« Home « Kết quả tìm kiếm

KHảO SáT ĐặC ĐIểM SINH TRƯởNG, Sự RA HOA Và PHáT TRIểN TRáI NHãN E-DOR (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) TạI HUYệN CHÂU THàNH, TỉNH ĐồNG THáP


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, SỰ RA HOA VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI NHÃN E-DOR (DIMOCARPUS.
- Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm ra đọt, ra hoa và phát triển trái nhãn E- Dor.
- Thí nghiệm được thực hiện trên 10 cây nhãn E-Dor 5 năm tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010.
- Kết quả cho thấy mỗi đợt đọt nhãn phát triển trung bình từ 40-43 ngày, thời gian phát triển đợt đọt sau có khuynh hướng dài hơn đợt đầu.
- Có sự lệch pha về thời gian nhận phấn và tung phấn của hoa lưỡng tính và hoa đực khoảng ba giờ.
- Hoa lưỡng tính nhận phấn từ 6 giờ sáng trong khi hoa đực tung phấn từ 9 giờ.
- Trên một phát hoa hoa lưỡng tính và hoa đực nở tập trung không cùng lúc.
- Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 126 ngày, trái nhãn E-Dor tăng trưởng vỏ và hạt trước, đạt tốc độ tối đa ở 70-84 ngày sau khi đậu trái, sau đó mới tăng trưởng cơm và khối lượng trái cho đến khi thu hoạch, tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn này từ 98-112 ngày..
- Từ khóa: Cơi đọt, nhãn E-Dor, phát triển trái, sự ra hoa.
- Bên cạnh các giống nhãn quen thuộc được trồng phổ biến là nhãn Long, nhãn tiêu Da Bò, nhãn Xuồng cơm vàng, nhãn E-Dor, là giống nhãn ngon, nổi tiếng của Thái Lan được nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 nhưng không phát triển được do chưa có biện pháp kích thích ra hoa hiệu quả.
- Trong năm năm gần đây, biện pháp kích thích ra hoa bằng chlorate kali tỏ ra có hiệu quả cùng với năng suất và giá bàn cao hơn nhãn tiêu Da Bò đã thúc đẩy nhà vườn Châu Thành Đồng Tháp mở rộng diện tích trồng nhãn E- Dor.
- Đây là giống nhãn mới nên nhà vươn gặp nhiều trở ngại trong kỹ thuật canh tác do không hiểu được đặc tính sinh trưởng và phát triển của nó.
- Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của chồi, sự ra hoa và phát triển trái trong điều kiện thời tiết ở đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở cho các nghiên cứu điều khiển ra hoa, cải thiện năng suất và phẩm chất giống nhãn có tiềm năng phát triển nầy..
- Thí nghiệm được thực hiện trên cây nhãn E-Dor 5 năm tuổi trồng tại vườn của nông dân trên đất phù sa ven sông Tiền thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp từ tháng 07/2009 đến 07/2010.
- Chọn 10 cây nhãn E-Dor sinh trưởng đồng đều nhau để khảo sát các đặc điểm sinh trưởng của chồi, lá, hoa và trái.
- Sự ra hoa và sự phát triển của hoa được khảo sát bằng cách ghi nhận ngày nhú mầm hoa, ngày hoa nở rộ, ngày đậu trái và ngày thu hoạch.
- Để khảo sát sự nở hoa, tỉ lệ hoa đực và hoa lưỡng tính, 5 phát hoa có kích thước tương đối bằng nhau được đánh dấu và đếm tổng số từng loại hoa trên phát hoa bốn giờ/lần giờ) từ khi hoa đầu tiên nở đến khi phát hoa nở hoàn toàn.
- Thu mẫu trái 15 ngày/lần để khảo sát sự phát triển về kích thước và trọng lượng trái.
- Sự tăng trưởng của phát hoa và trái được tính toán và vẽ biểu đồ theo phương trình tăng trưởng dx/dt = kx (a-x) của Robertson (1908, trích dẫn bởi Reed, 1920).
- 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Sự phát triển chồi.
