« Home « Kết quả tìm kiếm

Khu du lịch “Công Viên Biển Xanh” huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa những thách thức đối với đa dạng sinh học trong phát triển bền vững


Tóm tắt Xem thử

- Khu du lịch “Công Viên Biển Xanh” huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa những thách thức đối với đa dạng sinh học trong phát triển bền vững.
- Phát huy thế mạnh, tiềm năng lợi thế về cảnh quan, điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa nói chung của khu vực huyện Tĩnh Gia nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
- Chính vì thế Khu du lịch “Công Viên Biển Xanh” được cấp phép đầu tư xây dựng tại xã Hải Bình và quần đảo Hòn Mê (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), đây là một trong số không nhiều khu du lịch hấp dẫn của Việt Nam, có bãi biển đẹp (thoải, nước trong, cát mịn), có vùng triều, rạn san hô nhiều màu sắc, có núi (đa dạng phong phú về thành phần loài)…Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước..
- Tuy nhiên để đi vào khai thác, phát triển bền vững thì bên cạnh cũng là những thách thức đối với đa dạng sinh học ở vùng biển này.Trên cơ sở phân tích hiện trạng, tiềm năng đa dạng sinh học khu du lịch từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu tránh những tác động tiêu cực của Công viên du lịch biển xanh đối với đa dạng sinh học trong phát triển bền vững..
- resort has been permitted to be constructed in Hải Bình commune and Hòn Mê archipelago (Tinh Gia district, Thanh Hoa province), where is one of the most attractive placesin Vietnam with beautiful gentle beach, clear water and fine sands, colorful coral reefs, mountains (diversity of species composition), etc.
- Khu du lịch “Công Viên Biển Xanh” là khu du lịch sinh thái cao cấp với sản phẩm du lịch là nghỉ dưỡng, kinh doanh nhà hàng ăn uống các đặc sản biển, dịch vụ tham quan các hòn đảo nhỏ thuộc đảo Hòn Mê bằng thuyền du lịch.
- Khu du lịch “Công Viên Biển Xanh” gồm 2 khu vực:.
- Khu vực 2: Khu vực quần đảo Hòn Mê, khu vực này gồm 9 đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó đảo chính là Hòn Mê diện tích khoảng 420ha, cách đất liên khoảng 10km về phía nam tỉnh Thanh Hóa.
- Có thể khẳng định đây là một trong số không nhiều khu du lịch của nước ta hội tụ được nhiều yếu tố hấp dẫn du khách như bãi biển đẹp, thoải, nước trong, cát mịn.
- có núi với đỉnh cao nhất là 261m so với mực nước biển, được che phủ bởi thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng, vùng triều có rạn san đá, rạn san hô nhiều màu sắc, độ sâu tới 20m.
- Công Viên Biển Xanh sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách ngoài ra còn tạo thêm sản phẩm dịch vụ du lịch cho tỉnh, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương….Tuy nhiên Công Viên Biển Xanh khi đi vào khai thác, hoạt động không tránh khỏi những tác động đến đa dạng sinh học, đó cũng chính là những thách thức đối với đa dạng sinh học đặc biệt đa dạng sinh học biển..
- Trên cơ sở phân tích hiện trạng, tiềm năng đa dạng sinh học khu du lịch từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu tránh những tác động tiêu cực ở những khu vực nhạy cảm..
- Tiềm năng đa dạng sinh học (ĐDSH).
- Tiềm năng ĐDSH của khu du lịch “Công Viên Biển Xanh” đa dạng phong phú về hệ sinh thái, thành phần loài cụ thể trình bày theo 2 khu vực, như sau:.
- Đa dạng sinh học khu vực 1:.
- Cấu trúc rừng trồng đơn giản, rừng chỉ một tầng cây gỗ, cây trồng chủ yếu là keo lá tràm (Acacia auriculiformis), keo tai tượng (Acacia magium), phi lao (Casuarina equisetifolia),…Các loài động vật hoang dã tương tự HST khu dân cư.
