« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc giải phẫu của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica) được trồng trong nhà lưới


Tóm tắt Xem thử

- CỦA CỎ LÔNG TÂY (Brachiaria mutica) ĐƯỢC TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI Phùng Thị Hằng 1.
- Cấu trúc giải phẫu, cỏ Lông tây (Brachiaria mutica), đặc điểm sinh trưởng.
- Thí nghiệm được tiến hành nhằm khảo sát đặc điểm sinh trưởng và giải phẫu của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica).
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức: T1 (10 ngày), T2 (15 ngày), T3 (20 ngày), T4 (30 ngày), T5 (40 ngày), T6 (50 ngày) và T7 (60 ngày).
- Sinh trưởng và phát triển của cỏ Lông tây chia làm ba giai đoạn: (1) Giai đoạn sinh chồi từ T1 đến T3, trong giai đoạn này cây tập trung cho tái sinh chồi.
- Kết quả khảo sát vi phẫu cho thấy ở nghiệm thức T7 số lượng tế bào có vách tẩm thêm lignin (chất tạo chất gỗ) nhiều nhất.
- Cấu trúc các loại mô tạo chất xơ như mô dầy, mô cứng của thân cỏ Lông tây ở nghiệm thức T2 và T4 tương đương nhau và thấp hơn so với nghiệm thức T7.
- Hình ảnh giải phẫu của lá ở nghiệm thức T7 cũng cho thấy số lượng mô cứng cao hơn so với nghiệm thức T2 và T4 làm cho diện tích mô có khả năng đồng hóa/quang hợp giảm.
- Sự kết hợp hài hoà giữa năng suất và chất lượng của cỏ Lông tây cần được xem xét trong giai đoạn từ 30 đến 60 ngày sau khi cắt..
- Ngoài ra, cỏ Lông tây còn có các ưu điểm khác như khả năng tái sinh cao, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng tốt (Dong et al., 2008.
- Các nghiên cứu về cỏ Lông tây cho thấy thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng có sự khác nhau giữa lá và thân.
- Hàm lượng protein thô của cỏ biến động ở từng giai đoạn và từng bộ phận (Lê Đức Ngoan và ctv., 2006).
- Các cấu trúc giải phẫu trong giai đoạn phát triển có thể giải thích và minh chứng cho sự tích luỹ các chất dự trữ trong cây giúp ích cho quá trình trồng trọt (Crang et al., 2018).
- Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm về sinh trưởng và giải phẫu của cỏ Lông tây được tiến hành nhằm cung cấp thêm dữ liệu về đặc điểm nông học và giải phẫu.
- suất là 10 ngày, 7 nghiệm thức tương ứng với các giai đoạn khác nhau được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại gồm T1 (10 ngày), T2 (15 ngày), T3 (20 ngày), T4 (30 ngày), T5 (40 ngày), T6 (50 ngày) và T7 (60 ngày).
- Cỏ ở từng nghiệm thức được bố trí trồng trong chậu có kích thước 60 cm × 40 cm, mỗi chậu gồm 6 hom cỏ.
- Sau khi trồng cỏ Lông tây 45 ngày, cỏ được cắt và không lấy chỉ tiêu, bắt đầu lấy chỉ tiêu lứa tiếp theo.
- Các chỉ tiêu và cách thu thập số liệu sinh trưởng cỏ Lông tây trong thí nghiệm Chỉ tiêu Cách thu thập số liệu.
- xanh (tấn/ha/năm) Cắt sinh khối cỏ cách mặt đất 5-7 cm, cân toàn bộ cỏ của từng ô nghiệm thức..
- Phương pháp và cách thu thập các chỉ tiêu giải phẫu thân và lá cỏ Lông tây Chỉ tiêu giải phẫu lấy ngẫu nhiên ở các nghiệm thức T2 (15 ngày), T4 (30 ngày) và T7 (60 ngày) (Bridgemohan et al., 2015).
- Các chỉ tiêu và phương pháp đo số liệu giải phẫu trên cỏ Lông tây Chỉ tiêu Cách thu thập số liệu.
- Phép thử Duncan được sử dụng để so sánh trung bình giữa các nghiệm thức..
- Xác định các giai đoạn sinh trưởng của cỏ Lông tây thông qua các đặc điểm nông học và năng suất.
- Việc xác định đúng các giai đoạn của quá sinh trưởng và phát triển của cây làm thức ăn gia súc rất quan trọng cho việc thu hoạch và chăn thả.
- Các giai đoạn phát triển thể hiện qua các đặc điểm hình thái (có thể đo đếm được) và có mối tương quan với tỉ lệ hàm lượng chất thô xanh cụ thể là năng suất (không dễ để dự đoán) (Frank, 1996).
- Khả năng tái sinh (tốc độ sinh chồi) của các nghiệm thức được thể hiện ở Bảng 4.
- Kết quả thống kê cho thấy từ nghiệm thức T1 đến nghiệm thức T7.
- Số chồi (chồi/bụi) của cỏ Lông tây Nghiệm thức Số chồi/bụi ± SD.
- Kết quả thực nghiệm trên cỏ Lông tây cho thấy ở các nghiệm thức T1, T2, T3 (10 đến 20 ngày sau khi cắt) có nảy chồi dao động từ 4 chồi đến 6 chồi.
- Sau giai đoạn dưỡng hom (45 ngày), cỏ sẽ được cắt chỉ giữ 2 đến 3 mắt tính từ bề mặt đất lên (số chồi trên nhánh mới của hom), như vậy với số.
- Ở nghiệm thức T4 (30 ngày) đến nghiệm thức T7 (60 ngày), số chồi tăng lên từ 11,67 chồi/bụi đến 22 chồi/bụi.
- Đánh giá bằng số liệu thống kê và độ tin cậy giữa các nghiệm thức cho thấy nghiệm thức T1, T2 và T3 không có khác biệt thống kê, tương tự giữa nghiệm thức T4 và T5.
- Tuy nhiên, nếu phân chia thành các giai đoạn 10-20 ngày (T1, T2, T3), 30 đến 50 ngày (T4, T5, T6) và giai đoạn 60 ngày (T7) thì có sự khác biệt ở độ tin cậy 95%.
- Như vậy, kết quả Bảng 4 cho thấy có thể chia khả năng tái sinh thành ba giai đoạn sinh trưởng: giai đoạn thứ nhất sau khi cắt đến 20 ngày, giai đoạn thứ hai từ 30 đến 50 ngày và giai đoạn thứ ba từ 60 ngày trở về sau.
- Đối với cỏ Lông tây trồng trong chậu trong thời gian 60 ngày, số chồi tỉ lệ thuận với thời gian trồng..
- Có thể thấy CCC và CCT tăng dần từ nghiệm thức T1 (10 ngày sau khi cắt) đến nghiệm thức T7 (60 ngày sau khi cắt), lần lượt tương ứng từ 50,06 đến 159,33 cm và từ 32,17 đến 142,78 cm, các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi so sánh với nhau.
- CCC ở nghiệm thức T7 phù hợp với đặc điểm mô tả về cỏ Lông tây của Lê Đức Ngoan và ctv.
- CCC của nghiệm thức T7 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lưu Hữu Mãnh và ctv.
- Xét về chỉ tiêu CCC, CCT được trình bày ở Bảng 5 và dựa vào mức độ khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức cho thấy sự phát triển CCC và CCT của cỏ Lông tây cũng có thể được chia làm ba giai đoạn như sau: giai đoạn 20 ngày sau khi cắt, giai đoạn 30 đến 50 ngày và giai đoạn từ ngày 60 trở về sau.
- Như vậy, giai đoạn 30 đến 50 ngày (T4, T5 và T6) được xem là giai đoạn phát triển mạnh của cơ quan sinh dưỡng;.
- trong khi giai đoạn từ 60 ngày trở về sau (T7), cỏ phát triển vượt bậc về chiều cao và đường kính thân..
- Tuy nhiên, cần có sự kết hợp với các chỉ tiêu khác như đặc điểm sinh trưởng và đặc điểm giải phẫu để đánh giá giai đoạn phù hợp trong thu hoạch cỏ..
- Chiều cao (cm) và ĐKT (cm) của cỏ Lông tây.
- Nghiệm thức Cao thân ± SD Cao cây ± SD Đường kính ± SD.
- Xét chỉ tiêu về ĐKT, Bảng 5 cho thấy ĐKT của cỏ Lông tây tăng từ nghiệm thức T1 đến T7 (từ 0,31.
- Tuy nhiên, ĐKT tăng không đều, ở các nghiệm thức từ T1 đến T4 ĐKT dao động trong.
- khoảng 0,28 cm đến 0,42 cm, trung bình tăng khoảng 0,06 cm lên đến 0,13 cm, nhưng từ nghiệm thức T5 đến T7 thì ĐKT tăng rất chậm, chỉ tăng được 0,02 cm.
- Như vậy, ở cỏ Lông tây, giai đoạn sau khi cắt đến 40 ngày, thân cây sinh trưởng mạnh kéo theo ĐKT tăng, sau đó sự phát triển về ĐKT sẽ dừng lại.
- Việc xác định các đặc điểm sinh trưởng và giai đoạn phát triển của thân (CCC, CCT và ĐKT) có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định thời gian thu hoạch.
- Đối với cỏ Lông tây, sự sinh trưởng CCC và CCT cũng có thể chia ra thành 3 giai đoạn: sau khi cắt 20 ngày, giai đoạn từ 30 đến 50 ngày và giai đoạn từ 60 ngày trở về sau.
- Tuy nhiên, ĐKT từ giai đoạn 40 ngày sau khi cắt trở về sau cần được lưu ý vì sự tăng trưởng về ĐKT giảm rõ rệt..
- Đặc điểm sinh trưởng lá và năng suất xanh của cỏ Lông tây.
- Các chỉ tiêu về chiều dài lá (CDL) và chiều rộng lá (CRL) cây cỏ Lông tây thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 6..
- Đặc biệt, nghiệm thức T7 CDL giảm còn 35,89 cm.
- Tương tự đối với CRL, ở nghiệm thức T1 có CRL thấp nhất là 1,22 cm.
- Các nghiệm thức còn lại (T2 đến T6) có CRL dao động từ 1,37 cm đến 1,92 cm, tuy nhiên, giữa các nghiệm thức T2, T3, T4.
- cũng như giữa nghiệm thức T5 và T6 không khác biệt ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau (p>0,05).
- Sau đó, CRL giảm ở nghiệm thức T7 với giá trị đạt 1,75 cm.
- và thấp hơn so với nghiệm thức T6.
- (2020) tại Ethiopia cho thấy CDL cao nhất của cỏ Lông tây đạt 26,7 cm tại thời điểm 120 ngày, tại thời điểm 60 ngày, CDL chỉ đạt 20,1 cm..
- Đối với cỏ Lông tây, thời gian để cây phát triển mạnh hệ thống lá kéo dài khoảng 15 ngày sau khi cắt và sau thời gian này diện tích lá sẽ không tăng thêm nữa..
- Chỉ tiêu sinh trưởng lá (cm) của cỏ Lông tây.
- Nghiệm thức Dài lá ± SD Rộng lá ± SD T b d T a cd T a c T a bc T a ab T a a T ab ab.
- Số liệu năng suất chất xanh của cỏ Lông tây được trình bày ở Hình 1..
- Năng suất chất xanh (tấn/ha/năm) của cỏ Lông tây thí nghiệm Kết hợp kết quả của biểu đồ và các số liệu phân.
- tích về số chồi, đặc điểm sinh trưởng của thân và lá có thể kết luận năng suất chất xanh của cỏ Lông tây lệ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng.
- Giai đoạn 2 (T4 đến T6) là giai đoạn kéo dài lóng và tăng diện tích lá, cây phát triển mạnh cả về chiều cao, ĐKT và dài rộng lá.
- Năng suất ở giai đoạn này tăng đáng kể so với giai đoạn 1 (tăng hơn 18 lần).
- Giai đoạn 3 là giai đoạn sinh trưởng chậm ở nghiệm thức T7 (60 ngày trở về sau), tại giai đoạn này, ĐKT và diện tích lá ngưng tăng trưởng, tuy nhiên năng suất chất xanh là cao nhất với 100 tấn/ha/năm, tương ứng với năng suất chất khô là 19,19 tấn/ha/năm (khi vật chất khô là 19,19.
- Như vậy, ngoài các yếu tố sinh trưởng biểu hiện ở hình thái, năng suất của cỏ Lông tây còn phụ thuộc vào các chất tích luỹ và cấu trúc tế bào, cấu trúc mô bên trong cây..
- Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nhuộm vách tế bào và tiến hành khảo sát cấu trúc vi phẫu của cỏ Lông tây.
- Dựa vào các kết quả khảo sát về sinh trưởng của các cơ quan sinh dưỡng và năng suất, các nghiệm thức T2 (đại diện giai đoạn 1), T4 (đại diện giai đoạn 2) và T7 (đại diện giai đoạn 3) được chọn để đánh giá mối quan hệ giữa hình thái-giải phẫu và năng suất-chất lượng trong từng giai đoạn đặc trưng.
