« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Bản đồ, đa dạng sinh học, thực vật bậc cao, Thành phố Cần Thơ.
- Nghiên cứu khảo sát thành phần loài thực vật bậc cao được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2014 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học được xây dựng dựa trên 8 kiểu sử dụng đất (đã được nhóm lại từ 31 kiểu sử dụng đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ).
- Mức độ đa dạng được phân thành 4 cấp độ tiềm năng đa dạng sinh học (từ cao, trung bình, thấp và rất thấp).
- Từ bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học, các vị trí thu mẫu được chọn để nghiên cứu.
- Kết quả khảo sát cho thấy thành phần loài trong hệ thực vật bậc cao ở Cần Thơ có tổng cộng 620 loài.
- Trong đó, nhóm thực vật hạt kín nhiều nhất với số lượng là 581 loài (293 loài đơn tử diệp và 288 loài song tử diệp), nhóm hạt trần là 11 loài và nhóm dương xỉ là 28 loài.
- Từ kết quả này, bản đồ đa dạng thực vật bậc cao thành phố Cần Thơ được xây dựng.
- nơi nổi tiếng với các vườn cây ăn trái với diện tích khá lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Cồn Ấu.
- Trong các sinh cảnh thì kiểu vườn tạp – vườn cây lâu năm có thành phần loài đa dạng nhất (82 loài), thấp nhất là đất trồng rẫy (9 loài)..
- Thành Phố Cần Thơ là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng và cả nước.
- Cần Thơ có địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm sông lớn (sông Hậu) và nhiều sông nhánh.
- Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Cần Thơ là 140.895 ha (Tổng cục Thống kê, 2011).
- Nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất là khu vực phù sa ngo ̣t được bồi đắp thường xuyên, thı́ch hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu, cây lương thực, cây công nghiê ̣p ngắn ngày, cây ăn quả đă ̣c sản nhiê ̣t đới, ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i để Cần Thơ phát triển nông nghiê ̣p theo hướng toàn diê ̣n.
- Đất đai của thành phố Cần Thơ đa phần là đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng và rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất.
- Các nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng đang phải đối mặt với sức ép rất lớn từ nhu cầu cuộc sống của con người.
- loài động, thực vật nói chung và thực vật bậc cao nói riêng cũng đang bị xâm hại..
- Do đó, yêu cầu đặt ra là phải khảo sát tổng thể để xác định thành phần loài thực vật bậc cao ở các quận huyện trong địa bàn thành phố Cần Thơ và xây dựng bản đồ đa dạng thực vật bậc cao.
- Từ đó có thể chọn vùng làm kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật cho thành phố Cần Thơ..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 39 điểm ở các quận huyện trên địa bàn toàn thành phố Cần Thơ từ năm 2013 đến năm 2014..
- Để có cơ sở thiết lập ô mẫu cho việc khảo sát và thu thập số liệu về thực vật bậc cao trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học đã xây dựng trên cơ sở bản đồ sử dụng đất..
- Bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học được xây dựng dựa trên giả thuyết mối liên quan giữa từng kiểu sử dụng đất khác nhau sẽ có mức độ xáo trộn khác nhau, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật và tạo nên sự khác biệt về mức độ đa dạng sinh học.
- Bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học được phân chia thành 4 cấp độ là: đa dạng mức độ cao, trung bình, thấp và rất thấp.
- Giả thuyết mức độ đa dạng càng tăng khi sinh cảnh có mức độ xáo trộn càng thấp.
- Bảng 1: Phân loại tiềm năng đa dạng sinh học theo kiểu sử dụng đất.
- STT Kiểu sử dụng đất Mã đất Tiềm năng đa dạng sinh học 1.
- thành phố Cần Thơ.
- Trong các ô mẫu tiến hành điều tra, khảo sát và thu mẫu thực vật vùng nghiên cứu, mẫu vật thu thập được chụp ảnh, sau đó được xử lí sơ bộ ngoài thực địa..
- Đối với thực vật có hoa: Thu những mẫu có đầy.
- Hình 1: Bản đồ vị trí thu mẫu 2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu.
- Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), đặc biệt là có đối chiếu và so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam..
- Số liệu các loài thực vật bậc cao khảo sát được từ thực tế được xử lý tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel.
- Các loài được sắp xếp thành các cột để xác định tổng số loài thực vật bậc cao khảo sát được ở phạm vi toàn tỉnh.
- Các hàm Max, Min dùng để tính giá trị số loài lớn nhất và nhỏ nhất của các quận, huyện để làm cơ sở xây dựng bản đồ hiện trạng thực vật bậc cao theo địa bàn các quận, huyện của thành phố Cần Thơ..
