« Home « Kết quả tìm kiếm

KHảO SáT MầM BệNH TRÊN Cá LóC (CHANNA STRIATA) NUÔI AO THÂM CANH Ở AN GIANG Và ĐồNG THáP


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT MẦM BỆNH TRÊN CÁ LÓC.
- (CHANNA STRIATA) NUÔI AO THÂM CANH Ở AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP.
- The aim of this study was to investigate pathogen infection to snakehead in intensive pond culture system in An Giang and Dong Thap provinces.
- Title: An investigation on pathogen infection to cultured snakehead (Channa striata) in An Giang and Dong Thap province.
- Bệnh cá luôn là vấn đề cần quan tâm trong nuôi trồng thủy sản khi hình thức thâm canh hóa ngày càng phổ biến.
- Nghiên cứu này nhằm khảo sát một số mầm bệnh thường xuất hiện trên cá lóc nuôi thâm canh trong ao tại An Giang và Đồng Tháp.
- Tổng số 296 mẫu cá đã được thu trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010 với các dấu hiệu bệnh lý như bơi lờ đờ, giảm ăn, nhớt nhiều trên thân, xuất huyết, đốm trắng, vây tưa.
- Kết quả đã xác định được 23 giống ký sinh trùng, 4 giống vi nấm và 4 giống vi khuẩn xuất hiện trong suốt chu kỳ nuôi cá lóc thâm canh.
- Trong đó, 6 giống ký sinh trùng (Henneguya, Chilodonella, Epistylis, Tripartiella, Gnathostoma, Capillaria) mới được ghi nhận ký sinh trên cá lóc đen nuôi ao đất thâm canh.
- Các giống vi nấm chỉ xuất hiện ở 3 tháng nuôi đầu tiên, đặc biệt vi nấm Achlya duy nhất xuất hiện ở tháng nuôi thứ 1 và 3 giống vi nấm còn lại là Acremonium, Fusarium và Geotrichum mới được phân lập lần đầu tiên trên cá lóc nuôi thâm canh.
- Vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella, Streptococcus và Pseudomonas có tần suất xuất hiện từ cao đến thấp lần lượt là và 13,6%..
- Từ khóa: cá lóc, ký sinh trùng, mầm bệnh, vi khuẩn, vi nấm.
- Dịch bệnh luôn là vấn đề cần quan tâm trong nuôi trồng thủy sản khi hình thức thâm canh hóa ngày càng được phổ biến.
- Trong chu kỳ nuôi vấn đề dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong điều kiện nuôi với mật độ cao và giàu dinh dưỡng đã tác động đến pha cân bằng giữa ký chủ và mầm bệnh (Bùi quang Tề, 2006).
- Hai loài cá lóc đen (Channa striata) và cá lóc bông (Channa micropelte) được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long với nhiều hình thức như nuôi trong ao đất, nuôi vèo ao, vèo sông, nuôi lồng/bè và bể bạt với qui mô nhỏ lẻ và tự phát (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009).
- Gần đây, nhiều nghiên cứu trên cá lóc đã được thực hiện (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009;.
- Sarowar et al., 2010), những nghiên cứu này cung cấp những thông tin cơ bản về hiện trạng kỹ thuật nuôi, phân tích các khía cạnh kinh tế xã hội và khảo sát về tình hình dịch bệnh trên cá lóc như bệnh do ký sinh trùng, vi nấm và vi khuẩn với tỷ lệ cảm nhiễm khác nhau ở những hình thức nuôi khác nhau và chỉ dừng lại ở mức độ cảm quan.
- Tuy nhiên, nghiên cứu về phân tích mẫu về bệnh trên cá lóc nuôi thương phẩm chưa được quan tâm nghiên cứu.
- Chính vì vậy, nghiên cứu mầm bệnh trên cá lóc nuôi thương phẩm rất cần thiết nhằm cung cấp dẫn liệu về mầm bệnh phổ biến trên cá lóc góp phần trong việc quản lý sức khỏe cá nuôi..
- 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu mẫu bệnh phẩm cá lóc.
- Mẫu cá lóc bệnh được thu từ 3 ao nuôi thâm canh ở An Giang và 3 ao nuôi thâm canh ở Đồng Tháp và một số ao lận cận khác khi có cá bị bệnh.
- Số lượng mẫu cá được thu cho từng ao, từng đợt là 5 cá có dấu hiệu bơi lờ đờ trên mặt nước, cá có lớp nhớt dày trên thân hoặc những cá có dấu hiệu khác thường và 3 cá bình thường.
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- 2.2.1 Phương pháp khảo sát ký sinh trùng.
- Nghiên cứu ký sinh trùng được thực hiện theo phương pháp của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) và Edward (2010), ngoại ký sinh được thực hiện bằng cách cạo nhớt trên thân, vây, mang ép tiêu bản tươi rồi quan sát dưới kính hiển vi.
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN) của KST được tính theo Margollis et al..
- Tổng số KST/Cá lóc.
- Tổng số KST/lamen 2.2.2 Phương pháp phân lập và định danh vi nấm.
- Phương pháp phân lập vi nấm: quan sát kỹ và ghi nhận dấu hiệu bệnh trên cá lóc bị bệnh.
- Quan sát tiêu bản tươi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi (Phạm Minh Đức và ctv, 2010) nếu có sự xuất hiện của sợi nấm thì tiến hành phân lập.
- Mẫu cơ cá (đường kính 2 mm) được cắt, rửa 2 lần qua nước muối sinh lý (0,85%) đã tiệt trùng và cấy vào đĩa Petri có môi trường GYA (Hatai and Egusa, 1979) có bổ sung kháng sinh ampicilin và streptomycin với liều lượng khoảng 500 µg/l mỗi loại để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Ủ đĩa cấy ở nhiệt độ 28 o C trong 4 ngày để vi nấm phát triển, sau đó cấy truyền để được nấm thuần, sau đó nghiên cứu đặc điểm hình thái để định danh vi nấm.
- Phương pháp tính tần suất xuất hiện (TSXH) của vi nấm như sau:.
- Đối với vi nấm bậc cao được định danh theo khóa phân loại của de Hoog et al.
- Định danh vi nấm căn cứ vào đặc điểm hình thái sợi nấm, cuống (túi) bào tử và hình dạng bào tử và quá trình sinh sản vô tính của vi nấm theo mô tả bởi Phạm Minh Đức et al.
- 2.2.3 Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn.
- Phương pháp phân lập vi khuẩn: quan sát và ghi nhận dấu hiệu bệnh lý bên ngoài..
- Dùng cồn 70% sát trùng bên ngoài cá, lau sạch, mổ xoang bụng, quan sát và ghi nhận dấu hiệu bên trong.
- Phân lập vi khuẩn bằng cách rạch một đường ở gan, thận và tỳ tạng bằng dao tiệt trùng, dùng que cấy lấy mẫu bệnh phẩm từ điểm vừa rạch và cấy trên môi trường TSA.
- Sau 24 đến 48 giờ, ghi nhận màu sắc, hình dạng khuẩn lạc và tiến hành tách ròng đến khi đạt đĩa cấy thuần..
- Phương pháp định danh vi khuẩn: Các chỉ tiêu về hình thái, một số chỉ tiêu về sinh lý và sinh hóa được chọn để xác định vi khuẩn phân lập được trên cá lóc bệnh theo các chỉ tiêu định danh vi khuẩn mô tả bởi John (1999) và Barrow and Feltham (1993).
- Hình dạng, kích thước và tính ròng của vi khuẩn được xác định bằng phương pháp nhuộm Gram (Barrow and Feltham, 1993).
- Đặc điểm sinh lý sinh hóa được xác định theo cẩm nang của Cowan va Steels (Barrow and Feltham, 1993) và kít API 20E (BioMerieux).
- Mỗi chỉ tiêu lập lại 3 lần và ghi nhận là kết quả có ít nhất 2 lần lặp lại..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Mầm bệnh ký sinh trùng ký sinh trên cá lóc nuôi thương phẩm.
- Kết quả khảo sát KST trên 296 mẫu cá lóc (95 mẫu cá khỏe và 201 mẫu cá có dấu hiệu bệnh) đã xác định được 23 giống KST thuộc 20 họ, 15 bộ.
- Vị trí KST kí sinh trên cá lóc khác nhau tùy vào thành phần giống loài như trên da, mang, vây, ruột, dạ dày và bóng hơi (Bảng 1).
- Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu về thành phần KST ở một số loài cá nước ngọt ở ĐBSCL được mô tả bởi Hà.
- Thành phần giống KST ký sinh trên cá lóc nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang (23 giống KST) nhiều hơn ở Đồng Tháp (17 giống KST).
- Sự khác biệt này có lẽ do các mô hình nuôi ao của Đồng Tháp có hệ thống kênh cấp lớn và xung quanh ít hộ nuôi nên ao ít ô nhiễm và mầm bệnh ít lây lan hơn.
- Kết quả cho thấy sán lá 18 móc Gyrodactylus ký sinh ở da và mang, giun đầu gai Spinitectus và Pallisentis ký sinh ở ruột và dạ dày xuất hiện từ giai đoạn cá lóc giống đến cá lóc thương phẩm.
- Tuy nhiên, nhóm Protozoa (Trichodina, Apiosoma, Henneguya, Chilodonella) xuất hiện nhiều ở 3 tháng nuôi đầu.
- Ngoài ra, kết quả này ghi nhận KST xuất hiện thường xuyên trên cá lóc là Gyrodactylus có TLN cao nhất là 72,6% và ít nhất là Lamproglena (0,7.
- Những giống KST còn lại mặc dù xuất hiện không nhiều và thường xuyên nhưng có thể là nguyên nhân góp phần làm cho cá bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh khác xâm nhập.
- Bảng 1: Thành phần KST kí sinh trên cá lóc nuôi ao thâm canh trong một chu kỳ nuôi Stt Giống KST Vị trí.
- An Giang Đồng Tháp Thời gian nuôi (tháng) Thời gian nuôi (tháng Trichodina.
- Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm KST:.
- Qua kết quả kiểm tra KST cho thấy tỷ lệ nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN) KST trên cá lóc nuôi ao thâm canh ở An giang và Đồng tháp tương đối cao và tùy.
- Khi kiểm tra KST trên cá bệnh thường thấy có TLN và CĐN KST cao hơn so với cá khỏe, điều này được giải thích ở cá khỏe tiết nhiều chất nhầy trên da và mang giúp cá ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật.
- 3.2 Mầm bệnh vi nấm.
- Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 14 chủng vi nấm (3 chủng vi nấm bậc thấp và 11 chủng vi nấm bậc cao) trên cá lóc nuôi trong ao thâm canh với các dấu hiệu bệnh lý nhiều nhớt trên thân, vảy xù xì, có các đốm đỏ và trắng xuất hiện trên thân với các vết loét nhỏ.
- Ngược lại, những mẫu cá không có dấu hiệu bệnh thì không phân lập được vi nấm.
- Thành phần các giống vi nấm phân lập trên cá lóc bị bệnh trong ao nuôi thâm canh được thể hiện trong bảng 2..
- Bảng 2: Thành phần giống vi nấm phân lập trên cá lóc bị bệnh nuôi ao thâm canh Stt Giống vi nấm.
- An Giang Đồng Tháp.
- Bảng 2 cho thấy vi nấm xuất hiện trong 3 tháng đầu của chu kỳ nuôi.
- Tần suất xuất hiện lần lượt của Acremonium, Geotrichum, Achlya và Fusarium là và 14,3%.
- Yanong (2003) kết luận khi vi nấm bậc thấp (nấm thủy mi) nhiễm trên cá thì chúng tấn công vào mô cơ của các loài cá, tiết ra enzyme phân hủy protein, gây hoại tử mô cơ tạo thành vết lở loét sau đó thì lan thành những vết loét rộng kèm theo các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi màu trắng như bông gòn.
- Mô tả này giống với những nghi nhận về dấu hiệu bệnh lý trên cá lóc ở nghiên cứu này.
- Trước đây, một số giống nấm thủy mi như Achlya và Aphanomyces được cho là nhiễm trên một số loài cá và trứng cá như cá ayu (Plecoglossus altivelis), cá chẽm (Lates calcarifer), cá lóc (Channa spp.
- Hơn nữa, hai giống vi nấm Acremonium và Fusarium đã được phân lập trên cả hai đối tượng thủy sản nước ngọt và lợ (Yanong, 2003.
- Khoa et al., 2004.
- Duc et al., 2009.
- Bên cạnh đó, giống vi nấm Geotrichum cũng xuất hiện trên cá rô đồng bị “nấm nhớt” ở Cần Thơ và Hậu Giang với các biểu hiện vảy cá xù xì và thân cá phủ một lớp nhớt dày (Trần Ngọc Tuấn và Phạm Minh Đức, 2010).
