« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật của các hệ thống canh tác và rừng tràm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT CỦA CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC VÀ RỪNG TRÀM TẠI HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG.
- Đa dạng sinh học thực vật, hệ thống canh tác, Lúa mùa, Lúa cao sản, Vuông tôm, Rừng tràm.
- Nghiên cứu đa dạng thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái.
- Để làm cơ sở khoa học cho việc phát triển nông nghiệp ở địa phương theo hướng bền vững kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu “Khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật của các hệ thống canh tác và Rừng tràm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục đích khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật và đánh giá mối liên hệ giữa hiệu quả kinh tế và đa dạng sinh học thực vật trong các hệ thống canh tác như Lúa mùa, Lúa cao sản, Vuông tôm và Rừng tràm (đối chứng).
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, khảo sát theo ô tiêu chuẩn để lập danh lục thực vật trên vùng nghiên cứu và tính toán các chỉ số đa dạng sinh học.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 57 loài thực vật thuộc 33 họ của 2 ngành thực vật được ghi nhận trong các hệ thống canh tác và Rừng tràm.
- Rừng tràm có tính đa dạng sinh học thực vật cao nhất so với canh tác Lúa mùa, Lúa cao sản và Vuông tôm.
- Khi đa dạng loài gia tăng thì sự bình đẳng giữa các loài tăng theo, tuy nhiên, đa dạng quần xã bị giảm.
- Đa dạng loài có thể được sử dụng để dự đoán lợi nhuận của các hệ thống canh tác và Rừng tràm.
- 2005), thực vật hạt kín trong hệ thực vật ở Việt Nam hiện có khoảng 8.500 loài, 2.050 chi, trong đó lớp hai lá mầm có 1.590 chi với trên 6.300 loài và lớp một lá mầm có 460 chi với 2.200 loài.
- Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), hệ thực vật Việt Nam hiện có 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng số 5.732 loài chiếm 51,3% tổng số các loài của hệ thực vật.
- Sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ là tài liệu đầy đủ nhất về phân loại thực vật, góp phần đáng kể cho khoa học thực vật Việt Nam.
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về đa dạng sinh học (ĐDSH) thực vật được thực hiện, chủ yếu là khảo sát trong quần thể tự nhiên của những vùng sinh thái.
- Dự án đánh giá ĐDSH thực vật ven biển nhằm xác định các loài thích hợp trên những điều kiện môi trường cụ thể và đề xuất các giải pháp sử dụng, quản lý bền vững nguồn tài nguyên ven biển ở tỉnh Bạc Liêu đã xác định được 49 loài thực vật, trong đó có 15 loài là cây rừng ngập mặn thực sự và 34 loài cây gia nhập rừng ngập mặn thuộc 27 họ (Viên Ngọc Nam, 2010).
- Phan Hoàng Giẻo (2011), nghiên cứu đa dạng thực vật của núi Hàm Rồng (Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) ở độ cao dưới 150 m đã điều tra được 273 loài thuộc 170 chi của 72 họ trong 3 ngành thực vật.
- không có quy hoạch của các ngành chức năng nên làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng tràm, ảnh hưởng đến ĐDSH động, thực vật.
- Để làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý rừng trong chiến lược bảo tồn ĐDSH, phát triển bền vững các HTCT ở địa phương, nghiên cứu “Khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật của các hệ thống canh tác và Rừng tràm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục đích khảo sát sự đa dạng thực vật và đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với đa dạng thực vật của các HTCT Lúa mùa, Lúa cao sản, Vuông tôm và Rừng tràm (đối chứng)..
- Khảo sát Rừng tràm (tràm nước, 4-7 năm tuổi) được thực hiện tại xã Đông Hưng B và làm hệ thống đối chứng.
- Để xây dựng danh lục thực vật trong các hệ thống (Lúa mùa, Lúa cao sản, Vuông tôm và Rừng tràm), các tuyến điều tra được thực hiện cắt qua các sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp ô tiêu chuẩn Quadrat (Sharma, 2003) được sử dụng: ô 1 m 2 áp dụng cho thực vật thân thảo.
- Chỉ số Shannon H được sử dụng để so sánh sự đa dạng loài thực vật và chỉ số Shannon E dùng mô tả sự bình đẳng loài trong các hệ thống (Shannon và Wiener, 1963).
- Chỉ số Simpson D (Simpson, 1949) được sử dụng để xác định tính đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi hệ thống..