- Các số liệu, kết quả đưa vào bản đồ bằng phần mềm ArcGIS..
- 2.4 Phương pháp xây dựng bản đồ.
- Từ bản đồ hành chánh và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ ở các định dạng file khác nhau, các kỹ thuật phân tách, chồng lớp dữ liệu và kết nối dữ liệu không gian và thuộc tính trong GIS được sử dụng để chuyển về cùng định dạng của phần mềm ArcGIS có cùng hệ tọa độ để biên tập lại bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học..
- Bản đồ thực vật bậc cao tại thành phố Cần Thơ được xây dựng dựa trên 4 mức độ đa dạng sinh học tiềm năng với mỗi mức độ sẽ được gán cho một màu tương ứng (đại diện cho 4 giá trị khác nhau) bao gồm:.
- 3.1 Kết quả khảo sát nhóm thực vật trong sản xuất.
- Cây trồng ở thành phố Cần Thơ rất đa dạng, một số có những đặc tính tốt, sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.
- Thành phố Cần Thơ đã hoàn thành các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, vùng nuôi thủy sản, quy hoạch phát triển thủy lợi, đã chỉ ra lợi thế của từng địa phương, các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, hình thành các vùng chuyên canh, xen canh, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ.
- Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu có xu hướng ngày càng tăng, tại mỗi cơ sở khám chữa bệnh trong thành phố Cần Thơ đều có vườn sưu tập từ 40 đến 60 cây thuốc theo Danh mục Bộ Y tế quy định gồm Bạc hà, Bạch chỉ, Bách bộ, Bạch đồng nữ, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán hạ nam, Bồ công anh, Bố chính sâm, Cà gai leo, Cam thảo đất, Cối xay, Dâu, Dành dành, Địa hoàng, Gai, Hoè, Ổi, Sắn dây, Cỏ mần trầu, Cỏ nhọ nồi, Cỏ sữa lá nhỏ, Cỏ tranh, Cỏ xước, Củ mài, Cúc tần, Địa liền, Đinh lăng, Gừng, Hạ khô thảo nam, Hoắc hương, Hương nhu, Húng chanh, Hy thiêm, Ích mẫu, Ké đầu ngựa, Kinh giới, Kim ngân, Khổ sâm, Mã đề, Mần tưới, Mạch môn, Mỏ quạ, Mơ tam thể, Nhân trần, Nhót, Ngải cứu, Nghệ, Phèn đen, Quýt, Rau má, Rau sam, Sả, Sài đất, Tía tô, Thiên môn, Trắc bách diệp, Xạ can, Xuyên tâm liên, Ý dĩ… Số lượng loài này làm tăng đáng kể số lượng loài thực vật ở thành phố Cần Thơ.
- Thành phố Cần Thơ phát triển rất sớm loại hình du lịch sinh thái vườn, ngành du lịch đã chọn loại hình du lịch chính là.
- Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh du lịch cũng thường xuyên sưu tầm và phát triển cây kiểng và Bonsai tại các điểm tham quan du lịch nhằm tạo nét đa dạng cảnh quan thiên nhiên phục vụ khách du lịch.
- 3.2 Đa dạng thực vật bậc cao.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài của thực vật bậc cao khảo sát được ở thành phố Cần Thơ tổng cộng là 620 loài.
- Nhóm thực vật hạt kín số lượng lên đến 581 loài (293 loài đơn tử diệp và 288 loài song tử diệp), nhóm hạt trần là 11 loài và nhóm dương xỉ là 28 loài.
- Số liệu loài thu được trong nghiên cứu cao hơn so với các nghiên cứu trước đây như năm 1967, Ban Thực vật ghi nhận có 299 loài cây trồng và cây hoang dại, bao gồm các nhóm: Nấm, Khuyết thực vật, Song tử diệp và Đơn tử diệp thường gặp quanh vùng.
- Năm 1998, trong “Điều tra cây cỏ sống hoang dại ở thành phố Cần Thơ”, tác giả Võ Văn Bé đã ghi nhận được 351 loài..
- Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam, trong suốt quá trình phấn đấu trở thành đô thị loại 1, các quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã diễn ra mạnh mẽ, các hệ sinh thái tự nhiên đã được thay thế bởi các hệ sinh thái bán tự nhiên.
- Nhiều loại thực vật phi bản địa được nhập nội, đây là nguyên nhân làm cho số lượng loài thực vật tăng cao so với kết quả điều tra trước đây.
