« Home « Kết quả tìm kiếm

KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT


Tóm tắt Xem thử

- KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH THÁN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯỢC XỬ LÝ BỞI MỘT SỐ HÓA CHẤT.
- Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học.
- Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol.
- Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose..
- Kích thích tính kháng bệnh là kỹ thuật đã được nghiên cứu trên thế giới để quản lý bệnh cây trồng như Shivakumar (1999) ghi nhận xử lý dịch trích từ cây Spinach có khả năng kích kháng dưa leo chống lại bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium.
- Ngoài ra, axít oxalic trong dịch trích từ lá cây Spinach cũng có khả năng giúp chống bệnh thán thư, khi phun dịch trích từ lá cây cải dầu, cải diếp, thuốc lá, cà chua, cây dương, bắp.
- Ở Việt Nam, kỹ thuật kích thích tính kháng bệnh đã được nghiên cứu trên lúa và ghi nhận các hóa chất như axít salicylic (0,4 mM), KH 2 PO 4 (5mM), CuCl 2 .2H 2 O (0,05mM) và chitosan (200ppm) có khả năng kích thích tính kháng bệnh đạo ôn và đốm nâu trên giống lúa nhiễm (Phạm Văn Kim, 2004.
- Đề tài đã được thực hiện từ năm 2005-2008 trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng nhằm tuyển chọn và đánh giá khả năng kích thích tính kháng bệnh của các hóa chất dựa trên các chỉ tiêu về mặt sinh học, mô học và sinh hóa học..
- Khảo sát khả năng kích thích tính kháng bệnh thán thư trên dưa leo của 7 loại hóa chất được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới của bộ môn Bảo vệ Thực vật và ngoài đồng thuộc xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Nội dung nghiên cứu gồm (1) Tuyển chọn và đánh giá các hóa chất có khả năng kích kháng, (2) Đánh giá hiệu quả kích kháng của các hóa chất triển vọng trong điều kiện ngoài đồng và (3) Khảo sát cơ chế kích kháng của các hóa chất..
- 2.1.1 Tuyển chọn và đánh giá hiệu quả kích kháng của các hóa chất.
- Thí nghiệm được thực hiện với 7 hóa chất và 3 nồng độ bao gồm clorua canxi (50mM, 100mM, 150mM).
- Đánh giá hiệu quả kích kháng của 5 hóa chất với nồng độ được tuyển chọn trong điều kiện nhà lưới được thực hiện trên giống dưa leo Salawin bằng phương pháp áo hạt hoặc phun qua lá hoặc vừa áo hạt vừa phun qua lá.
- Đối với phương pháp áo hạt, hạt dưa được ngâm trong hóa chất 24 giờ.
- Đối với phương pháp phun qua lá, hóa chất được phun khi dưa leo có 2 lá thật.
- 2.1.2 Đánh giá hiệu quả kích kháng của các hóa chất triển vọng trong điều kiện ngoài đồng.
- Đánh giá khả năng kích kháng của 3 hóa chất CaCl 2 (100mM), CuCl 2 (0,075 mM) và chitosan (100 ppm) trong điều kiện ngoài đồng được thực hiện trên giống dưa leo Mummy 331 bằng phương pháp vừa xử lý hạt vừa phun lên lá vào 21 NSG đối với mỗi hóa chất, bệnh được lây nhiễm tự nhiên.
- Đánh giá khả năng kích kháng của các hóa chất vào thời điểm 28, 35 và 42 NSG dựa trên tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh..
- 2.1.3 Khảo sát cơ chế kích kháng của các hóa chất.
- Đánh giá cơ chế kích kháng của các hóa chất dựa trên sự phát sáng tế bào, sự tích tụ polyphenol, callose và hoạt tính của peroxidase, β-1,3-glucanase và chitinase..
- 2.2 Bệnh thán thư cà chua.
- Nghiên cứu tuyển chọn các hóa chất có khả năng kích kháng bệnh thán thư cà chua bao gồm (1) Tuyển chọn và đánh giá hiệu quả kích kháng của các loại hóa chất và (2) Khảo sát cơ chế kích kháng của các hóa chất dựa trên sự ức chế bào tử hình thành, sự phát sáng tế bào và sự tích tụ polyphenol..