- Canh tác.
- nhất Lớn nhất 1 Lúa mùa 1,21 bc Lúa cao sản 0,62 c Vuông tôm 1,40 b Rừng tràm 3,87 a 1,00 5,00.
- 3.2 Thành phần loài thực vật trong HTCT Lúa mùa.
- Từ kết quả khảo sát HTCT Lúa mùa đã xác định tên khoa học và xây dựng bảng danh lục gồm 26 loài thuộc 15 họ thực vật (Bảng 2)..
- Bảng 2: Danh lục các họ và loài thực vật trong HTCT Lúa mùa.
- TT Tên khoa học họ/loài thực vật Tên Việt Nam DS.
- Số loài và số họ thực vật trong ruộng Lúa mùa ít hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn (2000) là có 105 loài cỏ dại.
- thuộc 26 họ thực vật xuất hiện trong ruộng lúa cấy, điều này cho thấy sự kém đa dạng của các loài thực vật trong điều kiện khí hậu, đất đai, thủy văn ở vùng nhiễm mặn ven biển..
- 3.3 Thành phần loài thực vật trong HTCT Lúa cao sản.
- Bảng 3 trình bày danh lục 22 loài thuộc 14 họ thực vật trong HTCT Lúa cao sản được khảo sát..
- Bảng 3: Danh lục các họ và loài thực vật trong HTCT Lúa cao sản.
- Số loài thực vật trong các ruộng Lúa cao sản chiếm tỷ lệ 21% và số họ chiếm tỷ lệ 54% so với tổng số loài và số họ thực vật tìm thấy trong các ruộng lúa cấy ở Việt Nam (Nguyễn Hồng Sơn, 2000).
- nhiễm mặn, phèn tại An Minh đã làm giới hạn sự phát triển các loài thực vật hoang dại.
- 3.4 Thành phần loài thực vật trong HTCT Vuông tôm.
- Từ kết quả khảo sát trong HTCT Vuông tôm đã xác định được tên khoa học và danh lục gồm 17 loài thuộc 13 họ thực vật (Bảng 4)..
- Bảng 4: Danh lục các họ và loài thực vật trong HTCT Vuông tôm.
- Trong các họ thực vật xuất hiện trong HTCT Vuông tôm, họ Hòa thảo (Poaceae), xuất hiện nhiều nhất chiếm tỷ lệ 27,6%, kế tiếp là họ Cúc (Asteraceae) chiếm tỷ lệ 13,8%.
- Kết quả khảo sát cho thấy, số loài và số họ thực vật tìm thấy trong.
- HTCT Vuông tôm là thấp, do việc bơm nước mặn vào Vuông tôm và thời gian ngập mặn kéo dài hơn 6 tháng có thể đã làm ảnh hưởng đến sự đa dạng loài thực vật trong HTCT này..
- 3.5 Thành phần loài thực vật trong Rừng tràm Từ kết quả khảo sát trong Rừng tràm trồng ở xã Đông Hưng B đã xác định được tên khoa học và xây dựng bảng danh lục thực vật gồm 35 loài thuộc 26 họ thực vật (Bảng 5)..
- Bảng 5: Danh lục các họ và loài thực vật trong Rừng tràm.
- TT Tên họ/loài thực vật Tên Việt Nam DS.
- Trong Rừng tràm, một số họ thực vật có tỷ lệ xuất hiện giống nhau, trong đó họ Hòa thảo (Poaceae) xuất hiện nhiều nhất chiếm tỷ lệ 8,6%..
- Có 18 họ thực vật xuất hiện ít (2,9% mỗi họ).
- Do Rừng tràm trong khảo sát là rừng trồng nên có số loài thực vật ít hơn so với Rừng tràm tự nhiên U Minh Thượng, là nơi hiện nay đã điều tra được 250 loài thực vật, trong đó 243 loài đã được định danh (Phòng NN&PTNT An Minh, 2011).
- Tuy nhiên, số loài thực vật trong Rừng tràm trồng tại An Minh nhiều hơn so với rừng ngập mặn Cà Mau, hiện có 23 loài (Hoàng Văn Thơi, 2003), hoặc so với vùng.
- ngập mặn ven biển tỉnh Bạc Liêu hiện có 15 loài thực vật (Viên Ngọc Nam, 2010).
- Kết quả này đã phản ánh Rừng tràm có độ đa dạng thực vật cao hơn so với các kiểu rừng ngập mặn ven biển là do năng suất vật rụng (cành, lá.
