« Home « Kết quả tìm kiếm

Kỹ năng diễn thuyết


Tóm tắt Xem thử

- Kỹ năng diễn thuyết.
- Khả năng nói chuyện của một người phản ánh rất nhiều về các phẩm chất cá nhân và vốn kiến thức của người đó.
- Về tầm quan trọng cùng với các kỹ thuật cơ bản của kỹ năng diễn thuyết đã được trình bày cụ thể ở mục 1.4.1.
- Phần này chúng ta sẽ đi sâu phân tích kỹ nội dung các bước nhằm giúp mỗi người chuẩn bị và tổ chức một buổi diễn thuyết thành công..
- Các nhà kinh doanh nói năng khác nhau, có thể làm thu hút khách hàng, làm ăn phát đạt, nhưng cũng có thể làm cho cửa hàng lạnh lẽo, làm ăn thất bại.
- Do vậy, cho dù sau này không phải tất cả chúng ta đều trở thành diễn giả nổi tiếng nhưng việc nắm vững những kỹ năng nói chuyện cũng giúp cho bạn gặt hái những thành công nhất định trong hoạt động quản trị kinh doanh của mình.
- Để tổ chức một buổi diễn thuyết thành công bạn cần triển khai các bước sau:.
- Nội dung các bước.
- Bạn hay run sợ khi nói chuyện trước đám đông thì hầu như ai cũng thế và các diễn thuyết chuyên nghiệp khác cũng vậy.
- Bạn có thể làm giảm bớt sự căng thẳng bằng sự chuẩn bị..
- Hầu hết mọi người cảm thấy sợ hãi, lo âu trong lần diễn thuyết đầu tiên.
- Có thể bạn đã nghe nhiều người phân bua “Tôi không biết nói”, “Tôi nói kém lắm.
- Do vậy, để nói chuyện trước công chúng đạt hiệu quả bạn phải gạt bỏ tâm lý sợ hãi, khắc phục tâm lý hướng nội và tạo ra sự thanh thản, tự tin trước khi nói..
- Để diễn thuyết trước công chúng đạt hiệu quả cao, bạn cần phải kiểm soát chất giọng của mình.
- Có 3 yếu tố quan trọng và cần thiết để xây dựng và phát triển những thói quen nói chuyện một cách hiệu quả..
- Sự phát âm bao gồm cả việc tạo ra và thay đổi cường độ âm thanh của người nói.
- Các từ điển có phụ chú phiên âm là người bạn tốt nhất để chúng ta dựa vào đó phát âm cho chính xác..
- Việc giới thiệu chính bản thân mình với người nghe cũng là một cách tốt nhất để tạo ra mối quan hệ tin tưởng, chân thành với họ..
- Khi đứng trên diễn đàn, hãy cố gắng đưa mắt về người nghe.
- Nó sẽ làm cho bạn có thể quan sát và quan tâm tới toàn bộ khán phòng.
- Như vậy việc trình bày của bạn sẽ được tự nhiên hơn và phản hồi từ người nghe tới bạn cũng tích cực hơn..
- Một số diễn giả có thói quen – cứ nói là tay chân lại múa may, còn một số người khác thì dường như bất động khi nói – dấu hiệu của sự sợ hãi.
- Hãy chú ý tới việc sắp đặt bục đứng để nói chuyện.
- Hãy cố gắng thật nhiều vào việc trình bày phần mở đầu và phần kết thúc của bài nói chuyện..
- Một phần mở đầu tốt sẽ tạo nên một chiếc cầu nối để thiết lập mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
- Phần kết thúc tốt đẹp sẽ củng cố chủ đề của bài nói chuyện..
- Hãy linh hoạt, chủ động điều chỉnh nội dung và khối lượng của bài nói chuyện tùy theo phản ứng của người nghe.
- Hãy kết thúc bài nói chuyện sớm còn hơn cứ tiếp tục dài dòng, bất kể phản hồi tiêu cực từ phía người nghe..
- Hãy xuất hiện trước công chúng một cách tự tin và tỏ ra hứng thú với buổi nói chuyện..
- Nếu chúng ta có trách nhiệm tổ chức một cuộc họp, một buổi nói chuyện thì chọn lựa báo cáo viên thật phù hợp với đề tài là vấn đề hàng đầu..
- Tìm hiểu người nghe.
- Để hiểu đối tượng nghe, chúng ta nên lưu ý về:.
- Quy mô (số lượng) người nghe.
- của họ? Họ có mối quan tâm chung nào? Qua việc trả lời những câu hỏi này bạn có thể ước chừng được mức độ tinh tế của người nghe..
- Thái độ chung của họ đối với vấn đề mà bạn sẽ trình bày như thế nào.
- Đối tượng nghe này hiểu biết về vấn đề mà bạn sẽ trình bày như thế nào.
- Một lối nói chuyện quá đơn giản với đối tượng người nghe tinh tế hoặc một lối nói chuyện quá tinh tế với loại đối tượng người nghe đơn giản đều cho thấy người nói đã không chuẩn bị tốt..
