« Home « Kết quả tìm kiếm

HÔN NHÂN “LIÊN MINH KHÔNG ĐỐI XỨNG” Ở NGƯỜI BRU-VÂN KIỀU (Thôn Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị)


Tóm tắt Xem thử

- Bài viết đi sâu phân tích thực trạng hôn nhân “liên minh không đối xứng” hay “liên minh ba thị tộc/tông tộc” đang tồn tại ở người Bru-Vân Kiều (nhóm Vân Kiều ở thôn Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), từ đó đưa ra lý giải về một vài vấn đề còn chưa sáng tỏ xung quanh hình thức hôn nhân trên..
- Hôn nhân “liên minh ba thị tộc” và tình hình nghiên cứu hôn nhân “liên minh ba thị tộc” ở Việt Nam.
- “Liên minh ba thị tộc” là một hình thái hôn nhân xuất hiện khá sớm trong xã hội loài người.
- 3 Phan Hữu Dật (1998), Dấu vết hôn nhân liên minh ba thị tộc ở người Vân Kiều, “Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.
- Về sau các nhà khoa học còn tìm thấy hình thức hôn nhân tương tự ở một số dân tộc trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á..
- Có thể nói ở Việt Nam công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề hôn nhân “liên minh ba thị tộc” là luận án Phó tiến sĩ Sử học Các dân tộc nói tiếng Môn - Khơ Me ở miền Bắc Việt Nam của tác giả Phan Hữu Dật..
- Phần viết về hôn nhân ba thị tộc đã được tác giả dịch, in trong cuốn Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam 1 .
- Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định “Hôn nhân liên minh ba “mu” của người Khơ Me miền núi (Vân Kiều, Trì, Măng Coon) rất đáng chú ý.
- Để chứng minh cho nhận định đó, tác giả đã đưa ra những tư liệu về liên minh hôn nhân của người Vân Kiều cư trú ở các huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) và huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).
- Ở đó, có các liên minh hôn nhân với sự tham gia của 3, 4 hoặc 5 mu.
- có những liên minh hôn nhân khép kín (a-b-c-a) và những liên minh không khép kín (-a-b-c.
- Từ những tư liệu đó, tác giả đã chỉ ra 5 đặc điểm của hình thái hôn nhân liên minh ba “mu” ở người Vân Kiều: (1) Nếu đàn ông mu A lấy vợ ở mu B thì đàn ông mu B phải lấy vợ ở mu C.
- (2) Các mu nhỏ tách ra từ mu lớn vẫn duy trì liên minh hôn nhân cũ nhưng có thể đổi chiều.
- (4) Hôn nhân liên minh ba mu ở đây có chiều hướng đi vào con đường phai nhạt.
- và (5) Hiện nay liên minh hôn nhân ba mu có ý nghĩa trong việc mở rộng đoàn kết, nhưng trước kia nó có ý nghĩa rộng lớn hơn: sự liên minh về kinh tế và quân sự 3 .
- Năm 1976, trong bài viết in trên tạp chí Dân tộc học, tác giả Nguyễn Hữu Thấu tiếp tục trình bày những tài liệu thu thập được “về các tàn tích hôn nhân liên minh ba thị tộc cho đến nay còn phổ biến ở người Paco, Pahy cũng như ở người Catu” 4 .
- Tác giả cho rằng “Hôn nhân liên minh ba thị tộc”.
- Phan Hữu Dật (1998), Dấu vết hôn nhân.
- 2 Phan Hữu Dật (1998), Dấu vết hôn nhân liên minh…, bđd, tr.
- 3 Phan Hữu Dật (1998), Dấu vết hôn nhân liên minh…, bđd, tr.
- 4 Nguyễn Hữu Thấu (1976), Đôi nét về quan hệ hôn nhân gia đình ở người Paco, Pahy và Catu ở miền Tây Thừa Thiên Quảng Nam, Dân tộc học, số 1, tr.
- gia đình khác trong giai đoạn này” và “nguyên tắc của hình thái liên minh hôn nhân ba thị tộc là thực hiện hôn nhân theo kiểu một chiều và dây chuyền” 1 .
- Năm 1984, trong cuốn Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên 2 , (nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), nơi cư trú tập trung của 3 dân tộc được coi còn duy trì hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc:.
- ở người Tà-ôi còn tồn tại dưới dạng tàn dư hình thái hôn nhân liên minh ba thị tộc, với nguyên tắc thuận chiều và dây chuyền 4 .
- với người Cơ-tu, các tác giả khẳng định “Hôn nhân liên minh ba thị tộc, được thực hiện thuận chiều và dây chuyền” và cho thấy đó là hình thái hôn nhân liên minh ba thị tộc khép kín 5 .
- Cũng năm 1984, trên tạp chí Dân tộc học, tác giả Phạm Quang Hoan đã công bố bài viết “Hôn nhân liên minh ba thị tộc ở khu vực Đông Nam Á” 7 .
- 14 năm sau, năm 1998, tác giả tiếp tục cho in bài “Lại bàn về hôn nhân liên minh ba thị tộc ở khu vực Đông Nam Á (quy tắc hay ngoại lệ)” trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 8 .
- Những tư liệu và đặc điểm này được tác giả sử dụng trong 2 bài viết bàn về hôn nhân liên minh ba thị tộc kể 1 Nguyễn Hữu Thấu (1976), Đôi nét về quan hệ … bđd, tr.
- 9 Phạm Quang Hoan (1979), Về quan hệ hôn nhân và gia đình người Cơ-tu, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr.
- Ở đó, tác giả đã điểm qua nhiều công trình nghiên cứu dân tộc học - nhân học trên thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam có đề cập đến hôn nhân liên minh ba thị tộc ở một số tộc người, như: người Ghiliac (vùng Viễn đông thuộc Nga), người Gi, người Kachin, người Chiru, người Tetum, người Nias, người Manggarai ở Đông Nam Á;.
- Trong bức tranh về hôn nhân liên minh ba thị tộc tác giả đưa ra, chúng ta có thể thấy đó là những liên minh hôn nhân một chiều, dây chuyền, trên cơ sở hôn nhân con cô con cậu một chiều (con trai cô lấy con gái cậu), có từ ba đơn vị kết hôn trở lên.
- Tuy nhiên, ở đó chỉ có người Gi, người Cơ-tu và người Pahy (Tà-ôi) duy trì hình thức hôn nhân dây chuyền, một chiều, khép kín.
- đa số còn lại là hình thức hôn nhân dây chuyền, một chiều, không khép kín.
- cùng với sự tan rã của hệ thống liên minh ba thị tộc, tính bắt buộc trong hôn nhân cũng mất đi, chỉ còn lại cấm kỵ kết hôn trong khuôn khổ một nhóm” 2 .
- 2 Phạm Quang Hoan (1998), Lại bàn về hôn nhân liên minh ba thị tộc.
- 3 Đặng Thị Kim Oanh (2006), Đặc tính của hôn nhân từ dẫn liệu nhân học, tạp chí Phát triển Khoa học &.
- Cũng năm đó, trong cuốn “Góp phần nghiên cứu văn hóa Cơ-tu”, phần viết về hôn nhân tác giả Lưu Hùng cho biết.
- Như vậy, về cơ bản giới Dân tộc học và Nhân học nước ta đã và đang thống nhất: cho đến thời điểm hiện nay, ở nước ta, hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc/liên minh không đối xứng hay tàn dư của nó còn tồn tại ở 6 dân tộc: Bru-Vân Kiều, Cơ-tu, Tà-ôi, Xtiêng, Thái, Khơ-mú.
- Ba đặc điểm cơ bản của hình thức hôn nhân này đã được thừa nhận là: (1) ngoại hôn, (2) vợ cư trú bên chồng, và (3) hôn nhân theo hình thức dây chuyền, một chiều trên cơ sở hôn nhân con cô con cậu một chiều (con trai cô lấy con gái cậu), có từ ba đơn vị tham gia trở lên, khép kín hoặc không khép kín.
- trì hình thái hôn nhân này.
- Hôn nhân “liên minh không đối xứng” hay “liên minh ba sâu” của người Bru-Vân Kiều thôn Tà Rùng.
- Nếu như đơn vị liên kết/liên minh hôn nhân của người Vân Kiều ở huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) và huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) là mu (theo tác giả Phan Hữu Dật) thì đơn vị liên kết hôn nhân của người Bru-Vân Kiều (nhóm Vân Kiều) ở thôn Tà Rùng là sâu.
- (tương đương với từ “lineage” trong tiếng Anh) để nói về đơn vị liên kết trong hôn nhân của người Vân Kiều thôn Tà Rùng..
- Do là sâu gốc, có thời gian sinh sống tại thôn lâu 1 Phan Hữu Dật (1998), Dấu vết hôn nhân liên minh…, bđd, tr.
- Sơ đồ 1: Quan hệ hôn nhân giữa các tông tộc trong thôn Tà Rùng (mũi tên chỉ hướng di chuyển của phụ nữ trong hôn nhân).
- Nhìn vào sơ đồ, có thể thấy, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có quan hệ hôn nhân giữa các nhóm khác nhau trong sâu Tà Rùng.
- Quan trọng hơn, ở đây vẫn đang hiện hữu cùng lúc tới 8 “liên minh hôn nhân 3 sâu”: Húc - Tà Rùng (pả Ưng, avỗ Bền, pả Châm, pả Xe, pả Trầm.
- Đó đều là những liên minh hôn nhân ba sâu khép kín.
- Sơ đồ 2: Liên minh hôn nhân 3 sâu: Húc - Tà Rùng - Hô.
- Sơ đồ 3: Liên minh hôn nhân 3 sâu: Ra Lu - Húc - Tà Rùng.
- Không chỉ có vậy, còn có thể nhận thấy trong sơ đồ này 2 liên minh hôn nhân khép kín giữa 4 sâu: Um - Hô - Húc - Tà Rùng (pả Xe.
- Sơ đồ 4: Liên minh hôn nhân 4 sâu: Um - Hô - Húc - Tà Rùng.
- Sơ đồ 5: Liên minh hôn nhân 4 sâu: Ra Lu - Húc - Xan Doan - Tà Rùng.
- Và chúng ta cũng dễ dàng nhận ra một liên minh hôn nhân khép kín giữa 5 sâu : Hô - Xan Doan - Um - Ta Rùng avỗ Bền - Ra Lu (sơ đồ 6)..
- Sơ đồ 6: Liên minh hôn nhân khép kín 5 sâu:.
- Đó là mới chỉ xem xét quan hệ hôn nhân của một cộng đồng Vân Kiều với hơn 70 hộ gia đình và trên 400 nhân khẩu.
- Tuy nhiên, qua sơ đồ các liên minh hôn nhân 4 và 5 sâu khép kín ở trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy ở đó cũng chứa đựng các liên minh hôn nhân 3 sâu khép kín.
- Có nghĩa là các liên minh hôn nhân 4 hoặc 5 sâu khép kín về thực chất chỉ là sự mở rộng các liên minh hôn nhân 3 sâu khép kín mà thôi.
- Cụ thể, trong liên minh hôn nhân khép kín giữa 4 sâu: Um - Hô - Húc - Tà Rùng, có thể chỉ ra trong đó có 2 liên minh hôn nhân 3 sâu khép kín: Hô - Húc - Tà Rùng (cả 3 nhóm) và Um - Húc - Tà Rùng (cả 3 nhóm).
- Cũng tương tự như vậy, trong liên minh hôn nhân khép kín giữa 4 sâu Ra Lu - Húc - Xan Doan - Tà Rùng (pả Xe), có 2 liên minh hôn nhân 3 sâu khép kín: Ra Lu - Húc - Xan Doan và Ra Lu - Húc - Tà Rùng.
- Đặc biệt, trong liên minh hôn nhân khép kín giữa 5 sâu: Hô - Xan Doan - Um - Ta Rùng (avỗ Bền.
- Ra Lu bao gồm tới 3 liên minh hôn nhân ba sâu khép kín: Hô - Xan Doan - Um.
- Tất nhiên, đó đều là những liên minh hôn nhân ba sâu khép kín đã được liệt kê ở trang 9.
- “liên minh 3 mu” khép kín đã được tác giả Phan Hữu Dật phát hiện ở cộng đồng người Vân Kiều cư trú tại huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) và Vĩnh Linh (Quảng Trị) 1 có thể thấy hình thức hôn nhân này vẫn đang tồn tại một cách tương đối phổ biến ở các cộng đồng người Bru-Vân Kiều ở nước ta.
- “kết hôn ngược chiều” trong quá trình thực hiện nguyên tắc hôn nhân liên minh ba thị tộc.
- Tiêu biểu cho vấn đề này là quan hệ hôn nhân giữa các sâu với sâu Tà Rùng (sâu gốc của làng), như sâu Ra Lu trong khi là khơi của 4 nhóm Tà Rùng (avỗ Bền, pả Châm, pả Xe, pả Trầm) lại là cu gia của nhóm Tà Rùng pả Ưng.
- Duy chỉ có sâu Hô và sâu Húc hiện vẫn duy trì một cách “nghiêm túc” quan hệ hôn nhân một chiều với toàn bộ sâu Tà Rùng:.
- 1 Phan Hữu Dật (1998), Dấu vết hôn nhân liên minh ba thị…, bđd, tr.
- Thực ra, sự thay đổi này không phải là điều gì mới mẻ trong quan hệ hôn nhân giữa các sâu trong các vil của người Bru-Vân Kiều.
- Đây là một tất yếu khách quan, trong thời điểm hiện nay, khi mối quan hệ hôn nhân giữa các tông tộc trong cộng đồng thôn, làng của người Bru-Vân Kiều ngày càng mở rộng..
- Tôi hoàn toàn đồng ý với các nhà nghiên cứu khác về số lượng đơn vị tham gia “liên minh không đối xứng” hay “liên minh ba thị tộc” là từ ba trở lên hay tối thiểu phải có 3 đơn vị mới có khả năng hình thành và duy trì hình thức hôn nhân này.
- Tuy nhiên, trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng trong hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc chỉ cần tuân thủ quy tắc “dây chuyền, một chiều”, dù biết đây là những quy tắc quan trọng, tôi vẫn thấy cần bổ sung thêm yếu tố “khép kín” để thành quy tắc: “dây chuyền, một chiều và khép kín”.
- Theo tôi đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc/liên minh không đối xứng, vì một số lý do sau:.
- Con người tiến dần từ quan hệ hôn nhân khép kín trong một thị tộc (quần hôn) đến hôn nhân qua lại - khép kín giữa 2 thị tộc (thị tộc lưỡng hợp) và khi từ bỏ hình thức hôn nhân này con người tiếp tục lựa chọn hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc khép kín.
- Từ hôn nhân con cô con cậu 2 chiều (con trai cô lấy con gái cậu và con gái cô lấy con trai cậu), khi một chiều bị cấm (con gái cô lấy con trai cậu), sự trao đổi hôn nhân qua lại giữa 2 thị tộc không thể thực hiện được, đòi hỏi phải có thêm đơn vị liên kết hôn nhân thứ ba và hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc ra đời..
- Trong thực tế, một cộng đồng (làng, khu vực) luôn có số lượng đơn vị liên kết hôn nhân (thị tộc/mu/sâu.
- Thêm nữa, giữa 3 đơn vị kế tiếp nhau trong liên minh hôn nhân “dây chuyền, một chiều” không thể hợp thành một khối thống nhất - một liên minh.
- Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất trong hôn nhân liên minh ba thị tộc là tạo thành một vòng tròn khép kín và ban đầu số lượng đơn vị trong liên minh chỉ có thể là 3 và phải.
- Các liên minh hôn nhân khép kín trên 3 đơn vị và các liên minh hôn nhân kiểu “dây chuyền, một chiều (không khép kín)” hiện đang tồn tại ở một số tộc người (như các tác giả đã chỉ ra) rất có thể chỉ là tàn dư của hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc ban đầu..
- Có thể nói hình thức hôn nhân khép kín trong một thị tộc và hôn nhân thị tộc lưỡng hợp ra đời và tồn tại một phần cũng do vấn đề kinh tế/vật chất..
- Với hình thức hôn nhân đầu tiên, của cải dành cho hôn nhân không bị đưa ra khỏi thị tộc.
- Để thay thế cho hình thức hôn nhân thứ 2 mà tài sản vẫn được luân chuyển giữa các bên tham gia, con người chỉ có thể lựa chọn hình thức hôn nhân liên minh giữa ba thị tộc.
- Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Lưu Hùng cũng cho rằng “thuật ngữ “hôn nhân liên minh ba thị tộc” để chỉ hình thức hôn nhân này ở thời nguyên thủy của nó, dưới dạng được mô hình hóa và điển hình hóa” 1 .
- Điều đó cũng có nghĩa là tác giả Lưu Hùng cũng cho rằng ở thời nguyên thủy của nó, dưới dạng được mô hình hóa và điển hình hóa, hôn nhân liên minh ba thị tộc là hình thức hôn nhân một chiều, khép kín giữa 3 đơn vị liên kết hôn nhân..
- Hôn nhân của người Xtiêng cũng có đặc điểm tương tự 2 .
- Với việc thực thi hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc khép kín, của cải do gia đình/dòng họ/tông tộc bỏ ra trong lễ cưới (cả về số lượng, giá trị) có nhiều cơ hội hơn để quay về với chủ cũ.
- Đây cũng là một lý do để khẳng định một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời và tồn tại của hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc là vấn đề kinh tế..
- Một số tác giả quan niệm hôn nhân liên minh ba thị tộc ra đời vì mục đích tăng cường đồng minh (cả trong chiến tranh, trong hoạt động kinh tế và trong đời sống xã hội) 2 .
- Có thể nói, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc ra đời, tồn tại và phát triển là nguyên nhân kinh tế.
- 2 Phan Hữu Dật (1998), Hôn nhân liên minh ba thị tộc…, sđd, tr.
- Đặng Thị Kim Oanh (2006), Đặc tính của hôn nhân…, sđd, tr.
- trở thành thành viên của nhiều liên minh hôn nhân khác nhau, tương tự như tình trạng ở các tộc người khác đã được các nhà nghiên cứu đề cập tới 1 .
- nữ giữa các đơn vị liên kết hôn nhân gây ra.
- Đây có thể cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hình thức hôn nhân liên minh ba thị tộc tồn tại đến hiện nay và có khả năng còn tồn tại lâu dài trong tương lai./..
- Phan Hữu Dật (1998), Dấu vết hôn nhân liên minh ba thị tộc ở người Vân Kiều, Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.
- Phạm Quang Hoan (1979), Về quan hệ hôn nhân và gia đình người Cơ-tu, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr.
- Đặng Thị Kim Oanh (2006), Đặc tính của hôn nhân từ dẫn liệu nhân học, Tạp chí Phát triển Khoa học &.
- Nguyễn Hữu Thấu (1976), Đôi nét về quan hệ hôn nhân gia đình ở người Paco, Pahy và Catu ở miền Tây Thừa Thiên Quảng Nam, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr.
- 1 Phan Hữu Dật (1998), Hôn nhân liên minh ba thị tộc…, bđd, tr.
- Phạm Quang Hoan (1998), Lại bàn về hôn nhân liên minh ba thị tộc…, bđd, tr