« Home « Kết quả tìm kiếm

Khái quát về khoa học tâm lí


Tóm tắt Xem thử

- Khái quát về khoa học tâm lí.
- Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển Tâm lí học.
- Những tư tưởng Tâm lí học thời cổ đại.
- Loài người ra đời trên Trái Đất này được khoảng 10 vạn năm - con người trí khôn có một cuộc sống có lí trí, tuy buổi đầu còn rất sơ khai, mông muội..
- Trong các bản văn tự đầu tiên từ thời cổ đại và các kinh ở An Độ đã có những nhận xét về tính chất của “hồn”, đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lí..
- Khổng Tử TCN) nói đến chữ “tâm” của con người là “nhân, trí, dũng”, về sau học trò của Khổng Tử phát triển thành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”..
- Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho Tâm lí học: Con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái “ta”..
- Ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người.
- Còn Democritus TCN) cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu tạo thành, trong dó “nguyên tử lửa” là nhân tố tạo nên tâm lí.
- Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ vật chất và tinh thần, tâm lí và vật chất..
- Những tư tưởng Tâm lí học từ nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước.
- Trong suốt thời kì trung cổ, Tâm lí học mang tính chất thẩm mĩ - bản thể huyền bí.
- Descartes coi cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy.
- Còn bản thể tinh thần, tâm lí của con người thì không thể biết được.
- Song Descartes cũng đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lí..
- Sang thế kỉ XVIII, Tâm lí học bắt đầu có tên gọi.
- Nhà triết học Đức Wolff đã chia Nhân chủng học (Nhân học) ra thành hai thứ khoa học, một là khoa học về cơ thể, hai là Tâm lí học.
- Năm 1732, ống xuất bản cuốn Tâm lí học kinh nghiệm.
- Sau đó 2 năm (1734), cuốn Tâm lí học li trí ra đời.
- Vậy là “Tâm lí học” xuất hiện từ đó..
- Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Berkeley Mach cho rằng thế giới không có thực, thế giới chí là “phức hợp các cảm giác chủ quan“ của con người.
- Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu? Hume cho rằng con người không thể biết.
- Thế kỉ XVII - XVIII — XIX, các nhà triết học và tâm lí học phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên một bước cao hơn: Spinoza coi tất cả vật chất đều có tư duy.
- Feuerbach nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, đã khẳng định: Tinh thần, tâm lí không thể tách rời khỏi não người, nó là sản phẩm của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não..
- Đến nửa đầu thế kí XIX có rất nhiều điều kiện để Tâm lí học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ vào Triết học với tư cách là một bộ phận, một chuyên ngành của Triết học..
- Tâm lí học trở thành một khoa học độc lập.
- Từ đầu thế kí XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, tạo điều kiện cho Tâm lí học trở thành một khoa học độc lập.
- Darwin nhà duy vật Anh, Thuyết tâm sinh lí học giác quan của Helmholtz (I82l — 1894) người Đức, Thuyết lâm vật lí học của Fechner và Weber cả hai đều là người Đức, Tâm lí học phát sinh của Galton người Anh, và các công trình nghiên cứu về Tâm thần học của bác sĩ Charcot người Pháp....
- Thành tựu của chính khoa học Tâm lí lúc bấy giờ, cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên là điều kiện cần thiết giúp cho Tâm lí học đã đến lúc trở thành khoa học độc lập.
- Đặc biệt, trong lịch sử Tâm lí học, một sự kiện không thể không nhắc tới là vào năm 1879, nhà tâm lí học Đức w.
- Wundt đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lí học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Leipzig.
- Một năm sau, nó trừ thành viện tâm lí học đầu tiên của thế giới, xuất bản các tạp chí tâm lí học.
- Từ vương quốc của chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng của Tâm lí học và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát, Wundt đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu tâm lí, ý thức một cách khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc....
- Để góp phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu thế kỉ XX các dòng phái Tâm lí học khách quan ra đời, dó là: Tâm lí học hành vi, Tâm lí học Gestalt, Phân tâm học.
- Trong thế kỉ XX còn có những dòng phái Tâm lí học khác có vai trò nhất định trong lịch sử phát triển khoa học tâm lí hiện dại như dòng phái Tâm lí học nhân văn, Tâm lí học nhận thức.
- Và nhất là sau khi Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công ở Nga, dòng phái Tâm lí học hoạt động do các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập đã đem lại những bước ngoặt lịch sử đáng kể trong Tâm lí học..
- Các quan điểm cơ bản trong Tâm lí học hiện đại.
- Tâm lí học hành vi.
- Chủ nghĩa hành vi do nhà tâm lí học Mỹ J.
- Watson cho rằng Tâm lí học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể.
- 0 con người cũng như ở động vật, hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó.
- Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật phản ánh bằng công thức:.
- Watson đã nêu lên một quan điểm tiến bộ trong Tâm lí học: coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu dược một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử — sai”.
- Những chủ nghĩa hành vi đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đánh đồng hành vi của con người với hành vi của con vật, hành vi chỉ còn là những phản ứng máy móc nhằm đáp lại kích thích, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh.
- Chủ nghĩa hành vi đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lí bên trong làm mất tính chủ thể, tính xã hội của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí con người với tâm lí động vật, con người chỉ hành vi phản ứng trong thế giới một cách cơ học, máy móc..
- có đưa vào công thức S - R những “biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố như: nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con người hoặc hành vi tạo tác “operant” nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thê.