- Người nghe đến với buổi nói chuyện vì lý do họ thực sự quan tâm hay đó chỉ là một bắt buộc..
- Không gian cho buổi nói chuyện sẽ gần gũi, thân mật hoặc sẽ bị loãng đi là do khoảng cách giữa người nói và người nghe..
- Buổi nói chuyện của bạn sẽ được tổ chức vào khoảng thời gian nào trong ngày..
- Vào khoảng thời gian nào bạn cho rằng người nghe sẽ tỉnh táo nhất..
- Để đạt được sự đồng điệu giữa người nghe và người thuyết trình thì bài phát biểu cần được phải xây dựng xoay quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm.
- Nói chuyện trước công chúng đối với những diễn giả chuyên nghiệp thực sự là một công việc trình diễn – có lẽ một nửa là nội dung và một nửa là nghệ thuật..
- Chuẩn bị nội dung.
- Trước khi xác định nội dung, bạn cần phải biết mình muốn đạt được mục đích gì.
- Ngoài mục đích tổng quát này, bạn cần xác định những mục tiêu cụ thể rõ ràng.
- Ví dụ, mục đích tổng quát là thông tin, mục tiêu cụ thể có thể là giúp cho nhân viên nắm được những thay đổi mới nhất trong luật lao động, mục đích tổng quát là thuyết phục, thì mục tiêu cụ thể có thể là làm cho người lao động ủng hộ mình trong cuộc bầu cử sắp tới..
- Sau khi xác định được mục tiêu, bạn tiến hành soạn thảo nội dung.
- Một bài thuyết trình thường được chia ra làm 3 phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận..
- Phần mở đầu, người thuyết trình thiết lập mối quan hệ với người nghe và có thể phác thảo qua nét lớn nội dung trình bày, để mọi người chuẩn bị theo dõi được sẵn sàng..
- Có nhiều cách mở bài nói chuyện, tùy theo nội dung mà bạn có thể chọn một trong những cách sau đây:.
- Dẫn nhập trực tiếp: Bạn nhắc lại tên đề tài, nói rõ mục đích và những vấn đề chính của bài nói chuyện.
- Ví dụ, “Kính thưa quý vị đề tài của chúng ta hôm nay là phương pháp chiết khấu thương phiếu.
- Tôi sẽ trình bày 4 điểm chính sau đây:.
- Bây giờ tôi xin bắt đầu vấn đề đầu tiên: nguyên tắc tổng quát...”.
- Dẫn nhập theo lối tương phản: Bài diễn thuyết bắt đầu từ việc nhấn mạnh sự mâu thuẫn, để gây chú ý.
- Ví dụ: “Thưa các đồng chí, tình hình hiện nay của chúng ta cực kỳ đầy mâu thuẫn được thể hiện ở: Thứ nhất là chúng ta chưa bao giờ tiến gần với cuộc cách mạng vô sản quốc tế như bây giờ.
- Thứ hai là chúng ta cũng chưa bao giờ lâm vào tình cảnh nguy kịch như hiện nay....”..
- Đó là sự ra đời của cậu bé, nó nhỏ đến mức có thể cho tắm được trong chiếc ly uống bia”.
- Sau đó có thể kiếm thêm vài chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp đó, và cuối cùng nêu tên cậu bé đó là Newton.
- Tiếp tục, bạn tiến hành trình bày về học thuyết vạn vật hấp dẫn..
- Dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi: Bằng cách này bạn có thể làm người nghe phải chú ý và suy nghĩ cùng bạn.
- Dẫn nhập bằng cách trích dẫn: Một câu trích dẫn thích hợp có thể là một mở đầu thú vị.
- Ví dụ: để mở đầu bài nói chuyện về vai trò của giáo dục, bạn có thể trích dẫn: Bác Hồ đã từng nói rằng “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”..
- Dẫn nhập gây chấn động: Khi người nghe thờ ơ với đề tài hoặc khi họ đã mệt mỏi khó tập trung chú ý, bạn có thể bắt đầu bằng một lời nói hoàn toàn trái ngược lại sự mong đợi của người nghe.
- Để bắt đầu đề tài giáo dục trong gia đình, bạn có thể nói: “Giáo dục là một việc làm vô ích, và là hoang phí tiền bạc – trừ phi nó được hậu thuẫn bởi một loại giáo dục đúng đắn trong gia đình”..
- Khi vào đề bạn cần tránh những cạm bẫy sau đây:.
- 1) Vào đề quá dài có thể làm ảnh hưởng đến nội dung bài nói chuyện..
- 2) Vào đề không ăn nhập với nội dung bài nói chuyện..
- Ví dụ: “Vì thời gian quá gấp, nên tôi chưa chuẩn bị tốt, có gì sai sót các quý vị thông cảm” hay “Tôi nắm không chắc vấn đề này lắm, vậy có lẽ tôi chỉ chia sẻ với quý vị một vài ý kiến sau”..
- Tôi chỉ xin các bạn ít phút trình bày vấn đề sau đây”..
- Đó là những điều mà bạn muốn tìm cách ấn sâu vào trí óc người nghe.
- Để hỗ trợ các điểm chính bạn có thể sử dụng một vài ví dụ, phương pháp hoặc kỹ thuật đặc biệt để tạo nên sự hiểu biết của người nghe.
- Các ví dụ, các phương pháp và các kỹ thuật có thể bao gồm:.
- Nếu có nhiều số liệu, bạn cần phải có bảng biểu và có sơ đồ minh họa..
- Các giai thoại: Chúng là những mẩu truyện ngắn, thông thường nói về một cá nhân nào đó có ý nghĩa và hấp dẫn người nghe.
- Nếu bạn có thể tìm từ sách báo hoặc từ thực tế của bản thân về những vấn đề bạn đang trình bày sẽ rất có giá trị thuyết phục.
- Ví dụ, khi nói về vai trò của ý chí trong việc hình thành tài năng của con người, bạn có thể kể về Edison – “Ông ta làm việc 18 tiếng mỗi ngày, làm việc như vậy cho tới tận 50 tuổi mới tự cho mình xả láng một chút bằng cách giảm giờ làm 30 phút mỗi ngày và Edison làm việc như vậy cho tới tận 80 tuổi mới chết, để lại cho nhân loại hơn một ngàn bằng phát minh sáng chế”..
- Murrow, một phát thanh viên kỳ cựu, đã nói “Tôi luôn lâm vào tâm trạng căng thẳng trước khi nói.
- Mồ hôi ướt đẫm tay tôi sau mỗi buổi nói chuyện thành công”.
- Nếu đề tài nói chuyện của bạn về nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, thì lời trích dẫn trên đây của ông Murrow sẽ có tác dụng thuyết phục ý kiến cho rằng cả những diễn giả chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi tâm trạng căng thẳng trước khi diễn thuyết..
- những lối nói đùa có hiệu quả và hấp dẫn người nghe nhất là những câu nói đùa đem ngay bản thân người kể chuyện ra làm nhân vật chính..
- Các hình ảnh minh họa: Các video clip, những bảng biểu, những mẫu vật, tranh ảnh v.v …thường minh họa rất tốt cho bài nói chuyện của bạn..
- Trong khi diễn thuyết cần chú ý những điểm sau đây:.
- Sự chú ý và quan tâm của người nghe phải được duy trì trong suốt buổi nói chuyện bằng việc sử dụng tư liệu hoặc các ví dụ thật sự lý thú cộng với đôi chút khôi hài nhẹ nhàng..
- Khi trình bày, bạn cần cố gắng đưa mắt về phía người nghe.
- Để dễ dàng, bạn nên chọn ra khoảng 6 người trong khán phòng để quan tâm và nói chuyện với họ.
- Bạn có thể đi lại khi nói chuyện, tuy nhiên nên hạn chế trong bán kính khoảng 1 mét.
- Nếu bạn đi lại quá xa sẽ làm xao nhãng sự chú ý của người nghe..
- Điều này bạn có thể kiểm tra bằng việc nắm bắt những tín hiệu từ những người ngồi đó..
- Giọng nói cần phải được thay đổi, khi trầm khi bổng, khi lên khi xuống, khi gằn từng tiếng khi lướt qua tùy vào nội dung của từng đoạn..
- Trong phần kết bạn nhắc lại những then chốt của nội dung đã được trình bày.
- Tùy vào tính chất của bài phát biểu mà phần cuối có thể chứa đựng lời chúc mừng, những nhiệm vụ cho tương lai, những vấn đề nêu ra để người nghe giải quyết, lời kêu gọi và những khẩu hiệu và dĩ nhiên bạn cần dành thời gian để giải đáp thắc mắc từ người nghe..
- Bạn cần phải biết kết thúc đúng lúc, đừng dài dòng.
- Khi bạn đã dùng câu nói “Cuối cùng là…” thì bạn chỉ còn vài phút nữa thôi.
- Nếu tiếp theo lời nói này bằng “Để kết thúc.
- thì chắc hẳn phản ứng tiêu cực của người nghe sẽ tăng lên cực điểm..
- Khi kết thúc bạn tóm tắt ngắn gọn những điểm chính trong bài phát biểu và yêu cầu người nghe hành động hoặc xem xét vấn đề theo một quan điểm mới.
- Bạn có thể kết thúc bằng cách kể một câu chuyện kèm theo và minh họa những điểm được đưa ra.
- Có thể nêu ra những câu hỏi kiểm tra mà lúc này người nghe không thể tìm thấy câu trả lời nào cho chúng mà đầu họ không thể thấy được hoặc đưa ra được một số câu tóm tắt làm sáng tỏ được mối quan hệ nội tại của các điểm đã đưa ra trong bài phát biểu và cuối cùng, bạn không quên cảm ơn người nghe đã chủ động lắng nghe.