« Home « Kết quả tìm kiếm

Khoa Việt Nam học và tiếng Việt – những chặng đường phát triển


Tóm tắt Xem thử

- KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT – KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT.
- Trường Đại học KHXH&NV.
- Đại học Quốc gia Hà Nội Năm 1956, Tổ Việt ngữ trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập với chức năng nhiệm vụ là đào tạo tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho các học viên nước ngoài đến học theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và các nước.
- Giữa những năm tháng khói lửa nhưng đầy hào hùng của dân tộc, ngày Khoa Tiếng Việt, Trường ĐHTH HN, được thành lập trên cơ sở là Tổ Việt Ngữ, khẳng định vị trí, tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Việt, văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài trong hệ thống giáo dục đại học đất nước.
- Trước những nhu cầu phát triển mới, năm 1995, Khoa Tiếng Việt đã được đổi tên thành Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài với chức năng, nhiệm vụ là.
- Đào tạo tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho các học viên nước ngoài đến học theo hiệp định hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các nuớc.
- Đào tạo tiếng Việt và văn hoá VN cho các đối tượng người nước ngoài khác bao gồm sinh viên, thực tập sinh, nhà nghiên cứu, giáo sư ở các trường đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia, chuyên viên nước ngoài, cán bộ đại sứ quán, nhân viên các tổ chức kinh tế, các nhà kinh doanh.
- Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam cho con em Việt kiều.
- Ngày 2/3/1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 826/QĐ BGD&ĐT - ĐH cho phép mở ngành cử nhân Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, một lần nữa, hệ đào tạo của Khoa được mở rộng.
- Việt Nam đã trở thành thành viên của khối ASEAN, đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đã tổ chức thành công hội nghị các nước thuộc khu vực Thái Bình Dương APEC và hàng loạt những thành tựu ngoại giao khác.
- Giao lưu văn hoá, đầu tư nước ngoài, buôn bán quốc tế của Việt Nam không ngừng tăng lên, hàng loạt các công ty, các tập đoàn kinh tế, công nghiệp, thương mại nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.
- Do đó, số người Việt Nam và người nước ngoài có nhu cầu học tập và nghiên cứu về Việt Nam học cũng càng ngày càng đông, việc xây dựng và phát triển ngành Việt Nam học là một yêu cầu cần thiết và cấp bách.
- Trước nhu cầu đó, ngày Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định ban hành chương trình đào tạo đại học ngành Việt Nam học gồm 2 chuyên ngành: Việt Nam học cho người Việt Nam và Việt Nam học cho người nước ngoài.
- Ngày Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định đổi tên Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho Người nước ngoài thành Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.
- Trong suốt 42 năm qua, với sự phấn đấu không ngừng, Khoa đã đạt được những thành tựu to lớn: Về đào tạo, từ khi thành lập từ năm 1968 đến nay, Khoa đã đào tạo được hơn 7000 học viên nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau, trong đó có hơn 100 cử nhân, 8 người đã từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Hà Nội như: Đại sứ Trung Quốc: Lý Gia Trung, Tề Kiến Quốc.
- nước ngoài.
- Về công tác đào tạo cho Lào: Khoa đã đào tạo tiếng Việt cho hàng trăm sinh viên Lào, trong đó có trong đó có 6 sinh viên đó tốt nghiệp cử nhân tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam.
- Ngoài ra, Khoa cũng đã đào tạo tiếng Việt cho các học viên Lào cho các đơn vị khác như đào tạo tiếng Việt cho 30 cán bộ trung cấp tại Học viện Hành chính Quốc Gia Hà Nội, 50 cán bộ cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có một số người trở thành Uỷ viên Trung ương Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, giữ những trọng trácch lớn của nhà nước như.
- Về công tác quốc tế với Cam-pu-chia: Sau khi Cam Pu Chia được giải phóng, theo yêu cầu của phía bạn, tháng 5 năm 1981, Khoa đã cử một đoàn gồm 10 giảng viên đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) sang làm chuyên gia giảng dạy tiếng Việt cho nước bạn trong điều kiện sinh hoạt, đi lại còn rất khó khăn và nguy hiểm.
- Tiếp theo, hàng năm, khoa lần lượt cử các đoàn cán bộ giảng dạy sang tiếp tục làm nghĩa vụ Quốc tế đó.
- Từ năm đã có trên 200 lượt giảng viên của Khoa làm chuyên gia tiếng Việt cho một số trường đại học tại Phnôm pênh, Căm-pu- chia như: Trường Đại học Phnôm-pênh (ngày nay là Đại học Hoàng Gia Cam-pu-chia), Đại học Y, Đại học Kinh Tế, Đại học Giao Thông....Đồng thời, các thày cô giáo của Khoa cũng đào tạo tiếng Việt cho nhiều cán bộ của một số cơ quan của Cam- pu- chia, như: Văn phòng Quốc hội, Bộ tư Pháp, Bộ kế hoạch, Bộ Ngoại Giao , Bộ Giao Thông.
- Trong khoảng 10 năm, từ 1981 đến năm 1991, Khoa đã đào tạo tiếng Việt cho hơn 1000 sinh viên Căm- pu- Chia, trong đó có 6 người đã giữ cương vị quan trọng trọng chính phủ Căm- pu Chia như.
- Với uy tín và chất lượng đào tạo, nhiều cán bộ giảng dạy của Khoa đó được mời làm giảng viên tiếng Việt ở nhiều trường đại học trên thế giới như: Trường đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp, Trường đại học Tổng hợp Viễn đông Vla-đi-vô-xtốc (Cộng hoà Liên bang Nga).
- Trường đại học Bắc Kinh, Trường đại học Quảng Đông, Trường Đại học Quảng Tây (Trung Quốc).
- Trường Đại học Ngoại ngữ Tô-ky-ô, Trường đại học Ngoại ngữ Ô-xa-ca, Trường đại học Ky-ô-tô (Nhật Bản).
- Trường đại học Ngoại ngữ Ngoại ngữ Hàn-kuc, Trường đại học Pu-san, Trường đại học Chung-un (Hàn Quốc).
- Trường đại học Tham-ma-xạt (Thái Lan), Trường đại học Malaya, Trường đại học Put-tra Ma-lai-xi-a (Ma-lai-xi-a).
- Trường đại học Quốc gia Xinh-ga-po.
- Trường đại học Cornell, Trường đại học Washington (Seatle), Trường đại học Oregan, Trường đại học Winsconsin, Trường đại học Hawaii (Mỹ).
- Trường đại học Passau, Trường đại học Humboldt (Đức).
- Trường đại học Pa-ri 7, Trường đại học Sorborn (Pháp).
- Trường đại học Vích-to-ri-a (Úc.
- Trong hơn 40 năm qua, cùng nhịp bước với sự phát triển của Nhà trường - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã không ngừng phát triển và đổi mới, mở rộng các chương trình đào tạo từ chỗ chỉ đào tạo các học viên nước ngoài theo hiệp định đến đào tạo Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài ở bậc cử nhân và các chương trình đào tạo ngắn hạn.
- Hiện nay, Khoa đang tiến hành đào tạo Việt Nam học với hai chuyên ngành: Cử nhân Việt Nam học cho người Việt Nam và cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài.
- đồng thời tiếp tục đào tạo học viên nước ngoài theo hiệp định và các chương trình đào tạo ngắn hạn khác.
- Hàng năm, số học viên nước ngoài đến học tại khoa mỗi năm một tăng, trong những năm gần đây, số học viên đã tăng lên nhiều, hàng năm có từ 250 đến 300 học viên nước ngoài tới học.
- Năm học năm đầu tiên tuyển sinh viên Việt Nam vào học hệ cử nhân Việt Nam học, đã có hơn 72 sinh viên đang theo học chương trình này.
- Trong tổng số các cán bộ giảng dạy của Khoa đến nay đã có 2 giáo sư, 9 phó giáo sư, 21 Tiến sĩ, 9 Thạc sĩ.
- Bên cạnh đội ngũ giảng viên chính thức, Khoa còn có trên 30 cộng tác viên - những giảng viên trẻ trung, nhiệt tình đang hàng ngày đào tạo các chương trình ngắn hạn của Khoa.
- Về bài giảng, giáo trình và nghiên cứu khoa học.
- Trong suốt 40 năm qua, Khoa đã xây dựng nên được một hệ thống giáo trình, bài giảng phục vụ cho các đối tượng đào tạo.
- Khoa đã biên soạn được 25 giáo trình bao gồm giáo trình dạy tiếng và giáo trình chuyên môn, 30 bài giảng chuyên ngành bao gồm các bài giảng về ngôn ngữ, văn học, văn hoá và lịch sử Việt Nam.
- Khoa cũng tổ chức được 4 cuộc hội thảo khoa học quốc tế về tiếng Việt, phương pháp dạy tiếng, đào tạo và nghiên cứu Việt Nam học và nhiều cuộc hội thảo khoa học khác.
- Tính riêng từ năm 2000 đến nay, Khoa đó tiến hành liên kết nghiên cứu và tổ chức hội thảo khoa học với Khoa Việt Nam học, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG TP HCM, phối hợp tổ chức được 8 cuộc hội thảo khoa học với những chủ đề khác nhau như: Tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Tiếng Việt và Việt Nam học.
- Tiếng Việt và Phương pháp dạy tiếng, nghiên cứu và giảng dạy Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học, Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt – Phương pháp và kỹ năng, Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học – Các hướng tiềp cận.
- Các kỷ yếu hội thảo đều được xuất bản làm tài liệu tham khảo phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu.
- Cho đến nay, toàn Khoa đã đăng được hơn 400 bài báo, thực hiện được 48 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Đại học Quốc gia, trong đó có các đề tài trọng điểm, đề tài đặc biệt.