- Tâm lí học Gestalt (còn gọi là Tâm lí học cấu trúc).
- Dòng phái này ra đời ở Đức, gắn liền với tên tuổi các nhà tâm lí học: Wertheimer Köhler Koffka .
- Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà tâm lí học Gestalt khẳng định các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lí của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định.
- Các nhà tâm lí học Gestalt ít chú ý đến vai trò của vốn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử..
- Luận điểm cơ bản của Freud là tách con người thành ba khối: cái ấy (cái vỏ thức), cái tôi và cái siêu tôi.
- Cái ấy bao gồm các bán năng vô thức: ăn uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lí và hành vi của con người, cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi.
- Cái tôi là con người thường ngày, con người có ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực.
- Như vậy, Phân tâm học đã đề cao quá đáng cái bản năng vô thức, dẫn đến phủ nhận ý thức, phủ nhận bản chất xã hội, lịch sử của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí của con người với tâm lí loài vật.
- Học thuyết Freud là cơ sở ban đầu của chủ nghĩa hiện sinh, thể hiện quan điểm sinh vật hoá tâm lí con người..
- Tóm lại, ba dòng phái Tâm lí học nói trên ra đời ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX góp phần tấn công vào dòng phái chủ quan trong Tâm lí học, đưa Tâm lí học đi theo hướng khách quan..
- Nhưng do những giới hạn lịch sử, ừ họ có những hạn chế nhất định như thể hiện xu thế cơ học hoá, sinh vật hoá tâm lí con người, bỏ qua bản chất xã hội lịch sử và tính chủ thể của đời sống tâm lí con người..
- Tâm lí học nhân vân.
- Dòng phái Tâm lí học nhân văn do c.
- Các nhà tâm lí học nhân văn quan niệm rằng bản chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha và có tiềm năng kì diệu..
- Maslovv đã nêu lên 5 mức độ nhu cầu cơ bản của con người xét thứ tự từ thấp đến cao:.
- Rosers cho rằng, con người cần phải đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở, biết lắng nghe và chờ đợi, cảm thông với nhau.
- Tâm lí học cần phải giúp cho con người tìm được bản ngã đích thực của mình để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và sáng tạo.
- Tuy nhiên, Tâm lí học nhân văn đề cao những điều cám nghiệm, thể nghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người, vì thế thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn..
- Tâm lí học nhận thức.
- Hai đại biểu nổi tiếng của Tâm lí học nhận thức là J.
- Tâm lí học nhận thức coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình..
- Đặc điểm tiến bộ nổi bật của dòng phái Tâm lí học này là nghiên cứu tâm lí con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và với não bộ.
- Đồng thời, họ cũng đã xây dựng được nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể đóng góp cho khoa học tâm lí ớ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX.
- Tuy nhiên, dòng phái này cũng có những hạn chế như: Họ coi nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí, để đưa đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm thích nghi, cân bằng với thế giới, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức..
- Tất cả những dòng phái Tâm lí học nói trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lí.
- Song do những hạn chế lịch sử, họ thiếu một cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng, nên họ vẫn chưa có quan điểm đầy đủ và đúng đắn về con người, về hoạt động tâm lí của con người.
- Sự ra đời của Tâm lí học mácxit hay còn gọi là Tâm lí học hoạt động đã góp phần đáng kể vào việc khắc phục hạn chế nói trên và tiếp tục đưa Tâm lí học lên đỉnh cao của sự phát triển..
- Tâm lí học hoạt động.
- Dòng phái Tâm lí học này do các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập như: L.s.
- Đây là dòng phái Tâm lí học lấy triết học Mác - Lenin làm cơ sở lí luận và phương pháp luận, xây dựng nền tâm lí học lịch sử người: coi tâm lí học là sự phản ánh thế giới khách quan vào não, thông qua hoạt động..
- Tâm lí người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lí người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội.
- Chính vì thế, Tâm lí học mácxit được gọi là “Tâm lí học hoạt động”..
- Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lí học.
- Đối tượng của Tâm lí học.
- các khoa học trung gian, chẳng hạn Lí sinh học, Hóa sinh học, Tâm lí học.
- Trong đó, Tâm lí học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con người sinh ra hiện tượng tâm lí - với tư cách một hiện tượng tinh thần..
- Vì thế, “Tâm lí học” (Psychology) là khoa học về tâm hồn..
- Nói một cách khái quát nhất, tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
- Các hiện tượng tâm lí đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người, trong quan hệ giữa con người với con người và con người với cả xã hội loài người..
- Như vậy, đối tượng của Tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí.
- Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí..
- Nhiệm vụ của Tâm lí học.
- Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lí học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể là nghiên cứu:.
- Những yếu tố khách quan, chủ quan tạo ra tâm lí người..
- Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí..
- Tâm lí của con người hoạt động như thế nào?.
- Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người..
- Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của Tâm lí học như sau:.
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng..
- Phát hiện các quy luật hình thành phát triển tâm lí..
- Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí..
- Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, Tâm lí học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lí, sử dụng tâm lí trong nhân tố con người có hiệu quả nhất.
- Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, Tâm lí học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác.