính một số hợp chất tự nhiên của cao chiết thân rễ thiền liền.
- Trong khảo sát này, giá trị OD của mẫu có cao chiết thiền liền đo được là 0,13, giá trị này được đưa vào phương trình đường chuẩn của gallic acid và hàm lượng polyphenol tổng số có trong cao chiết thân rễ thiền liền được xác định là 54,42 mg/g cao chiết..
- Trong khảo sát này, giá trị OD của mẫu có cao chiết thiền liền đo được là 0,048, giá trị này được đưa vào phương trình đường chuẩn của quercetin và hàm lượng flavonoid tổng số có trong cao chiết thân rễ thiền liền được xác định là 56,96 mg/g cao chiết..
- (2004) cho rằng nhiều chất thuốc nhóm flavonoid và polyphenol có khả năng ức chế các quá trình oxy hóa và được phân loại là các chất kháng oxy hóa.
- Kết quả định lượng ghi nhận trong cao chiết từ thân rễ cây thiền liền có sự hiện diện của hai hợp chất polyphenol (54,42 mg/g cao chiết) và flavonoid (56,96 mg/g cao chiết), đây là các hợp chất có hoạt tính kháng oxy hóa tốt.
- So với các loài thực vật cùng họ thì hàm lượng polyphenol tổng trong thân rễ thiền liền cao hơn thân rễ riềng nếp (Alpinia galanga) (39 mg/g cao chiết) nhưng thấp hơn thân rễ nghệ (Curcuma longa) (94 mg/g cao chiết) (Eric et al., 2011).
- Các nghiên cứu tiếp theo được thực hiện để khảo sát tiềm năng kháng oxy hóa từ loài dược liệu này..
- 3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa in vitro.
- Hiệu quả kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH: Dung dịch DPPH có màu tím có độ hấp thu.
- cao nhất ở bước sóng 517 nm, khi có sự hiện diện của các chất kháng oxy hóa ở nồng độ thích hợp, dung dịch sẽ chuyển sang màu vàng.
- Do đó, giá trị OD đo được ở bước sóng 517 nm càng thấp chứng tỏ khả năng trung hòa gốc tự do của chất kháng oxy hóa càng cao.
- Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cao chiết thiền liền có khả năng trung hòa gốc tự do DPPH.
- Bảng 3: Hiệu quả trung hòa gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol thân rễ thiền liền Nồng độ cao chiết.
- Kết quả cho thấy, hiệu suất loại bỏ gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol thiền liền tăng tuyến tính với nồng độ cao chiết, khi nồng độ cao chiết tăng từ 250 µg/mL đến 4000 µg/Ml, hiệu suất loại bỏ gốc tự do cũng tăng dần từ đến .
- Ở nồng độ 2404,8±55 µg/mL, cao chiết thiền liền có hiệu quả trung hòa 50% gốc tự do DPPH (EC 50.
- (2011) trên cao chiết từ lá và thân của các loài thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) như riềng nếp, nghệ, và cây đa lộc (Etlingera elatior) cho thấy có chứa các hợp chất thuộc nhóm polyphenol, nghiên cứ này cũng chứng minh các loài thực vật này có khả năng kháng oxy hóa khi khảo sát bằng phương pháp DPPH.
- Hiệu quả kháng oxy hóa bằng phương pháp ABTS: Sự giảm độ hấp thu của dung dịch ABTS + ở.
- bước sóng 734 nm phản ánh khả năng kháng oxy hóa của chất khảo sát khi không có và có sự hiện diện của cao chiết thiền liền ở các nồng độ khác nhau.
- Kết quả cho thấy, hiệu suất loại bỏ gốc tự do của cao chiết ethanol thân rễ thiền liền tỷ lệ thuận với nồng độ cao chiết, khi nồng độ cao tăng từ 25 µg/mL đến 300 µg/mL, hiệu suất loại bỏ gốc tự do cũng tăng dần từ đến .
- Giá trị EC 50 được xác định trong phương pháp này là 151,6±2,5 µg/mL, giá trị này cao hơn so với gallic acid (EC 50 =0,47 µg/mL), đồng nghĩa là cây thiền liền có khả năng kháng oxy hóa kém hơn chất chuẩn.
- Cao chiết thân rễ thiền liền là cao tổng có thể còn chứa một số hợp chất không có khả năng kháng oxy hóa khác nên giá trị EC 50 cao hơn khá nhiều so với với chuẩn.
- belalongensis, Etlingera velutina, Zingiber vinosum và Zingiber pseudopungens đã được nghiên cứu và chứng minh là có hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH, ABTS và FRAP (Farrawati et al., 2012)..
- Bảng 4: Hoạt tính trung hòa gốc tự do ABTS + của cao chiết ethanol thân rễ thiền liền Nồng độ cao.
- Hiệu quả kháng oxy hóa bằng phương pháp RP:.
- Hiệu quả kháng oxy hóa của cao chiết ethanol thân rễ thiền liền dựa trên năng lực khử sắt được tính tương đương µg/mL gallic acid.
- Hàm lượng chất kháng oxy hóa có trong cao chiết ethanol thiền liền được tính tương đương với gallic acid dựa vào đường chuẩn y = 0,0758x – 0,0004 (R²= 0,991).
- Kết quả cho thấy, nồng độ cao chiết tăng từ 30 µg/mL đến 200 µg/Ml, hàm lượng chất kháng oxy hóa tăng dần tương ứng từ 0,19±0,05 đến 1,23±0,08 µg/mL (Bảng 5).
- Kết quả này cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa tỷ lệ thuận với nồng độ cao chiết..
- Bảng 5: Hiệu quả khử sắt của cao chiết ethanol thân rễ thiền liền.
- Nồng độ cao chiết (µg/mL).
- Hiệu quả kháng oxy hóa của cao chiết thiền liền ở các nồng độ khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
- Kết quả này cho thấy rằng hiệu quả kháng oxy hóa của cao chiết thiền liền (EC µg/mL) thấp hơn khả năng kháng oxy hóa của chất chuẩn là gallic acid (EC 50 =0,71 µg/mL)..
- Tuy nhiên, cao chiết thiền liền có khả năng hấp thu gốc tự do cao hơn dịch trích lá xoài non (Mangifera indica L., EC 50 =313,9 µg/mL) khi khảo sát cùng phương pháp RP (Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang, 2018)..
- 3.3 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vivo.
- Khả năng kháng oxy hóa in vivo của cao chiết từ thân rễ thiền liền được trình bày ở Bảng 5.
- Kết quả khảo sát cho thấy cao chiết từ thân rễ cây thiền liền có khả năng kháng oxy hóa khá tốt.
- Với nghiệm thức ruồi được nuôi 10 ngày có bổ sung cao chiết thân rễ cây thiền liền ở nồng độ 0,5 mg/mL thức ăn và sau đó bố trí thí nghiệm trong điều kiện có H 2 O 2 hoặc PQ đều làm tăng thời gian sống sót so với nghiệm thức không bổ sung cao chiết..
- Trong điều kiện có PQ và có bổ sung cao chiết thiền liền, thời gian sống sót trung bình của nghiệm thức có bổ sung 0,5 mg/mL là 15,63 giờ cao hơn so với đối chứng là 11,2 giờ.
- Tương tự, thời gian còn 50% sống sót khi bổ sung thêm cao thiền liền ở nồng độ 0,5 mg/mL cao hơn so với đối chứng.
- Thời gian sống sót tối đa khi có mặt PQ cũng là một tiêu chí đánh giá khả năng kháng oxy hóa của cao chiết từ thiền liền.
- Ở nghiệm thức có bổ sung cao chiết thời gian còn 10% sống sót cao hơn so với đối chứng (25,17 giờ so với 21 giờ) (Bảng 6)..
- Bảng 6: Hiệu quả kháng oxy hóa in vivo của cao chiết thiền liền trong điều kiện có PQ Nghiệm thức Thời gian trung bình.
- 0,5 mg/mL cao chiết a a a Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trên cùng một cột biểu diễn sự khác biệt không ý nghĩa 5% bằng t-test..
- Trong điều kiện có H 2 O 2 và có bổ sung cao chiết thiền liền thì thời gian sống sót trung bình của nghiệm thức có bổ sung 0,5 mg/mL là 37,53 giờ cao hơn so với đối chứng là 20,87 giờ.
- là các tiêu chí đánh giá khả năng kháng oxy hóa của cao chiết từ thiền liền.
- Bảng 7: Hiệu quả kháng oxy hóa in vivo của cao chiết thiền liền trong điều kiện có H 2 O 2.
- 0,5 mg/mL cao chiết b b b.
- Các khảo sát trước đây đã chứng minh rằng các hợp chất từ thực vật thuộc nhóm phenolic, alkoloid, flavonid và tanin có hoạt tính kháng oxy hóa in vitro và in vivo (Lee et al., 2004.
- Nghiên cứu này đã chứng minh cao chiết từ thân rễ thiền liền có hiện diện các hợp chất kể trên và có tác dụng kháng oxy hóa tốt thông qua thí nghiệm trong điều kiện in vitro và in vivo.
- Từ các kết quả khảo sát cho thấy, cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền có hiện diện các hợp chất hóa học có dược tính tốt.
- Kết quả khảo sát in vitro (sử dụng ba phương pháp DPPH, ABTS và RP) và in vivo (sử dụng mô hình ruồi giấm hoang dại) cho thấy thiền liền có hoạt tính kháng oxy hóa khá tốt.
- Nghiên cứu in vivo đã cung cấp thêm bằng chứng cụ thể về khả năng kháng oxy hóa của thiền liền trên cơ thể sống.
- Từ đó cho thấy, thiền liền là loài thảo dược có nhiều tiềm năng cho các nghiên cứu về các dược chất có tác dụng kháng oxy hóa trên người..
- Khả năng kháng oxy hóa và bảo vệ tế bào MIN6 tụy tạng của dịch trích methanol lá xoài non (Mangifera indica L.
- melanogaster) để nghiên cứu dược liệu có hoạt tính kháng oxy hóa