« Home « Kết quả tìm kiếm

Học thuyết đúc kết từ lịch sử Charter City của Paul Romer và Ứng dụng Chính sách


Tóm tắt Xem thử

- Vào đầu thập kỷ 1990, Paul Romer đã đưa ra học thuyết mới về phát triển (New Growth Theory), nhấn mạnh vai trò của thể chế nhằm tạo nên tăng trưởng bền vững, dựa trên tiến bộ công nghệ và tổ chức.
- Cũng vào thời kỳ đó, Doulas North, nhà sử học đoạt Nobel kinh tế, đã phát biểu rằng: Chính cơ chế kích thích lợi ích, gắn trong lòng cấu trúc về thể chế và tổ chức, là chìa khóa để lý giải cho cả sự phân cực giữa các quốc gia giầu và nghèo, cũng như sự phát triển tăng vọt ở các nền kinh tế mới ở Châu Á và Trung Quốc.
- Gần 10 năm sau, vào đầu tháng 09/09, Paul Romer lại làm rung chuyển giới làm chính sách về phương thức làm thay đổi thể chế, tổ chức ở các nước nghèo, nhằm tạo đà kích thích sáng tạo, đổi mới công nghệ, và phát triển.
- Và đưa ra một số kiến nghị chính sách về tái cấu trúc thể chế cho phát triển bền vững của Việt Nam..
- Mô hình Charter City: Phương thức cải cách thể chế rút ra từ lịch sử.
- Một trong số họ có điện thoại di động, sản phẩm công nghệ mới.
- Nhưng chính em lại không được hưởng công nghệ đã có từ 100 năm nay, là ánh điện tại nhà.
- Nếu vậy thì chính phủ khó có thể tăng giá để kích thích sản xuất..
- Trong ví dụ trên, sự thay đổi thể chế gặp phải trở ngại.
- Điều đó tạo nên mâu thuẫn và cản trở sự thay đổi..
- Vậy làm sao để tạo dựng lên thể chế hữu hiệu, nhằm phối hợp kỳ vọng và kích thích lợi ích các bên hướng tới lợi ích chung?.
- Theo Romer, có hai nguyên tắc chính cho việc tái cấu trúc thể chế, mà hội được sự đồng thuận xã hội.
- Đó là: (i) Gìn giữ quyền lợi của người dân (ii) Tạo dựng dần thể chế, thông qua việc nhân rộng các thông lệ, chuẩn mực tích cực (charter), mà nó thúc đẩy sự tăng trưởng dựa trên tiến bộ công nghệ, trình độ tổ chức, và tính hiệu quả về quy mô..
- Gìn giữ lợi ích của người dân sẽ làm dễ dàng cho tiến trình tái cấu trúc lại thể chế - hệ thống luật, thông lệ, ý thức hệ và niềm tin - theo hướng kích thích sáng tạo, thúc đẩy sự lan truyền công nghệ, kéo theo sự phát triển bền vững.
- Nếu vậy, thì cần phải có những mẫu hình tốt về thể chế (charter), nhằm làm thay đổi những quan niệm, cách làm lạc hậu, mà nó gây cản trở cho tiến bộ công nghệ.
- làm cô lập một quốc gia khỏi sự phát triển của tri thức nhân loại..
- Hai nguyên tắc này trên thực tế là như thế nào? Hãy nhìn lại sự tiến triển về thể chế, cho phép thúc đẩy sự tăng trưởng ngoạn mục và bền vững tại Trung Quốc đương đại..
- Vào cuối thập kỷ 1970, Trung Quốc lục địa vẫn đang bị chìm sâu trong thiết chế “xin-.
- sáng tạo và phổ cập tri thức công nghệ 3 .
- Trong khi đó, HongKong vẫn tiếp tục đà phát triển trong gần suốt thế kỷ 20, dưới phương thức quản trị thị trường văn minh, được du nhập từ Anh.
- Cả hai miền đã từng có cùng một thể chế luật lệ, tập tục và niềm tin.
- Nhờ đó, các thể chế tổ chức và điều tiết nền kinh tế tư bản văn minh, đang tạo ra sự giàu có cho số đông tầng lớp trung lưu, được khuyến khích du nhập và ăn sâu vào vùng đất sở tại ở Đài Loan, HongKong và Nam Hàn.