- Các loài cây bụi chủ yếu là sim (Rhodomyrtus tomentosa), mua (Melastoma malabathricum), đơn nem (Maesa amiculata), bồ cu vẽ (Breynia fructicosa), bùng bục trắng (Mallotus alba)…Tầng cỏ gồm một số loài như cỏ may (Chrysopogon aciculatus), cỏ gà (Cynodon dactylon), cỏ lá tre (Microstegium vagans)….
- Động vật gồm những loài thú nhỏ, có khả năng lẩn trốn nhanh để tránh bị các loài động vật nuôi và đánh bắt.
- Vì diện tích HST này không lớn do đó các loài động vật hoang dã chỉ có số lượng cá thể rất ít..
- HST này chỉ có ở trên đảo Hòn Mê, cấu trúc 3 tầng: tầng cây gỗ có chiều cao từ 15- 20m, các loài có mặt ở HST này gồm chân chim (Schefflera heptaphylla), sòi tía (Sapium discolor), trôm (Sterculia lanceolata)… phần lớn các loài cây này thân đều có nhiều nhánh..
- Các loài thực vật bậc cao có mạch trong vùng dự án được tổng hợptừ các nguồn tài liệu như Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập I đến tập III), Cây cỏ Việt Nam (tập I-III), Đánh giá ĐDSH các HST trên cạn khu vực dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa cùng với khảo sát ngoài thực địa đã thống kê được có 274 loài thuộc 85 họ của 4 ngành..
- Trong số 6 loài bò sát, đáng chú ý có loài rắn lục mép trắng gặp trên đảo Hòn Mê là loài rắn độc nguy hiểm đối với người..
- Các loài ếch nhái đều là những loài phân bố rộng trên phạm vi cả nước..
- Khu du lịch không có nguồn gen cây trồng, vật nuôi cũng như các nguồn gen động, thực vật hoang dã là bản địa, đặc hữu, quý hiếm.
- Vấn đề quan trọng trước mắt và lâu dài chính là phải bảo vệ được thảm thực vật hiện có ở đảo Hòn Mê cũng như các đảo xung quanh, để một mặt phát triển du lịch sinh thái, mặt khác góp phần làm phong phú tính ĐDSH.
- Thảm thực vật là nơi cư trú, nguồn cung cấp thức ăn, cũng là nơi giữ gìn sự sống an toàn cho tất cả các loài động vật hoang dã.
- Đa dạng sinh học khu vực 2:.
- Đây là HST rất quan trọng ở quần đảo Hòn Mê, vùng triều đá chiếm hầu hết diện tích ven đảo, là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật ven bờ, đặc biệt là nhóm ốc, giáp xác nhỏ và rong biển (Đặng Ngọc Thanh, 1990).
- HST vùng triều còn là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, chủ yếu là thảm thực vật bao quanh cửa sông, làm tăng sự đa dạng của các nhóm loài sinh vật biển, bao gồm các loài hai mảnh vỏ, các loài rong, tảo biển….
- HST rạn san hô.
- Đây là HST quan trọng nhất của biển nhiệt đới, HST rạn san hô có năng suất sinh học và tính đa dạng thuộc loại cao nhất trong các HST hiện có ở nước ta.
- Đặc biệt, HST rạn san hô có vẻ đẹp quyến rũ, tạo nên tiềm năng to lớn về du lịch.
- Rạn san hô không chỉ cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà còn có giá trị lớn trong việc bảo tồn nguồn giống ven bờ, tạo ra nguồn vật chất hữu cơ giàu có cung cấp cho chuỗi thức ăn của vùng biển ven bờ (Võ Sĩ Tuấn và nnk, 2005).
- Vùng quần đảo Hòn Mê có 36 loài san hô tạo rạn phân bố, nhiều chỗ chúng phát triển tập trung thành rạn kiểu patch reè (mảng đá ngầm).
- Trước năm 1993, san hô đảo Hòn Mê phát triển khá tốt, kể cả nhóm san hô dạng cành là Acropora.
- Sau một thời gian khảo sát lặp lại thấy rạn san hô đang bị suy thoái nghiêm trọng.
- Dây câu và lưỡi câu thường vướng vào các cành san hô.
- Vì thể, nhiều vùng rạn san hô chỉ còn tồn tại nhóm san hô dạng khối thuộc giống Porites, phát triển khá tốt, tạo ra nơi sống rất thích hợp cho các loài cá chuyên sống hang hốc.
- Đây cũng là một trong những lý do để giải thích vùng biển quần đảo Hòn Mê có nhiều cá song, cá mú.
- Tuy nhiên, như đã nêu nếu không có các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ các rạn san hô ở đây thì trong tương lai không xa nguồn lợi này sẽ bị ảnh hưởng (Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2009)..
- Đã xác định được khu hệ thực vật phù du vùng biển quần đảo Hòn Mê có 133 loài và dưới loài thuộc 53 chi, 31 họ, 10 bộ, 4 lớp và 4 ngành..
- Về tính chất sinh thái của các loài thực vật phù du ở vùng biển Hòn Mê có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau đây:.
- Ngoài ra còn gặp cả những loài thường phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới, phát triển với mật độ khá cao ở vùng biển Hòn Mê như: Chaetoceros socialis, Rhizosolenia delicatula..
- Tại vùng biển quần đảo Hòn Mê khu hệ động vật phù du đã xác định được 46 loài thuộc 29 giống, 26 họ, 8 bộ và 2 ngành, cụ thể như sau:.
- Khu hệ động vật phù du quần đảo Hòn Mê có 4 nhóm sinh thái như sau:.
- Nhóm loài biển khơi bao gồm các loài có nguồn gốc biển khơi, có khả năng thích nghi rộng.
- Tuy nhiên, tại vùng biển Hòn Mê số lượng cá thể các loài này không lớn.
- Đó là các loài Canthocalamus pauper, Acrocalamus gibber, Eucalamus suborassus..
- Đó là các loài: Paracalamus crasirostris, Centropages furcatus, Pontelina flumata và Sagitta delicata….
- Nhóm loài nước lợ: tuy có số lượng ít, song đó lá những loài đặc trưng cho vùng nước lợ cửa sông, các loài thường gặp: Tortanus gracilis, Acartia pacifica….
- Nhóm loài phân bố rộng: gồm các loài có khả năng phân bố rất rộng, từ vùng nước lợ đến nước mặn biển khơi.
- Các loài thường gặp Oithona flumifera, O.
- Tuy nhiên ở Hòn Mê còn ít được nghiên cứu, cho đến nay đã xác định được có 8 loài rong biển, trong 8 loài này có 7 loài thuộc ngành Tảo đỏ (Rhodophyta) và một loài thuộc ngành rong Nâu (Phaeophyta)..
- Khu hệ san hô.
- Theo kết quả đã được công bố hiện nay tại vùng biển quần đảo Hòn Mê (Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2009) lớp san hô Anthozoa có 56 loài thuộc 30 giống, 14 họ, 4 bộ.
- Trong số 4 bộ đã thu được mẫu, bộ san hô Cứng (Scleractinia) có tới 49 loài, chiếm tới 87,5% tổng số loài, bộ san hô Mềm (Clcyonacea) và bộ san hô Sừng (Gorgonacea) mỗi bộ có 3 loài (5,4.
- bộ san hô đen (Anthipatharia) chỉ có loài dạng roi (1,8%)..
- Trong bộ san hô Cứng, họ có nhiều giống, loài nhất là họ san hô Khối (Faviidae) có 15 loài, 7 giống.
- Sự phân bố thành phần loài trên vùng biển quần đảo Hòn Mê rất khác nhau, nhiều nhất ở Khe Khế (mặt tây của Hòn Mê) có 33 loài, chiếm 58,9% tổng số loài, đứng thứ hai là vụng Sồi có 26 loài (46,4.
- thứ tư là tây bắc Hòn Mê có 9 loài (16,1.
- Hiện nay, kết quả khảo sát cho thấy, độ phủ san hô ở quần đảo Hòn Mê tương đối thấp, chỉ dưới 30%.
- Nhìn chung rạn san hô ở vùng biển quần đảo Hòn Mê đang trong tình trạng suy thoái.
- Tỉ lệ độ phủ san hô sống chủ yếu thuộc nhóm loài dạng khối (các giống Porites, Favia, Favites và Goniopora).
- Phía tây bắc có sự xuất hiện khá phong phú của nhóm san hô mềm (giống Sarcophyton), hình thành các tập đoàn khá lớn (đường kính tới 20-30m), phủ kín từng vạt kiểu da báo có diện tích từ 5-10m 2.
- Trên các đám san hô chết (dạng cành gãy vụn) thường xuất hiện nhiều cầu gai và các loài rong sợi, rong vôi..
- Nhìn chung các rạn san hô ở Hòn mê đều nhỏ (trừ một số bãi ngầm rộng ở các vùng lân cận), hình thái không điển hình.
- San hô cành không nhiều.
- San hô khối khá phát triển, chủ yếu là.
- Theo những tài liệu đã công bố, các loài động vật đáy ở quần đảo Hòn Mê thuộc 4 nhóm chính gồm: Giun đốt Annelida, Giáp xác Crustaceae, Thân mềm Mollusca và Da gai Echinodermata..
- Xét về cấu trúc thành phần loài động vật đáy của vùng biển quần đảo Hòn Mê cho thấy: Ngành Thân mềm có thành phần phong phú nhất chiếm 67,3% tổng số loài, hai ngành Giáp xác và Giun nhiều tơ có số loài đứng thứ 2 chiếm 13,5% tổng số loài.
- Với 141 loài động vật đáy phát hiện được, chứng tỏ nguồn gen sinh vật đáy của vùng biển quanh đảo thuộc quần đảo Hòn Mê rất phong phú, đa dạng, đặc biệt là có đến 95 loài thuộc ngành Thân mềm..
- Khu hệ cá rạn san hô.
- Theo kết quả nghiên cứu nhiều năm được công bố khu hệ cá san hô vùng biển quần đảo Hòn Mê (Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Văn Quân, 2005) có 55 loài thuộc 40 giống và 23 họ..
- Ngư trường quần đảo Hòn Mê có hầu hết các loài cá kinh tế ở vịnh Bắc Bộ, đáng chú ý có một số loài có tỉ trọng tương đối lớn về sản lượng như cá phèn 2 sọc (Upeneus.
- Các loài cá này vừa có kích thước tương đối lớn, vừa có mật độ tương đối cao so với các loài cá đáy khác, vì vậy chúng đóng vai trò quan trọng đối với ngư dân vùng biển Hòn Mê..
- Những thách thức đến đa dạng sinh học.
- Với tốc độ phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa nói chung, du lịch biển nói riêng và đặc biệt là du lịch Công Viên Biển Xanh ở xã Hải Bình và quần đảo Hòn Mê thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ước tính sẽ:.
- Gia tăng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có sự gia tăng sử dụng và khai thác tài nguyên sinh vật, gia tăng khối lượng lớn các chất thải nhằm phục vụ phát triển du lịch biển.
- Gia tăng lưu lượng khách du lịch đến tham quan nghỉ ngơi có thể gây ảnh hưởng đến các loài động thực vật cũng như hệ sinh thái làm ô nhiễm môi trường biển..