- lớn giúp thảm thực vật dưới tán rừng rất đa dạng..
- 3.6 Danh lục thực vật.
- Nhìn chung, kết quả khảo sát đa dạng loài trong các hệ thống cho thấy, có 57 loài thuộc 33 họ trong 2 ngành thực vật được xác định (Bảng 6)..
- Bảng 6: Danh lục ngành, họ, lớp và loài thực vật trong các hệ thống.
- TT Ngành/lớp/họ/loài thực vật Tên Việt Nam Hệ thống.
- Ghi chú: LM: Lúa mùa, LCS: Lúa cao sản, VT: Vuông tôm, RT: Rừng tràm Bảng 6 cho thấy, trong các hệ thống, Cỏ mực.
- Trong các hệ thống, họ Hòa thảo (Poaceae) luôn xuất hiện với tỷ lệ cao, chứng tỏ rằng điều kiện môi trường sống trong khu vực khảo sát chỉ thích hợp cho những loại thực vật thân thảo nhất niên có khả năng chịu được phèn, mặn và hạn tốt.
- Điều này giải thích tại sao đất đai ở An Minh rất khô cằn vào mùa hạn, hầu như các loài thực vật đều biến mất trên đồng ruộng, chỉ còn lại vài loài đặc trưng của vùng này như Cỏ ống, Cỏ chỉ, Dây vát, Ráng đại, Năng,… Về họ thực vật, Rừng tràm có 78,8% số họ hiện diện trong tất cả các họ thực vật được ghi nhận.
- Về số loài thực vật, Rừng tràm cũng chiếm tỷ lệ cao là có 61,4% số loài hiện diện trong tổng số loài thực vật được ghi nhận.
- Điều này cho thấy, điều kiện canh tác khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển, đa dạng loài thực vật khác nhau nên số loài xuất hiện chung trong các hệ thống là rất ít.
- Nói cách khác, mỗi HTCT có thể có những loài thực vật phù hợp nhất định và đặc trưng cho điều kiện canh tác cụ thể của HTCT đó..
- 3.7 Đa dạng về dạng sống.
- Bảng 7: Chỉ số Shannon H, Shannon E và Simpson D trong các hệ thống.
- TT Hệ thống Chỉ số H Chỉ số E Chỉ số D 1 Lúa mùa 0,95 b 0,36 b 0,53 a 2 Lúa cao sản 0,80 b 0,30 b 0,61 a 3 Vuông tôm 0,61 b 0,27 b 0,66 a 4 Rừng tràm 1,61 a 0,58 a 0,26 b.
- Kết quả Bảng 7 cho thấy, chỉ số Shannon H của Rừng tràm là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các HTCT còn lại, cho thấy Rừng tràm có sự đa dạng về loài thực vật cao nhất.
- Ở Rừng tràm có sự phân tầng rất rõ, ngoài những cây thân gỗ chiếm ưu thế ở tầng trên, dưới tán rừng có xuất hiện nhiều loài thuộc nhóm dây leo như Dây bòng bong, Choại, Dây mây nước, Dây vát,… Ngoài bìa rừng có nhiều loài thực vật thân thảo xuất hiện, chủ yếu là các cây chịu được phèn và thích nghi với điều kiện khô hạn vào mùa nắng.
- Chỉ số Shannon H ở ruộng Lúa mùa, Lúa cao sản và Vuông tôm không khác biệt nhau, cho thấy sự đa dạng về loài tương tự nhau và thấp (H<1,00)..
- Điều này cũng phù hợp với nhận định của Lê Văn Khoa (1999) là hệ sinh thái nông nghiệp thường kém đa dạng sinh học hơn so với các hệ sinh thái tự nhiên.
- Chỉ số cân bằng Shannon E của Rừng tràm trung bình là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các HTCT còn lại, cho thấy có sự bình đẳng giữa các loài thực vật trong môi trường sống cao hơn, do trong Rừng tràm có sự phân chia về không gian rất rõ, tầng trên là những loài thân gỗ chiếm ưu thế, dưới tán rừng là những loài thân thảo và dây leo, trên thân các cây gỗ lớn là những loài phụ sinh và ký sinh.
- Chỉ số cân bằng Shannon E của Lúa mùa, Lúa cao sản và Vuông tôm không khác biệt nhau, cho thấy sự bình đẳng giữa các loài thực vật trong các hệ thống này tương tự nhau và thấp .
- Chỉ số Simpson D của Rừng tràm trung bình là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các HTCT còn lại, cho thấy có sự đa dạng về quần xã thực vật cao nhất.
- tự nhau, cho thấy sự đa dạng về quần xã của các HTCT này giống nhau và ở mức độ thấp..
- Bảng 8 cho thấy, năng suất gỗ của Rừng tràm cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với Lúa cao sản, Lúa mùa và Vuông tôm.
- 2 Lúa cao sản 15,14 b Vuông tôm 0,41 c Rừng tràm 288,23 a .
- Bảng 9 cho thấy, thu nhập cao nhất là ở Lúa cao sản và Vuông tôm, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với Lúa mùa và Rừng tràm.
- Chi phí cao nhất ở Lúa cao sản khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các hệ thống khác..
- Chi phí thấp nhất của Rừng tràm do chỉ tốn chi phí mua cây giống và công trồng, không có bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..
- Canh tác Lúa mùa và Rừng tràm cho lợi nhuận thấp nhất..
- cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của rừng.
- 3.11 Quan hệ giữa chỉ số ĐDSH và lợi nhuận Kết quả phân tích tương quan cho thấy, chỉ số Shannon H có tương quan chặt (r = 0,984, p<0,01) với chỉ số cân bằng Shannon E, tức khi đa dạng loài trong các hệ thống tăng thì sự bình đẳng giữa các loài tăng theo.
- Tuy nhiên, chỉ số Shannon H có tương quan chặt và nghịch (r = -0,981, p<0,01) với chỉ số Simpson D, tức khi đa dạng loài tăng thì chỉ số đa dạng quần xã giảm và ngược lại.
- 0,986, p<0,01) với chỉ số Simpson D, có nghĩa là sự cân bằng giữa các loài trong quần xã tăng thì chỉ số đa dạng quần xã giảm và ngược lại.
- Điều này cho thấy, khi đa dạng loài trong các hệ thống tăng thì lợi nhuận sẽ có chiều hướng giảm, có nghĩa sự gia tăng các loài không sử dụng (thực vật hoang dại) ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong canh tác do cạnh tranh sử dụng đất cũng như phản ánh mức độ thâm canh thấp của nông hộ..
- Kết quả cho thấy, khi gia tăng đa dạng loài thì lợi nhuận được dự đoán giảm.
- Như vậy, trong một HTCT cần chú ý khai thác các loài thực vật có giá trị để vừa bảo đảm được sự đa dạng sinh học vừa giúp tăng thu nhập.
- Những loài thực vật điều tra có khả năng khai thác được về mặt kinh tế gồm cây dược liệu (Cỏ mực, Cam thảo đất, Nhãn lồng.
- Trong 3 HTCT và Rừng tràm, có 57 loài thực vật thuộc 33 họ của 2 ngành thực vật được xác định, trong đó, nhóm cây thân thảo chiếm tỷ lệ loài.
- Rừng tràm có tính ĐDSH cao nhất trong khi Lúa mùa, Lúa cao sản và Vuông tôm có tính đa dạng sinh học tương tự nhau và thấp hơn.
- Rừng tràm cho lợi nhuận thấp nhất nhưng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (53,79).
- Chỉ số Shannon H đạt cao nhất trong Rừng tràm.
- Chỉ số về đa dạng loài có thể được sử dụng để dự đoán lợi nhuận của các HTCT..
- Cần chú ý khai thác các loài thực vật có công dụng làm cây thuốc, thực phẩm (các loại rau), thức ăn chăn nuôi và làm phân hữu cơ.
- Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu các HTCT khác để làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách nông nghiệp bền vững tại địa phương, chiến lược bảo vệ ĐDSH thực vật và phát triển rừng..
- Xác định một số đặc điểm cấu trúc rừng và mối liên hệ giữa sự phân bố thực vật với độ mặn đất, độ ngập triều tại khu đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau.
- Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập II, Tập III)..
- Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật.
- Các phương pháp nghiên cứu thực vật.
- Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của núi Hàm Rồng thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc ở độ cao dưới 150 m.
- Đánh giá đa dạng sinh học thực vật ven biển nhằm xác định các loài thích hợp tên những điều kiện môi trường cụ thể và đề xuất các giải pháp sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên ven biển này ở tỉnh Bạc Liêu.
- Điều tra thành phần loài thực vật có hoa sống hoang dại trong tỉnh Cần Thơ: Luận án thạc sĩ Khoa học sinh vật học và môi trường