- Quá trình này tạo ra hình mẫu của chủ nghĩa tư bản văn minh, với năng suất cao dựa trên tiến bộ công nghệ và trình độ tổ chức cao, và sự đảm bảo an sinh, công bằng xã hội, mà nó vượt trội hình mẫu “cào bằng thu nhập”, và “cha chung không ai khóc” trong việc sử dụng tài nguyên ở đại lục hay Bắc Hàn..
- Khoảng gần 20 năm trước khi HongKong được trả về Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã xem HongKong như là một mẫu hình thành công về sự chuyển đổi sang xã hội văn minh..
- Ông coi đây như là cánh cửa, mà luật pháp, thể chế tổ chức, và các thông lệ văn minh về hành vi, đã tiến triển lên tại HongKong, tạo nên sự thịnh vượng của nó, có thể được cấy dần vào đại lục..
- Và sự lai ghép giữa văn hóa đại lục với thể chế văn minh từ thế giới bên ngoài bắt đầu được ươm tạo, và tiến triển thận trọng..
- Tầm nhìn có chiều sâu lịch sử đã giúp Đặng trong bước thử nghiệm đầu tiên về chuyển đổi thể chế đó 4 .
- Ông muốn tạo ra các đặc khu với thể chế văn minh, hay charter cities, theo cách gọi của Romer.
- Nói khác đi, chúng không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh về sáng tạo công nghệ để sàng lọc ra người thắng (winers), và loại bỏ kẻ kém hiệu quả (losers).
- Cuộc chiến mà nguyên nhân là từ nạn buôn thốc phiện tự do vào Trung quốc bởi các nhà buôn Anh và các nước tư bản khác.
- xã hội bị tội ác và nạn tham nhũng hoành hành..
- Với ý tưởng đó, Đặng Tiểu Bình đã đặt nền móng cho quan hệ đối tác có tính chiến lược dài hạn giữa Trung Quốc với Anh, Mỹ, Nhật (partnerships between nations).
- Chúng ta có thể làm lại và làm lại điều đó nhiều lần nữa, nếu cùng chung tay tạo ra sự tiến bộ..
- Cái sâu sắc trong tầm nhìn của Đặng còn thể hiện ở chỗ, ông nhận thức được việc sử dụng nhân tố kích thích như là động lực cho sự thay đổi thể chế: Cụ thể là, sự bổ trợ giữa tính ổn định về thể chế, luật pháp của một xã hội văn minh nhất (charter), kết hợp với lao động rẻ của một xã hội đang phát triển, sẽ thu hút các công ty xuyên quốc gia tới các đặc khu.
- Và từ những điểm nút đó, vốn, tri thức quản lý, luật, chuẩn mực và thông lệ sẽ lan dần vào Trung Quốc lục địa.
- Đến một lúc nhất định, tiến trình đó sẽ làm thay đổi cách quản trị truyền thống ở đại lục (Boston Globe).
- Nhờ vậy, tiến trình chuyển đổi thể chế được diễn ra một cách có trật tự, theo sự nhân rộng dần về quy mô.
- Họ không bị tước đi những gì mà thể chế “xin–.
- tạo nên mâu thuẫn xã hội và sự phân hóa giầu nghèo ngày càng tăng? Đó cũng chính là một tiến trình chuyển đổi thể chế.
- Nhưng nó lái xã hội đến việc lan truyền thông lệ xấu, đối lập hẳn lại với charter city, mà vai trò chính là kiến tạo và lan tỏa thể chế, luật lệ văn minh cho tiến bộ công nghệ và phát triển.
- Trung Quốc không miễn dịch khỏi các mặt trái đó của trào lưu tự do hóa mọi giá trị đức tin qua mua bán quyền.
- Nhưng Chính phủ của Đặng luôn nỗ lực hướng đến việc tạo lập một thể chế văn minh và xã hội tốt hơn cho tất cả, dựa trên quyền được cống hiến và được hưởng lợi từ sự cống hiến đó..
- Kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ ra hai.
- Thứ hai, chính phủ phải có chính sách đầu tư vào vốn người cho sự phát triển dựa trên vốn người.
- Chuyển từ vai trò làm cân đối “xin – cho” sang quy hoạch phát triển.
- Từ HongKong, Đài Loan, và nhiều nơi khác, các dòng vốn nước ngoài bắt đầu đổ vào các đặc khu, tạo nên những khu công nghiệp lắp ráp và sản xuất hàng loạt đâu tiên ở Trung Quốc..
