« Home « Kết quả tìm kiếm

Khái niệm Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa nhân đạo (Humanism) trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1945 đến nay


Tóm tắt Xem thử

- Chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân bản, văn học Việt Nam hiện đại, giá trị của văn học.
- (2) Phân tích nội dung, ý nghĩa và các khuynh hướng khác nhau trong việc sử dụng khái niệm Chủ nghĩa nhân văn, Chủ nghĩa nhân đạo trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1945 đến nay..
- Trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam, khái niệm Humanism đã được tiếp nhận và chuyển dịch sang tiếng Việt với hai khái niệm phổ biến là Chủ nghĩa nhân văn (CNNV) và Chủ nghĩa nhân đạo (CNNĐ).
- Đây là những từ ngữ Hán Việt đã được sử dụng phổ biến, thường xuyên trong nghiên cứu văn học hiện đại ở Việt Nam, được xem như là một giá trị phổ quát của văn học.
- Nhưng thế nào là CNNV hay CNNĐ? CNNV hay CNNĐ có ý nghĩa như thế nào đối với văn học? Ý kiến về vấn đề này, ở mỗi giai đoạn, mỗi nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam, có nhiều quan niệm khác nhau.
- này trong thực tiễn của khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam.
- Qua đó, bài viết sẽ chỉ ra sự khác biệt trong cách sử dụng giữa hai khái niệm và những cơ sở dẫn đến sự khác biệt đó cũng như ý nghĩa của nó trong thực tiễn nghiên cứu văn học ở Việt Nam..
- Bài viết khảo sát và đánh giá cách sử dụng các khái niệm CNNV, CNNĐ của những nhà nghiên cứu (chủ yếu là các nhà lí luận, phê bình) ở các giáo trình, các chuyên luận, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành Văn học ở Việt Nam từ 1945 đến nay, tức là từ khi khoa.
- nghiên cứu văn học ở Việt Nam được tiến hành chủ yếu theo quan điểm Marxist..
- Thời kì Phục hưng, trong văn học - nghệ thuật nói riêng, trong văn hóa nói chung, những tư tưởng nhân văn đã đơm hoa kết trái, trở thành Humanism..
- Humanist đích thực, theo nghĩa hẹp của từ này, là chỉ những học giả, những người có tài, có kiến thức sâu và rộng về ngôn ngữ và văn học Hy - La.
- Từ đây, khái niệm này được sử dụng rộng rãi và được xem như là một hệ giá trị, một tiêu chuẩn phổ biến ở nhiều lĩnh vực thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam..
- Khái niệm Humanism được chuyển ngữ và sử dụng phổ biến trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XX.
- Do đó, trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam, Humanism thường được chuyển ngữ phổ biến thành các từ ngữ Hán Việt là CNNV hay CNNĐ.
- Vì vậy, Nhân đạo (人 道) thường được quan niệm là nhân luân, đạo lí của con người.
- Khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã sinh thành, tồn tại và phát triển trong những truyền thống, cội nguồn văn hóa – xã hội, tôn giáo, triết học, tư tưởng khác biệt so với các nước ở khu vực và trên thế giới.
- Chính điều này đã ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc lựa chọn, tiếp nhận, sử dụng khái niệm CNNV hay CNNĐ trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam.
- Trong khoa nghiên cứu văn học hiện đại ở Việt Nam, tồn tại ba khuynh hướng phổ biến khác nhau về khái niệm CNNV, CNNĐ..
- Ở giai đoạn này, sự đối lập được thể hiện mạnh mẽ trong một số bộ giáo trình sử dụng trong các trường đại học, cao đẳng: Sơ thảo nguyên lí văn học của Nguyễn Lương Ngọc (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1958), Sơ thảo nguyên lí văn học của Nguyễn Lương Ngọc và ctv (NXB Giáo dục, 1961), Cơ sở lí luận văn học của Tổ Bộ môn Lí luận Văn học các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh và ĐH Tổng hợp (NXB Giáo dục Cơ sở lí luận văn học của Nguyễn Lương Ngọc chủ biên Nhìn lại tư tưởng.
- Trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam giai đoạn này, khái niệm CNNV thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để nói về tinh thần của thời đại Phục hưng, có nguồn gốc từ phương Tây..