- 2.2.1 Tuyển chọn và đánh giá hiệu quả hạn chế bệnh của các hóa chất đối với bệnh thán thư trên cà chua.
- Thí nghiệm cũng được thực hiện với các hóa chất và 3 nồng độ tương tự như thí nghiệm trên dưa leo.
- 5 hóa chất có triển vọng là CaCl 2 (150 mM).
- 2.2.2 Khảo sát cơ chế kích kháng của các hóa chất.
- Đánh giá khả năng ức chế sự sinh bào tử của ba hóa chất CaCl 2 (150 mM), CuCl 2.
- 2.3 Bệnh thán thư trên ớt.
- Nội dung nghiên cứu bao gồm (1) Tuyển chọn và đánh giá hiệu quả kích kháng của các loại hóa chất và (2) Khảo sát cơ chế kích kháng của các hóa chất..
- 2.3.1 Tuyển chọn và đánh giá hiệu quả kích kháng của các loại hóa chất.
- ST3b lên lá ớt có xử lý kích kháng với ba hóa chất SA (1.000 ppm), CuCl 2 (0,05 mM) và KH 2 PO 4 (5 mM)..
- 2.3.2 Khảo sát cơ chế kích kháng của các hóa chất.
- Khảo sát cơ chế kích kháng của các hóa chất dựa trên sự ức chế giai đoạn tiền nẩy.
- mầm của nấm Colletotrichum, sự phát sáng tế bào, sự tích tụ polyphenol và callose..
- Khảo sát ảnh hưởng của các hóa chất lên giai đoạn tiền xâm nhiễm của nấm Colletotrichum được thực hiện trong điều kiện nhà lưới, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên và 4 lập lại.
- (3): phun lá với KH 2 PO 4 (5 mM) và (4) đối chứng xử lý bằng nước cất.
- Hạt ớt được ngâm trong hóa chất CuCl 2 (0,05 mM), KH 2 PO 4 (5 mM) hoặc nước cất trong 24 giờ, sau đó ủ trong điều kiện phòng thí nghiệm cho đến khi hạt nảy mầm.
- Đánh giá hiệu quả của các hóa chất thông qua sự phát sáng tế bào được thực hiện tương tự như trên.
- Đánh giá hiệu quả của các hóa chất thông qua sự tích tụ polyphenol và callose được thực hiện tương tự như trên.
- và diện tích vùng tế bào có sự tích tụ polyphenol (Huỳnh Minh Châu, 2003)..
- 3.1.1 Tuyển chọn và đánh giá hiệu quả kích kháng của các hóa chất.
- Kết quả ghi nhận 5 hóa chất có khả năng giúp dưa leo chống bệnh thán thư là clorua canxi (100mM).
- Đánh giá hiệu quả kích kháng bằng phương pháp áo hạt cho thấy các hóa chất đều có khả năng kích thích cây dưa chống lại bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium.
- Trong đó, CaCl 2 và K 2 HPO 4 thể hiện khả năng ức chế sự phát triển bệnh sớm (27 ngày sau khi gieo)..
- Đánh giá hiệu quả kích kháng bằng phương pháp phun qua lá cho thấy xử lý kích kháng bằng chitosan, CuCl 2 và CaCl 2 cho hiệu quả cao, đặc biệt ở nghiệm thức xử lý bằng chitosan cho khả năng hạn chế sự phát triển của vết bệnh kéo dài đến 24 NSP (tương đương 42 ngày sau khi gieo)..
- Kết quả thí nghiệm ngoài đồng cho thấy cả 3 hóa chất đều có khả năng kích thích tính kháng bệnh.
- 3.1.2 Cơ chế kích kháng của các hóa chất Kết quả ghi nhận:.
- Trong đó, nghiệm thức xử lý bằng CaCl 2 (100mM) hoặc K 2 HPO 4 thể hiện sớm hơn các nghiệm thức khác.
- Đặc biệt, khi xử lý bằng chitosan hoặc K 2 HPO 4 còn thể hiện mức độ phát sáng.
- Có sự gia tăng về tích tụ polyphenol ở thời điểm 96 GSP ở nghiệm thức xử lý hạt bằng CaCl 2 (100mM), chitosan (100ppm) hoặc CuCl 2 (0.075mM).
- Có sự gia tăng về tích tụ callose ở thời điểm 96 GSP trên 3 nghiệm thức xử lý kích kháng.
- Trong đó, nghiệm thức xử lý kích kháng bằng chitosan thể hiện sớm (48 giờ) và K 2 HPO 4 (72 giờ)..
- Sự gia tăng hoạt tính của peroxidase thể hiện sớm vào thời điểm 12 GSP khi xử lý chitosan (100ppm).
- Sự gia tăng hoạt tính β-1,3-glucanase thể hiện ở nghiệm thức xử lý với clorua canxi, clorua đồng, chitosan hoặc axít salicylic.
- Cả 5 hóa chất clorua canxi, clorua đồng, chitosan, axít salicylic và K 2 HPO 4 đều có khả năng giúp gia tăng hoạt tính chitinase.
- đỉnh cao nhất ở 144giờ trên nghiệm thức xử lý bằng clorua canxi.
- Đặc biệt, nghiệm thức xử lý axít salicylic (4 mM) và K 2 HPO 4 (50mM) biểu hiện sớm ở 60 GSP (Trần Thị Thu Thủy, 2008)..
- 3.2 Bệnh thán thư cà chua.
- 3.2.1 Tuyển chọn và đánh giá hiệu quả kích kháng của các hóa chất đối với bệnh thán thư trên cà chua.
- Kết quả cho thấy cả bốn hóa chất đều có khả năng kích thích tính kháng bệnh thán thư trên cà chua.
- Hiệu quả kích kháng thể hiện ở khả năng ức chế sự phát triển vết bệnh.
- Hiệu quả kích kháng kéo dài đến 10 NSP..
- 3.2.2 Cơ chế kích kháng của các hóa chất.
- Về khả năng ức chế sự hình thành bào tử, kết quả ghi nhận trong số 5 hóa chất kích kháng thì axít salicylickhông ức chế sự tạo bào tử/vết bệnh.
- Chitosan, K 2 HPO 4 , clorua đồng, clorua canxi có khả năng ức chế sự hình thành bào tử/vết bệnh (10 NSP).
- Về sự phát sáng tế bào, kết quả ghi nhận clorua đồng thể hiện khả năng kích kháng thông qua phần trăm đĩa áp tạo phát sáng tế bào, số vách tế bào phát sáng/ đĩa áp cao ở hai thời điểm 48 và 72 GSP.
- 3.3 Bệnh thán thư trên ớt.
- 3.3.1 Tuyển chọn và đánh giá hiệu quả kích kháng của các loại hóa chất.
- Đến 11 NSP thì nghiệm thức xử lý SA hoàn toàn khống chế sự phát triển của vết bệnh ở cấp 3 và đến 17 NSP, cả 2 hóa chất xử lý SA và KH 2 PO 4 đều khống chế hoàn toàn sự phát triển của vết bệnh ở cấp 4.
- Ở nghiệm thức xử lý CuCl 2 cũng có hiệu quả làm giảm bệnh so với nghiệm thức đối chứng..
- 3.3.2 Cơ chế kích kháng của các hóa chất.
- Khả năng ức chế sự nẩy mầm của bào tử nấm Colletotrichum ở nghiệm thức KH 2 PO 4 chỉ thể hiện ở 10 GSP.
- Trong khi đó, ở nghiệm thức xử lý bằng SA hoặc CuCl 2 thể hiện đến 14 GSP.
- Trong đó, nghiệm thức SA có khả năng ức chế cao hơn CuCl 2 .
- Khả năng ức chế sự phát triển ống mầm cho thấy SA có khả năng ức chế sự phát triển chiều dài ống mầm cho đến 14 GSP trong khi đó CuCl 2 chỉ thể hiện ở 10 GSP và KH 2 PO 4 không ức chế sự phát triển ống mầm.
- Đặc biệt, sự phân nhánh ống mầm chỉ xuất hiện ở các nghiệm thức xử lý kích kháng.
- Khả năng ức chế sự hình thành đĩa áp của nấm Colletotrichum.
- cho thấy SA có khả năng ức chế hoàn toàn sự hình thành đĩa áp đến 14 GSP, trong khi đó hóa chất KH 2 PO 4 chỉ thể hiện ức chế ở thời điểm 12 GSP và CuCl 2 không ức chế sự hình thành đĩa áp.
- Kết quả cũng ghi nhận các hóa chất đều ức chế kích thước đĩa áp, trong đó SA thể hiện khả năng ức chế ở 14 GSP, KH 2 PO 4 thể hiện cho đến 12 GSP và CuCl 2 chỉ thể hiện đến 10 GSP..
- Về sự phát sáng tế bào trên ớt, SA có khả năng giúp gia tăng phát sáng tế bào sớm hơn CuCl 2 hoặc KH 2 PO 4 và hiệu quả kéo dài đến 144 GSP.
- Về sự tích tụ polyphenol cho thấy cả 3 chất SA, CuCl 2 và KH 2 PO 4 đều có khả năng kích thích tính kháng trong cây ớt thể hiện qua tỷ lệ đĩa áp tạo sự tích tụ polyphenol cao.
- Trong đó, xử lý bằng SA hoặc CuCl 2 thể hiện sớm ở 24 GSP và chỉ cho hiệu quả kéo dài đến 72 GSP.
- Kết quả thí nghiệm còn cho thấy SA, CuCl 2 và KH 2 PO 4 đều có khả năng làm gia tăng mức độ tích tụ polyphenol trong tế bào đến 48 GSP.
- Điều nầy cho thấy sự gia tăng polyphenol ở giai đoạn sớm liên quan trong cơ chế kích thích tính kháng bệnh trên cây ớt chống lại nấm Colletotrichum khi xử lý với các hóa chất SA, CuCl 2 hoặc KH 2 PO 4.
- SA cũng có khả năng cho hiệu quả tích tụ callose kéo dài đến 144 GSP..
- Qua kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức xử lý SA có tỷ lệ đĩa áp tạo phát sáng tế bào xuất hiện sớm và cao nhất ở thời điểm 24 GSP so với nghiệm thức xử lý CuCl 2 hoặc KH 2 PO 4 .
- ST3b lên lá ớt có xử lý kích kháng với ba hóa chất SA (1.000 ppm), CuCl 2 (0,05 mM) và KH 2 PO 4 (5 mM) cho thấy số vết bệnh trên lá ớt ở 3 nghiệm thức xử lý kích kháng đều giảm và hiệu quả kích kháng thể hiện sớm.
- Đến 11 NSP thì nghiệm thức xử lý SA hoàn toàn khống chế sự phát triển của vết bệnh ở cấp 3 và đến 17 NSP..
- Cả 3 hóa chất có khả năng kích thích tính kháng bệnh thán thư trên dưa leo tốt trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng là chitosan, clorua đồng và clorua canxi.
- Trong đó, clorua canxi tuy cho hiệu quả thấp hơn chitosan và clorua đồng trong điều kiện nhà lưới nhưng ngoài đồng cho hiệu quả cao và kéo dài đến 42 ngày sau khi gieo và còn có thêm khả năng giúp gia tăng hoạt tính chitinase sớm và đạt đỉnh cao nhất ở thời điểm 144 giờ sau khi phun nấm tấn công..
- 4.2 Đối với bệnh thán thư cà chua.
- Chitosan có khả năng giúp cà chua chống bệnh tốt hơn các hóa chất thử nghiệm thông qua việc ức chế sự hình thành bào tử/vết bệnh ở cả 3 cấp (1, 2, 3) và làm gia tăng sự tích tụ polyphenol..
- 4.3 Đối với bệnh thán thư ớt.
- SA có khả năng giúp ớt chống bệnh tốt do có khả năng giúp cây tạo phản ứng sớm và hiệu quả kéo dài như ức chế chiều dài ống mầm, sự hình thành đĩa áp, phản ứng phát sáng sớm và hiệu quả kéo dài, tích tụ callose kéo dài, sự tích tụ polyphenol sớm và làm gia tăng diện tích vùng tích tụ polyphenol..
- Khảo sát khả năng kích kháng của salicylic acid (SA), monopotasium hydrogen phosphate (KH 2 PO 4.
- Hội thảo “Kết quả nghiên cứu ứng dụng nguyên lý kích kháng trong quản lý bệnh hại cây trồng”, pp.
- Sự tích tụ polyphenol và callose trong sự kích thích tính kháng bệnh thán thư trên ớt.
- (Colletotrichum sp.) khi được xử lý bởi một số hóa chất.
- Nghiên cứu khả năng kích thích tính kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư trên dưa leo và cà chua.
- Kích thích tính kháng bệnh thán thư trên dưa leo