« Home « Kết quả tìm kiếm

Hồi ký cách mạng trong văn học Việt Nam hiện đại


Tóm tắt Xem thử

- HỒI KÝ CÁCH MẠNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Lê Thị Nhiên.
- Hồi ký, Văn học Việt Nam, Văn học cách mạng.
- Thông qua việc khảo sát toàn diện, hệ thống tiểu loại hồi ký cách mạng, bài viết này làm rõ khái niệm hồi ký cách mạng.
- Bên cạnh đó, bài viết còn cho thấy những đóng góp quan trọng của hồi ký cách mạng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại trên các phương diện: tác giả và tác phẩm, nội dung phản ánh, nghệ thuật.
- Từ đó, khẳng định rằng, hồi ký cách mạng đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho diện mạo của văn học Việt Nam..
- Hồi ký cách mạng trong văn học Việt Nam hiện đại.
- Trong đó, hồi ký của các chiến sĩ cách mạng có vai trò quan trọng, góp phần vào sự thành công của giai đoạn văn học này.
- Với hàng loạt tác phẩm xuất hiện trải dài qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc, các tác giả đã tận dụng ưu thế của hồi ký để tái hiện lại giai đoạn tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc.
- Bằng hồi tưởng của lãnh tụ, của những người trong tổ chức cách mạng và những người trực tiếp tham gia trên các mặt trận, hồi ký cách mạng đã mang đến cho người đọc niềm tin sâu sắc vào thắng lợi của cách mạng dân tộc.
- Không chỉ vậy, hồi ký cách mạng còn tạo nên sự phong phú, mới mẻ cho diện mạo văn học Việt Nam hiện đại..
- 2 VỀ KHÁI NIỆM HỒI KÝ CÁCH MẠNG Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu hồi ký cách mạng, có thể nhận thấy, quan niệm về.
- Các nhà nghiên cứu thường xuất phát từ khái niệm hồi ký nói chung để làm cơ sở cho việc tìm hiểu hồi ký cách mạng..
- Quan niệm này của Hà Minh Đức tạo tiền đề cho sự phân chia hồi ký ra làm ba tiểu loại dựa trên phương diện chủ thể sáng tạo: hồi ký văn học, hồi ký cách mạng và hồi ký chiến tranh.
- Ông còn quan niệm: “Hồi ký cách mạng chủ yếu ghi lại những hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong các thời kỳ hoạt động dưới chế độ thực dân phong kiến” (Hà Minh Đức, 1997).
- Hà Minh Đức đã chỉ ra một cách cụ thể về nội dung và phạm vi phản ánh trong hồi ký cách mạng..
- Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu các tác phẩm cụ thể, các nhà nghiên cứu cũng đã có một số nhìn nhận khác nhau về khái niệm hồi ký cách mạng..
- Trong bài viết Vài cảm nghĩ nhân đọc mấy cuốn hồi ký, tác giả Nhị Ca (1964) quan niệm: “Hồi ký cách mạng là một thể loại văn học bao hàm yếu tố tái hiện sự kiện lịch sử bằng hồi tưởng và yếu tố truyền cảm bằng hình tượng, có tính chất phản ánh được bản chất cuộc sống”.
- Mỗi tiểu loại trong hồi ký có đối tượng phản ánh riêng.
- Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh (2006): “Nếu như những cuốn hồi ký cách mạng trước đây thường chú trọng đến sự kiện lịch sử đặc biệt có tác động lớn đến quá trình phát triển xã hội và ý thức con người thì những cuốn hồi ký văn học thời đổi mới quan tâm hơn đến sự chiêm nghiệm lịch sử và số phận cá nhân trong lịch sử”.
- Đỗ Hải Ninh không nêu rõ quan niệm về khái niệm hồi ký cách mạng nhưng bà đã đưa ra sự phân biệt với hồi ký văn học để nhấn mạnh đối tượng phản ảnh trong hồi ký cách mạng là những sự kiện lịch sử quan trọng.
- Từ ý kiến của các nhà nghiên cứu, khái niệm hồi ký cách mạng có thể xác định dựa trên một số phương diện cụ thể sau:.
- Thứ nhất, chủ thể trần thuật của hồi ký cách mạng là chủ thể nhân chứng, đa phần là những nhà cách mạng.
- triển của cách mạng Việt Nam.
- Sự thực là qua nhiều hồi ký cách mạng, đời sống riêng tư của người chiến sĩ cách mạng thường không được chú trọng phản ánh..
- Thứ hai, hồi ký cách mạng có thể là những sáng tác có quy mô lớn nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục đích sáng tác.
- Thông thường những hồi ký ra đời từ phong trào vận động sáng tác về kỷ niệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng có dung lượng không nhiều, trong khi đó, những hồi ký có tính chất tổng kết, khái quát về một quá trình có thể dài hàng mấy trăm trang.
- Điều này đã làm tăng giá trị nghệ thuật của hồi ký cách mạng Việt Nam..
- Thứ ba, dù là một thể loại trong loại hình văn học phi hư cấu nhưng hồi ký cách mạng là những tác phẩm sử dụng hợp lý và khá hiệu quả yếu tố hư cấu..
- Thứ tư, hồi ký cách mạng được sáng tác chủ yếu bằng cảm hứng ngợi ca gắn liền với khuynh hướng sử thi.
- Hồi ký cách mạng thường không nhằm phản ánh cuộc đời riêng của một người mà luôn hướng đến những vấn đề mang tính xã hội rộng lớn, gắn liền với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
- Với mục đích cổ vũ, ngợi ca, hồi ký cách mạng cũng mang định hướng hướng ngoại, bộc lộ hơn là hướng nội, suy tư..
- Thứ năm, hồi ký cách mạng chủ yếu hướng đề tài, chủ đề vào cuộc vận động cách mạng vô sản trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể: hoạt động cách mạng trong thời kỳ bí mật ở Cao Bằng và cuộc vận động để gây dựng cơ sở cách mạng ở một số địa phương.
- Nhìn chung, hồi ký cách mạng đã tái hiện hành trình gian khổ, khó khăn nhưng oanh liệt, hào hùng với những con người kiên cường, bất khuất, một lòng với đảng, xây dựng lực lượng và cơ sở cách mạng vững chắc làm nền tảng cho những chiến thắng thần kì của dân tộc trước kẻ thù hùng mạnh..
- Hồi ký cách mạng có thể được xem là những trang văn được viết bằng tâm huyết, bằng xương máu của cả một thế hệ.
- Tác giả hồi ký đã kể lại sự kiện dựa trên thế giới quan và nhân sinh quan khoa học cách mạng.
- Sự kiến giải này dựa trên quyền lợi của nhân dân, của cách mạng..
- 3 THÀNH TỰU CỦA HỒI KÝ CÁCH MẠNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.
- Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại hồi ký cách mạng đã đóng góp một số lượng lớn các tác phẩm..
- Năm 1938, Lê Văn Hiến viết hồi ký Ngục Kon Tum..
- Tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của thực dân mà còn khẳng định phẩm chất cao đẹp của những người cách mạng.
- Hồi ký này khái quát hoàn cảnh Việt Nam trước cuộc đảo chính 9-3, quá trình phát sinh cuộc bạo động ở Nghĩa Lộ, sự khủng bố của thực dân và quá trình đấu tranh, vượt ngục gian khổ của những người tham gia cách mạng.
- Quyển hồi ký đã tái hiện lại quá trình bôn ba tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh và khẳng định lập trường cộng sản vững chắc của người cách mạng..
- Trong những năm năm mươi, một vài hồi ký cách mạng tiếp tục xuất hiện như: Vừa đi đường vừa kể chuyện (T.
- Tuy nhiên, hồi ký cách mạng phát triển mạnh vào thập niên sáu mươi của thế kỷ XX.
- Trong thời gian này, Tổng Cục Chính trị đã mở ra cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật rộng rãi về đề tài lực lượng vũ trang cách mạng.
- Đợt đầu của cuộc vận động hướng trọng tâm vào hồi ký.
- tập hồi ký Người trước ngã người sau tiến (Nhiều tác giả - 1960), Nhân dân ta rất anh hùng (Nhiều tác giả - 1960), Bước đầu theo Đảng (Lưu Động - 1961), Nữ tự vệ chiến đấu (Hà Quế - 1964), Từ núi rừng Ba Tơ (Phạm Kiệt - 1964), Từ nhân dân mà ra (Võ Nguyên Giáp - 1964), Xuân nở trong tù (Trần Huy Liệu - 1964), Người Hà Nội: hồi ký cách mạng và kháng chiến thủ đô (Nhiều tác giả - 1964), Bác Hồ ở Pác- bó (Nhiều tác giả - 1965), Sống như Anh (Trần Đình Vân - 1965), Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng (Song Hào - 1965), Nhân dân với cách mạng (Nhiều tác giả - 1966), Bất khuất (Nguyễn Đức Thuận - 1967), Chị Tư Già (Nguyễn Thị Thuận - 1969)… Đó là những trang viết chân thành xúc động về bước thăng trầm của quá trình cách mạng và bao nhiêu khó khăn gian khổ người cách mạng phải vượt qua..
- Hơn hết, trong hoàn cảnh kháng chiến chống Mỹ cam go, tác giả hồi ký cách mạng vẫn bày tỏ niềm tin lạc quan vào sự tất thắng của cách mạng, của chủ nghĩa xã hội.
- Mặc dù không tránh khỏi một số bài hạn chế nhưng thời gian này cánh đồng văn chương cách mạng bội thu hồi ký..
- Tiếp tục mạch nguồn đã được khơi gợi, hồi ký cách mạng phát triển trong những thập niên tiếp theo, nhất là khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc bước vào thời kỳ ác liệt.
- Hồi ký cách mạng được sáng tác để làm sống lại quá khứ hào hùng, cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh ngoan cường của dân tộc.
- Nhiều bài hồi ký của những chiến sĩ cách mạng đã được xuất bản thành các tập, như Uống nước nhớ nguồn (Nhiều tác giả - 1970), Con đường cách mạng (Nhiều tác giả - 1970), Đạp lên đầu thù (Nhiều tác giả - 1971)….
- Những tình cảm sâu sắc này đã thôi thúc họ viết hồi ký.
- Những tập hồi ký như Đầu nguồn (Nhiều tác giả - 1975), Ánh sáng đây rồi (Nông Văn Lạc - 1976), Chúng tôi vượt ngục (Nguyễn Tạo - 1977), AVoóc Hồ (Nhiều tác giả - 1977), Nhật ký một chặng đường (Lê Tùng Sơn - 1978), Ngọn đuốc (Nhiều tác giả - 1980) Một trang đáng nhớ (Trần Cung - 1980), Mây trắng đường trường chinh (Nguyễn Văn Khuê - 1997), Hồi ký về đồng chí Trường Chinh (Nhiều tác giả - 1997).
- Năm 2015, cuốn hồi ký Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Lê Đức Anh được xuất bản đúng vào dịp ông kỷ niệm lần thứ 95 ngày sinh của mình và được nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trân trọng đề tựa.
- Hồi ký giai đoạn từ sau 1975 đến nay hướng vào những sự kiện trọng đại của đất nước, bên cạnh những phần viết về quá trình vận động cách mạng trong thời kỳ bí mật, các tác giả còn kể về công cuộc đấu tranh trực diện với quân thù trên mặt trận vũ trang, tái hiện lại những trận chiến oanh liệt của quân đội ta trước thế lực thực dân, đế quốc.
- Tác giả hồi ký đa phần là những tướng lĩnh trực tiếp lãnh đạo, gắn bó với cách mạng và nhân dân với những kinh nghiệm và kỷ niệm sâu sắc về quá trình hoạt động..
- 3.2 Lực lượng sáng tác đông đảo, tâm huyết Lực lượng viết hồi ký cách mạng bao gồm cả những nhà văn chuyên nghiệp, những nhà hoạt động cách mạng và cả những chiến sĩ, bộ đội – những người tham gia trực tiếp vào quá trình đấu tranh cách mạng.
- Trong bài viết Tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng đối với nền văn học mới của dân tộc ta 40 năm qua, tác giả Nam Mộc (1976) quan niệm: “Văn học cách mạng là văn học có tính chất quần chúng rộng rãi, có tính chiến đấu sắc bén.
- “sáng tác” theo yêu cầu của cách mạng để trực tiếp phục vụ cương lĩnh của Đảng, giác ngộ nhân dân”..
- Hồi ký cách mạng là những trang hồi tưởng của cán bộ cách mạng trung và cao cấp.
- Bên cạnh đó, họ còn là những người có vốn sống cách mạng phong phú.
- Cuộc đời họ dày dạn kinh nghiệm trong hoạt động cách mạng;.
- Mỗi người đều đã tích lũy được một kho tư liệu quý báu và phong phú để viết hồi ký về cách mạng.
- Ngoài ra, thể loại hồi ký cách mạng còn tạo điều kiện để nhà văn và nhà cách mạng.
- Trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, văn học cách mạng đã có những đóng góp quan trọng trong việc tái hiện, phản ánh những năm tháng cách mạng, kháng chiến sôi nổi, hào hùng của dân tộc..
- Trong các thể loại của loại hình ký, hồi ký tập trung phản ánh hiện thực của quá trình cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân ta.
- Người viết hồi ký chính là những nhân chứng lịch sử, bởi vì họ đã sống, trải qua những hoàn cảnh, tình huống trong đời sống cách mạng.
- Hồi ký cách mạng phản ánh “người thật, việc thật” trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam.
- Trong hồi ký cách mạng, nổi bật là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trong hầu hết các hồi ký cách mạng, Bác xuất hiện như là ánh sáng, niềm tin của dân tộc.
- Bên cạnh đó, hồi ký cách mạng còn kể về những người cộng sản trong thời kỳ hoạt động ở các cơ sở bí mật hoặc bị giam cầm trong nhà lao của bọn thực dân.
- Đó là Tôn Đức Thắng, Trần Huy Liệu, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Hùng … Ngoài ra, quần chúng cách mạng cũng là những đối tượng được người kể hồi ký cách mạng quan tâm tái hiện..
- Hồi ký cách mạng đã bắt đầu từ những con người có thật, từ những vẻ đẹp bình thường để làm nổi bật sự phi thường của một dân tộc muốn phá bỏ xích xiềng nô lệ và đã làm nên một thời kỳ lịch sử huy hoàng..
- Về phương diện lịch sử, hồi ký cách mạng là nguồn tư liệu quý giá được người kể lưu giữ và phản ánh thông qua tác phẩm.
- Theo nhà nghiên cứu Doãn Trung (1964): “Hồi ký về đấu tranh cách mạng có đặc điểm chung với lịch sử là phản ánh chân thực cuộc đấu tranh của Đảng, của nhân dân nên phải có giá trị văn kiện lịch sử quan trọng.
- Là một thể loại văn học, hồi ký cách mạng không chỉ chứa đựng tư liệu, cung cấp thông tin mà còn làm hiện lên sinh động một chặng đường lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
- Những sự việc được hồi tưởng trong hồi ký cách mạng là những sự việc có ý nghĩa.
- Đối với họ, những con người ấy, những sự việc ấy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đấu tranh và thắng lợi của cách mạng dân tộc.
- 3.4 Phản ánh tư duy và quan niệm của người cách mạng.
- Về phương diện tư tưởng – xã hội, hồi ký cách mạng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức và lý tưởng cộng sản cho người đọc.
- Trong bài viết này, Xuân Thiêm còn dẫn lời phát biểu của đồng chí Vũ Quảng để khẳng định, mục đích trước tiên của người viết hồi ký cách mạng không phải là làm nghệ thuật mà là làm cách mạng.
- người trong chiến đấu với kẻ thù, đặc biệt là chiến đấu với bản thân trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc cách mạng.
- Hồi ký cách mạng hướng đến mục đích giáo dục lý tưởng, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ người Việt bằng chính tấm gương của những người bước ra từ hiện thực cách mạng, hiện thực kháng chiến.
- Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, văn chương cũng là một trong những vũ khí đắc lực, hiệu quả..
- Từ những tác phẩm văn học, người đọc có thể tiếp cận và thấu hiểu sâu sắc về hoàn cảnh đất nước, về sự hy sinh, gian khổ của người cách mạng.
- Trong khi đó, hồi ký cách mạng là câu chuyện riêng của mỗi người mang giá trị điển hình.
- Từ những vết thương, những di chứng trên thân thể họ, người đọc càng cảm phục khí tiết và ý chí của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam..
- Trong tiến trình văn học Việt Nam, hồi ký cách mạng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, mang lại sự nhận thức sâu sắc về hiện thực cách mạng.
- phẩm văn học hư cấu viết về cuộc cách mạng sau khi cách mạng đã thắng lợi.
- Trong quá trình phản ánh hiện thực của quá khứ, tác giả văn học hư cấu thể hiện cách nhìn nhận bằng sự liên tưởng, sự nối kết các vấn đề liên quan, trong khi đó, hồi ký cách mạng là cách nhìn của chính những người trong cuộc, các vấn đề được phản ánh bằng vốn sống, kinh nghiệm và sự đúc kết, suy tư, trăn trở..
- Hồi ký cách mạng là thể loại có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam.
- Xuất phát từ nhu cầu bộc lộ, giãi bày và ghi lại những sự kiện quan trọng đã trải qua trong một đời người, thể loại hồi ký cách mạng có số lượng tác phẩm khá phong phú.
- Hồi ký cách mạng còn là những sáng tác có ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
- Bởi lẽ các tác giả hồi ký cách mạng dùng chính ngọn lửa từ trái tim mình để truyền đến trái tim của độc giả..
- Vài cảm nghĩ nhân đọc mấy cuốn hồi ký.
- Văn học cách mạng.
- Thêm mấy điều cần trao đổi về viết hồi ký và mẩu chuyện về lực lượng vũ trang cách mạng.
- Bàn thêm về viết hồi ký.
- Viết hồi ký đấu tranh cách mạng (Qua một số tài liệu Trung Quốc)