- Nội hàm khái niệm CNNĐ được thể hiện trên nhiều bình diện thuộc về đặc trưng, bản chất của văn học như đối tượng, nội dung, tư tưởng, chức năng của văn học.
- Văn học được xem như là khoa nhân học.
- Về mặt nội dung của “nhân học”, các nhà nghiên cứu chỉ thừa nhận sự khác biệt về mặt giai cấp, phủ nhận tính người của con người.
- Chính vì vậy, có nhiều nhà nghiên cứu đã đồng nhất đối tượng của văn học với cuộc đấu tranh giai cấp, đồng nhất con người với con người giai cấp: “đối tượng của văn học là con người (hay là cuộc đấu tranh xã hội) mà trong xã hội có giai cấp thì con người và cuộc đấu tranh xã hội luôn luôn có tính giai cấp” (Tổ Bộ môn Lí luận văn học, 1978, tr.72).
- Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy, nội hàm khái niệm CNNĐ trong khoa nghiên cứu văn học theo khuynh hướng này bao gồm bốn đặc điểm chính là: (1) Yêu thương quần chúng nhân dân.
- Do đó, văn học được xem là một “mặt trận tư tưởng” và các nhà nhân đạo chủ nghĩa phải là những “chiến sĩ” cách mạng lăn lộn trên “mặt trận” ấy để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân.
- Văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa có mục đích góp phần giải phóng triệt để con người, mà muốn giải phóng triệt để con người thì phải chống áp bức bóc lột.
- Văn học nghệ thuật của chúng ta trước hết là văn học nghệ thuật của những người lao động, của quần chúng nhân dân.
- Văn học nghệ thuật của ta phải lấy công, nông, binh làm nhân vật chủ yếu.
- cách mạng nhằm giải phóng con người…” (Tổ Bộ môn Lí luận văn học, 1976, tr.35)..
- Theo khuynh hướng này, khái niệm CNNĐ cũng thể hiện sự quan tâm đến con người, vì con người nhưng mới chỉ là một bộ phận người trong xã hội.
- Cho nên, những tư tưởng ngược lại như tự do cá nhân, yếu tố vô thức, bản năng, dục vọng, khoái lạc,… trong văn học sẽ bị xem là phi nhân đạo.
- Khái niệm CNNV được dùng để chỉ những tư tưởng của giai cấp tư sản, gắn liền với ý thức hệ tư sản: “Phi nhân đạo hóa nội dung tư tưởng của tác phẩm là đặc điểm nổi bật của sự suy đồi và sụp đổ của văn học tư sản” (Nguyễn Lương Ngọc, 1980, tr.137).
- Do đó, trong giai đoạn này, công tác định hướng sáng tác, nghiên cứu và tiếp nhận văn học ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, phiến diện..
- Có thể, đây là một trong những lí do khiến ở giai đoạn này chúng ta chưa có được những tác phẩm văn học lớn, có giá trị phổ quát.
- Đồng thời, lí luận văn học Marxist vốn coi văn học là một hình thái ý thức xã hội, nhấn mạnh mối liên hệ máu thịt giữa văn học với hiện thực cuộc sống và cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh giai cấp trong đời sống xã hội.
- của văn học.
- Và, một tác phẩm, nhà văn, trào lưu hay giai đoạn văn học có giá trị, tiến bộ phải luôn “tốt về chính trị”.
- Vì quá đề cao giá trị chính trị nên xem nhẹ giá trị nhân văn, giá trị thẩm mĩ của văn học.
- Khuynh hướng này diễn ra chủ yếu từ sau những năm 1980 đến nay trong một số chuyên luận, giáo trình, bài viết và các từ điển văn học phổ biến ở Việt Nam.
- Chẳng hạn như chuyên luận Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam của Lê Trí Viễn, (Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, 1984), một số bài viết trong bộ sưu tập chuyên đề Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học hiện đại (Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 1989), Lí luận và văn học của Lê Ngọc Trà (NXB Trẻ, 1990), các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành:.
- “Trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII” của Nguyễn Đức Đàn (Nghiên cứu Văn học, số 1, 1961).
- các từ điển văn học: Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán và ctv.
- cũng dần dần mất đi trong các công trình nghiên cứu văn học ở Việt Nam.
- Đặc biệt, khác với giai đoạn trước, trong các công trình nghiên cứu văn học những năm gần đây, các nhà nghiên cứu lại có khuynh hướng ưu tiên sử dụng khái niệm CNNV.
