« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT VIỆC TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT VIỆC TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
- Tự đánh giá, tính tự chủ, khả năng chia sẻ, tính cách đạo đức, nỗ lực học tập Keywords:.
- Bài viết trình bài kết quả khảo sát việc tự đánh giá của 234 sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố của sự tự đánh giá bản thân sinh viên.
- Kết quả cho thấy sinh viên tự đánh giá tương đối cao yếu tố về tính cách đạo đức, kế đến là sự nỗ lực trong học tập và cuối cùng là khả năng chia sẻ.
- Hệ số tin cậy của thang đo tự đánh giá là 0,905.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà giáo dục những thông tin khoa học để định hướng giáo dục sinh viên..
- Tự đánh giá bản thân là thái độ của con người hướng tới năng lực, khả năng và giá trị của chính bản thân mình.
- Các nghiên cứu về vấn đề “tự đánh giá” chỉ ra rằng việc tự đánh giá quá cao bản thân hay quá thấp đều có tác động không tốt cho sự phát triển của con người.
- Tự đánh giá quá cao dẫn đến hậu quả là cá nhân nghi ngờ bản thân và phải đánh giá lại nếu không đạt được những kết quả như dự đoán.
- Ngược lại, tự đánh giá bản thân thấp có thể gây ra mặc cảm “kém giá trị”, không tin vào bản thân, kém sáng tạo, tự lên án bản thân và bất an.
- Có thể thấy rằng, tự đánh giá ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân trong mỗi giai.
- Đối với lứa tuổi sinh viên cũng vậy, ở giai đoạn này sự hoàn thiện nhân cách chủ yếu dựa trên tự nhận thức, tự đánh giá, đối chiếu những đặc điểm, hành vi của bản thân với những nguyên tắc, khuôn mẫu và chuẩn mực xã hội.
- Việc tự đánh giá ở mức độ phù hợp sẽ giúp sinh viên có sự điều khiển, điều chỉnh bản thân một cách hợp lí, đúng đắn.
- tạo thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập cũng như trong các hoạt động khác của cuộc sống..
- Do đó, việc nghiên cứu về tự đánh giá của sinh viên sẽ giúp bản thân sinh viên nhìn nhận về mức độ phù hợp trong tự đánh giá của mình, ngoài ra còn giúp các nhà giáo dục có cơ sở khoa học để định hướng trong giáo dục sinh viên..
- 2.1.1 Khái niệm tự đánh giá bản thân.
- James (1890) xem tự đánh giá bản thân như là năng lực.
- Rosenberg (1965) coi tự đánh giá bản thân như giá trị.
- Còn Branden (1969) cho rằng tự đánh giá bản thân có hai khía cạnh liên quan đến nhau đó là cảm giác về khả năng tự thực hiện và cảm giác về giá trị cá nhân.
- Theo Vũ Dũng (2008) thì tự đánh giá bản thân là giá trị, ý nghĩa mà cá nhân tự xác định cho bản thân nói chung cũng như các khía cạnh riêng lẻ của nhân cách, của hoạt động, của hành vi.
- Tổng hợp từ nhiều ý kiến, trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng tự đánh giá bản thân là thái độ của cá nhân hướng tới giá trị của chính bản thân mình trong nhiều khía cạnh khác nhau của nhân cách..
- 2.1.2 Một số đặc điểm của tự đánh giá Theo Đinh Thị Tứ (2003) thì tự đánh giá có những đặc điểm sau:.
- Tính phù hợp: xét tự đánh giá trong mối quan hệ với thực tế khách quan được đánh giá..
- Tính phân biệt và tính khái quát: xét theo nội dung và phạm vi hoạt động được đánh giá..
- Độ cao của tự đánh giá: được xét trong mối quan hệ với hệ thống mức độ đánh giá..
- Tính bền vững: xét tự đánh giá trong khoảng thời gian nhất định..
- 2.1.3 Phân loại tự đánh giá.
- Theo Mruk (2006), tự đánh giá bản thân có những loại sau:.
- Tự đánh giá bản thân thấp..
- Tự đánh giá bản thân cao..
- Tự đánh giá bản thân dựa trên giá trị..
- Tự đánh giá bản thân dựa trên năng lực..
- 2.1.4 Vai trò của tự đánh giá bản thân trong phát triển nhân cách.
- Tự đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của họ.
- Chức năng cơ bản của tự đánh giá là điều chỉnh các hành vi của cá nhân trong hệ thống quan hệ liên nhân cách.
- Sự tự hoàn thiện của nhân cách dựa trên cơ sở của tự đánh giá (Đinh Thị Tứ, 2003)..
- Trong đời sống xã hội, sinh viên luôn tiếp nhận được sự điều chỉnh từ phía xã hội ở những mức độ khác nhau.
- Muốn đạt đến kết quả của một hoạt động, sinh viên phải có những hiểu biết khách quan về mình, về những phẩm chất đang tồn tại ở bản thân, từ đó điều chỉnh, điều khiển mình cho phù.
- Sinh viên chỉ có thể điều chỉnh, điều khiển nhân cách của bản thân trên cơ sở xem xét sự đánh giá, nhận xét của những người xung quanh về mình, phân tích kết quả hoạt động cũng như hành vi cử chỉ của mình.
- Nếu như sự đánh giá bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nhân cách của sinh viên, thì sự tự đánh giá của sinh viên có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển nhân cách của họ.
- Nó tạo ra cơ sở cho việc tự tu dưỡng, tự giáo dục của mỗi sinh viên..
- Thang đo khảo sát việc tự đánh giá của sinh viên được soạn thảo qua ba giai đoạn:.
- Giai đoạn thăm dò mở: căn cứ vào thực tế quan sát ban đầu những biểu hiện tự đánh giá bản thân của sinh viên, trên cơ sở khái niệm của đề tài nghiên cứu và tham khảo một số công trình nghiên cứu đã công bố của Đỗ Ngọc Khanh (2004) và Đinh Thị Tứ (2003), bảng thăm dò mở gồm có 5 câu hỏi..
- Giai đoạn thăm đò thử: bảng thăm dò thử gồm có 124 câu được thực hiện trên 105 sinh viên để xác định các thông số kỹ thuật cần thiết nội dung tự đánh giá của sinh viên, làm cơ sở chỉnh sửa và hoàn thiện thang đo..
- Giai đoạn thu thập dữ liệu chính thức: bảng thăm dò chính thức là thang đo tự đánh giá về bản thân của sinh viên gồm 61 câu..
- Đối với những câu có nội dung trái chiều (in nghiêng), điểm tiêu cực sẽ được chuyển đổi thành điểm tích cực, để đưa thang đo về một thang điểm đánh giá nhất quán, nghĩa là đo cùng một chiều, trước khi số liệu được xử lí..
- Cách đánh giá: theo Đoàn Văn Điều (2013) thì:.
- Điểm trung bình từ 4,5 đến 5,0: mức tự đánh giá cao,.
- Điểm trung bình từ 3,50 đến 4,49: mức tự đánh giá khá cao,.
- Điểm trung bình từ 2,50 đến 3,49: mức tự đánh giá trung bình,.
- Điểm trung bình dưới 2,49: mức tự đánh giá thấp..
- Kế đến, phương pháp phân tích nội dung được sử dụng để tìm các yếu tố của thang đo, T-test kiểm định trị trung bình các yếu tố tự đánh giá giữa nam và nữ sinh viên và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) so sánh trị trung bình các yếu tố tự đánh giữa sinh viên ba trường..
- Trong đó có 81 nam và 153 nữ sinh viên.
- trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (ĐHKT) có 82 sinh viên, trường Đại học Văn Hiến (ĐHVH) có 73 sinh viên và trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP) 79 sinh viên.
- 3.1 Kết quả chung thang đo tự đánh giá bản thân của sinh viên.
- Kết quả hệ số tin cậy thang đo tự đánh giá là 0,905.
- Kết quả phân tích hệ số TQBT của các biến trong thang đo tự đánh giá của sinh viên được thể hiện ở Bảng 1 là tương đối tốt.
- Theo Bảng 2, nội dung tự đánh giá của sinh viên ở hai mức sau:.
- Bảng 1: Kết quả TQBT của các biến trong thang đo tự đánh giá bản thân của sinh viên.
- 61 0,446 Mức tự đánh giá khá cao: sinh viên tự đánh giá.
- Mức tự đánh giá trung bình: sinh viên tự nhận thấy bản thân là người không làm phiền người khác.
- Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng sinh viên tự đánh giá bản thân từ mức độ trung bình đến mức độ khá cao..
- Bảng 2: Kết quả chung thang đo tự đánh giá bản thân của sinh viên.
- Nội dung tự đánh giá ĐTB ĐLTC Thứ bậc.
- Tôi là người có trách nhiệm với bản thân .
- Nội dung tự đánh giá ĐTB ĐLTC Thứ bậc 37.
- Tôi là người có giọng nói dễ thuyết phục người nghe Kết quả so sánh tự đánh giá của sinh.
