« Home « Kết quả tìm kiếm

Khác biệt văn hoá Đông - Tây và giao tiếp liên văn hoá


Tóm tắt Xem thử

- Hòa / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Khác biệt văn hoá Đông - Tây và giao tiếp liên văn hoá.
- Bài viết nhìn lại sự khác biệt văn hoá Đông - Tây trên một số căn cứ chung nhất như quan niệm về tôn giáo, tri thức, và thời gian, cũng như sự khác biệt trong cái gọi là tính cá nhân và tính tập thể - một phạm trù hay được nhắc đến để giải thích những khác biệt về giao tiếp giữa những con người từ nền văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây.
- *Khác biệt văn hoá Đông - Tây là một trong những vấn đề được nhiều học giả quan tâm và xem xét.
- Sau này mới phân biệt Đông - Tây với tư cách là hai phạm trù văn hoá.
- Như vậy văn hoá ở cái gọi là “Phương Tây” theo cách hiểu trên gọi và văn hoá phương Tây, còn văn hoá tại phần còn lại hiểu là văn hoá phương Đông.
- Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chính trị văn hoá như sự di cư của các dân tộc, giao tiếp văn hoá, cho nên bức tranh nêu trên là không hoàn toàn thuần khiết.
- Sự hình thành của các nền văn hoá chịu sự tác động to lớn của môi trường địa lí.
- Có thể kể đến hai xu hướng.
- Khi sử dụng khái niệm “khác biệt Đông - Tây”, bài viết dựa trên giả thiết thực sự có tồn tại văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây.
- Việc sử dụng khái niệm văn hoá Đông - Tây không làm mất đi ý nghĩa của văn hoá dân tộc.
- Trong tiềm thức của nhiều người đã tồn tại khái niệm phương Đông và phương Tây.
- Cái gọi là văn hoá phương Đông hay văn hoá phương Tây chỉ những đặc trưng chung cho hai thực thể rộng lớn này.
- Đông - Tây ở đây không là sự đối lập địa lí, và chỉ thể hiện những nét khái quát chung đã hình thành trong nhận thức của nhân loại khi nói về phương Đông và phương Tây như những pham trù văn hoá mà thôi.
- Hơn nữa, bài viết cũng đặt trong mối quan hệ với giao tiếp theo ý nghĩa rộng của từ này.
- Phải thấy rằng, đã có nhiều nghiên cứu về văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây, đưa ra những khác biệt và những nét tương đồng.
- Theo quan sát của chúng tôi, các khác biệt văn hoá Đông - Tây thường được miêu tả một cách siêu hình dựa trên một số cơ sở tách biệt, ít khi thể hiện được tính thống nhất mạch lạc là căn cứ cho việc so sánh giữa hai nền văn hoá này.
- Bài viết dựa trên quan niệm rằng các khác biệt văn hoá là một trong những nguyên nhân dẫn đến khác biệt trong giao tiếp liên văn hoá.
- Có những khác biệt được chấp nhận như là thực tế, và có những khác biệt là kết quả của quá trình nhận thức trong giao tiếp.
- Những khác biệt văn hoá do tri nhận mang lại.
- Những khác biệt văn hoá là kết quả của quá trình nhận thức có một tác động to lớn đến giao tiếp.
- Trước hết, đối tượng giao tiếp được xác định là thuộc về nhóm “ta - ingroup” hay “nó - outgroup”, và bước này được gọi là “phân loại xã hội”.
- Một khi xác định đối tượng giao tiếp là thuộc về một “ô” nào đó, chúng ta đã đặt họ vào những hộp cụ thể gắn với cái gọi là “dập khuôn - stereotyping”.
- Dù thế nào đi chăng nữa thì, cách giao tiếp hay hành sử của ta sẽ bị tác động bởi kết quả tri nhận như trên của mình.
- Tiếp đó, chúng ta sẽ nhận định xem đối tượng giao tiếp đó có mang những đặc trưng điển hình hay không điển hình của nhóm người mà ta mới gắn cho.
- Cuối cùng là ta sẽ nên hành xử hay giao tiếp như thế nào cho hiệu quả.
- Bước cuối cùng này được gọi là “điều chỉnh chiến lược giao tiếp - communication accommodation”.
- Giao tiếp có thể thất bại khi quá trình tri nhận này mang lại những kết quả sai lệch.
- Một con người có thể rất cởi mở khi chia sẻ những thành công của bản thân mình, song nhiều khi lại bị coi như là con người khoe khoang, và trong trường hợp này giao tiếp sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Dodd cho rằng các phản ứng đối với những khác biệt văn hoá này có thể chia thành loại như “nghi kị”.
- Phản ứng có thể là kiểu dập khuôn.
- Người giao tiếp biểu hiện sự đồng cảm, chia sẻ với đối tượng giao tiếp.
- Điều này xảy ra khi một cá thể hay nhóm nào đó bị coi là “bên ngoài”, và hầu như không có sự giao tiếp.
- Họ có thể bị tẩy chay, cô lập.
- Một là, thái độ cho rằng mình hay văn hoá của mình là thượng đẳng, hay hơn người khác.
- Thứ hai có thể là kết quả của những định kiến văn hoá hay phân biệt chủng tộc cho rằng dân tộc mình tinh hoa hơn dân tộc khác.
- Sự khác biệt văn hoá bắt nguồn từ những khác biệt trong thế giới quan.
- Thế giới quan khác nhau sẽ dẫn đến những khác biệt trong những quan niệm về bản thân, về người khác, cũng như những giá trị văn hoá.
- Ví dụ như coi trọng bản thân, người phương Tây nhấn mạnh lợi ích của cá nhân trên lợi ích của tập thể.
- Tôn giáo là một địa hạt phản ánh những khác biệt văn hoá.
- Không phải ngẫu nhiên, cũng hình thành hai nhóm tôn giáo phương Đông và tôn giáo phương Tây.
- Tương tự như vậy có sự khác biệt trong quan niệm về tri thức giữa phương Tây và phương Đông.
- Trong khi phương Tây thường chỉ coi trọng năng lực của bản thân ứng viên.
- Tri thức dựa trên lí trí có thể nói là đã có từ thời Plato (nhà triết học Hi-Lạp).
- Thời gian là một phạm trù qua đó sự khác biệt giữa văn hoá Đông và Tây có thể thấy.
- Văn hoá phương Tây thường nhìn nhận thời gian theo tuyến tính từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
- Do vậy, chúng ta có thể thấy thời gian hay được thể hiện qua hình một mũi tên về phía phải - tương lai hay phía trước.
- Những nền văn hoá này thường hướng đến sự thay đổi, vận động hay biến hoá, và khá là động.
- Trong khi đó, các nền văn hoá phương Đông lại nhìn nhận thời gian như một phạm trù có tính chu kì (cyclical).
- Khác biệt về thời gian này còn được thể qua mối quan hệ giữa “quan hệ” và “kết quả”.
- Có thể thấy khái niệm giờ “cao su” ở văn hoá Việt Nam, còn các buổi họp ở phương Tây, họ rất tôn trọng việc bắt đầu công việc theo đúng thời gian đã quy định.
- Hall [4] trong công trình “Beyond Culture” đã đưa ra một luận điểm về cách các nền văn hoá xử lí thời gian và cuối cùng là cách xử lí thông tin và giao tiếp.
- Thời gian cũng có vai trò tổ chức giao tiếp theo một phổ gồm hai cực: đơn thời gian - và đa thời gian.
- Những nền văn hoá chủ yếu theo cực đơn thời gian thiên về xu hướng thực hiện một việc tại một thời điểm.
- Đây là một đặc trưng của văn hoá phương Tây.
- Ở cực khác là những nền văn hoá đa thời gian.
- Trong văn hoá phương Đông, con người có thiên hướng làm nhiều việc cùng một lúc và tư duy không theo tuyến tính mà qua hình ảnh, hình tượng.
- Như vây, giao tiếp có thể không thành công khi nhưng đối tượng giao tiếp đến từ những nền văn hoá khác biệt như vậy.
- Một người không quen với cách thức thực hiện công việc theo một quy trình vạch sẵn sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp hay làm việc với một người luôn có ý thức như vậy.
- Giao tiếp thường ít trực tiếp, và có thêm nhiều thông tin rườm, ít có quan hệ với khung chủ đề (topic framework).
- Do vậy, ý thức về khác biệt văn hoá sẽ có một vai trò quan trọng, giúp cho việc giao tiếp có hiệu quả hơn.
- Triandis tính cá nhân và tính tập thể là các lực tạo sự khác biệt giữa văn hoá phương Đông, và văn hoá phương Tây mạnh nhất.
- Các thực thể này thường được phương Tây (như Raymie Stata, 1992) hiểu là các tập hợp của các cá nhân.
- Một số tác giả khác đã nhận thấy trên phương diện giao tiếp, những nền văn hoá theo chủ nghĩa cá nhân quan tâm đến tính rõ ràng, trực tiếp, tính “chân - truth” của giao tiếp.
- Một ví dụ trong giao tiếp của nền văn hoá Hoa kì, là chúng ta hay nghe thấy mọi người nói: “tell the truth” hay “I want to hear the truth”.
- Một câu hỏi thú vị là vậy những nền văn hoá theo mang tính tập thể có quan tâm đến “sự thật” hay không? Câu trả lời là quan tâm đến sự thật có thể coi là một giá trị nhân bản có tính phổ quát cao.
- Người theo chủ nghĩa tập thể quan tâm đến thể diện, lợi ích của cộng đồng được thể hiện một cách gián tiếp, buộc người giao tiếp phải chú ý nhiều đến ngữ cảnh để có thể hiệu được nội dung cần thông báo.
- Cách thức tổ chức giao tiếp cũng theo tính hình tuyến, đáp ứng nhu cầu cá nhân hơn là nhu cầu của cả nhóm, hay tập thể.
- Những nền văn hoá theo tập thể lại coi trọng giao tiếp “gián tiếp”, thể hiện sự quan tâm đến tình cảm, thái độ của người giao tiếp, giữ thể diện, tránh không có những nhận xét chỉ trích, quan tâm đến lợi ích của cả nhóm hay tập thể.
- Cách thức tổ chức giao tiếp ít mang tính trực tiếp tuyến tính.
- Tuy nhiên, không nên nhìn nhận sự khác biệt này một cách tuyệt đối.
- Giao tiếp còn phụ thuộc nhiều hay ít vào ngữ cảnh.
- Hall [4] cũng đưa ra những ý tưởng rất thú vị về một sự khác biệt nữa về cách thức thông tin được sử lí trong giao tiếp.
- Trên đại thể, Hall phân loại các nền văn hoá thành hai loại: phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh (high - context) và phụ thuộc ít vào ngữ cảnh (low context).
- Quan sát cho thấy văn hoá phương Đông mang tính phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh, còn văn hoá phương Tây là loại ít phụ thuộc vào ngữ cảnh hơn.
- Trong các nền văn hoá mà giao tiếp ít phụ thuộc vào ngữ cảnh, thông điệp chuyển tải là tường minh, rõ ràng.
- trong khi đó, thông điệp trong các nền văn hoá mà giao tiếp phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh thì thông điệp thường là gián tiếp, và người nghe phải sử dụng ngữ cảnh để có thể hiểu chính xác nội dung thông báo.
- TingToomey đã phát hiện những tương ứng bao trùm nhiều phạm trù, và rằng trong giao tiếp ít phụ thuộc vào ngữ cảnh thường tách con người ra khỏi vấn đề.
- Thứ hai là các thành viên từ một nền văn hoá mà giao tiếp ít phụ thuộc vào ngữ cảnh tất yếu sẽ không chịu được tính không rõ ràng trong giao tiếp.
- Do vậy, họ không thích sự im lặng trong giao tiếp.
- Ngược lại, sự im lặng cũng là một chiến lược giao tiếp trong văn hoá phương Đông.
- Cũng tương ứng là họ thích cách giao tiếp trực tiếp, và có thể bị những cá nhân giao tiếp phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh cảm nhận là ít lịch sự.
- Văn hoá phương Đông coi trọng việc giữ thể diện, sự hoà thuận trong giao tiếp.
- do vậy, những cách giao tiếp trực tiếp thẳng theo văn hoá phương Tây có thể tạo cảm giác “đối mặt”.
- Dodd cũng có nhận xét là văn hoá phương Tây thiên về cách tư duy phân tích, tuyến tính, sử dụng lí trí, đòi hỏi sự phân tích nhiều khía cạnh.
- Còn văn hoá phương Đông thì thiên về xu hướng tổng hợp, tổng thể (holistic), sử dụng nhiều cảm tính.
- Có thể thấy hiện tượng này qua những kết luận mang tính chất phương Đông như ít đưa ra minh chứng.
- Trên phương diện giao tiếp, văn hoá phương Đông coi cá nhân là một bộ phận của tập thể và do vậy, cá nhân ý thức được “cái riêng” cái “bản sắc” của mình thông qua quan hệ với một trật tự xã hội không thay đổi.
- Các phẩm chất như tính khiêm tốn, ôn hoà được khuyến khích trong giao tiếp.
- Do vậy, người phương Đông dường như vừa giao tiếp vừa “dò dẫm đường” nhằm tránh không gây mất thể hiện hay mất mặt người giao tiếp.
- Linh cảm đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp.
- Như vậy, có thể thấy rằng người “phương Tây” thiên về những thông tin mang tính cá nhân hơn là các thông tin nhấn mạnh các yếu tố xã hội như tính tập thể, sự trung thành với nhóm.
- Còn trong văn hoá phương Đông, lại ưa chuộng sự đồng thuận.
- Cách thức giao tiếp thường là trực diện, thẳng, trong khi người Nhật có xu hướng gián tiếp.
- Qua những những nhận xét nêu trên, có thể thấy hai truyền thống văn hoá Đông và Tây đều chứa đựng những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
- Ví dụ như tính linh hoạt của văn hoá phương Đông có thể dẫn đến tình trạng “vô nguyên tắc”, hay “tuỳ tiện”, trong khi đó tính chất tuyến tính, theo quy trình có người phương Tây có thể tạo ra sự “cứng nhắc” hay “lạnh lùng” trong cách ứng sử.
- Cách thức tư duy tổng thể và thế giới quan trực giác của người phương Đông cũng chưa tạo ra sự đóng góp to lớn với sự phát triển của khoa học và công nghệ so với người phương Tây.
- Một số phương thức tư duy khác chưa được coi trọng ở phương Tây..
- Sự kết hợp văn hoá Đông - Tây góp phần mang lại cho chúng ta thêm sự tự do - không phải tự trói mình theo những định kiến của một cách nhận thức, và hành sử.
- Người phương Đông và người phương Tây cần chấp nhận những giá trị của nhau.
- Tìm về bản Sắc Văn Hoá Việt Nam, Hồ Chí Minh, NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004