« Home « Kết quả tìm kiếm

Hội thảo Việt Pháp


Tóm tắt Xem thử

- Đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới.
- Quân, sư, phụ ", địa vị của người thầy trong xã hội được đề cao.
- Ngày nay tuy truyền thống đó vẫn còn được giữ lại, nhưng hoàn cảnh thay đổi tất yếu cũng kéo theo sự thay đổi vai trò, vị trí của người thầy giáo trong giáo dục và trong xã hội..
- Điều đó đạt ra cho bản thân giáo viên và những cơ sở đào tạo giáo viên những yêu cầu và phương thức làm việc khác trước..
- Bối cảnh mới có một số đặc trưng lớn sau đây về mặt xã hội và về mặt giáo dục:.
- Thời đại nền kinh tế tri thức và vai trò nguồn lực con người..
- Cuối Thế kỷ XX đầu Thế kỷ XXI khoa học công nghệ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy, kinh tế tri thức chiếm ngày càng chiếm vị trí lớn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội..
- Nói đơn giản đó là nền kinh tế dựa vào tri thức.
- Nền kinh tế tri thức có các đặc điểm: cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, là những công nghệ tác động mạnh, sâu sắc đến sự phát triển kinh tế- xã hội loài người.
- 4 công nghệ cao đang làm biến đổi xã hội loài người và được gọi là 4 trụ cột của nền kỹ thuật thời đại là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin.
- Đặc trưng nổi bật của công nghệ thông tin là tính ứng dụng rất nhanh , rộng rãi trong xã hội và tác động ngày càng sâu sắc, tạo ra bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin.
- Cơ cấu, thành phần lao động trong xã hội thay đổi.
- trình tin học hóa các khâu sản xuất, dịch vụ, quản lý là cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức.
- Vì vậy, việc chuyển sang nền kinh tế tri thức đề ra những yêu cầu mới đối với giáo dục- đào tạơ..
- Việc chuyển sang nền kinh tế tri thức là cơ hội và thách thức lớn đối với nước ta trong qúa trình phát triển và hội nhập quốc tế.
- Phát triển kinh tế tri thức cũng là cơ hội để chúng ta đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Phát triển kinh tế tri thức diễn ra song song với quá trình xây dựng một xã hội học tập..
- Xây dựng một xã hội học tập.
- Trên thế giới, xã hội học tập đã được đề cập trong báo cáo của Uỷ ban quốc tế về giáo dục của UNESCO do Edgar Faure đứng đầu vào năm 1970, với các yêu cầu học tập suốt đời và lấy người học làm gốc.
- Uỷ ban đã gắn liền việc học tập suốt đời với quan niệm về xã hội học tập dựa trên tiếp thu, cập nhật và ứng dụng tri thức (Học tập, một kho báu tiềm ẩn, NXBGD trang 19)..
- Ơ nước ta việc xây dựng một xã hội học tập đã được đặt ra một cách kịp thời.
- Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) đã đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo là thực hiện “Giáo dục cho mọi người”, “Cả nước trở thành một xã hội học tập (Văn kiện Đại hội IX trang 169).
- Chiến lược Phát triển Giáo dục 2001-2020 đã nêu rõ: xây dựng xã hội học tập cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời.
- Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa IX (tháng 7-2002) đề ra: phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thức tế đời sống- kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội hóa giáo dục.
- Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã ra nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ, văn minh”, trong đó có nội dung: xây dựng phong trào “cả nước trở thành xã hội học tập” “học tập suốt đời”..
- Như vậy, xây dựng một xã hội học tập mà các tài liệu chính thức của Đảng và Chính phủ đã đề ra, phù hợp với trào lưu của thế giới.
- và phù hợp với đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp (dựa vào sức người –I) sang một nền kinh tế công nghiệp (dựa vào tài nguyên-II) trong lúc các nước phát triển đang chuyển sang nền kinh tế tri thức (dựa vào trí tuệ-III) và đặc biệt bên cạnh những bước tuần tự, nước ta phải có những bước nhảy vọt, phải vận dụng những ý tưởng độc đáo, tri thức và công nghệ hiện đại, đi thẳng vào một số ngành nghề cao, với qui mô ngày càmg mở rộng, tốc độ ngày càng lớn và phải tạo được năng lực nội sinh bằng con đường học tập suốt đời trong một xã hội học tập để nhanh chóng phát triển lên trình độ III..
- Xây dựng xã hội học tập ở nước ta không chỉ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực có trình độ cao, có tay nghề cơ động, linh hoạt, dễ thích nghi, và có thái độ đúng đắn đối với môi trường tự nhiên và xã hội để phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước mà nó còn là một đòi hỏi cấp thiết đối với Việt Nam trong quá trình tham gia AFTA, WTO.
- Điều này chỉ có thể đạt được khi nước ta xây dựng một xã hội học tập..
- Để mau chóng xây dựng thành công xã hội học tập bản thân hệ thống GDQD hiện nay phải thay đổi một cách cơ bản nhằm:.
- Tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi , liên thông của hệ thống giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội..
- Tình hình đội ngũ giáo viên nước ta..
- Năm học nước ta có 101.014 trường mầm non, 26.359 trường phổ thông, 286 trường THCN và 214 trường cao đẳng và đai học với gần 1 triệu giáo viên và giảng viên, ngoài ra còn có đội ngũ giáo viên đang làm việc tại các cơ quan khác và các chuyên gia nước ngoài đang giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
- Như vậy giáo viên là đội ngũ lao động chiếm tỷ lệ đáng kể trong xã hội.
- Hầu hết các giáo viên dạy trong các trường đại học, cao đẳng, THCN, phổ thông và một phần giáo viên mầm non là giáo viên có biên chế, được coi là công chức nhà nước.
- Như vậy, có thể thấy hơn 1 triệu giáo viên là đội ngũ công chức đông đảo nhất hiện nay..
- Thực trạng đội ngũ giáo viên.
- Theo số liệu thống kê, năm học 2003-2004 đội ngũ giáo viên trong cả nước là như sau:.
- tổng số giáo viên mầm non là 150.335, trong đó giáo viên nhà trẻ là 43669 (đạt chuẩn 41,8.
- giáo viên mẫu giáo là 106.666 người (tỷ lệ đạt chuẩn trở lên chiếm 74,6.
- giáo viên tiểu học là 362.627 (Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên 91,2%, trong đó có 19,5% trên chuẩn).
- giáo viên THCS là 280.943 người (tỷ lệ đạt chuẩn 92,8% (trên chuẩn 19,5%);.
- giáo viên THPT 98.714 người (Tỷ lệ đạt chuẩn là 97% giáo viên trên chuẩn chiếm 2,7%);.
- giáo viên THCN 11.121 người (tỷ lệ đạt chuẩn là 86,3.
- Số lượng giáo viên các cấp qua các năm học.
- Giáo viên mầm non .
- 1.1 Giáo viên nhà trẻ Giáo viên mẫu giáo .
- Giáo viên phổ thông .
- 2.1 Giáo viên tiểu học Giáo viên THCS Giáo viên THPT .
- Giáo viên THCN .
- Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc so sánh số liệu của các năm học trước cho thấy số lượng giáo viên các cấp bậc học đều tăng đáng kể nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
- Tỷ lệ giáo viên trên lớp tính chung cả nước năm học nhà trẻ là 1,13 giáo viên/nhóm trẻ (9,5 cháu/cô);.
- mẫu giáo là 1,2 giáo viên/lớp (20 cháu/cô).
- tỷ lệ số học sinh /1 giáo viên ở THCN là 21,6, ở dạy nghề là 28..
- Nếu so với định mức giáo viên/lớp theo quy định, thì cả nước không thiếu giáo viên tiểu học(chỉ thiếu giáo viên nhạc hoạ).
- giáo viên THCS còn thiếu 25.500 và giáo viên THPT thiếu 23.900 người.
- Tình trạng thiếu giáo viên THCS và THPT tiếp tục kéo dài do việc tăng qui mô học sinh ở hai bậc này.
- Đồng thời cơ cấu loại hình giáo viên cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục..
- Hiện nay nước ta vẫn còn thiếu giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, giáo dục công dân, công nghệ.
- Để khắc phục sự thiếu hụt về cơ cấu giáo viên các môn, những năm qua, việc đòa tạo các loại hình giáo viên nhạc, hoạ, thể dục, ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật ở một số trường cao đẳng sư phạm và đại học khác đã tiếp tục được mở rộng.
- Việc bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên cũng được chú trọng.
- Tuy vậy, nhìn chung vẫn không có sự ăn khớp giữa yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với các điều kiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện có.
- Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên .
- Nhìn chung đại bộ phận nhà giáo tận tụy với nghề, có phẩm chất, đạo đức tốt, cần cù chịu khó, có ý thức phấn đấu, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm tự bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu mới về chất lượng giáo dục nhưng trình độ độ ngũ giáo viên còn bất cập về nhiều mặt.
- Số liệu ở trên cho thấy một số lượng giáo viên đáng kể.
- chưa đạt trình độ chuẩn, vì vậy đang tiếp tục nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp bậc học..