- Nghiên cứu này cho thấy ba giống vi nấm Acremonium, Fusarium và Geotrichum lần đầu được phân lập trên cá lóc (Channa striata) nuôi thâm canh trong ao đất ở An Giang và Đồng Tháp..
- 3.3 Mầm bệnh vi khuẩn.
- Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 81 chủng vi khuẩn trên cá lóc bị bệnh nuôi thâm canh trong ao có dấu hiệu bệnh lý được thể hiện qua (Bảng 3).
- Dựa vào đặc điểm hình thái, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa (Bảng 4) và căn cứ vào đặc điểm hình thái và khóa phân loại giống loài vi khuẩn được mô tả bởi Barrow và Feltham (1993) thì các chủng vi khuẩn phân lập được xác định thuộc 4 giống với tần suất xuất hiện ở từng giống vi khuẩn Aeromonas Edwardsiella, Streptococcus và Pseudomonas lần lượt là và 13,6%.
- Theo kết quả nghiên cứu gần đây của László Ardó et al.
- (2008), một số loài vi khuẩn Aeromonas gồm A.
- Cá bị nhiễm Aeromonas xuất huyết từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể và các vết thương trên lưng.
- Bảng 3: Dấu hiệu bệnh lý.
- Dấu hiệu bên ngoài Dấu hiệu bên trong Vi khuẩn phân lập từ cá lóc bệnh Cá bơi lờ đờ, thân, vây và.
- Bảng 4: Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn phân lập trên cá lóc nuôi ao thâm canh.
- Chỉ tiêu Vi khuẩn.
- Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này ghi nhận Aeromonas được phân lập trong suốt chu kỳ nuôi, trong khi đó Edwardsiella xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình nuôi ở tháng thu mẫu thứ 2 và Streptococcus xuất hiện ở giai đoạn cá lớn ở tháng thu mẫu thứ 5 (Bảng 5)..
- Bảng 5: Thành phần giống loài vi khuẩn phân lập trên cá lóc nuôi ao thâm canh Stt Vi khuẩn.
- An Giang Đồng Tháp Thời gian nuôi (tháng) Thời gian nuôi (tháng .
- Kết quả khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng trên cá lóc nuôi ao thâm canh xác định được 23 giống KST thuộc 20 họ, 15 bộ, trong đó 6 giống KST (Henneguya, Chilodonella, Epistylis, Tripartiella, Gnathostoma, Capillaria) được ghi nhận lần đầu ký sinh trên cá lóc đen nuôi thâm canh trong ao ở An Giang và Đồng Tháp..
- Thành phần giống KST ký sinh trên cá lóc nuôi thâm canh trong ao ở An Giang (23 giống KST) nhiều hơn ở Đồng Tháp (17 giống KST)..
- Kết quả khảo sát mầm bệnh vi nấm nhiễm trên cá lóc nuôi thâm canh trong ao xác định được 4 giống vi nấm với tần suất xuất hiện của các giống vi nấm là Acremonium (35,7.
- Các giống vi nấm xuất hiện trong 3 tháng nuôi đầu, đặc biệt giống Achlya duy nhất xuất hiện ở giai đoạn cá còn nhỏ (giống) thường ở tháng nuôi thứ nhất..
- Kết quả khảo sát mầm bệnh vi khuẩn xác định được 81 chủng thuộc 4 giống với tần suất xuất hiện của các giống vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella, Streptococcus và Pseudomonas lần lượt là và 13,6%.
- Trong đó, vi khuẩn Edwardsiella ghi nhận xuất hiện ở tháng nuôi thứ 2 và vi khuẩn Streptococcus ghi nhận xuất hiện ở tháng nuôi thứ 5..
- Tiếp tục nghiên cứu tác nhân gây bệnh do mầm bệnh vi khuẩn và vi nấm thông qua thí nghiệm gây cảm nhiễm và nghiên cứu thuốc kháng sinh, kháng nấm và hóa chất trong việc phòng và trị bệnh cho cá lóc nuôi thâm canh trong ao..
- Hiện trạng và những thách thức cho nghề nuôi cá lóc (Channa micropeltes và Channa striatus) ở ĐBSCL.
- Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi cá lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khoa Thủy Sản..
- Đặc điểm hình thái và sinh học của một số giống nấm gây bệnh “nấm nhớt” trên cá rô đồng (Anabas testudineus)