- Các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái, nhu cầu phát triển đời sống của người dân đô thị đã làm du nhập rất nhiều nhóm cây kiểng và Bonsai, chính điều này cũng làm tăng đáng kể số lượng loài thực vật.
- cây có tinh dầu và cây làm thuốc hoang dại ở thành phố Cần Thơ cho thấy: quá trình thu mẫu đã ghi nhận được 109 loài, 86 chi, 48 họ chiếm 16,59% số loài, 24,09% số chi, 42,11% số họ so với kết quả của Lã Đình Mỡi (2001) thống kê về cây có tinh dầu ở Việt Nam (657 loài, 357 chi, 114 họ).
- Tuy nhiên, với những lợi thế vốn có về khí hậu, thổ nhưỡng và đặc điểm sống của đa số nhóm cây có tinh dầu là thích nghi với khí hậu nhiệt đới gió mùa thì mức độ đa dạng thành phần loài cây có tinh dầu đã khảo sát ở thành phố Cần Thơ là chưa cao..
- Ngoài nguyên nhân do Cần Thơ có địa hình đa phần bằng phẳng ít đồi núi thì quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cũng là mối đe dọa làm giảm sự đa dạng sinh học nhóm cây này.
- Căn cứ vào số loài ghi nhận được trong các sinh cảnh thì kiểu sử dụng đất ở nông thôn và đất vườn tạp – vườn cây lâu năm thành phần loài là đa dạng nhất, thấp nhất là đất trồng rẫy.
- Vì vậy, trong các vườn tạp - vườn cây lâu năm số loài thực vật phong phú hơn ở các sinh cảnh khác..
- Đối với nhóm loài sống tự nhiên: Trên toàn địa bàn thành phố Cần Thơ do không có nhiều kiểu sinh thái đặc thù như khu bảo tồn, vườn quốc gia, rừng ngập mặn, núi đá vôi hay hồ tự nhiên.
- Tuy nói đến loài tự nhiên hay loài hoang dại là nói đến các loài không chịu sự tác động của con người, nhưng hầu hết các loài tự nhiên hiện diện tại Cần Thơ đều chịu một sự tác động với một mức nhất định nào đó bởi các hoạt động của con người và với những hệ sinh thái khác nhau, sinh cảnh khác nhau, mức độ đa dạng loài cũng khác nhau..
- Ngoài những nguyên nhân tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học đã được nghiên cứu và biết đến nhiều như khai thác quá mức, sử dụng tài nguyên sinh vật không bền vững, các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng các cơ sở hạ tầng.
- Gần đây, các nghiên cứu về sự di nhập của các loài ngoại lai xâm hại cũng cho thấy những ảnh hưởng bất lợi của nhóm sinh vật này đến đa dạng sinh học, nông nghiệp, gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường..
- Qua kết quả điều tra thực tế và phỏng vấn đã xác định được 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại điển hình với diện rộng, phân bố khắp nơi thuộc 5 họ: Asteraceae, Bignoniaaceae, Fabaceae, Pontederiaceae và Verbenaceae.
- Trong đó, sinh cảnh ven đường là nơi tập trung số lượng thực vật ngoại lai nhiều nhất.
- Sinh cảnh ven đường thường ít bị tác động bởi con người như các hoạt động nông nghiệp và đất đai thích hợp cho sự phát triển của các loài thực vật ngoại lai.
- Thành phố Cần Thơ đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa, các khu dân cư xuất hiện nhiều như khu dân cư Hưng Phú 1, Phú Thứ, Phú An, Hưng Phú 2,… nhưng chưa được sử dụng, do không có sự tác động của con người và các hoạt động sản xuất tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài Mai dương và Cúc bò..
- Sinh cảnh vườn cây ăn trái, vườn tạp là nơi ít xuất hiện các loài thực vật ngoại lai.
- Loài chiếm ưu thế nhiều nhất, có sự phân bố đa dạng về sinh cảnh là Mai dương.
- Thành phố Cần Thơ với hệ thống sông ngòi chằng chịt, được bồi đắp từ sông Hậu nên lượng nước lưu thông nhiều và cũng là điều kiện tốt nhất cho sự sinh sôi, nảy nở và phát tán của Lục bình.
- Việc sử dụng thuốc hóa học diệt lục bình tuy mang lại hiệu quả cao nhưng đây là biện pháp tốn nhiều chi phí và đặc biệt là làm ô nhiễm môi trường, tác hại đến động thực vật thủy sinh bản địa, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu….