- Ngược lại, nó đòi hỏi việc cấy tạo, lai ghép, và lan truyền các chuẩn mực và thông lệ tốt, để làm thay đổi thói quen “xin-cho” (rules for changing rules).
- Cần nói thêm rằng, thể chế, luật, thông lệ hay đức tin, là một dạng vốn xã hội.
- Và cũng như mọi dạng vốn khác, sự thay đổi của nó chỉ có thể diễn ra chậm.
- Vì vậy, mọi thay đổi về thể chế theo hướng tích cực cần phải được tổ chức, Arrow (1998).
- Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc phải chuyển sang làm vai trò định hướng cho sự thay đổi thể chế.
- Để tránh gặp quá nhiều sai sót và trì trệ, sự thay đổi như vậy chỉ có thể làm được, khi có sự trùng hợp về lợi ích chiến lược dài hạn giữa Trung Quốc, Anh, Mỹ, Nhật, như đã gợi ý.
- Và từ bốn đặc khu đầu tiên, nay Trung Quốc đã có mười bốn đặc khu, phát triển lên theo cùng một cách thức..
- Đầu tư vào vốn người để phát triển dựa trên vốn người.
- Một câu hỏi được đặt ra là, trong mô hình canh tân của Đặng, bắt đầu bởi sự kết hợp giữa lao động rẻ với thể chế văn minh để thu hút tư bản vào đại lục.
- có chỗ để tạo ra sự tăng trưởng lâu bền, dựa trên đầu tư vào vốn người hay không? Thực tiễn là có, như Trung Quốc đang thể hiện.
- Công nghiệp gia công lắp ráp, sản xuất hàng loạt bắt đầu phát triển lên.
- Khi mà các đặc khu càng phát triển lên dưới tác động đồng thời của liên kết đầu vào–.
- Tới thời điểm đó, yêu cầu về gìn giữ ích lợi của người dân trong cải cách thể chế đã thay đổi về chất.
- Điều này dẫn đến việc Chính phủ Trung Quốc quyết định dẹp bỏ tất cả các công nghiệp hương trấn vào cuối năm 2000.
- Và Trung Quốc đứng trước đòi hỏi phải nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động mới rất đông đảo này, bảo đảm cho họ tìm và đáp ứng được cơ hội mới về việc làm.
- Nếu không, nền kinh tế sẽ bị rơi vào bẫy của tăng trưởng không bền, dựa trên khai thác lao động rẻ, mà không dựa trên tiến bộ công nghệ và tổ chức - cái cốt lõi trong triết lý charter city của Romer.
- Vậy chính phủ Trung Quốc có lựa chọn chính sách gì trước đòi hỏi về đầu tư vào vốn người?.
- Vấn đề là các đặc khu dọc duyên hải Trung Quốc là những thành phố đã giàu lên nhanh chóng nhờ tăng hiệu quả theo quy mô, kể từ khi nhân rộng mẫu hình HongKong..
- 5 Theo (Beath et al, 1995), công nghệ thường đòi hỏi tính hiệu quả về quy mô.
- Các công nghệ kỹ thuật hiện đại thường yêu cầu chuyên gia bảo hành và sửa chữa.
- và cải thiện hệ thống giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động mới, có tri thức và kỹ năng, làm việc được trong môi trường công nghệ mới.
- Với các chính sách đó, xã hội Trung Quốc chuyển mình từ giấc ngủ ngàn năm phong kiến sang xã hội hướng dần vào sự phát triển dựa trên phát triển tri thức công nghệ và tổ chức, hay sự phát triển dựa trên vốn người..
- Chúng ta, con người, có thể thay đổi thể chế, luật, thông lệ, hay đức tin, mà chúng chi phối hành vi trong quan hệ giữa chúng ta với nhau, cho một xã hội tốt hơn.
- hay cũng có thể là tồi hơn (Romer).
- Chúng ta có thể du nhập có chọn lọc các thể chế tốt để làm thay đổi dần thiết chế kém hiệu quả.
- Trung Quốc thức tỉnh sau dấc ngủ ngàn năm phong kiến, khi bị thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện (Opium war).
- Nhưng phải mất tới gần một thế kỷ rưỡi sau mới xuất hiện nhà cách tân, Đặng Tiểu Bình, mở đường cho xã hội Trung Quốc chuyển mình thành một siêu cường.