- Sau khi tỉa cành cho đến khi chồi bắt đầu nhú ra là 14 ngày, mầm lá xuất hiện ban đầu là những chóp lá màu nâu đỏ, sau đó phát triển thành màu xanh nhạt rồi đến màu xanh đậm như ghi nhận của Subhadrabandhu và Stern (2005), lá non có màu nâu đỏ và có màu xanh khi trưởng thành.
- Theo dõi sự phát triển chiều dài của ba lần ra đọt liên tiếp nhận thấy chiều dài của “cơi” đọt sau có khuynh hướng ngắn và phát triển chậm hơn so với cơi đọt đầu.
- triển là 40 ngày, thời gian tăng trưởng cơi đọt thứ hai là 44 ngày và cơi đọt thứ ba là 46 ngày.
- Số cơi đọt khi kích thích ra hoa tùy thuộc vào từng giống nhãn tùy tình trạng phát triển của cây.
- Trên cây nhãn tiêu Da Bò, nhà vườn thường kích thích ra hoa khi cây có hai “cơi đọt” nhưng trên nhãn Xuồng Cơm Vàng hay nhãn E-Dor nhà vườn thướng kích thích ra hoa khi cây đạt ba cơi đọt (Trần Văn Hâu, 2009)..
- Ngày sau khi nhú mầm.
- Hình 1: Sự phát triển chiều dài chồi trên cây nhãn E-Dor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2010.
- 3.2 Đặc tính sinh học sự ra hoa 3.2.1 Quá trình ra hoa và phát triển trái.
- Quá trình phát triển chiều dài phát hoa nhãn E-Dor từ lúc nhú mầm đến khi phát hoa nở hoàn toàn kéo dài trong vòng 49 ngày.
- Chiều dài phát hoa đạt tối đa vào lúc 49 ngày sau khi nhú mầm với kích thước cm.
- Tốc độ tăng trưởng cực đại của phát hoa ở thời điểm 25 ngày sau khi nhú mầm hoa với tốc độ tăng trưởng 1,05 cm/ngày.
- Phát hoa tăng trưởng chậm trong 7 ngày đầu sau khi nhú mầm, tăng trưởng nhanh từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 42, sau đó tăng trưởng chậm đến khi đạt kích thước tối đa (Hình 2a &.
- Trần Thế Tục (2002) cũng cho rằng phát hoa nhãn có chiều dài từ 8-40 cm..
- Hình 2: Sự phát triển chiều dài (a) và tốc độ tăng trưởng (b) phát hoa nhãn Edor ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2011.
- x tính toán theo phương trình tăng trưởng của Robertson (1908, trích dẫn bởi Reed, 1920) với Y=0,0025x (40,9-x).
- 3.2.2 Sự nở hoa Hoa đực.
- Quá trình nở hoa của hoa đực nhãn E- Dor được trình bày ở hình 3..
- Hình 3: Quá trình nở của hoa đực nhãn Edor ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2011.
- Phát hoa.
- Quan sát cách nở hoa của phát hoa nhãn E-Dor ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cho thấy những hoa ở phía trên phát hoa (gần cuống hoa) nở trước, kế đến là các hoa ở giữa và sau cùng là các hoa trên đỉnh của phát hoa.
- Các hoa nở từ trong phát hoa nở ra bên ngoài.
- Nhãn E-Dor có ba loại hoa là hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
- Số hoa trên phát hoa tùy thuộc vào chiều dài của phát hoa.
- Tỉ lệ hoa đực và hoa cái trên phát hoa có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường (Manochai et al., 2005), chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Trần Văn Hâu, 2009).
- Hình 5: Quá trình nở hoa của hoa cái (a) và hoa đực (b) nhãn E-Dor tại Châu thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Bảng 1: Số hoa và tỉ lệ hoa đực, hoa cái trên phát hoa nhãn E-Dor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Loại hoa Số hoa/phát hoa (Trung bình ± SE) Tỉ lệ.
- Hoa đực .
- Phát hoa nhãn E-Dor nở trung bình trong 18 ngày.
- Khi phát hoa bắt đầu nở, hoa cái nở đầu tiên và nở làm hai đợt, đợt một từ ngày thứ nhất đến ngày thứ chín, đợt hai từ ngày thứ mười một đến ngày thứ mười tám.