- Tuy vậy, điều đáng quan tâm hơn là khu dân cư ở thành phố Cần Thơ với đặc thù là đô thị đang phát triển, đời sống người dân được cải thiện, các nhu cầu giải trí về sinh vật cảnh cũng gia tăng, tại các khu vực nội thành sự phong phú về hệ động thực vật du nhập với số lượng ngày càng tăng dần là điều cần lưu ý, các loài du nhập ngoại lai có thể làm mất đặc trưng cảnh quan không gian chung của thành phố..
- 3.4 Xây dựng bản đồ đa dạng thực vật bậc cao Bản đồ đa dạng thực vật bậc cao được xây dụng dựa trên 2 yếu tố: Số liệu, kết quả thu và phân tích mẫu trên toàn thành phố Cần Thơ và bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học..
- Sau khi có kết quả tại các vị trí nghiên cứu, số liệu tổng số loài trong từng nhóm ở tất cả các sinh cảnh được sử dụng để chia lại thành 4 cấp độ đa dạng từ thấp đến cao để vẽ bản đồ.
- Các cấp độ đa dạng được đưa lại vào bản đồ tiềm năng để hiệu chỉnh thành bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học nhóm thực vật bậc cao..
- Trong số các nhóm sinh vật khảo sát ở Cần Thơ thì nhóm thực vật bậc cao có số loài tìm thấy cao nhất (620 loài), chiếm khoảng 47% tổng số loài tìm thấy.
- Vùng có số loài hiện diện tương đối cao (từ 249 đến 439 loài) là các huyện Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai nơi nổi tiếng với các vườn cây ăn trái với diện tích tương đối lớn của thành phố Cần Thơ và cồn Ấu..
- Bảng 2: Phân loại đa dạng sinh học theo kiểu sử dụng đất.
- STT Kiểu sử dụng đất Mã đất Đa dạng sinh học.
- So với bản đồ tiềm năng thì bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học có một số khác biệt đã được hiệu chỉnh: đa dạng sinh học mức thấp nhất là ở 2 nhóm đất: Đất khu di tích lịch sử, nghĩa trang và đất trồng cỏ, trồng cây hàng năm.
- Chính điều này đã làm cho kiểu sử dụng đất này có mức độ đa dạng sinh học rất thấp..
- Các vị trí có đa dạng sinh học cao nằm rải rác ở các vùng nông thôn tập trung vào kiểu đất ở nông thôn (thay cho giả định đất trồng cây lâu năm của bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học) vì điều kiện môi trường trong kiểu đất này ít xáo trộn.
- Trong các quận huyện của thành phố Cần Thơ thì nơi có mức độ đa dạng sinh học tương đối khá cao và.
- Vì vậy, vùng này có thể đưa vào làm nơi để bảo vệ sự phong phú các loài động thực vật..
- Hình 2: Bản đồ đa dạng nhóm thực vật bậc cao Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự kiến.
- diện tích đất lúa của thành phố Cần Thơ có xu hướng giảm và đất cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản tăng.
- Sự chuyển dịch này được cân đối về nhu cầu an ninh lương thực và mục tiêu thực hiện đa dạng sinh học thông qua việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp bền vững..
- Trong những năm gần đây, áp lực của dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
- Hiện nay, lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được tiêu thụ hàng năm rất lớn, đây chính là nguyên nhân gây nên nhiều nguy hiểm về môi trường như suy thoái đất, hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật cao hơn mức cho phép trong đất và nguồn nước.
- Các vấn đề về ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
- Vì vậy, cần có biện pháp khoanh vùng bảo tồn các nơi có sự đa dạng thực vật cao nhất ở thành phố Cần Thơ..
- Nhóm thực vật bậc cao khảo sát được ở thành phố Cần Thơ tổng cộng là 620 loài.
- Nhóm thực vật hạt kín nhiều nhất với số lượng là 581 loài (293 loài đơn tử diệp và 288 loài song tử diệp), nhóm hạt trần là 11 loài và nhóm dương xỉ là 28 loài..
- Bản đồ đa dạng thực vật bậc cao thành phố Cần Thơ được xây dựng.
- Kiểu sinh cảnh đất ở và đất trồng cây lâu năm có sự đa dạng loài cao nhất.
- nghiệp khác có sự đa dạng loài thấp và đất khu di tích lịch sử, nghĩa trang, đất trồng cỏ, trồng cây hàng năm có sự đa dạng loài thực vật thấp nhất..
- Danh sách Cây cỏ vùng Cần Thơ.
- Viện Đại học Cần Thơ..
- Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam.
- Điều tra thành phần loài thực vật có hoa sống hoang dại trong tỉnh Cần Thơ: Luận án thạc sĩ Khoa học sinh vật học và môi trường.
- Trường Đại học Cần Thơ.