- Vì vậy, khái niệm CNNV xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình nghiên cứu văn học ở Việt Nam.
- Đây cũng là một biểu hiện cho thấy tinh thần nhận thức lại khái niệm CNNV, CNNĐ trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam những năm gần đây..
- So với khuynh hướng đối lập ở giai đoạn trước 1986, nội hàm và ngoại diên của khái niệm CNNV trong văn học ít nhiều cũng đã được điều chỉnh..
- Do đó, nội hàm của khái niệm cũng đã được điều chỉnh trên nhiều bình diện khác nhau của văn học, từ việc lựa chọn đối tượng đến cách thức biểu hiện nội dung, tư tưởng và chức năng của văn học..
- Về việc lựa chọn đối tượng phản ánh của văn học, một mặt các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục khẳng định “văn học là nhân học”.
- trong văn học ít bị lệ thuộc vào các yếu tố như giai cấp, dân tộc, lập trường chính trị, địa vị, hoàn cảnh xuất thân.
- Con người với tư cách là đối tượng của văn học ở thời kì này đã có sự mở rộng.
- Trong mỗi con người, một số nhà nghiên cứu không những chỉ dừng lại ở việc phản ánh, ca ngợi cái đẹp, cái cao cả mà còn phơi bày cả những cái bi, cái xấu, cái ác của con người trong văn học.
- “Một tác phẩm văn học viết về cuộc sống và con người của dân tộc này có thể làm xúc động công chúng của nhiều dân tộc khác.
- Ở cấp độ thế giới quan, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến các “giá trị người” của con người nói chung.
- “tình yêu nhân loại”, tức tính người (tuy còn hạn chế và chỉ xuất hiện ở một số giáo trình, chuyên luận), những giá trị chung, phổ biến của con người nói chung..
- “chủ trương giải phóng văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung khỏi sự bảo trợ của nhà thờ Cơ đốc giáo và giải phóng cá nhân con người”.
- Những tư tưởng này vốn đã từng tồn tại trong văn học dân gian, trong nền văn hóa tinh thần các dân tộc thời cổ nhưng chỉ đến thời kì Phục hưng nó mới trở thành một trào lưu..
- Con người trong khoa nghiên cứu văn học không chỉ là những người nghèo khổ, là quần chúng nhân dân mà là mọi kiếp người trong xã hội nói chung.
- Bên cạnh con người cộng đồng, con người cá nhân, cá thể với các giá trị.
- Tuy nhiên, “các giá trị người” ở đây là gì thì vẫn chưa được các nhà nghiên cứu văn học tập trung làm rõ.
- Nhờ những thay đổi trên mà “Con người đã được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện, tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát” (Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn, 2006, tr.16).
- Chúng ta cũng đã có những nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về một số hiện tượng văn học mà trước đây bị phê phán như Tự lực văn đoàn, Nhân văn giai phẩm,….
- Bên cạnh đó, sự mạnh dạn tiếp thu, khai thác nhiều quan niệm lí luận văn học tiến bộ của nhân loại, trong đó có cả những quan niệm trước đây bị coi là.
- “suy đồi”, “phản động” xa lạ với dân tộc, bị lên án gay gắt, đã góp phần bổ sung hệ thống lí luận văn học của nước nhà.
- Một thực tế nữa là thực tiễn sáng tác văn học ở Việt Nam giai đoạn này cũng đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần phải thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về con người trong văn học.
- Đây là những cơ sở quan trọng cho sự “phục sinh” khái niệm CNNV trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam..
- Truyền thống và thực tiễn đời sống văn hóa - văn học của Việt Nam và các nước phương Tây không giống nhau, nên không thể lấy hệ thống.
- Nếu truyền thống văn học phương Tây thiên về tìm kiếm chân lí, ít chú ý đến những tác hại về đạo lí, xã hội thì truyền thống văn học Việt Nam lại thiên về sự hài hòa, coi trọng đạo lí.
- Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam không thể đồng nhất, lại càng không nên có sự đối lập giữa hai khái niệm CNNV và CNNĐ.
- Khuynh hướng này xuất hiện khá ít trong các công trình nghiên cứu văn học ở Việt Nam..