- Năng suất (tấn/ha).
- Nghiệm thức Năng suất.
- Vi phẫu mặt cắt ngang thân trưởng thành của cỏ Lông tây (vật kính 4X) a.
- Mô mềm đã tẩm mộc tố (lignin) (Bar 50µm) Cấu trúc giải phẫu thân cỏ Lông tây tại các thời.
- Chỉ tiêu giải phẫu thân cỏ Lông tây qua các giai đoạn sinh trưởng.
- Số liệu của các chỉ tiêu tại Bảng 7 đều có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) ngoại trừ chỉ tiêu về biểu bì, kích thước của các tế bào biểu bì ở các nghiệm thức T2, T4 và T7 có giá trị tương đương nhau dao động từ 11,20 µm đến 12,75 µm.
- Quan sát các phẫu diện sau khi nhuộm màu, các tế bào có vách tẩm lignin (có màu xanh) tăng dần từ nghiệm thức T2 đến T7..
- Tuy nhiên, số liệu nghiệm thức T2 và T4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi so sánh với nhau, cụ thể số liệu về diện tích bó dẫn T2 và T4 lần lượt là 11216,98 µm 2 và 10638,88 µm 2 .
- trong khi đó, nghiệm thức T7 có diện tích lớn nhất đạt giá trị 14855,30 µm 2 .
- mộc tố (lignin) tăng dần tương quan thuận với thời gian trồng và đạt kích thước lớn nhất ở nghiệm thức T7 với 296,34 µm.
- Trong khi nghiệm thức T2 và T4 chỉ đạt lần lượt 40,89 µm và 69,27 µm.
- Tương tự đối với kích thước của mô mềm và mô cứng, nghiệm thức T7 luôn đạt giá trị cao nhất với kích thước lần lượt là 97,54 µm và 63,39 µm.
- Hai nghiệm thức T2 và T4 luôn ở mức thấp hơn, giữa hai nghiệm thức này không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê được tìm thấy khi so sánh với nhau.
- Điều này chứng minh giai đoạn 15 ngày (nghiệm thức T2) là giai đoạn tế bào sinh trưởng.
- giai đoạn 30 ngày (nghiệm thức T4) là giai đoạn tế bào bắt đầu hình thành độ cứng cho vách tế bào.
- giai đoạn 60 ngày (nghiệm thức T7) là giai đoạn lignin tẩm vào vách tế bào hoàn toàn, làm tế e.
- Cấu trúc vi phẫu của cỏ Lông tây được trình bày ở Hình 3 cho thấy cấu trúc của phiến lá không đẳng diện ở mặt trên và mặt dưới của lá.
- Bảng 8: Chỉ tiêu giải phẫu lá cỏ Lông tây qua các giai đoạn sinh trưởng.
- Vi phẫu mặt cắt ngang lá cỏ Lông tây (vật kính 10X) g.
- Lông tây từ 15 ngày đến 60 ngày tuổi (Hình 3) cho thấy mô dày ở mép lá giai đoạn 15 ngày (T2) đã tẩm thêm lignin trở thành mô cứng ở giai đoạn 60 ngày, làm mép lá trở nên cứng hơn.
- Cụ thể, độ dài mép lá (có tẩm lignin) lớn nhất ở nghiệm thức T7 với 102,63 µm và độ dài mép lá thấp nhất là 69,73 µm ở nghiệm thức T2.
- Diện tích bó gỗ lớn và bó gỗ nhỏ đạt giá trị lớn nhất ở nghiệm thức T7 lần lượt là 30537,28 µm và 2913,96 µm..
- biểu bì trên), mô dày (hạ bì) ở nghiệm thức T7 cao nhất.
- Các chỉ tiêu ở hai nghiệm thức T2 và T4 không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) cho tất cả các mô khi so sánh với nhau.
- Như vậy, ở nghiệm thức T7 các mô có vách tẩm thêm lignin chiếm diện tích lớn trong phiến lá.
- Dựa vào các đánh giá về đặc điểm của thân, lá và khả năng tái sinh có thể chia sự sinh trưởng và phát triển của cỏ Lông tây thành 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn sau khi cắt đến 20 ngày, là giai đoạn tái sinh chồi, hình thành thân và tạo lá.
- (2) Giai đoạn từ 30 ngày đến 50 ngày sau khi cắt là giai đoạn phát triển mạnh của cơ quan sinh dưỡng.
- (3) Giai đoạn 60 ngày trở về sau là giai đoạn sinh trưởng chậm