« Home « Kết quả tìm kiếm

Hướng nghiệp và cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- T he rapid technological developments we are witness- Hướng nghiệp và cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp ThS.
- Mai Quang Huy Khoa Sư phạm - ĐHQG Hà Nội Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ và quá trình toàn cầu hóa trong những thập niên đầu của thế kỷ 21 đang tạo ra những thay đổi căn bản trong thế giới nghề nghiệp và đặt ra các yêu cầu mới cho công tác hướng nghiệp và cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
- Dựa trên việc khảo sát thực trạng về cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước ta hiện nay và những khuyến nghị của UNESCO liên quan đến hướng nghiệp và giáo dục nghề nghiệp, tác giả đưa ra hai đề xuất sau.
- Thứ nhất là việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông và cộng đồng để chuẩn bị cho sự lựa chọn nghề nghiệp của lớp trẻ.
- Thứ hai là cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thế giới nghề nghiệp và sự đa dạng về khả năng của lớp trẻ.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ và quá trình toàn cầu hóa trong những thập niên đầu của thế kỷ 21 đang tạo ra những thay đổi căn bản trong thế giới nghề nghiệp.
- Do vậy, sự phát triển con người cần phải theo kịp với những thay đổi của xã hội để giúp con người chủ động tham gia vào cuộc sống xã hội, tham gia lao động sản xuất.
- Trong thời đại ngày nay, điều quan trọng đối với mỗi quốc gia là thành lập cơ cấu tổ chức và thiết kế lại chương trình đào tạo và việc làm để đảm bảo cung cấp “Giáo dục cho mọi người” và “Công việc cho mọi người”.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi quốc gia phải tổ chức lại hệ thống giáo dục quốc dân theo quan điểm học suốt đời, đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề (Technical and Vocational Education and Training) hay nói ngắn gọn là giáo dục nghề nghiệp (Vocational Education) để chuẩn bị cho con người tham gia và tái tham gia vào thế giới nghề nghiệp.
- Hội nghị Thế giới về Giáo dục nghề nghiệp lần thứ hai đã đưa ra khuyến nghị: “Quan điểm hiện nay là giáo dục nghề nghiệp cần được bắt đầu trong giai đoạn của giáo dục phổ thông để đặt trẻ em vào một phạm vi của các kỹ năng và kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống.
- Hơn tất cả, giáo dục nghề nghiệp cần được truyền đạt trong cách thức linh hoạt để chúng có thể gần gũi với tất cả các nhóm xã hội và với các nhóm tuổi khác nhau.
- Chúng ta cần những mô hình mới của giáo dục nghề nghiệp, liên kết giáo dục, đào tạo, việc làm và phúc lợi xã hội ở cấp độ quốc gia và quốc tế”.
- Cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước ta từ sau khi đất nước thống nhất đã được quy định tại Nghị quyết 14 NQ/TW (1979), được điều chỉnh trong Nghị định 90/CP (1993) và Luật Giáo dục (1998).
- Trong hơn ba thập kỷ qua, cơ cấu và mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nước ta ít thay đổi, chủ yếu vẫn là giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và dạy nghề nhằm đào tạo lao động lành nghề.
- Trung học chuyên nghiệp hiện có 266 trường.
- Dạy nghề hiện được đào tạo tại 214 trường dạy nghề, 221 trung tâm dạy nghề và tại 141 trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
- Sau sự suy giảm số lượng các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong thập kỷ 80 và 90, số lượng các trường đã có sự khôi phục và gia tăng từ cuối thập kỷ 90.
- Tuy nhiên, học sinh sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông hầu hết tham gia thi tuyển vào đại học, trong khi giáo dục đại học chỉ có thể tiếp nhận được 20% số học sinh tốt nghiệp trung học nên tạo ra áp lực lớn trong các kỳ thi đại học.
- Phân hệ giáo dục nghề nghiệp gồm cả trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hiện đang có quy mô nhỏ bé, cơ cấu đào tạo chưa tương xứng với nhu cầu về nhân lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Vì vậy, đi đôi với việc cơ cấu lại phân hệ giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng:“Điều chỉnh hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp yêu cầu học tập của nhân dân, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và các mục tiêu của Chiến lược”, cần phải có biện pháp giúp cho học sinh phổ thông hiểu được các yêu cầu của thế giới nghề nghiệp, đánh giá đúng năng lực bản thân để có sự lựa chọn con đường phát triển giáo dục và nghề nghiệp phù hợp.
- Hướng nghiệp được đông đảo nhìn nhận như là một phương pháp có sức mạnh và hiệu quả nhằm thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục và thế giới nghề nghiệp, cũng như giữa nhà trường và xã hội.
- Nó cung cấp cho lớp trẻ những thông tin về thế giới nghề nghiệp và giúp họ hiểu được khả năng của họ để có được sự lựa chọn tương xứng, phát triển các khả năng để có cơ hội nghề nghiệp tương thích với sự quan tâm và năng lực bản thân.
- Hướng nghiệp cũng giúp lớp trẻ có được sự tự tin và thái độ tích cực bắt nguồn từ việc thực hiện các lĩnh vực học tập và công việc đã lựa chọn, và quan trọng nhất là có tinh thần học tập suốt đời.
- Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”.
- Theo UNESCO, hướng nghiệp được xem như một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân họ và về các thị trường lao động và giáo dục để họ có các quyết định phù hợp nhất liên quan đến sự lựa chọn giáo dục và nghề nghiệp.
- Ngày nay, người ta đã nhận thấy chỉ cung cấp thông tin là không đầy đủ, mà cần phải chỉ ra sự phát triển về mặt cá nhân, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp của học sinh.
- Một sự thay đổi khác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động hướng nghiệp là nó được nhận thức như là một quá trình phát triển, đòi hỏi một cách tiếp cận chương trình (a curriculum approach) chứ không chỉ đơn giản là các cuộc phỏng vấn cá nhân tại các thời điểm quyết định.
- Sự phát triển về mặt giáo dục và nghề nghiệp của học sinh bắt đầu tại gia đình họ khi họ học về các giá trị của gia đình đối với giáo dục và công việc.
- Hướng nghiệp gồm bốn thành phần là chương trình hướng dẫn, lập kế hoạch cá nhân, dịch vụ trả lời và hệ thống hỗ trợ.
- Chương trình hướng dẫn (Guidance Curriculum) là trung tâm của phần phát triển của chương trình hướng dẫn tổng hợp.
- Nó mô tả các tuyên bố như là mục tiêu đối với các chỉ dẫn hướng dẫn và các khả năng học sinh cần phát triển.
- Chương trình được tổ chức ở mức độ lớp học.
- Nó được thiết kế để phục vụ tất cả học sinh và thường được gọi là hướng dẫn tại phòng học hay hướng dẫn nhóm.
- Lập kế hoạch cá nhân (Individual Planning): Các hoạt động của thành phần lập kế hoạch cá nhân được cung cấp cho tất cả học sinh nhằm giúp họ trong việc triển khai và thực hiện các kế hoạch về cá nhân, giáo dục và nghề nghiệp.
- Chúng giúp học sinh hiểu và điều khiển sự phát triển và thực hiện các bước tiếp theo về mặt giáo dục và nghề nghiệp.
- Các hoạt động của thành phần này được tiến hành hoặc trên cơ sở nhóm, hoặc trên cơ sở cá nhân với học sinh và phụ huynh.
- Dịch vụ trả lời (Responsive Services): Mục đích của thành phần này là cung cấp sự trợ giúp đặc biệt cho những học sinh đang phải đối mặt với những vấn đề gây trở ngại cho sức khỏe, sự phát triển về mặt cá nhân, xã hội, giáo dục hoặc nghề nghiệp.
- Nó bao gồm sự cung cấp các câu trả lời thận trọng đối với những học sinh đang trên bờ vực của sự lựa chọn một giải pháp có hại cho sức khỏe hoặc không tương xứng với vấn đề của họ, hoặc không thể đương đầu với một tình huống.
- Những sự can thiệp đặc biệt cũng cần được cung cấp cho những học sinh có sự lựa chọn thiếu khôn ngoan, hoặc không đương đầu với các tình huống có vấn đề.
- Thành phần này bao gồm các hoạt động như là thảo luận cá nhân và nhóm nhỏ, bàn bạc với nhân viên và phụ huynh, và chuyển học sinh và phụ huynh tới các chuyên gia hoặc chương trình khác.
- Hệ thống hỗ trợ (System Support): Thành phần này gồm có hai phần là các hoạt động để hỗ trợ ba thành phần kia, và các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên tư vấn hỗ trợ các chương trình giáo dục khác.
- Hỗ trợ mà các chương trình hướng dẫn cần bao gồm các hoạt động như là phát triển nhân viên, phát triển nguồn lực cộng đồng, tài chính, thiết bị và hỗ trợ chính sách.
- Hỗ trợ mà nhân viên tư vấn cung cấp đối với các chương trình khác bao gồm các hoạt động lập kế hoạch cá nhân, liên kết với các chương trình giáo dục, và đặc biệt là sự phân công quản lý liên quan đến hướng dẫn..
- Đến đây, chúng tôi xin có một số đề xuất sau: 1) Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường và cộng đồng.
- Trước mắt, tiến hành xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp ở các cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông để giúp học sinh có sự lựa chọn hướng đi phù hợp sau mỗi cấp học.
- Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác hướng nghiệp trong các nhà trường và trong cộng đồng.
- Cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về trình độ đào tạo của thị trường lao động, và tạo ra cơ hội cho người học lựa chọn.
- Đa dạng hóa giáo dục trung học phổ thông để chuẩn bị nghề cho một tỷ lệ thích hợp học sinh, hình thành các trường các trường trung học kỹ thuật, trung học nghề… để cùng với việc trang bị học vấn trung học phổ thông, còn cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đối với những nghề phổ biến, nghề diện rộng.
- Củng cố và phát triển các trường cao đẳng kỹ thuật – nghiệp vụ, cao đẳng cộng đồng để đào tạo kỹ sư thực hành, kỹ thuật viên cao đẳng, cao đẳng nghề, công nhân trình độ cao và góp phần giảm bớt áp lực đối với giáo dục đại học.
- Củng cố, tăng cường hoạt động của các trường và trung tâm dạy nghề nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ lành nghề và bán lành nghề cho những người đã hoặc chưa hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nhưng không có điều kiện hoặc khả năng học ở bậc cao hơn, và những người lao động muốn chuyển đổi nghề.
- S., Policies and Guidelines for Educational and Vocational Guidance.
- Studies on Technical and Vocational Education.
- 2) Technical and Vocational Education and Training in the Twenty-First Century: New Role and Chalenges for Guidance and Counselling.
- 3) Mai Quang Huy, Cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp: thực trạng và giải pháp.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên” của Khoa Sư phạm - ĐHQGHN (Trang 71 –76).
- Vocational Guidance and Vocational Education System Mai Quang Huy Faculty of Education, VNU Hanoi.
- Strengthening educational and vocational guidance in schools and communities