- Hoa đực bắt đầu nở ở ngày thứ năm sau khi phát hoa đầu nở, tập.
- Kết quả nầy cho thấy rằng trên cùng một phát hoa có sự lệch pha giữa hoa đực và hoa cái.
- Ngày sau khi đậu trái.
- Số trái/phát hoa.
- Hình 6: Số trái còn lại trên phát hoa nhãn E-Dor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2010.
- 3.4 Sự phát triển trái 3.4.1 Kích thước trái.
- Có sự khác nhau trong sự tăng trưởng của chiều dài và chiều ngang trái nhãn..
- Chiều dài trái tăng trưởng nhanh hơn chiều rộng trái từ giai đoạn SKĐT (SKĐT) đến 84 ngày thì chiều ngang trái tăng trưởng nhanh hơn cho đến khi thu hoạch làm cho đường kính trái có kích thước lớn hơn chiều dài trái (Hình 7a).
- Chiều dài trái đạt tốc độ tăng trưởng tối đa ở thời điểm 56-70 ngày trong khi tốc độ tăng trưởng của chiều rộng trái đạt giá trị cực đại ở thời điểm 70-84 ngày (Hình 7b).
- Trái nhãn Edor ở thời điểm thu hoạch có chiều dài trái là mm và chiều rộng trái là mm.
- Subhadrabandhu (1990) cho biết trái nhãn E-Dor có đường kính lớn, dao động từ 1,2-3,0 cm..
- Hình 7: Sự tăng trưởng (a) và tốc độ tăng trưởng kích thước trái nhãn E-Dor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Trái nhãn E-Dor tăng trưởng rất chậm ở giai đoạn bốn tuần đầu SKĐT vì đây là giai đoạn phân chia tế bào và hình thành các cơ quan của trái (Trần Văn Hâu, 2009).
- Cơm trái xuất hiện ở thời điểm 42 ngày SKĐT và có sự tăng trưởng chậm từ 42-70 ngày SKĐT (Hình 8a).
- Ở thời điểm 70 ngày SKĐT với độ dày cơm là 2  0,74 mm với tốc độ tăng trưởng 0,06 mm/ngày.
- Tốc độ tăng trưởng của cơm trái đạt cực đại là 0,12 mm/ngày ở thời điểm 98 ngày SKĐT (Hình 8b)..
- Hột trái nhãn E-Dor xuất hiện ở giai đoạn 28 ngày SKĐT.
- Sau khi xuất hiện, hột có sự tăng trưởng nhanh cả về chiều dài lẫn chiều rộng hột (Hình 8a).
- Hột có tốc độ tăng trưởng cực đại ở thời điểm 56 ngày SKĐT, với tốc độ tăng trưởng chiều dài hột là 0,14 mm/ngày, chiều rộng hột 0,21 mm/ngày (Hình 8b).
- Hột nhãn tăng trưởng nhanh ở thời điểm 42-70 ngày SKĐT.
- Sau đó, sự tăng trưởng giảm dần cho đến khi trái chín.
- Sau khi hột nhãn phát triển nhanh thì tiếp theo đó là cơm trái phát triển nhanh.
- Theo Mai Trần Ngọc Tiếng (1999) quá trình hình thành hột gần hoàn chỉnh thì trái mới bắt đầu phát triển nhanh, thịt trái chỉ phát triển khi hạt ngưng tăng trưởng..
- Hình 8: Sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng kích thước các thành phần của trái nhãn Edor ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- 3.4.3 Khối lượng trái.
- Khối lượng trái nhãn E-Dor tăng trưởng rất chậm trong 8 tuần đầu SKĐT, sau đó tăng trưởng nhanh cho đến khi thu hoạch (Hình 9a).
- Khác với một số lọai cây ăn trái khác như xoài hay sầu riêng (Trần Văn Hâu, 2009), sau khi trãi qua giai đoạn tăng trưởng tối đa, khối lượng trái sẽ ngừng tăng trưởng và chuyển sang giai đoạn trưởng thành và chín trong khi khối lượng cơm trái nhãn vẫn tiếp tục tăng dù trái đã đạt yêu cầu thu hoạch..
