« Home « Kết quả tìm kiếm

Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế.
- Luận văn đã đánh giá được những vấn đề cơ bản về thực trạng pháp luật của Việt Nam về hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- tìm ra được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- bên cạnh đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của hình thức đầu tư này..
- Luật kinh tế.
- Hợp đồng kinh tế.
- Pháp luật Việt Nam.
- Chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong sự phát triển kinh tế, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới.
- Một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực đó là những chính sách thúc đẩy hoạt động đầu tư và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (“Hợp đồng BCC”)..
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh lần đầu tiên được quy định cụ thể trong Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, với tính chất là quan hệ hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài.Khi mới được quy định trong pháp luật đầu tư Việt Nam, hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có thể được ký kết và thực hiện giữa hai bên chủ thể, bao gồm một bên nước ngoài và một bên Việt Nam..
- Để phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài 1990 đã quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng hai bên hoặc nhiều bên.
- Trên cơ sở này, hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được định nghĩa là: Văn bản được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân..
- Luật Đầu tư 2005 với tính chất là Luật Đầu tư áp dụng chung cho các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch của họ đã giải quyết thiếu hụt của hệ thống pháp luật về đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định tại khoản 16 Điều 3 của Luật này và được cụ thể hóa tại Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ – CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư..
- Nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC là những thỏa thuận thể hiện tính “hợp tác kinh doanh”, bao gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh.
- Đây chính là đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong sự so sánh với các hợp đồng khác trong thương mại (ở các hợp đồng này, thời điểm chuyển giao rủi ro được.
- các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở xác định rõ lợi nhuận hay rủi ro thuộc về một trong các bên của hợp đồng)..
- Dựa vào bản chất pháp lý của hợp đồng BCC, ta có thể thấy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư dễ tiến hành, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn.
- Xét về lợi thế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp sớm thu được lợi nhuận vì các nhà đầu tư không mất thời gian đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới.
- Do không phải thành lập doanh nghiệp mới để thực hiện dự án nên thủ tục đầu tư cũng đơn giản, không tốn nhiều thời gian, chi phí, quy mô dự án cũng có thể rất linh hoạt.
- Hiện nay ở Việt Nam, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, lĩnh vực bưu chính viễn thông, in ấn, phát hành báo chí với sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
- Kể từ khi được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam, hình thức đầu tư này đã góp phần hiện đại hóa và phát triển ngành dầu khí, ngành bưu chính viễn thông của nước ta..
- Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn trong việc điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn những tồn tại, vướng mắc nhất định cần được tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá và đưa ra biện pháp giải quyết..
- Do vậy, em lựa chọn đề tài “Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình..
- Tình hình nghiên cứu.
- Như đã đề cập ở phần trên, hợp đồng hợp tác kinh doanh tuy đã được pháp luật ghi nhận từ lâu nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào thực sự nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về nó.
- Cho đến nay mới chỉ có luận văn đại học nghiên cứu về vấn đề này và một số bài viết được đăng trên các tạp chí pháp luật của một số nhà khoa học như bài viết“Một số nội dung mới trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng hợp tác kinh doanh” của TS.
- Các công trình khoa học khác, có chăng chỉ đề cập đến hợp đồng hợp tác kinh doanh như một khía cạnh nhỏ của đầu tư như luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hóa pháp luật về đầu tư ở Việt Nam” của TS..
- Nguyễn Khắc Định, cuốn “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản” của TS.
- Mục tiêu và Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật điều chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh, những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, từ đó tìm ra phương hướng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam.
- Như vậy, về cơ bản luận văn có 3 nhiệm vụ cụ thể như sau:.
- Thứ nhất, làm rõ bản chất pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh và cơ sở lý luận của pháp luật điều chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh..
- Thứ hai, phân tích thực trạng áp dụng các qui định của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh, từ đó nêu được những bất cập, hạn chế trong các qui định của pháp luật về vấn đề này..
- Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện các qui định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: quan điểm pháp lý về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- phương thức và thực trạng thực thi pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh..
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những khía cạnh pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh trên cơ sở lý luận và các qui định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh như Hệ thống văn bản Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, Luật đầu tư năm 2005..
- Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích, tổng hợp, luật học so sánh, khảo sát thực tiễn.
- Các phương pháp nghiên cứu trong.
- luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng.
- trên cơ sở các quan điểm, đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam..
- Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.
- Luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện, chi tiết những quy định của Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh, thực trạng và tình hình thực thi pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Thông qua đó, Luận văn đưa ra những giải pháp nhằm góp phần tăng cường hiệu quả của việc thực thi các quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Dự kiến luận văn sẽ có những kết quả sau đây:.
- Về mặt lý luận: Luận văn phân tích, bổ sung những lý luận cơ bản về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- phân tích đặc trưng pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh và các quy định pháp luật có liên quan..
- Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích những bất cập, vướng mắc trong các qui định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh, từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật và giải pháp..
- So với những công trình đã nghiên cứu, Luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu trước.
- Bên cạnh đó, Luận văn đã có những nghiên cứu, đóng góp để hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh..
- Kết cấu của Luận văn.
- Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 03 chương với kết cấu và nội dung nghiên cứu như sau:.
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Vũ Thị Lan Anh (2008), “Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Luật học, (11), Tr.
- Bộ Tài Chính – Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT- BTC-BTNMT ngày 31/1/2008 về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội..
- Bộ Xây Dựng (2008), Thông tư 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 153/2007/NĐ-CP, Hà Nội..
- Chính Phủ (1977), Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977 ban hành Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam, Hà Nội..
- Chính Phủ (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội..
- Chính Phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội..
- Chính Phủ (2007), Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội..
- Chính Phủ (2008), Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Dung (2008), “Một số nội dung mới trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng hợp tác kinh doanh”, Tạp chí Luật học, (11), Tr.
- Mai Hữu Đạt (2011), Pháp luật về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội..
- Nguyễn Khắc Định (2001), “Về phương hướng hoàn thiện các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (4), Tr.
- Nguyễn Khắc Định (2003), Hoàn thiện pháp luật và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Lê Kim Giang (2009), “Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh viễn thông tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (14), Tr.
- Lê Hồng Hạnh (1999), Luật công ty của một số nước ASEAN – Một số vấn đề về luật đầu tư và luật công ty của các nước ASEAN, Viện khoa học pháp lý- Bộ tư pháp, Hà Nội..
- Đỗ Nhất Hoàng (2001), “Những điểm mới của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (4), Tr.
- Đỗ Nhất Hoàng (2002), Sự hình thành và phát triển của luật đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Lê Thị Bích Huệ (2002), “Hình thức của Hợp đồng kinh tế và điều kiện hiệu lực của hợp đồng”, Tạp chí Luật Học, (2), Tr.
- Hội Đồng Bộ Trưởng (1987), Quyết định số 217/HĐBT ngày ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh, Hà Nội..
- Dương Nguyệt Nga (2009), Pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật..
- Hồ Văn Phú (2005), Những vấn đề pháp lý về đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc Hội (1987), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc Hội (1990), Luật số 41-LCT/HĐNN8 ngày 30/6/1990 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc Hội (1992), Luật số 6-L/CTN ngày về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc Hội (1996), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc Hội (1998), Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Hà Nội..
- Quốc Hội (2000), Luật số 18/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc Hội (2005), Luật đầu tư, Hà Nội..
- Đỗ Thị Thủy (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân..
- Phan Thị Hương Thủy (2002),Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước Pháp luật..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật đầu tư, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Viết Tý (2002), “Hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo tính thống nhất trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng”, Tạp chí Luật học, (6), Tr.
- http://www.dankinhte.vn/tim-hieu-ve-hinh-thuc-dau-tu-theo-loai-hinh-hop-dong-hop-tac- kinh-doanh/.
- http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/rui-ro-tu-hop-dong-hop-tac-kinh- doanh-2685787.html.
- http://vi.sblaw.vn/tin-tuc/hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-va-hop-dong-lien-doanh 54.
- http://vietbao.vn/Kinh-te/Sacombank-hop-tac-kinh-doanh-vang-voi-SJC .
- http://baohungyen.vn/tin-noi-bat/200810/Ky-hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-trien-khai-thu- nghiem-cong-nghe-khi-hoa-than-ngam-duoi-long-dat-tai-Hung-yen-108119/.
- http://www.russian-civil-code.com/.
- http://www.vnpt.vn/News/Tin_Tuc/ViewNews/tabid/85/newsid/9434/seo/Hop-dong-hop- tac-kinh-doanh-BCC-Chien-luoc-dung-dan-de-phat-trien-ha-tang-vien-thong-Viet- Nam/Default.aspx