« Home « Kết quả tìm kiếm

Hội thảo Việt Pháp - Mai Quang Huy


Tóm tắt Xem thử

- cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp thực trạng và giải pháp.
- Sự phát triển của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa đã có tác động đến giáo dục nghề nghiệp ở các nước.
- Khi nền kinh tế và xã hội càng phát triển và quốc tế hóa, giáo dục nghề nghiệp càng phải đáp ứng các nhu cầu đa dạng hơn về nguồn nhân lực.
- Trong thời đại ngày nay, một việc làm cần thiết là tất cả các lực lượng xã hội làm việc cùng nhau để phát triển luật pháp và chính sách, thành lập cơ cấu tổ chức và thiết kế lại các chương trình để đảm bảo rằng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thoả đáng các nhu cầu đa dạng của tất cả các thành viên xã hội, giúp họ tham gia hoặc tái tham gia vào thế giới nghề nghiệp..
- Tại Hội nghị Thế giới về Giáo dục nghề nghiệp lần thứ hai tổ chức tại Xơ-un năm 1999, Phó Tổng giám đốc UNESCO đã khẳng định: “Sự cung cấp giáo dục và đào tạo kỹ thuật, nghề nghiệp (hay giáo dục nghề nghiệp) nhằm đào tạo kỹ thuật viên, công nhân lành nghề và bán lành nghề phải là một thành phần cần thiết trong chương trình phát triển của tất cả các quốc gia.
- Giáo dục nghề nghiệp là một nhịp cầu dẫn đến tương lai, nhưng nó cần dẫn đến con đường việc làm, nếu không nó sẽ tạo ra những vấn đề khác.
- Như vậy, chúng ta không cần một chương trình giáo dục nghề nghiệp được hoàn thiện hơn, nhưng chúng ta cần những cách nhìn mới cho giáo dục nghề nghiệp và việc làm, chúng ta cần những mô hình mới của giáo dục nghề nghiệp, liên kết giáo dục, đào tạo, việc làm và phúc lợi xã hội ở cấp độ quốc gia và quốc tế”..
- Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã xác định: “Điều chỉnh hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp yêu cầu học tập của nhân dân, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và các mục tiêu của Chiến lược”.
- Cơ cấu hệ thống giáo dục thực chất là hệ thống các mục tiêu.
- Cơ cấu hệ thống bao gồm cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới trường lớp.
- Cơ cấu hệ thống giáo dục giáo dục nghề nghiệp của nước ta được quy định tại Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục (1979), được điều chỉnh trong Nghị định 90/CP (1993), và Luật Giáo dục (1998).
- Trong hơn ba thập kỷ qua, cơ cấu và mục tiêu đào tạo của giáo dục nghề nghiệp ít có thay đổi, chủ yếu vẫn là giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và dạy nghề nhằm đào tạo lao động lành nghề..
- Bảng 1: Cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ khi thống nhất đất nước.
- Mục tiêu đào tạo Loại hình đào tạo Đối tượng tuyển sinh Nghị quyết.
- Công nhân kỹ thuật Kỹ thuật viên trung cấp.
- Dạy nghề.
- Trung học chuyên nghiệp.
- Lao động bán lành nghề Lao động lành nghề Kỹ thuật viên trung cấp.
- Dạy nghề ngắn hạn Dạy nghề dài hạn Trung học nghề.
- Có bằng Trung học cơ sở Có bằng Trung học cơ sở Có bằng Trung học cơ sở Luật Giáo.
- Có văn bằng phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp Có bằng Trung học cơ sở / Trung học phổ thông.
- Trung học chuyên nghiệp hiện có 266 trường (236 trường công lập và 30 trường ngoài công lập), trong đó trên một nửa là các trường trung học kỹ thuật và còn lại là các trường trung học nghiệp vụ.
- Dạy nghề hiện được đào tạo tại 214 trường dạy nghề, 221 trung tâm dạy nghề và tại 141 trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
- Sau sự giảm số lượng các các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong hai thập kỷ 80 và 90, số lượng các trường đã có sự gia tăng từ cuối thập kỷ 90.