- So với năm học năm học 2003-2004 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở tiểu học đã được nâng lên từ 87,72 % lên 91,2.
- ở THCS từ 91,53% lên 92,8%, ở THPT từ 9 5,25 % lên 97%, ở bậc mầm non có 41,8% cô nuôi dạy trẻ, 74,6% giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn.
- Như vậy, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp học đều tăng đáng kể, nhưng vẫn còn có sự chênh lệch giữa các vùng miền khác nhau .
- Sự thay đổi vai trò của giáo viên..
- Với sự phát triển của giáo dục thành một lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn, với sự gia tăng về số lượng nhà giáo thành một trong những đội ngũ lao động đông đảo nhất trong xã hội nhà giáo không còn là tầng lớp “tinh hoa”.
- với sự đa dạng hoá người học trong một xã hội mà ai ai cũng đang học một điều gì đó nhà giáo không còn là “người cha linh hồn” của người học thuộc nhiều lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau.
- Những điều kiện hiện đại của cuộc sống gia đình, xã hội và của sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế , xã hội trong điều kiện thế giới mở cửa, ngày càng xích lại gần nhau, hợp tác và cạnh tranh, trong bối cảnh sự thay đổi nhanh chóng của nền sản xuất hiện đại đã và đang làm thay đổi cơ bản chức năng của người giáo viên.
- Người giáo viên ngày hôm nay không chỉ còn là người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà phải là người tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động (nhận thức, giao tiếp, lao động, xã hội.
- của người học nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học theo mục đích giáo dục..
- Phương hướng đào tạo và sử dụng giáo viên.
- Người giáo viên ngày nay trong bối cảnh sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật phải được đào tạo không chỉ về kiến thức cơ bản, năng lực tư duy mà con cả kiến thức nghiệp vụ sư phạm để họ trở thành những người dạy tư duy..
- Đào tạo giáo viên theo hướng về sau họ cung cấp lại vốn kiến thức đã tích luỹ được cho học sinh thì không thể khắc phục được tình trạng thời gian đào tạo không thay đổi trong khi đó tri thức đã tăng gấp nhiều lần.
- Vì vậy, đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới là đào tạo những con người biết tự học và biết cách dạy tư duy, dạy năng lực xử lý thông tin chứ không phải đào tạo giáo viên theo cách tiếp cận cũ chỉ cung cấp vốn kiến thức.
- Đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới phải thực hiện cá thể hóa, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo của từng giáo sinh.
- Nghề dạy học là nghề đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều phẩm chất và năng lực.
- Thực tế cho thấy, năng lực và phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với người học mà còn đối với cả xã hội.
- Hệ thống quản lý giáo dục, hệ thống đào tạo giáo viên cần thay đồi theo hướng đó.
- Chất lượng đầu vào thấp sẽ rất khó đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao khi ra trường.
- Vì vậy cần có chính sách ưu đãi nhất quán, đồng bộ về giáo viên như cải thiện mức lương, tăng phụ cấp ưu tiên trong công tác, thuyên chuyển và thăng tiến trong xã hội, khuyến khích giáo viên đến làm ở các vùng khó khăn.
- Cần có chính sách tạo động lực, cải thiện đời sống giáo viên để họ yên tâm công tác trong nghề.
- Việc tách đội ngũ giáo viên khỏi qui chế công chức sẽ tạo nhiều cơ hội để giải quyết vấn đề này..
- Mô hình đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới phải được xây dựng theo cách tiếp cận: đa hệ, đa cấp, đa môn để tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt của giáo viên theo yêu cầu thực tế, giúp các địa phương đào tạo được đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đa dạng, cụ thể của giáo dục, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
- Việc phát triển mạng lưới các khoa sư phạm, các trung tâm sư phạm ở các trường đại học và liên kết giữa các trường đại học với các trường sư phạm, các viện nghiên cứu giáo dục để bồi dưỡng về sư phạm cho giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên..
- Kinh tế tri thức- Góc nhìn từ giáo dục và đào tạo, Tạp chí Phát triển Giáo dục số 1 năm 2002.
- Đặng Bá Lãm, Giáo dục Việt nam những thập niên đầu thế kỷ XXI- Chiến lược phát triển.
- NXB Giáo dục 2003..
- Đặng Bá Lãm , Báo cáo về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
- Kỷ yếu hội thảo “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”.
- Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH- HĐH, Giáo dục phổ thông.
- Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH- HĐH, Giáo dục tiểu học NXB Giáo dục, 1998.
- Viện Khoa học Giáo dục.
- Đào tạo giáo viên tiểu học trong sự nghiệp phát triển giáo dục, hà nội 1995