- Khuynh hướng này diễn ra chủ yếu từ cuối những năm 90 đến nay trong một số chuyên luận như Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam của Lê Trí Viễn (NXB Giáo dục, tái bản lần thứ nhất, 1999), Con người nhân văn trong thơ ca sơ kì trung đại của Đoàn Thị Thu Vân (NXB Giáo dục, 2007),….
- Các nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm CNNV thiên về phạm trù văn hóa, đó là những giá trị tốt đẹp của con người như tâm hồn, tình cảm, phẩm cách, trí tuệ.
- là những “phẩm chất người ở con người trong tư cách là con người” (Lê Trí Viễn, 1999, tr.198).
- CNNV hay CNNĐ đều là những quan niệm và thái độ của con người đối với chính con người và thế giới.
- Có như vậy, các khái niệm này mới trở thành những công cụ hữu ích trong nghiên cứu đời sống văn học ở Việt Nam xưa, nay cũng như trong tương lai..
- 2.3 Chủ nghĩa nhân văn như là một giá trị của văn học.
- Như vậy, CNNV như là một hệ thống các giá trị và phẩm chất mà một nền văn học chỉ có thể đạt đến với những yêu cầu cao về nội dung và nghệ thuật trên cơ sở những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định.
- Nói cách khác, nền văn học của bất kì dân tộc nào, ở bất kì thời đại nào cũng có thể có những tư tưởng, yếu tố nhân văn nhưng không phải lúc nào, ở đâu cũng có CNNV.
- Còn giá trị nhân văn chính là vấn đề phẩm chất, chất lượng của văn học.
- Giá trị nhân văn của văn học dựa trên những quan niệm và hiện thực về cái đẹp, điều thiện và sự thật của một xã hội..
- sự tin tưởng và bảo vệ con người.
- sự đấu tranh chống lại mọi ách áp bức bóc lột, những cái phi nhân trong xã hội;… Tất cả những tư tưởng này đã trở thành những giá trị phổ quát của nhân loại nói chung và văn học nói riêng.
- Trong bản thân mỗi tác phẩm, CNNV là cái làm nên chiều sâu bản chất nội dung tư tưởng và đối tượng diễn tả nghệ thuật của văn học.
- Chính vì vậy, CNNV luôn được các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước xem như là một hệ giá trị, một phẩm chất của văn học.
- Văn học nói chung, khoa nghiên cứu văn học nói riêng đã phải nhiều lần ngoảnh lại quá khứ, sàng lọc những sự việc, hiện tượng trong quá khứ của dân tộc và nhân loại, đặt chúng trên bàn cân của CNNV để tìm ra những hạt giống sai lầm và lệch lạc, chỉ ra những nguyên tắc thẩm mĩ, đạo đức, văn hóa cao đẹp của con người và đời sống xã hội..
- Ở Việt Nam, từ sau Đổi mới đến nay, giá trị nhân văn luôn được các nhà nghiên cứu văn học thừa nhận là hằng số của văn học.
- Vì vậy, chúng tôi cho rằng giá trị nhân văn sẽ và phải trở thành thước đo, tiêu chuẩn hàng đầu để xác định giá trị, sự tiến bộ trong lĩnh vực văn học nói riêng, trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung.
- Nghiên cứu khái niệm CNNV, CNNĐ trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong khoảng thời gian gần 70 năm chúng tôi nhận thấy: CNNV, CNNĐ là những phạm trù lí luận, lịch sử, dân tộc quan trọng và phức tạp trong khoa nghiên cứu văn học.
- Cả hai khái niệm đều có chung điểm quy chiếu là hạnh phúc của con người.
- Vì vậy, CNNV với những tư tưởng nhân sinh cao đẹp của nó được xem như là một hệ giá trị, một phẩm chất cao quý mà mọi nền văn học chân chính, cách mạng cần phải hướng đến..
- Lí luận văn học (Nhập môn).
- Đề cương bài giảng môn Chủ nghĩa nhân văn trong văn học.
- Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam, tái bản lần thứ nhất..
- Quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học trong các giáo trình lí luận văn học Việt Nam từ 1960 đến nay.
- Sơ thảo nguyên lí văn học.
- Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy.
- Tổ Bộ môn Lí luận văn học các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh, 1976.
- Tổ Bộ môn Lí luận văn học các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh và Đại học Tổng hợp, 1978.
- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học hiện đại: