« Home « Kết quả tìm kiếm

Hội thảo Việt Pháp - GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc


Tóm tắt Xem thử

- Giáo dục và tư vấn hướng nghiệp - Những vấn đề về thực trạng, chuyên môn, phương hướng và hợp tác phát triển.
- Nguyễn Thị Mỹ Lộc Chủ nhiệm Khoa Sư phạm - ĐHQGHN Hướng nghiệp học đường và nghề nghiệp đã có một lịch sử ra đời và phát triển với bề dày trên dưới 100 năm trên thế giới và trên thực tế đã trở thành một lĩnh vực tác nghiệp chuyên môn và chính sách được tích hợp chặt chẽ trong các hệ thống giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, dịch vụ và chính sách xã hội ở nhiều nước trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
- ở nhiều góc độ và thang bậc khác nhau, hướng nghiệp đã vượt qua xuất phát điểm chuyên môn ban đầu của mình, vốn phát huy chủ yếu ở cấp độ tác nghiệp vi mô (micro operational inteventions) của việc cung cấp một cách hữu ích các lời khuyên nhằm trợ giúp các chủ thể xã hội tìm được đúng câu trả lời và lựa chọn quyết định cho nghề nghiệp và sự đào tạo chuyên môn phù hợp, để trở thành các thiết chế hữu hiệu, các công cụ mang tính chiến lược đóng vai trò lớn trong việc xử lý hài hoà mối quan hệ và khoảng cách giữa các hệ thống giáo dục, đào tạo và thị trường lao động, củng cố các chức năng xã hội trên các lĩnh vực đảm bảo dịch vụ, an sinh và chính sách xã hội trong những lôgíc mới mang tính thời đại của xã hội hậu công nghiệp, xã hội năng lực và tri thức, xã hội học tập và học tập suốt đời..
- Thực vậy, lịch sử phát triển xã hội loài người nói chung, phát triển và tiến hoá của hệ thống nghề nghiệp nói riêng cho đến tận ngày nay đã cho thấy rất rõ tính phức hợp hay phức tạp (the complexity), phi tuyến tính, khó dự báo của các quy luật chuyển hoá, tiến hoá, di động xã hội, nghề nghiệp, chuyên môn và xã hội của các chủ thể xã hội.
- Xã hội càng phát triển, tính phức tạp ấy lại càng tăng lên.
- Đó cũng là một trong các lý do giải thích tính khó khăn và khắc nghiệt của việc làm thế nào giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng được một cách hợp lý các yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội, vốn thường được biểu hiện trực tiếp qua những thay đổi rất khó dự đoán trong thị trường lao động, việc làm và năng lực..
- Mặt khác, các biến đổi xã hội, các biến động chuyển hoá trong các môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp, văn hoá (trong đó có giáo dục và khoa học - công nghệ)… cũng luôn tác động, tương tác mạnh mẽ và không ngừng lên các chiến lược, các lộ trình và quá trình xã hội hoá (socialisation) vốn đã phức tạp này của các chủ thể xã hội, các cá nhân.
- orientation), gia nhập và tái gia nhập về các mặt xã hội, văn hoá và chuyên môn của các chủ thể này, như vậy, rất cần nhận được sự hỗ trợ đã được thiết chế hoá của xã hội, mà trong đó hướng nghiệp học đường và nghề nghiệp, chuyên môn đóng vai trò của một hệ thống giải pháp quan trọng..
- Song như chúng ta đã biết, sự phát triển của các hệ thống kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, văn hoá, giáo dục và đào tạo, kể cả các vấn đề về nhận thức và khả năng triển khai trên thực tiễn của lĩnh vực ở mỗi nước, thậm chí mỗi khu vực, đều có những điểm dị biệt, mà do đó mức độ phát triển của hướng nghiệp của mỗi nước, mỗi khu vực mang những đặc điểm khác nhau và thậm chí có những khoảng cách xa và rất xa..
- Ở nhiều nước phát triển, có điều kiện về nhiều mặt, lại có điểm xuất phát từ khá sớm như tại châu Âu (như Pháp, Thuỵ Sĩ, Bỉ, áo, Đức, ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước khác ở Bắc Âu v.v.
- hay ở bắc Mỹ (như Hoa Kỳ và Canada), ở châu úc và châu Đại Dương (như Australia và New Zealand) và nhiều nơi khác ở châu Mỹ La-tinh, ngay ở châu Phi, nhất là Bắc Phi và cộng hoà Nam Phi, hệ thống hướng nghiệp học đường và nghề nghiệp, chuyên môn, từ giáo dục đến tư vấn (school &.
- career guidance, counseling and education) đã có những mức phát triển và tích hợp từ cao đến rất cao, vào các hệ thống dịch vụ xã hội, hệ thống giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (từ nhà trường phổ thông, đại học, giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề cho đến thị trường lao động liên quan đến các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế – xã hội, và các nơi giáp ranh giữa cá hệ thống đào tạo – việc làm và các môi trường xã hội khác).
- Hệ thống hành lang pháp lý, luật pháp, chính sách môi trường thể chế ở nhiều nước trong số này đã có những mức độ phát triển rõ rệt, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thiết chế hoá, tổ chức hoá các hoạt động chuyên môn của hướng nghiệp và bản thân nghề hướng nghiệp (của các chuyên gia giáo dục và tư vấn hướng nghiệp) ở cả khu vực công cộng lẫn tư nhân cho đến khu vực phi lợi nhuận thuộc xã hội dân sự hiện đại.
- Luật giáo dục và lao động của nhiều nước đã thể chế hoá, pháp chế hoá và chế tài hoá các hoạt động tác nghiệp, thông tin, xuất bản, giáo dục, tư vấn hướng nghiệp.
- Nhiều nơi, luật pháp quy định rõ yêu cầu về sách vở, tài liệu, thông tin, nhân sự và tổ chức các hoạt động giáo dục, tư vấn một cách rất cụ thể về cả mặt số lượng lẫn chất lượng đối với các cơ sở giáo dục (từ phổ thông đến đại học, từ giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề đến các hoạt động hướng nghiệp ở các trung tâm lao động việc làm, xã hội, các tổ chức có chức năng đảm bảo xã hội đặc biệt khác)..
- Nghề nghiệp của các chuyên gia hướng nghiệp (giáo dục, tư vấn) cũng được quy định rõ trong các hệ thống pháp luật để các chuyên gia, cán bộ giáo dục, tư vấn hướng nghiệp có thể vừa được hưởng sự công nhận, tiếp đón và hợp tác thuận lợi của xã hội, vừa có thể được đài thọ một cách xứng đáng.
- Vấn đề về phân loại, công nhận chức danh và đài thọ lương bổng đối với nghề nghiệp tư vấn này, tuy ở mỗi nước có cách xử lý, sắp xếp khác nhau, song đều được coi là một vấn đề hết sức quan yếu trong hệ thống các điều kiện thiết yếu để xã hội có thể, từ đó, nhận được các lợi ích chuyên môn và chức năng xã hội từ hướng nghiệp.
- Qua đó, nhiều vấn đề quan trọng trong đào tạo, phát triển và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý hơn được giải quyết..
- Rất nhiều vấn đề của hướng nghiệp đang được đặt ra, cho không chỉ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, mà là vấn đề chung của chúng ta, của giới khoa học và giáo dục về hướng nghiệp.
- Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề mang tính đặc thù, hơn nữa lại có tính cấp bách riêng của từng nước, mà những ví dụ hết sức sống động chính là trường hợp của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam á của chúng ta như Lào, Campuchia v.v….
- Những vấn đề về khoảng cách trong phát triển giáo dục và tư vấn hướng nghiệp giữa các khu vực, các nước và các vùng lãnh thổ mà chúng tôi tạm chia là những nước có hệ thống hướng nghiệp phát triển và các nước ở nhóm còn lại, các nền hướng nghiệp đang phát triển (một thuật ngữ mà chúng tôi mượn của các nhà kinh tế học phát triển của thập kỷ 1970-1980 trước đây) gợi ý những vấn đề rộng lớn trong hợp tác quốc tế, trong chuyển giao công nghệ và đặc biệt trong nghiên cứu liên văn hoá (inter-cultural studies), liên ngành, liên bộ môn ở các mức độ quốc tế và khu vực về nghiên cứu và đào tạo về hướng nghiệp, v.v….
- Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề mang tính chuyên môn và thời đại khác nữa mà Hội thảo Khoa học Quốc tế về hướng nghiệp “Đối thoại Pháp - á” mở rộng của chúng ta hôm nay cần phải bàn bạc để trước hết, cùng nhau có những nhận thức chung về chúng và cùng đi tìm những lời giải, những giải pháp mang tính khả thi.
- Có thể thấy ở đây nổi bật lên mấy cụm vấn đề như sau:.
- Các vấn đề về vị trí, vai trò, chức năng, mô hình và thực tiễn của giáo dục hướng nghiệp trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam..
- Các vấn đề về hợp tác quốc tế để hỗ trợ khu vực Đông Nam á, trong đó có Việt Nam, xây dựng và triển khai các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo về giáo dục và tư vấn hướng nghiệp.
- thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực khoa học và chuyên môn cho hướng nghiệp thông qua mô hình dự án xây dựng trường đào tạo cán bộ hướng nghiệp phục vụ khu vực, cũng như việc xây dựng và tạo lập một trung tâm nghiên cứu, ứng dụng liên ngành về khoa học và giáo dục hướng nghiệp mà Việt Nam là đầu mối để triển khai..
- Đối với cụm vấn đề thứ nhất, có một số câu hỏi mà Hội thảo có thể dành thời gian nghiên cứu và bàn luận, như sau:.
- Thực sự các hệ thống hướng nghiệp của chúng ta ngày nay, các mô hình, phương pháp, tiếp cận của chúng đã trả lời được hay chưa, trả lời đến mức nào những nhu cầu về hướng nghiệp của các chủ thể xã hội, các yêu cầu về hỗ trợ và tích hợp trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá ở các cấp độ vĩ mô, trung mô của các quốc gia, vùng lãnh thổ..
- Hướng nghiệp hiện nay, trong khi thực hiện các sứ mạng, vai trò chuyên môn và xã hội của mình, đang gặp phải những vấn đề gì, kể cả những vấn đề mang tính sống còn (từ thực tiễn đời sống, từ trong chính khoa học, kỹ thuật và phương pháp)..
- Song trước khi trả lời các câu hỏi ấy, nhất là để chuyển các thông điệp đến các nhà hoạch định và quản lý chính sách và các chủ thể xã hội khác của hướng nghiệp, liệu chúng ta có phải bàn lại và bàn thêm để thống nhất về chính sứ mạng, vai trò, chức năng và các tiếp cận của chúng ta..
- Đối với các nhà quản lý các hệ thống, cơ sở giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục quốc dân, các tổ chức kinh tế – xã hội và chuyên môn, các nhà hoạch định và quản lý chính sách các cấp, các ngành có liên quan, giới chuyên môn, giới đào tạo và nghiên cứu về giáo dục và tư vấn hướng nghiệp và các đại biểu thuộc nhiều lĩnh vực khác có liên hệ, Hội thảo rất mong nhận được các ý kiến, các thông tin trao đổi của quý vị và các đại biểu về các vấn đề mà trên thực tế các lĩnh vực gặp phải, các câu hỏi cần xử lý liên quan đến mọi khía cạnh khác nhau của hướng nghiệp (từ thực tiễn, nguyên nhân, đến định hướng cách đi, chính sách, chiến lược, đến đào tạo và nghiên cứu cũng như đến các giải pháp phối hợp, hợp tác trong và ngoài nước, khu vực và quốc tế…)..
- Các vấn đề về hợp tác quốc tế để hỗ trợ khu vực Đông Nam á, trong đó có Việt Nam..
- Trong cụm vấn đề thứ hai, một số câu hỏi khác đang chờ đợi sự nghiên cứu và trao đổi tại Hội thảo:.
- Đối với vấn đề về thu hẹp khoảng cách, hay nếu muốn nói theo cách khác, sự chia xẻ các mô hình, kinh nghiệm, chuyên môn giữa các nền hướng nghiệp phát triển và đang phát triển (theo các trục bắc – nam, nam - nam), giới hướng nghiệp quốc tế có thể giúp đỡ được những gì cho các nước đang phát triển như Việt Nam và các nước trong khu vực, cách thức và hướng giúp đỡ, hợp tác như thế nào..
- Đối với các nước tiếp nhận công nghệ, một loạt những vấn đề cần bàn và có thể được lưu ý là : đâu là điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta trong hướng nghiệp, trong mô hình, trong phương pháp, chúng ta nên có những chuẩn bị gì (đặc biệt về các mặt môi trường thể chế, về nguồn nhân lực, về tổ chức chuyên môn, về công nghệ, kỹ thuật và phương pháp, về các nguồn lực khác…) để có thể tiếp thu và thích nghi hoá một cách hữu hiệu những công nghệ được chuyển giao, trong khi cũng tính đến những đóng góp trở lại (chuyển giao công nghệ ngược) từ những thế mạnh đặc thù của chúng ta, của từng nước, từng hệ thống..
- Cuối cùng, theo tư duy thao tác luận và trong một lô-gíc hành động, cụ thể, chúng ta cùng nhau suy nghĩ và cân nhắc những khả năng mang tính khả thi trong việc làm thế nào có thể tích hợp và phối hợp một cách tốt nhất kinh nghiệm, năng lực, chuyên môn và các nguồn lực sẵn có, tiềm năng của các bên (tạm gọi là giao và nhận công nghệ) trong việc xây dựng một cách hợp lý và khả thi những chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học liên ngành, liên bộ môn với tiếp cận liên văn hoá mà chúng ta đã nhắc tới.
- Điều này rất quan trọng để có thể giúp các nước trong khu vực có nhu cầu, mà trong đó có Việt Nam và các nước láng giềng, đào tạo được một cách phù hợp (trên các mặt số lượng, chất lượng) đội ngũ các nhà giáo dục và tư vấn hướng nghiệp, cũng như việc triển khai tốt và hiệu quả, hữu hiệu và có ý nghĩa các chương trình nghiên cứu chung về khoa học và giáo dục hướng nghiệp.
- Chúng tôi cũng nhân đây gợi ý rằng còn nhiều vấn đề chuyên môn đặc thù đang chờ đợi sự trả lời của các chuyên gia và các nhà chính sách liên quan đến hướng nghiệp và các vấn đề của hướng nghiệp cho các đối tượng như : trẻ em và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng người tàn tật (mà riêng ở Việt Nam, Lào, Campuchia, con số đã lên tới nhiều triệu người), hướng nghiệp cho và trong các cộng đồng thiểu số, đa sắc tộc, hướng nghiệp cho các đối tượng vị thành niên, người lớn tuổi gặp khó khăn trong hoà nhập và tái hoà nhập xã hội và chuyên môn, hướng nghiệp cho các.
- vùng chậm phát triển và đang chuyển đổi về cơ cấu kinh tế xã hội (như nông thôn, miền núi…) v.v….
- Riêng đối với dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo về giáo dục vàtư vấn hướng nghiệp mà Khoa Sư phạm (ĐHQGHN) cùng với các đối tác trong nước khác, đại diện cho giới khoa học giáo dục nói chung và khoa học hướng nghiệp nói riêng của Việt Nam, đứng ra đảm trách và phối hợp với các đồng nghiệp quốc tế, mở đầu là các đồng nghiệp các nước trong cộng đồng Pháp ngữ (francophone hay francophonie) mà đại diện quan trọng là Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lao động và Hướng nghiệp Cộng hoà Pháp (INETOP) thuộc Học viên Quốc gia về Nghề nghiệp và Việc làm (CNAM-Paris), chúng tôi rất mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp khoa học trực tiếp từ Hội thảo hôm nay..
- Các vấn đề cần được bàn thảo và tư vấn, góp ý rất cụ thể như nội dung, tiếp cận, phương pháp luận, phương pháp, công nghệ, các định hướng và ưu tiên cần được xác định, các giải pháp cần được thực hiện và tiến hành v.v… để sao cho việc xây dựng một dự án về đào tạo (một trường đào tạo) và nghiên cứu (một trung tâm nghiên cứu liên ngành) về khoa học và giáo dục hướng nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, đặt ở Việt Nam, song đồng thời phục vụ cho các nước trong khu vực có thể sớm được thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực, khả thi..
- Hội thảo khoa học quốc tế về hướng nghiệp hôm nay là một bước khởi đầu trong việc trả lời các câu hỏi nói trên và nhiều vấn đề quan trọng khác nữa.
- Thực tiễn về hướng nghiệp nói chung của thế giới còn rất nhiều câu hỏi chờ đợi sự trả lời của các nhà khoa học.
- Riêng đối với Việt Nam và một số nước trong khu vực, do những điều kiện và hạn chế thuộc về lịch sử cũng như về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tài chính mà chúng ta đã biết, những câu hỏi ấy cần được tổ chức trả lời một cách cụ thể và thiết thực thông qua các chương trình, dự án và hành động đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực này.
- Song để thực hiện được những ý tưởng và dự án đó, sự giúp đỡ, đóng góp của các giới, các ngành, từ quản lý, lãnh đạo, chính sách đến khoa học và chuyên môn và các giới, các chủ thể khác trong nước cũng như sự hợp tác của các bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế và khu vực la cực kỳ quý báu và quan trọng, mang tính sống còn..
- Chính vì lý do này, hôm nay, chúng tôi vô cùng phấn khởi và hân hạnh được tiếp đón và xin cảm tạ sự quan tâm, tham dự, sự hợp tác của các vị đại biểu, các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học, các vị đại diện của các tổ chức chuyên môn, các tổ chức kinh tế, xã hội, các cơ sở giáo dục - đào tạo, các trường, trung tâm, vụ, viện, đặc biệt là các cơ quan Bộ, ngành hữu quan cùng các tổ chức, các vị đại biểu trong nước khác.
- Chúng tôi cũng xin được cảm ơn sự có mặt và tham gia của các đoàn ngoại giao, các cơ quan và tổ.
- chức quốc tế, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương cùng các nhà tài trợ trong nước cho Hội thảo..
- Chúng tôi chân thành cảm ơn sự có mặt và tham gia đặc biệt của các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học đến từ các nước thuộc cộng đồng pháp ngữ mà đại diện là các đồng nghiệp Pháp và INETOP, CNAM – Paris, Canada và Thuỵ Sĩ, Burkina-Fasô cùng các nước và các vùng lãnh thổ khác có nền hướng nghiệp phát triển như áo, Singapore, Hồng-Kông v.v… Chúng tôi xin cảm ơn Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF về sự tài trợ, hỗ trợ chuyên môn quý bàu của Cơ quan dành cho Dự án và Hội thảo, điều được chúng tôi coi như một sự ghi nhận hết sức có ý nghĩa của AUF đối với lĩnh vực hướng nghiệp ở Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung, cũng như cho chương trình hợp tác quốc tế mà ĐHQGHN, Khoa Sư phạm chúng tôi đang đại diện cho giới giáo dục hướng nghiệp Việt Nam đảm trách.
- Chúng tôi cũng xin cảm ơn đại sứ quán Pháp và đại sứ quán của nhiều nước trong khu vực đã quan tâm và gửi đại diện đến dự hội thảo hôm nay..
- Xin cảm ơn sự chú ý của các vị đại biểu và kính chúc hội thảo làm việc thành công và hiệu quả.