- Chỉ tính riêng từ năm 2000 đến nay, Khoa đó thực hiện 13 đề tài cấp trường, 20 đề tài QX cấp Đại học Quốc gia, 1 đề tài trọng điểm, 2 đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Về hợp tác quốc tế, Khoa đã tổ chức liên kết đào tạo với nhiều trường đại học và tổ chức quốc tế như: Đại học Ngoại ngữ - Ngoại thương Bắc Kinh, Đại học Dân tộc Vân Nam, Đại học Quảng Tây (Trung Quốc).
- Đại học Ngoại ngữ Tôkyô, Đại học Đaitô Bunka, tổ chức JICA (Nhật bản), Đại học Ngoại ngữ Hankuk, Đại học Chungwoon (Hàn Quốc).
- Đại học Vich-to-ri-a (Úc).....Khoa đó xây dựng và vận hành chương trình liên kết đào tạo bậc cử nhân 3+1 với trường đại học Chung-un (Hàn Quốc) và đang tiếp tục xây dựng chương trình 3+1, chương trình 2+2 với một số trường đại học khác.
- Bên cạnh những thành tựu to lớn nói trên, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đang đứng trước một vận hội và những thách thức mới.
- Khoa đã được Nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo ngành học Việt Nam học cho cả người Việt Nam và người nước ngoài.
- Năm học Khoa đó tuyển sinh ngành Việt Nam học khoa đầu tiên với 72 sinh viên.
- Trong bối cảnh Quốc tế sôi động hiện nay, việc giảng dạy tiếng Việt, giảng dạy và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài là rất cần thiết, đòi hỏi có những bước phát triển lớn với tinh thần nỗ lực vượt bậc.
- Đó chính là nhiệm vụ của Khoa Việt Nam học và tiếng Việt hiện tại và tương lai.
- Tuy nhiên, mục tiêu của Khoa trong giai đoạn hiện nay là xây dựng Khoa thành một cơ sở đào tạo Việt Nam học có chất lượng cao cho cả hai đối tượng người học là sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài.
- đồng thời Khoa tiếp tục duy trì phát triển giữ vững vị trí trung tâm đào tạo tiếng Việt hàng đầu của cả nước.
- Với mục tiêu trên Khoa định hướng như sau: Về đào tạo đại học: tăng cường chất lượng đào tạo bậc đại học ngành Việt Nam học cho sinh viên Việt Nam, phát triển hơn nữa việc đào tạo tiếng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài đồng thời tăng cường tuyên truyền quảng bá về tiếng Việt, về văn hóa Việt Nam, về Việt Nam học nói chung để thu hút sinh viên nước ngoài vào học.
- Về đào đạo ngắn hạn: Tiếp tục phát triển mạnh hệ đào tạo ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Việt ngày càng tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Đa dạng hóa phương thức đào tạo, tài liệu học tập, phát triển những bộ tài liệu giảng dạy mới chất lượng, hiện đại phù hợp với các đối tượng ngắn hạn như đối tượng học tập 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng , 1 năm, 2 năm....
- Nâng cao chất lượng các chuyên đề của bậc học cử nhân Việt Nam học để đến năm 2012 có thể mở rộng đào tạo sang đào tạo thạc sĩ về Việt Nam học.
- Tăng cường các cuộc tọa đàm trao đổi khoa học với các chuyên gia Việt Nam học, giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ để tăng cường kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu cho các giảng viên của Khoa.
- Xây dựng chương trình tài liệu để đào tạo tiếng Việt hệ dự bị đại học cho người nước ngoài.
- Mục đích của chương trình này là đào tạo tiếng Việt 1 năm để sinh viên nước ngoài có đủ trình độ tiếng Việt vào học đại học ở Việt Nam.
- Về nghiên cứu khoa học: Khoa tập trung xây dựng hệ thống giáo trình, bài giảng cho ngành Việt Nam học phục vụ cho việc đào tạo cử nhânn Việt Nam học hiện nay, tập trung nghiên cứu sâu vào một số môn chuyên ngành Việt Nam học, các môn học đều phải cú giáo trình được kiểm định và xuất bản.
- Bên cạnh đó, khoa cũng sẽ tập trung xây dựng những bộ giáo trình giảng dạy tiếng Việt lớn từ bậc cơ sở đến bậc cao cấp, chất lượng cao, gắn với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy ngoại ngữ.
- xây dựng được những đề tài cấp Nhà nước về việc giảng dạy tiếng Việt như: giảng dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài.
- giảng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số.
- nghiên cứu về hòa hợp và xung đột văn hóa ở Việt Nam.
- hòa hợp và xung đột văn hóa giữa Việt Nam và khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
- Trong dịp về thăm Trường năm 2009, Phó Thủ Tướng - Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh Trường ĐHKHXH và NV phải xây dựng một ngành Việt Nam học hàng đầu trong nước và quốc tế, có tính hướng đạo cho các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khác về Việt Nam học.
- Mục tiêu đó đã đặt cho Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt những nhiệm vụ lớn lao, những khó khăn và thách thức, đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực hơn nữa trong nghiên cứu và đào tạo.
- Với bề dày truyền thống của Nhà Trường, của Khoa, với tinh thần trách nhiệm, và tình cảm với khoa, với Nhà trường, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt nhất định sẽ thực hiện được những mục tiêu trên.