- Vỏ trái tăng trưởng cực đại ở thời điểm 84 ngày SKĐT với tốc độ tăng trưởng là 0,02 g/ngày.
- Sự tăng trưởng của vỏ giảm mạnh từ ngày 112 đến khi thu hoạch.
- Hột xuất hiện ở thời điểm 42 ngày SKĐT, sau đó tăng trưởng nhanh ở giai đoạn 56-84 ngày SKĐT và đạt tốc độ tăng trưởng cực đại ở thời điểm 70 ngày SKĐT với tốc độ tăng trưởng là 0,03 g/ngày (Hình 9b)..
- Từ khi xuất hiện cơm (42 ngày SKĐT), khối lượng cơm bắt đầu tăng trưởng nhanh và đạt tốc độ cực đại ở thời điểm 112 ngày SKĐT với tốc độ tăng trưởng là 0,24 g/ngày.
- Sự tăng trưởng của khối lượng trái chủ yếu do sự tăng trưởng của cơm trái..
- Khối lượng trái tăng trưởng cực đại ở thời điểm 98 ngày SKĐT với tốc độ tăng (a) (b).
- Tóm lại, trái nhãn E-Dor tăng trưởng vỏ và hạt trước, đạt tốc độ tối đa sau đó mới tăng trưởng cơm trái cho đến khi thu hoạch..
- Hình 9: Sự phát triển khối lượng (a) và tốc độ tăng trưởng (b) các thành phần của trái nhãn E-Dor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2010.
- Hình 10: Thành phần khối lượng trái nhãn Edor ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2011.
- 3.5 Tóm tắt quá trình ra đọt, ra hoa và phát triển trái.
- Quá trình sinh trưởng, ra hoa và phát triển trái nhãn E-Dor được tóm tắt trong Bảng 2 và hình 12.
- Do có thời gian phát triển trái nhãn E-Dor dài hơn so với nhãn tiêu da Bò hay nhãn Xuồng Cơm Vàng hơn một tháng nên nếu kể cả thời gian kích thích ra đọt khoảng 130 ngày thì một vụ nhãn E-Dor kéo dài gần một năm..
- Hình 12: Quá trình sinh trưởng, ra hoa và phát triển trái nhãn Edor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Bảng 1: Quá trình sinh trưởng, ra hoa và phát triển trái nhãn E-Dor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian từ khi xử lý hóa chất đến nhú mầm hoa 30  0,92 Thời gian từ khi nhú mầm đến khi hoa bắt đầu nở 34  1,11 Thời gian từ khi bắt đầu nở đến kết thúc nở hoa 20  1,17 Thời gian từ khi ra hoa đến khi đậu trái 14  0,75 Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch 129  1,06.
- Mỗi đợt đọt nhãn phát triển trung bình từ 40-43 ngày, thời gian phát triển đợt đọt sau có khuynh hướng dài hơn đợt đầu..
- Phát hoa nhãn E-Dor dài trung bình cm, mang 2.279 hoa, trong đó hoa lưỡng tính chiếm tỉ lệ trung bình 15,6%.
- Phát hoa phát triển từ lúc nhú đến khi nở trung bình 49 ngày, nở kéo dài 18 ngày..
- Hoa lưỡng tính nhận phấn lúc 6 giờ sáng trong khi hoa đực tung phấn lúc 9 giờ..
- Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 126 ngày, trái nhãn E-Dor tăng trưởng vỏ và hạt trước, đạt tốc độ tối đa ở 70-84 ngày SKĐT, sau đó mới tăng trưởng cơm và khối lượng trái cho đến khi thu hoạch, tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn từ 98- 112 ngày..
- Cần nghiên cứu thêm đặc điểm sinh trưởng, ra hoa và phát triển trái ở những thời vụ khác nhau trong năm để có kết luận đầy đủ hơn..
- Ảnh hưởng của liều lượng KClO 3 , biện pháp khoanh cành và lượng phân đạm bón sau thu hoạch lên sự ra hoa trái vụ nhãn Xuồng cơm vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng tháp, LVTN Cao học, trường Đại Học Cần Thơ, 99 tr..
- Giáo trình xử lý ra hoa cây ăn trái, Nxb Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh