« Home « Kết quả tìm kiếm

lap luan theo quan he nhan qua qua ngu dieu tieng phap


Tóm tắt Xem thử

- Lập luận theo quan hệ nhân quả qua ngữ liệu tiếng Pháp Trần Thế Hùng(*).
- Lập luận là gì? Ngày nay việc nghiên cứu lập luận là sự hợp lưu của nhiều trường phái khác nhau.
- Diễn ngôn (Tư duy) xung quanh từ “lập luận”.
- Từ “lập luận” trước hết là một từ của ngôn ngữ hàng ngày nên nó là một yếu tố của hệ thống ngôn ngữ và hoạt động trong một mạng lưới chằng chịt.
- Điều này có những hệ quả nhất định đối với việc hiểu và suy nghĩ về lập luận.
- Lập luận là gì? Định nghĩa lập luận là một vấn đề rất tế nhị và rất khó.
- Để hiểu thấu đáo từ này phải xét dưới nhiều góc độ khác nhau: Về mặt tri nhận của lập luận, lập luận là có một tư duy đúng.
- Phải tìm ra được nguyên nhân của sự việc.
- Kết luận của một lập luận là một điều mới mẻ, tạo ra một sự đổi mới, cách tân trong ứng xử.
- Về mặt trực giác, người lập luận phải khớp nối lôgích với diễn ngôn, trong một ngôn ngữ được sử dụng một cách hoàn hảo trong đó có một tư duy đúng đắn nhưng cũng rất hấp dẫn, vừa nghiêm túc, vừa khôi hài mà vẫn chặt chẽ.
- Lập luận hoạt động trong tình huống, trong cuộc sống hàng ngày.
- Trong bất kì tình huống nào, mỗi khi có sự lựa chọn giữa hai vấn đề, mỗi khi có sự tranh chấp, mỗi khi phải bào chữa biện bạch, mỗi khi phải có một quyết định đúng đắn, người ta đều phải lập luận.
- Người lập luận phải có đầu óc hứng thú phê bình, năng lực phê bình được thể hiện trong các cuộc thảo luận, tranh luận mà trong các cuộc thảo luận này có các ý kiến khác nhau hoặc trái ngược nhau, người này bác bỏ ý kiến của người kia: sự đa dạng về các quan điểm, nhìn nhận sự việc sẽ dẫn đến sự độ lượng, khoan dung, nhưng không có nghĩa là người ta từ bỏ việc tìm cách thuyết phục, làm lay chuyển người đối thoại với mình, từ bỏ việc làm cho họ phải chấp nhận ý kiến của mình.
- Lập luận là một hoạt động ít được tin cậy nhất vì nó rất dễ dẫn đến cuộc cãi lộn, vì giữa lập luận và ngụy biện, ngộ biện, lí sự cùn, giả lập luận, khoảng cách không xa.
- Không cẩn thận thì lập luận trở thành sự bắt bẻ nhau, người lập luận sẽ trở thành người lí sự cùn, kẻ ngụy biện.
- Lập luận thực chất là chiếc mặt nạ của mối tương quan lực lượng thuần túy: người lập luận luôn cố gắng tìm và sử dụng mọi chiến lược, mọi vũ khí để chiến thắng đối phương trong một trận chiến mà sự kết thúc được đánh dấu bằng một “bản nhạc” lập luận có khả năng làm cho đối phương mất mạch suy nghĩ và không thể tiếp tục tranh luận được nữa.
- Như vậy diễn ngôn liên quan đến lập luận được tổ chức theo 5 tiểu diễn ngôn : diễn ngôn về nhận thức, diễn ngôn về ngôn ngữ, diễn ngôn về xã hội, diễn ngôn về tương tác hợp tác cũng như diễn ngôn về tương tác tranh biện.
- Vậy lập luận là gì? Mặc dù việc định nghĩa lập luận là một vấn đề rất tế nhị và rất khó, chúng tôi vẫn cố gắng đưa ra vài định nghĩa của một số tác giả để đối chiếu và so sánh.
- Nói một cách khác: lập luận là ng​ười nói đưa ra một luận cứ, nghĩa là một lí lẽ tốt, để dẫn dắt người nghe chấp nhận một kết luận, và, đương nhiên chấp nhận một cách ứng xử phù hợp.
- Như​ vậy, lập luận gồm hai yếu tố cơ bản, đó là luận cứ và kết luận.
- Đối với các tác giả tiếng Việt, các định nghĩa về lập luận có đơn giản hơn.
- Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà ng​ười nói muốn đạt tới (Đỗ Hữu Châu, 1993, tr.
- Lập luận là một hoạt động ngôn từ.
- Sự lập luận là một hoạt động-một thao tác-ngôn ngữ, qua đó người nói đưa ra một hay một số phát ngôn làm luận cứ mà cấu trúc ngôn ngữ và nội dung của chúng đưa người nghe tới những chuỗi liên kết dẫn tới một kết luận nào đó (Nguyễn Đức Dân, 1998, tr.
- Qua các định nghĩa trên, ta thấy không nên và không thể nhầm lẫn giứa lập luận và thuyết phục cũng như giữa lập luận và chứng minh.
- Theo Nguyễn Lân (Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, 1998) thì “lập luận” là “trình bày lí lẽ của mình” còn “thuyết phục” là “làm cho người ta tin và theo mình”.
- Lập luận và chứng minh, suy diễn (lô gích) cũng rất khác nhau.
- Theo Mœschler (1985), một diễn ngôn lập luận không phải là một diễn ngôn trong đó người ta cung cấp các bằng chứng để chứng minh cũng không phải là một diễn ngôn hoạt động theo nguyên tắc của suy diễn lô gích.
- Nói một cách khác là lập luận không phải là chứng minh tính chân thực, tính đúng đắn của một quyết đoán, khảo nghiệm, cũng không phải là chỉ ra tính chất có hiệu lực một cách lô gích của một lí lẽ, một suy luận.
- Trong đoạn này, kết luận cũng được dẫn nhập thông qua từ donc, nhưng đây không phải là một kết luận được rút ra từ suy luận lôgích, mà đây là kết luận của một thao tác lập luận.
- Kết luận này chưa được các nhà khoa học chứng minh, kiểm nghiệm mà chỉ là kết luận của một thao tác lập luận.
- Do đó lập luận là đưa ra các lí lẽ, các lí lẽ này nhằm đến một kết luận và các lí lẽ trở thành các luận cứ.
- Sự có mặt của nhiều luận cứ chứng tỏ rằng quan hệ lập luận không phải là một sự chứng minh.
- Lập luận theo quan hệ nhân quả (Causalité et argumentation) Bất kể một hiện tượng nào nảy sinh đều có nguyên nhân nhất định và bất kể một nguyên nhân nào cũng đều làm nảy sinh ra kết quả nhất định.
- Lập luận theo quan hệ nhân quả là phương pháp biện luận thông qua việc tìm ra nguyên nhân của một hiện tượng, lấy liên hệ nhân quả làm căn cứ để rút ra kết luận.
- Việc tìm kiếm mối liên hệ nhân quả có thể theo cách như sau: a) Tìm cái giống nhau để xác định nguyên nhân.
- Tình trạng giống nhau này chính là nguyên nhân của hiện tượng khảo sát.
- b) Tìm ra cái khác nhau để xác định nguyên nhân.
- c) Đồng biến xác định nguyên nhân.
- Từ đó rút ra kết luận: nguyên nhân nền đất bị lún là do nước ngầm bị hút nhiều.
- Và như vậy là từ cùng một nguyên nhân mà kết quả trái ngược nhau.
- Ngược lại, có khi một kết quả là do nhiều nguyên nhân dẫn tới.
- Những nguyên nhân này thậm chí trái ngược nhau.
- B là do A…) Người ta hiểu rõ được một sự việc nếu xác định được nguyên nhân gây ra sự việc đó.
- Do đó các cuộc điều tra thường được tiến hành để tìm nguyên nhân của sự kiện A.
- Sự nhận thức, hiểu biết nguyên nhân được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong lập luận và cần phân biệt loại lập luận thiết lập mối quan hệ nhân quả với lập luận khai thác mối quan hệ nhân quả như lập luận thông qua nguyên nhân, lập luận thông qua hậu quả (luận cứ thực dụng và hậu quả tai hại).
- Trong loại thứ hai còn có thể kể đến các loại lập luận phái sinh như lập luận dựa trên sức mạnh, uy lực của sự việc (argumentation par le poids des choses), lập luận theo thiên hướng trượt (la pente glissante), lập luận dựa trên dấu hiệu (argumentation indicielle).
- Lập luận thiết lập mối quan hệ nhân quả (Argumentation établissant une relation causale) a) Ví dụ Phương thức của loại lập luận này có mục đích là thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa hai sự kiện.
- Do vậy nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao có thể là cú sốc tâm lí.
- Và như vậy Semmelweis đã tìm ra phương thức để loại trừ nguyên nhân gây ra tử vong cho các sản phụ.
- Sự lập luận thiết lập mối quan hệ nhân quả rất chặt chẽ này có sức mạnh, niềm tin tưởng chừng như không thể bác bẻ được.
- b) Phản bác lập luận thiết lập mối quan hệ nhân quả.
- Phương pháp lập luận này trùng khớp với chính bản thân phương pháp khoa học.
- Mối quan tâm lớn trong loại lập luận này là tạo ra kiến thức (hiểu biết) và loại trừ các sai sót, nhầm lẫn: làm thế nào để tránh áp đặt cho một sự kiện một nguyên nhân vốn không phải là nguyên nhân của nó? Hoặc trong tương tác, làm thế nào ta có thể chứng minh rằng người đối thoại với ta đã gán cho một sự kiện một nguyên nhân vốn không phải là nguyên nhân của nó mà đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi? Ví dụ: Il meurt d’une crise cardiaque.
- Lập luận theo quan hệ nhân quả hay phạm phải ngộ nhận nếu ta khẳng định nhầm sự tồn tại mối liên hệ nhân quả giữa hai sự kiện.
- Do đó người ta thường xây dựng một hệ thống tiêu chí cho phép sàng lọc các loại lập luận theo quan hệ nhân quả.
- Người lập luận phải nắm được hệ thống chuẩn này để áp dụng vào hoạt động giao tiếp hàng ngày.
- Lập luận khai thác mối quan hệ nhân quả (Argumentations exploitant une relation causale) Một số hình thức lập luận khác cũng thường phải viện đến khái niệm nguyên nhân.
- Trong các loại hình thức lập luận này vấn đề không phải là thiết lập quan hệ nhân quả, mà là khai thác mối quan hệ đó (mối quan hệ này đã tồn tại).
- Có thể gọi loại lập luận này là lập luận dựa vào nguyên nhân, thông qua nguyên nhân.
- Luật nguyên nhân (loi causale) đóng vai trò luật chuyển tiếp (loi de passage) trong loại lập luận này nên nó rất dễ bị phản bác.
- Lập luận thông qua nguyên nhân (Argumentation par la cause) a) Định nghĩa Phương thức lập luận này khẳng định sự tồn tại một hậu quả phát sinh từ sự tồn tại một nguyên nhân.
- Loại lập luận này được tiến hành theo sơ đồ sau: 1) Vấn đề đặt ra (question): Sự kiện X sẽ xảy ra không? 2) Hiện đang tồn tại sự kiện A.
- 3) Có một quy luật nhân quả gắn kết các sự kiện kiểu F1 với các sự kiện kiểu F2 : F1 - nguyên nhân - F2.
- Ta thấy lập luận thông qua nguyên nhân giả định rằng ở giai đoạn 4 và 5 phải có các thao tác sắp xếp theo phạm trù và định nghĩa các sự vật.
- b) Phản bác lập luận này Tất cả các giai đoạn trong sơ đồ lập luận này đều có thể bị bác bỏ.
- Sơ đồ lập luận này và khả năng bị phản bác của nó có thể áp dụng một phần nào cho lập luận thông qua hiệu quả (par l’effet) và lập luận thông qua hậu quả (par les conséquences).
- Lập luận thông qua hệ quả (effet) Trước hết cần phân biệt hệ quả (effet = ce qui découle d’une cause.
- nhưng khó có thể nói rằng nó là nguyên nhân của hệ quả này.
- Có thể gọi loại lập luận này là lập luận dựa trên dấu hiệu (signe).
- Đó là kiểu lập luận “Không có lửa lấy đâu có khói”.
- Lập luận thông qua hậu quả tai hại (conséquence) Trong muôn vàn tương tác diễn ra hàng ngày của con người, lập luận ngữ dụng và phản bác lập luận này bằng các hệ quả tai hại (effet pervers) thường khai thác mối quan hệ nhân quả.
- Cơ chế của loại lập luận này như sau: một vấn đề (dưới dạng một câu hỏi yêu cầu trả lời là có đồng tình hay không đồng tình) được đặt ra, một người đề xuất đồng tình (trả lời “có.
- Lập luận gắn với lập luận thông qua nguyên nhân (Argumentations liées à l’argumentation par la cause) 2.3.1.
- Sức mạnh của các sự việc Lập luận thông qua sức mạnh, trọng lượng của các sự việc (các ràng buộc bên ngoài) là một trường hợp hãn hữu song rất lí thú của lập luận thông qua nguyên nhân.
- Lập luận này đã biến các do dự của chính giới thành các quyết định chắc chắn trong thế giới vật chất.
- Đối lập với loại lập luận này là lập luận dựa trên ý chí của người lập luận.
- Lập luận dựa trên ý chí cho phép gạt bỏ lập luận thông qua sức mạnh của các sự việc và coi ý chí của con người là tất cả, con người là cứu tinh của mọi vấn đề.
- Lập luận theo kiểu trượt dốc (la pente glissante) Người ta có thể gọi loại lập luận này là lập luận ngón tay nhỏ trong mối chằng chịt.
- Loại lập luận này có thể được diễn giải như sau: một hành động nào đó chưa được tiến hành vì nếu hành động đó được tiến hành thì nó kéo theo việc phải tiến hành một việc kế tiếp và việc này lại kéo theo việc khác nữa và cứ như vậy sẽ không bao giờ kết thúc được cả.
- Dưới dạng phủ định này lập luận này cũng dễ bị phản bác bằng lập luận theo kiểu cổ vũ, khích lệ: chúng ta không thể lùi được nữa, không thể thay ngựa giữa dòng được, không thể bỏ cuộc được, chúng ta đã bỏ quá nhiều thời gian và công sức vào việc này rồi, cần phải tiếp tục và hoàn thành công việc thôi.
- Lập luận dựa trên dấu hiệu (argumentation indicielle) Đó là lập luận kiểu cảnh sát điều tra, dựa trên việc tích lũy các tình tiết tiến tới dựng lại hiện trường kịch bản của một vụ án làm cho thủ phạm phải bối rối.
- đó cũng là kiểu lập luận của các nhà động vật học dựa vào các mảnh xương hàm để xác định loài vật hoặc lập luận của các bà mẹ dựa vào các hiện tượng, dấu hiệu bất thường của con gái để xác định xem có phải con mình đang yêu hay không.
- Giải thích và lập luận 2.4.1.
- Câu hỏi đối xứng Trong một chừng mực nào đó, các khái niệm lập luận và giải thích (diễn giải) đối xứng nhau.
- Trong trường hợp giải thích: dữ liệu là sự kiện F được xác lập một cách rõ ràng mà người ta phải đi tìm nguyên nhân X.
- Trong mối quan hệ X – (nguyên nhân.
- Trong trường hợp lập luận thông qua nguyên nhân: một sự kiện được chấp nhận (dữ kiện).
- Đôi khi người ta so sánh đối chiếu giữa lập luận theo sự giống nhau và giải thích theo sự giống nhau.
- Giải thích theo sự giống nhau là một trường hợp đặc biệt của lập luận.
- Câu hỏi vì sao? Trong trường hợp lập luận thiết lập mối quan hệ nhân quả đã trình bày ở trên, các sản phụ thiệt mạng vì một chất gây tử vong do các bác sỹ không rửa tay sau khi phẫu thuật xác chết truyền sang.
- Lập luận kiểu này đã cung cấp cho chúng ta câu trả lời cho câu hỏi vì sao và như vậy nó giải thích được hiện tượng B bằng cách gắn hiện tượng này vào một nguyên nhân chắc chắn, ổn định A.
- Thao tác này phải được tính đến trong việc phân tích lập luận dựa vào khái niệm nhân quả.
- Giải thích chuẩn bị cho lập luận.
- trong chuỗi hành động này (giải thích, lập luận), người lập luận luôn đứng trong nguyên nhân mà anh ta tự xác định cho mình.
- Kết luận Trong mọi xã hội, con người luôn phải sử dụng đến lập luận.
- Trong xã hội hiện đại, con người càng phải cần sử dụng đến lập luận.
- Lập luận theo quan hệ nhân quả là một loại lập luận đã tồn tại từ rất lâu và được nhiều người sử dụng.
- Đề cập đến vấn đề quan hệ nhân quả là đề cập đến cả một cụm vấn đề hóc búa và nan giải trong lập luận.
- Vì vậy bài viết này mới chỉ đề cập đến những khái niệm và những khâu hết sức cơ bản trong việc lập luận theo quan hệ nhân quả nhằm ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Pháp cho người Việt học tiếng Pháp, đặc biệt là cho sinh viên chuyên ngữ