- Tàu thuyền đi lại nhiều giữa đất liền đến Hòn Mê và các đảo nhỏ xung quanh sẽ có lượng lớn nước thải đổ xuống biển sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển..
- Lượng dầu mỡ tàu thuyền thải ra có thể đe dọa đời sống của rạn san hô và các loài thủy sinh vật..
- Những hành vi do thiếu hiểu biết hoặc thiếu ý thức của du khách và các công ty du lịch có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái san hô như thả neo vùng rạn san hô gây phá hủy san hô, xả rác ra vùng có san hô phân bố..
- Nhu cầu tiêu thụ hải sản quý hiếm tăng lên sẽ tăng sức ép khai thác lên các khu vực bãi tắm nếu không quản lý tốt cũng có thể ảnh hưởng đến rạn san hô..
- Những hoạt động thể thao giải trí dưới nước như mô tô nước, nhảy dù nước, lặn biển ngắm san hô cũng có thể gây ảnh hưởng đến rạn san hô..
- Khu vực trên đảo thì trước tiên và lâu dài chính là phải bảo vệ được thảm thực vật hiện có ở đảo Hòn Mê cũng như các đảo nhỏ xung quanh để một mặt phát triển du lịch sinh thái, mặt khác góp phần làm phong phú tính ĐDSH.
- Với đặc điểm là một khu du lịch cao cấp nên cây xanh cần được quan tâm và tỷ lệ cây xanh sẽ phải đạt được 40% so với tổng diện tích đất của dự án.
- Khu vực xung quanh đảo Hòn Mê và các đảo nhỏ (khu vực mặt nước) chì chủ yếu là các rạn san hô nên rất cần phải bảo vệ không làm ảnh hưởng đến mật độ và chất lượng rạn san hô cùng với một số loài sinh vật trong quần thể rạn thì cần phải xử lý triệt để tất cả các loại chất thải (nước thải, rác thải) ô nhiễm phát tán ra biển gây ảnh hưởng đến rạn san hô.
- Ngoài ra cần phải giới hạn hoạt động thể thao dưới nước xa bờ như mô tô nước, nhảy dù nước, lặn biển ngắm san hô….
- Tăng cường công tác tuyên truyền để du khách có ý thức bảo vệ ĐDSH, đặc biệt đối với một số HST nhạy cảm dễ bị tổn thường như HST rạn san hô..
- Khu du lịch“Công Viên Biển Xanh” tạo ra một khu vui chơi giải trí hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển, có các dịch vụ khép kín, tiện nghi sẽ thu hút được khách tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, phát huy được lợi thế của địa phương sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa gắn liền với bảo vệ an ninh, quốc phòng trên biển đảo..
- Khu du lịch Công Viên Biển Xanh có nhiều tiềm năng ĐDSH như: ĐDSH khu vực trên đảo và đất liền (đa dạng các HST, đa dạng thành phần loài thực vật, động vật).
- ĐDSH khu vực quần đảo Hòn Mê (đa dạng các HST, đa dạng loài động thực vật phù du, động thực vật đáy, đa dạng khu hệ cá, đa dạng rạn san hô).
- Bên cạnh đó sự phát triển khu du lịch cũng sẽ có những thách thức không tránh khỏi đối với đa dạng sinh học đặc biệt là đa dạng sinh học biển, đó cũng chính những thách thức cho việc bảo vệ đa dạng sinh học trong khu du lịch.
- Để khu du lịch đi vào hoạt động hiệu quả và bảo vệ, phát triển môi trường bền vững nên đưa ra một số giải pháp cụ thể cho từng khu vực..
- Danh lục các loài Thực vật Việt Nam.
- Thực vật.
- Nghiên cứu hiện trạng rạn san hô quần đảo Hòn Mê, Nghi Sơn, Thanh Hóa.
- Đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam.
- Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam.
- Báo cáo nghiên cứu hiện trạng rạn san hô đảo Hòn Mê, Nghi Sơn, Thanh Hóa