« Home « Kết quả tìm kiếm

Hội thảo Việt Pháp -Trịnh Ngọc Thạch


Tóm tắt Xem thử

- Đẩy mạnh sự kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học trong trường đại học nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên.
- Trịnh Ngọc Thạch NCS Khoá 2 Theo quan niệm truyền thống, các trường đại học có ba chức năng cơ bản: Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Phục vụ xã hội.
- Thực hiện tốt các chức năng của mình, trường đại học được nhìn nhận là một trung tâm khoa học, giáo dục, kinh tế, văn hoá lớn của một quốc gia..
- Bài viết này của chúng tôi chủ yếu đề cập vấn đề đẩy mạnh sự kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học trong trường đại học nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên..
- Mối quan hệ giữa chức năng đạo tạo và chức năng nghiên cứu khoa học trong trường đại học.
- Có lẽ không cần giải thích nhiều về mối quan hệ giữa hai chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong trường đại học.
- Bởi vì, nếu xét về bản chất của hai hoạt động này trong trường đại học thì sự liên kết hữu cơ của chúng là một tất yếu khách quan, là một yêu cầu nội tại của chính các hoạt động đó..
- Quá trình đào tạo (bao gồm giảng dạy và học tập) là một nhiệm vụ chủ yếu, đặc trưng của các nhà trường nói chung.
- Nhưng đối với trường đại học, quá trình này không thể thiếu sự nghiên cứu.
- Từ việc xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, mở các ngành, chuyên ngành đào tạo mới đến việc tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,...đều phải dựa trên cơ sở các luận cứ khoa học.
- NCKH, ngoài việc hỗ trợ công tác đào tạo còn có vai trò to lớn đối với sự phát triển chung của nhà trường như tạo ra các nguồn tài chính, cơ sở vật chất-kỹ thuật, tạo ra ảnh hưởng của nhà trường đối với xã hội, góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trong nền kinh tế xã hội.
- Nói tóm lại, đào tạo và NCKH là hai mặt hoạt động không thể tách rời nhau trong toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển của một trường đại học nhằm hướng tới mục tiêu chính là nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động của nhà trường..
- Nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của các trường đại học, những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa công tác đào tạo và NCKH trong trường đại học;.
- khuyến khích, thúc đẩy công tác NCKH của đội ngũ giảng viên và sinh viên.
- “Mỗi trường đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở NCKH.
- Phát triển rộng rãi công tác NCKH và kỹ thuật trong các trường đại học nhằm phát huy thế mạnh của đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học và tính đồng bộ, đa dạng trong cơ cấu ngành chuyên môn...Đến Nghị quyết 26/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị vấn đề này tiếp tục được khẳng định: “Các trường đại học vừa là cơ sở đào tạo, vừa là cơ sở.
- nghiên cứu và ứng dụng KH&CN...chuyển một số nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết về các trường đại học với hình thức thích hợp để tận dụng khả năng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất-kỹ thuật của những trường có điều kiện.”.
- Đặc biệt, gần đây trong Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày đã nêu rõ: phải chủ động tìm ra các hình thức, cơ chế kết hợp hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn...gắn kết đào tạo với nghiên cứu làm cho đào tạo và nghiên cứu thích ứng với cơ chế thị trường, trực tiếp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
- Tiếp đó, trong Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày đã khẳng định việc tăng cường chức năng nghiên cứu trong các trường đại học, quy định nhiệm vụ nghiên cứu đối với giảng viên, khẳng định việc tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học, thực hiện liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu và triển khai với các trường đại học, như: quy định nhiệm vụ giảng dạy đối với các cán bộ nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu và triển khai, xây dựng quy chế dùng chung phòng thí nghiệm và thiết bị phục vụ nghiên cứu và giảng dạy, thành lập các loại hình tổ chức liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu như học viện và các hình thức hợp tác khác..
- Song thực tế, vấn đề quan hệ giữa đào tạo và NCKH trong trường các đại học ở nước ta còn chưa được nhận thức đẩy đủ.
- Cơ chế, chính sách thực hiện mối liên kết giữa hai mặt hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo cũng như các mặt hoạt động khác của nhà trường.
- Một là, hiện nay vẫn tồn tại quan niệm đơn giản về chức năng NCKH trong trường đại học, coi đó chỉ là chức năng phục vụ đào tạo, không thấy được vai trò của hoạt động NCKH trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, bổ sung và tăng cường các nguồn tài chính của nhà trường, nâng cao vị thế và vai trò của nhà trường đối với nền kinh tế - xã hội..
- Nhiều giảng viên trong các trường đại học tập trung chủ yếu vào công tác giảng dạy, không còn thời gian để nghiên cứu, làm cho trình độ giảng viên vốn đã hạn chế lại càng giảm sút hơn..
- Ba là, do phải đối phó với công tác đào tạo, nên các trường đại học chưa đầu tư đúng mức cho công tác NCKH.
- Đội ngũ giảng viên phần lớn ít có cơ hội cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ.
- “người làm nghiên cứu thì không được tham gia giảng dạy, còn những người giảng dạy thì không có điều kiện nghiên cứu” 1.
- Bốn là, đến nay trừ hai ĐHQG và một số trường đại học trọng điểm, còn lại hầu hết các trường đại học chưa hình thành hệ thống nghiên cứu chính thức.
- cứu và phục vụ nghiên cứu không rõ nét và đương nhiên không phát huy hiệu quả.
- 2 Về cơ bản, tổ chức trong các trường đại học hiện nay vẫn theo mô hình cũ, chỉ phù hợp với chức năng giảng dạy.
- Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến chính sách khuyến khích nghiên cứu trong đội ngũ giảng viên và sinh viên..
- Năm là, hai hệ thống: trường đại học và viện nghiên cứu cho đến nay dường như vẫn tồn tại biệt lập gây lãng phí lớn về cơ sở vật chất-kỹ thuật và chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học, làm hạn chế phạm vi và ảnh hưởng của NCKH trong trường đại học..
- Đẩy mạnh kết hợp đào tạo với NCKH trong trường đại học nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên.
- Vai trò của nghiên cứu khoa học trong trường đại học.
- ở các nước phát triển, trường đại học không chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là những cơ sở NCKH mạnh.
- Tỷ lệ hoạt động nghiên cứu so với các hoạt động khác trong nhà trường thường rất cao, hầu như chiếm tới hơn một nửa.
- Các nước như Mỹ, úc, Nhật Bản, Hàn Quốc còn có hệ thống các trường đại học nghiên cứu (Research University), hoặc “đại học định hướng nghiên cứu” (Research Oriented University).
- Các trường đại học thuộc loại hình này thực hiện chức năng nghiên cứu và đào tạo sau đại học là chủ yếu.
- Hoạt động NCKH trong các trường đại học thuộc loại hình này chiếm tỷ lệ rất cao so với hoạt động giảng dạy.
- ở Mỹ có 160 trường ĐHNC, chiếm 4% tổng số trường đại học của cả nước.
- 90 % ngân sách quốc gia giành cho nghiên cứu.
- Tỷ lệ giảng dạy/NCKH/Dịch vụ của các trường này là: 3/5/2.
- Chức năng cơ bản của các trường đại học này là: đào tạo giảng viên và các nhà nghiên cứu.
- Nghiên cứu ứng dụng tập trung vào các nghiên cứu có ích lợi phục vụ cho cộng đồng và quy tụ các trung tâm NCKH mạnh của quốc gia.
- 3 Trình độ đội ngũ giảng viên trong các trường đại học này rất cao.
- Nhờ tăng cường chức năng nghiên cứu, các trường đại học ở các nước phát triển tạo được những ưu thế mạnh: phát triển trình độ đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo NCS, tăng các nguồn thu tài chính của nhà trường.
- Đặc biệt, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là điều kiện tốt nhất để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy.
- Đây là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược quy hoạch xây dựng mạng lưới các trường đại học trong cả nước..
- Tóm lại, vai trò của công tác NCKH trong trường đại học thể hiện qua một số mặt sau đây:.
- Thứ nhất, đối với bản thân trường đại học:.
- 3 Mô hình Đại học nghiên cứu Hoa Kỳ- Dr.Britingham - Hội thảo QL và Nâng cao chát lượng Đào tạo, Hà Nội 12/2003.
- NCKH tạo điều kiện để nhà trường phát triển toàn diện: tạo ra và nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học.
- phát triển đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên môn cũng như cơ cấu và quy mô theo yêu cầu đào tạo và NCKH..
- Đẩy mạnh kết hợp đào tạo với NCKH trong trường đại học là điều kiện cơ bản để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên.
- Hiện trạng công tác NCKH trong trường đại học và việc kết hợp giảng dạy với NCKH của đội ngũ giảng viên.
- Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Dường như lâu nay ở nước ta mặc nhiên phân định việc đào tạo là nhiệm vụ của các trường đại học, còn nghiên cứu là “lãnh địa” của các viện.
- “Nhiều trường đại học hoạt động nghiên cứu rất mờ nhạt, nặng về đào tạo để có thu nhập cho giảng viên, do đó hầu hết giảng viên thích đi dạy hơn là đầu tư thời gian cho các đề tài, dự án khoa học.
- “Trong các trường đại học gần như không có hệ thống NCKH chính thống.
- kinh phí dành cho NCKH ở các trường đại học chỉ bằng 1/3 kinh phí dành cho các viện, trang thiết bị lạc hậu...hệ quả trước hết là lãng phí nguồn chất xám, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.” 6.
- Do phải ứng phó với nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội, các trường đại học tăng cường mở rộng quy mô đào tạo.
- khối các trường ngoài công lập hầu như không thực hiện chức năng NCKH.
- tỷ lệ giữa Đào tạo, NCKH và Dịch vụ mất cân đối, theo hướng quá nghiêng về Đào tạo.
- Trong khi đó, trong các trường đại học ở các nước phát triển tỷ lệ này phổ biến là 5-4-1.
- đối với các trường ĐH nghiên cứu, tỷ lệ này là 2-6-2.
- Tổ chức của các trường đại học về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, đơn giản, phân tán, chỉ thuận lợi cho công tác đào tạo.
- đặc biệt chưa xây dựng được mô hình trường đại học theo kiểu “đại học nghiên cứu” như ở một số nước tiên tiến đã đề cập ở trên..
- NCKH trong trường đại học chưa gắn với đào tạo, mặc dù trong nhận thức đều thấy “rõ ràng là trong đào tạo đại học và sau đại học không thể thiếu việc NCKH, bởi đó chính là một phần nội dung của chương trình đào tạo, là mục tiêu của đào.
- 7 Seminar về Quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo ( Hà Nội ĐHQGHN)..
- tạo đại học và sau đại học.
- Không thể đào tạo các cử nhân, kỹ sư nhất là thạc sĩ, tiến sĩ không biết tiến hành NCKH.” 8.
- Phương pháp giảng dạy của giảng viên về cơ bản còn rất lạc hậu.
- Độc thoại vẫn là một hình thức khá phổ biến trong giảng dạy đại học.
- “người làm nghiên cứu thì không được tham gia giảng dạy, còn những người giảng dạy thì thì không có điều kiện nghiên cứu,...NCKH không tìm thấy vị trí và vai trò của nó trong quá trình dạy-học.
- Do chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho NCKH trong trường đại học nên dẫn đến việc chậm đổi mới cơ chế, chính sách về quy hoạch và phát triển nhân lực nghiên cứu trong các trường đại học.
- Một số biện pháp đẩy mạnh sự kết hợp giảng dạy với NCKH trong trường đại học nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên.
- Xét theo chức năng, nhiệm vụ, giảng viên trong các trường đại học phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: giảng dạy và NCKH.
- Bên cạnh mặt tích cực, phương pháp này đã bộc lộ nhiều hạn chế, không khuyến khích sự năng động của người học, đồng thời cũng không khuyến khích sự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của người dạy..
- Phương pháp này đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu của người thày nhiều hơn để chuẩn bị bài giảng.
- Nghiên cứu khoa học có đặc trưng khác.
- Vì vậy, nhiệm vụ của các trường đại học là cần sớm tìm giải pháp thích hợp để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, kết hợp giảng dạy với nghiên cứu trong đội ngũ giảng viên..
- Coi đây là điều kiện cơ bản để bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học..
- Từ những phân tích trên, chúng tôi xin nêu một số đề xuất về giải pháp đẩy mạnh kết hợp giảng dạy với NCKH trong trường đại học nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên như sau:.
- Các trường cần có biện pháp cụ thể để đẩy mạnh qúa trình đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên đối với với tất cả các bậc đào tạo.
- Đây là một khâu quan trọng của quá trình kết hợp giảng dạy với NCKH của giảng viên.
- Cải tiến mô hình tổ chức trong các trường đại học theo hướng xây dựng các đơn vị đào tạo gắn liền với nghiên cứu, như hình thành các bộ môn, các phòng nghiên cứu có chức năng đào tạo và NCKH.
- Mỗi giảng viên phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy và NCKH.
- Những người không tham gia nghiên cứu sẽ không được tham gia giảng dạy..
- Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo sau đại học, nhất là đào tạo tiến sĩ với NCKH..
- Không giao nhiệm vụ hướng dẫn NCS cho những cán bộ không có đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu sinh nhận đề tài nghiên cứu đồng thời là đề tài luận án tốt nghiệp..
- coi đó là một hoạt động thường xuyên, một khâu quan trọng của quá trình đào tạo.
- tổ chức đánh giá nghiêm túc kết quả sinh hoạt khoa học và có biện pháp kịp thời chấn chỉnh để các hoạt động này mang tính thiết thực, đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực đội ngũ giảng viên..
- Cần sớm quy hoạch xây dựng các “nhóm nghiên cứu” (SWG) trong đội ngũ giảng viên, nhằm tập hợp đội ngũ nhà khoa học có trình độ cao trong và ngoài trường để tham gia đào tạo, NCKH.
- tạo điều kiện để giảng viên có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm và thực hiện các đề tài nghiên cứu trong giảng dạy với tập thể khoa học mạnh..
- Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý công tác NCKH trong các trường đại học, nhất là công tác nghiệm thu đánh giá công trình, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào công tác đào tạo.
- ưu tiên các công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong đào tạo và thực tiễn đời sống.
- Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các giảng viên tích nghiên cứu và có nhiều công trình nghiên cứu tốt, ứng dụng hiệu quả hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động khác của trường..
- Cần sớm có những giải pháp đồng bộ, những cơ chế, chính sách thích hợp để quy hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên đạt tiêu chuẩn của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực và quốc tế..
- Tóm lại, đội ngũ giảng viên là nguồn nhân lực quan trọng hàng đầu của các trường đại học.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các trường.
- Trong điều kiện hiện nay, đẩy mạnh kết hợp đào tạo với NCKH là một giải pháp lớn cần sớm được cụ thể hoá thành các biện pháp, chính sách phù hợp để phát huy hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học./.