- Canh tân là sự nghiệp của toàn xã hội.
- Người lãnh đạo không bị mất gì, ngoài sự lên án của lương tâm và lịch sử, nếu làm thụt lùi thể chế theo chiều hướng tồi tệ đi.
- Nhưng họ được lịch sử ghi danh, nếu tầm nhìn của họ đem lại sự thay đổi thể chế cho một xã hội tốt hơn cho mọi người.
- Họ sẽ mất tất, nếu ý nguyện đổi mới không thích hợp với bối cảnh thể chế đương thời.
- Các nhà nghiên cứu có thể đúc kết kinh nghiệm lịch sử thành luận thuyết phát triển..
- Họ chỉ rõ đó là quá trình tạo lập dần các thể chế tiến bộ, cho phép kích thích sáng tạo và lan truyền tri thức công nghệ cho phát triển.
- Chứ không đơn giản chỉ là sự “xé bỏ” thể chế hiện hành, đang đè nén, cản trở sức sáng tạo, Arrow (1997), Romer (2009).
- Họ cũng chỉ ra rằng, sự thay đổi thể chế không những cần tầm nhìn xa của nhà lãnh đạo.
- Chỉ với hai điều kiện đó, nhà lãnh đạo mới hội được sự đồng thuận của toàn xã hội, kích thích từng cá nhân đóng sức mình vào sự chuyển đổi thể chế theo hướng tích cực, Romer (2009)..
- Cái sâu sắc trong tư duy của Paul Romer cũng đã cho ông nhận thức rõ tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược dài hạn, giữa các quốc gia có cùng chung lợi ích, tạo ra từ nỗ lực chuyển đổi thể chế của một quốc gia, để bắt kịp sự tiến bộ của các quốc gia kia..
- và sự hợp tác từ bên ngoài, tức là liên minh chiến lược, dài hạn, và tin cậy nhau, do sự đồng thuận về lợi ích với các nước lớn trong những thay đổi như vậy..
- Nói rõ hơn, cần có sự hội nhập về thể chế cho phát triển.
- Và cơ hội cho sự hội nhập đó xuất hiện khi mà một quốc gia kém phát triển có cùng lợi ích chiến lược dài hạn với một hay một vài quốc gia lớn trong các vấn đề mang tính chiến lược trong khu vực hay toàn cầu..
- Nhưng cần nhấn mạnh lại là, khởi xướng cho sự hội nhập đó phải đến từ nhà cách tân của quốc gia kém phát triển hơn, để đưa đất nước đi lên.
- Không ai ngoài chính mình có thể làm nên sự thay đổi đó..
- Nhờ đó, chuyển đổi thể chế mới đi theo hướng tích cực..
- Cần nhấn mạnh lại rằng, có ba yếu tố cấu thành trong học thuyết của Romer, nhằm xây dựng thể chế cho tiến bộ công nghệ và phát triển.
- Đó là: Mẫu hình tốt về thể chế (charter).
- Khi nhân rộng các thể chế tích cực, tính hiệu quả về quy mô sẽ tạo ra nguồn lực tài chính.
- Tính ưu việt của các thể chế tốt sẽ được cấy tạo, lai ghép, và lan truyền dần.
- Đến quy mô nhất định, nó sẽ làm thay đổi thể chế truyền thống theo hướng nhân bản và hiệu quả hơn..
- Và nền kinh tế sẽ phát triển lên dựa trên sự phát triển về vốn người.
- Tức là sự phát triển dựa trên tiến bộ về khoa học công nghệ và tổ chức, hay tri thức của nền văn minh nhân loại..
- Học thuyết của Romer chỉ ra sự cần thiết phải có tầm nhìn xa, địa - chính trị thế giới, trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ và tổ chức, để tạo ra sự phát triển bền vững..
- Điều đó bao hàm rằng, không thể có một sự bùng nổ thực sự về tiến bộ công nghệ và phát triển, nếu không có một chiến lược với tầm nhìn dài hạn, mang tính tổng thể, với các bước đi cụ thể, thích hợp ở từng giai đoạn.
- Mục tiêu là đổi mới thể chế, nhằm hòa nhập quốc gia với nền văn minh nhân loại, trong một trật tự quốc tế cho sự phát triển bền vững của khu vực và thế giới..
- NĐ Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Chính Phủ, Hà nội.