- Để thuận tiện trong việc so sánh, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (Đoàn Văn Điều, 2013) nhằm tìm các yếu tố của thang đo tự đánh giá và thực hiện so sánh trên các yếu tố..
- 3.2.1 So sánh kết quả các yếu tố về tự đánh giá của sinh viên.
- Theo Bảng 3, các yếu tố tự đánh giá của sinh viên được xếp từ cao xuống thấp như sau: tính cách đạo đức (thứ bậc 1), sự nỗ lực trong học tập (thứ bậc 2), khả năng chia sẻ (thứ bậc 3), sự thích nghi với cuộc sống (thứ bậc 4), tính tự chủ (thứ bậc 5), khả năng giao tiếp (thứ bậc 6), khả năng giải quyết vấn đề (thứ bậc 7)..
- cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố về tự đánh giá của sinh viên (p<0,05)..
- Trong đó, yếu tố tính cách đạo đức được sinh viên tự đánh giá cao hơn sáu yếu tố sự nỗ lực trong học tập, khả năng chia sẻ, sự thích nghi với cuộc sống, tính tự chủ, khả năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề.
- Bảng 3: Kết quả so sánh các yếu tố về tự đánh giá của sinh viên.
- Khả năng chia sẻ (c .
- Khả năng giao tiếp (f .
- 3.2.2 So sánh kết quả về tự đánh giá của sinh viên theo giới tính.
- Theo Bảng 4, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tự đánh giá giữa nam sinh viên và nữ sinh viên ở tất cả các yếu tố đánh giá (p>0,05)..
- Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy nữ sinh viên.
- có xu hướng tự đánh giá bốn yếu tố tính cách đạo đức, khả năng chia sẻ, sự thích nghi với cuộc sống và tính tự chủ cao hơn nam sinh viên.
- Ngược lại, nam sinh viên có xu hướng tự đánh giá ba yếu tố khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp và sự nỗ lực trong học tập cao hơn nữ sinh viên..
- Bảng 4: Kết quả so sánh về tự đánh giá của sinh viên theo giới tính.
- Khả năng chia sẻ .
- Khả năng giao tiếp .
- 3.2.3 So sánh kết quả về tự đánh giá của sinh viên theo trường.
- Theo Bảng 5, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tự đánh giá giữa sinh viên các trường về yếu tố sự thích nghi với cuộc sống (p<0,05).
- Trong đó, sinh viên trường ĐHVH tự đánh giá cao hơn sinh viên trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh (ĐTB = 3,64, ĐLTC = 0,53 so với ĐTB = 3,35, ĐLTC = 0,52).
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tự đánh giá giữa sinh viên ba trường về.
- Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy sinh viên trường ĐHVH có xu hướng tự đánh giá ba yếu tố tính cách đạo đức, khả năng chia sẻ, khả năng giao tiếp cao hơn sinh viên trường ĐHSP và sinh viên trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh.
- Sinh viên trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tự đánh giá hai yếu tố sự nỗ lực trong học tập, khả năng giải quyết vấn đề cao hơn sinh viên trường ĐHVH và sinh viên trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh..
- Bảng 5: Kết quả so sánh về tự đánh giá của sinh viên theo trường.
- Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên tự đánh giá về những đặc điểm của bản thân theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau:.
- Sinh viên tự đánh giá cao nhất những đặc điểm mang tính đạo đức của bản thân, cụ thể là biết quan tâm đến gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm đến những hoàn cảnh bất hạnh, biết cảm thông với người khác..
- Những đặc điểm về sự nỗ lực trong học tập được sinh viên tự đánh giá cao thứ hai, cụ thể gồm những đặc điểm cố gắng để có kết quả học tập tốt nhất, thấy mình có ích khi học tập, có định.
- Những đặc điểm về khả năng chia sẻ được sinh viên tự đánh giá cao thứ ba, cụ thể là biết chia sẻ với người khác, được bạn bè hay chia sẻ khi gặp khó khăn..
- Ghi chú: Bài viết dựa trên báo cáo và số liệu của luận văn thạc sĩ Tâm lí học: “Những yếu tố tác động đến tự đánh giá của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” (Ngô Thị Đẹp, 2007)..
- Những yếu tố tác động đến tự đánh giá của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát việc đánh giá tính cần thiết của đặc điểm nghề dạy học đối với sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm TP.
- Khái niệm về tự đánh giá bản thân.
- Tìm hiểu sự tự đánh giá về thái độ đối với tập thể của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và mối liên quan của nó với bầu không khí tâm lý trong tập thể sinh viên