- Cũng trong thời gian này, một số trường trung học chuyên nghiệp đã được nâng cấp thành các trường cao đẳng kỹ thuật, nghiệp vụ.
- Một số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp ở địa phương đã được tổ chức lại thành các trường cao đẳng cộng đồng.
- Các trường cao đẳng cộng đồng và nhiều trường cao đẳng kỹ thuật, nghiệp vụ tiến hành đào tạo đa cấp từ dạy nghề tới cao đẳng.
- Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp quy quy định những loại hình trường cao đẳng này thuộc vào phân hệ giáo dục nghề nghiệp.
- Quá trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp từ năm 1987 đã làm đa dạng hóa các hình thức đào tạo, từng bước phục hồi và tăng dần quy mô của giáo dục nghề nghiệp..
- Đây là những thành tựu đáng kể của quá trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp.
- Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục được đổi mới..
- Về cơ cấu hệ thống, Nghị định 90/CP quy định phân hệ giáo dục nghề nghiệp thuộc vào bậc trung học.
- Tuy nhiên, do hệ thống giáo dục đại học của chúng ta chỉ đáp ứng được khoảng 15% nguyện vọng theo học, nên phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phải quay lại với giáo dục nghề nghiệp để chuẩn bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai.
- Luật Giáo dục đã khắc phục vấn đề này bằng cách cho phép giáo dục nghề nghiệp tuyển cả người tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Hầu hết học sinh các trường trung học chuyên nghiệp hiện nay đã tốt nghiệp trung học phổ thông, làm cho trung học chuyên nghiệp không còn là trung học nữa.
- phân luồng mạnh sau trung học cơ sở vào trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, nhưng hiện nay khoảng 80% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học tiếp trung học phổ thông và chỉ một bộ phận nhỏ theo học giáo dục nghề nghiệp.
- Mặt khác, giáo dục trung học phổ thông của chúng ta không được đa dạng hóa, ít chú ý đến dạy nghề cho học sinh.
- Kết quả là bậc trung học của chúng ta chủ yếu tồn tại một luồng phổ thông.
- Trong khi đó ở hầu hết các nước châu Âu, 50% học sinh trung học phổ thông học tại các trường có dạy nghề, và ở Trung Quốc tỷ lệ phân luồng sau trung học cơ sở vào các loại hình của giáo dục nghề nghiệp cũng khoảng 50%..
- Mục tiêu và cơ cấu trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp hiện cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
- Luật Giáo dục khi nói về các thành tố của giáo dục nghề nghiệp là trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã không chỉ ra đây là bậc, cấp, hay trình độ đào tạo như là khi nói về giáo dục phổ thông hay giáo dục đại học.
- Chiến lược phát triển giáo dục xác định: “Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao dựa trên nền học vấn trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp”.
- Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành được hình thành qua việc chuyển đổi hệ thống dạy nghề hiện tại thành hệ thống đào tạo theo ba trình độ là bán lành nghề, lành nghề và trình độ cao.
- Thứ nhất, “giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp” (điều 29 Luật Giáo dục) có thuộc thuộc hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành theo định nghĩa trên hay không? Thứ hai, dạy nghề trình độ cao có trình độ cao đẳng sẽ do Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội hay Bộ Giáo dục &.
- Đào tạo quản lý?.
- Quan điểm phát triển hệ thống giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đã được Đại hội lần thứ IX của Đảng xác định là: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”.
- Quan điểm này đã xác định một cơ cấu hệ thống giáo dục mới: đó là cơ cấu hệ thống giáo dục của xã hội học tập, gồm giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, liên thông với nhau trên nguyên tắc học tập thường xuyên, suốt đời.
- Học tập suốt đời luôn đi kèm với nó là việc giáo dục nghề nghiệp như Ngân hàng Thế giới đã xác định: “Học tập suốt đời và đào tạo nghề là hai mặt của một đồng tiền”, hoặc như quan điểm của UNESCO: “Tăng cường giáo dục nghề nghiệp là một phần cần thiết cho tính toàn bộ của học tập suốt đời”.
- Vì vậy, việc cơ cấu lại phân hệ giáo dục nghề nghiệp, làm cho luồng nghề nghiệp cân đối với luồng hàn lâm trong hệ.
- thống giáo dục quốc dân là những nhiệm vụ quan trọng của việc điều chỉnh cơ cấu bậc học..
- Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại một số nước thành công trong cải cách giáo dục nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp ở các nước được khảo sát gồm có giáo dục kỹ thuật - nghề (Technical &.
- Vocational Education) và đào tạo nghề (Vocational Training).
- Giáo dục kỹ thuật – nghề được tiến hành theo phương thức giáo dục chính quy (Formal Education) của giáo dục nhà trường.
- Mục tiêu chung của giáo dục kỹ thuật - nghề là: phân luồng học sinh theo năng lực nhằm góp phần giảm bớt áp lực đối với giáo dục đại học.
- Đào tạo nghề gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao có thể được tiến hành tại các nhà trường, trung tâm dạy nghề, hoặc tiến hành tại các cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
- Đào tạo nghề có sự đa dạng về thời gian đào tạo và yêu cầu đầu vào.
- Mục tiêu chủ yếu của đào tạo nghề là trang bị kiến thức và kỹ năng nghề cho những người rời khỏi nhà trường giúp họ tham gia vào thị trường lao động.
- Nghiên cứu của ILO và WB cũng chỉ ra sự đa dạng trong hệ thống quản lí giáo dục nghề nghiệp tại các nước được khảo sát.
- Trừ Zăm bi a, ở đó toàn bộ các lĩnh vực của giáo dục nghề nghiệp do Bộ Khoa học, Công nghệ và Đào tạo nghề quản lý, còn ở hầu hết các nước, giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp do Bộ Giáo dục quản lý và đào tạo nghề do Bộ Lao động quản lý (xem bảng 2).
- Bảng 2: Cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tại một số nước trên thế giới.
- Loại hình Bộ Giáo dục Bộ Lao động Cơ quan khác.
- Giáo dục kỹ.
- Đào tạo ban đầu và đào tạo lại.
- Đào tạo tại doanh nghiệp.
- Căn cứ quan điểm của Đảng, dựa trên việc tham khảo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, kinh nghiệm của các nước và từ thực trạng nước ta, chúng tôi xin có một số ý kiến sau về cơ cấu hệ thống và quản lý giáo dục nghề nghiệp hiện nay:.
- Rà soát lại các danh mục ngành nghề đang đào tạo, loại bỏ các ngành nghề không còn phù hợp, bổ sung các ngành nghề mới trên cơ sở tiến bộ khoa học - công nghệ, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay để xây dựng danh mục các ngành nghề đào tạo mới.
- Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các ngành nghề trong danh mục làm cơ sở cho việc thành lập các trường đào tạo.
- Hoàn thiện hệ thống văn bằng, chứng chỉ;.
- hệ thống kiểm định chất lượng và công nhận văn bằng, chứng chỉ..
- Điểm mấu chốt của việc đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp là xây dựng các chương trình liên thông ngang giữa trung học phổ thông với trung học kỹ thuật, trung học nghề ở bậc trung học tạo điều kiện cho học sinh trung học có thể chuyển đổi linh hoạt giữa phổ thông và nghề nghiệp.
- liên thông dọc giữa trung học kỹ thuật, trung học nghề với cao đẳng kỹ thuật, nghiệp vụ và đại học cùng khối ngành, hình thành luồng nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân..
- Đối với giáo dục trung học, cần đa dạng hóa giáo dục trung học phổ thông để chuẩn bị nghề cho một tỷ lệ thích hợp học sinh.
- Hình thành các trường trung học kỹ thuật, trung học nghề.
- để cùng với việc trang bị học vấn trung học phổ thông, còn cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đối với những nghề phổ biến, nghề diện rộng.
- Học sinh tốt nghiệp các loại hình trường này có thể tham gia thi tuyển vào đại học, được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường cao đẳng kỹ thuật cùng khối theo chương trình đào tạo liên thông, hoặc làm việc theo ngành nghề kỹ thuật đã học.
- Cần có chính sách và bước đi phù hợp để tăng dần tỷ lệ học sinh trong các trường trung học kỹ thuật, trung học nghề đến tỷ lệ khoảng 30.
- 40% học sinh trung học phổ thông vào năm 2020.
- Xây dựng các chương trình liên thông giữa trung học phổ thông và trung học kỹ thuật, trung học nghề.
- Việc đa dạng hóa giáo dục trung học phổ thông sẽ giúp chúng ta thực hiện chủ trương (Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa 8) phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020, đồng thời với việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế – xã hội..
- Đối với giáo dục sau trung học, củng cố và phát triển các trường cao đẳng kỹ thuật – nghiệp vụ, cao đẳng cộng đồng để đào tạo kỹ sư thực hành, kỹ thuật viên cao đẳng, cao đẳng nghề, công nhân trình độ cao, và góp phần giảm bớt áp lực đối với giáo dục đại học.
- Hoàn thiện hệ thống các trường cao đẳng kỹ thuật – nghiệp vụ trên cơ sở tổ.
- chức lại và nâng cấp các trường trung học chuyên nghiệp do trung ương quản lý..
- Hình thành và phát triển các trường cao đẳng cộng đồng trên cơ sở hợp nhất trường cao đẳng sư phạm và các trường trung học chuyên nghiệp của địa phương để đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của địa phương.
- Xây dựng các chương trình đào tạo liên thông từ trung học kỹ thuật, trung học nghề với cao đẳng kỹ thuật, nghiệp vụ và các trường đại học cùng khối ngành..
- Củng cố, tăng cường hoạt động của các trường và trung tâm dạy nghề nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ lành nghề, bán lành nghề cho những người đã hoặc chưa hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nhưng không có điều kiện hoặc khả năng tiếp tục học ở bậc cao hơn, và những người lao động muốn chuyển đổi nghề.
- Đẩy mạnh việc đào tạo nghề tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn hóa để hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp theo yêu cầu của sản xuất.
- Hình thành các trường hoặc trung tâm đào tạo nghề tại các doanh nghiệp có quy mô sử dụng lao động lớn, hoặc sử dụng các kỹ thuật, công nghệ cao.
- Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và cá nhân thành lập cơ sở đào tạo nghề để cung cấp một số chương trình đào tạo nghề nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người lao động..
- Đối với hệ thống quản lý giáo dục nghề nghiệp, cần có cơ chế phối hợp các Bộ Giáo dục &.
- Đào tạo và Lao động, Thương binh – Xã hội để “làm tăng nhu cầu phát triển các chính sách giáo dục, đào tạo và việc làm.
- Theo mô hình của phần đông các nước và phù hợp với đặc điểm hiện tại, Bộ Giáo dục &.
- Đào tạo tập trung quản lý trung học nghề, trung học kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật, nghiệp vụ, cao đẳng cộng đồng.
- Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội quản lý các loại hình đào tạo nghề.
- Hình thành ủy ban Quốc gia về Giáo dục nghề nghiệp bao gồm hai bộ trên, và một số bộ ngành liên quan để phối hợp chính sách giáo dục nghề nghiệp..
- Chiến lược phát triển giáo dục .
- Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức, Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI (Việt nam và Thế giới).
- Nguyễn Đại Thành, Giáo dục nghề nghiệp: Một số vấn đề cơ cấu hệ thống và quản lý.
- Tài liệu Hội thảo “Giáo dục nghề nghiệp – thực trạng và giải pháp” do ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày .
- Phan Chính Thức, Bàn về mô hình hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành ở nước ta giai đoạn đến 2010.
- Tài liệu Hội thảo “Lao động qua đào tạo nghề và đào tạo nghề trình độ cao ở Việt nam giai đoạn do Tổng cục Dạy nghề và Dự án GDKT &