« Home « Kết quả tìm kiếm

LỊCH SỬ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000


Tóm tắt Xem thử

- LỊCH SỬ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.
- Giáo dục phổ thông, ĐBSCL Mekong delta.
- Lịch sử Giáo dục phổ thông ở vùng đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) từ năm 1975 đến năm 2000 là giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng một nền giáo dục tiên tiến của vùng đồng bằng trù phú phương Nam.
- Tuy đến những năm gần đây, vùng ĐBSCL vẫn còn bị xem là một vùng trũng về Giáo dục so với cả nước, nhưng sau hơn 25 năm phát triển (từ 1975 đến 2000), nền Giáo dục đồng bằng đã có những bước tiến mạnh mẽ, từng bước khắc phục khó khăn, xây dựng một nền Giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng nói riêng cũng như của cả nước nói chung..
- 1 LỊCH SỬ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở ĐBSCL TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986.
- Việc cấp bách đầu tiên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là ngành giáo dục vùng phải tiến hành xóa bỏ bộ máy giáo dục Mỹ- Ngụy, công cộng hóa trường tư thục từ Mẫu giáo đến phổ thông, đưa hoạt động giáo dục huyện nhà vào quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, song song với đó là nhanh chóng thanh toán nạn mù chữ..
- Đại hội đã xác định giáo dục là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
- Đại hội cũng nhận định những thành tựu đã đạt được về giáo dục tuy to lớn song chưa đáp ứng được những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới..
- Vì vậy, Đại hội quyết định phải tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba.
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ tư của Đảng, ngày Bộ Chính trị TW Đảng ra Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục..
- Trong công tác giáo dục nhà trẻ, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công tác nuôi dạy trẻ tạm giao cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đảm nhiệm.
- Toàn vùng dao động từ 120 đến 150 điểm nhà trẻ chủ yếu tập trung ở các đô thị như Cần Thơ, Rạch Giá, Long Xuyên, Mỹ Tho, Tân An… Phần lớn số trẻ được đưa đến nhà trẻ là con em cán bộ, công tác giáo dục nhà trẻ trong thời kỳ này vừa thiếu, vừa yếu..
- Vì vậy nhiều cô nuôi dạy trẻ bỏ việc về nhận khoán, thời gian này ở địa phương giáo dục nhà trẻ gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cô giáo giữ trẻ giảm sút, chất lượng nhà trẻ xuống cấp, số trẻ đến nhà trẻ có xu hướng giảm vì phần đông các gia đình giữ trẻ ở nhà để vừa chăm sóc vừa lao động và cũng do chưa quan tâm đến công tác đưa trẻ đến nhà trẻ..
- Song song với giáo dục nhà trẻ, công tác giáo dục mẫu giáo tại vùng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng có sự thay đổi đáng kể, trước tình hình mới Giáo dục mẫu giáo đứng trước nhiệm vụ lớn đó là nhanh chóng cải tạo giáo dục mẫu giáo của chế độ cũ để lại.
- đồng thời tích cực phát triển giáo dục mẫu giáo cách mạng..
- Chỉ thị số 221/CT/TW đã kịp thời định hướng cho giáo dục miền Nam, về giáo dục mẫu giáo, chỉ thị nêu rõ: “Cần cố gắng tổ chức ở các cơ sở của thành thị và nông thôn những lớp mẫu giáo cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi.
- Ngày 2-2-1977, Bộ Giáo dục đã ra văn bản số 127/VP-B hướng dẫn công tác mẫu giáo miền Nam nhằm “cải tạo các trường mẫu giáo cũ, củng cố, phát triển các trường lớp mẫu giáo mới.
- Việc giáo dục phải đảm bảo tính toàn diện theo chương trình của Bộ.
- Nội dung giáo dục mới, tiến bộ cả về tư tưởng chính trị lẫn khoa học..
- Đó là một sự cố gắng lớn của Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục đã kịp ban hành chương trình mới, biên soạn và in 20 triệu bản sách giáo khoa cấp I, cấp II, cấp III gửi vào miền Nam thay cho sách giáo khoa cũ.
- Riêng đối với bậc trung học cơ sở, các giáo viên phần lớn do các Sở Giáo dục chi viện từ đội ngũ các thầy cô tình nguyện từ miền Bắc vào Nam.
- Đội ngũ giáo viên được đào tạo theo hệ 9+3, đội ngũ giáo viên này nhanh chóng được bổ sung và đáp ứng nhu cầu từng địa phương, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra..
- Trong dịp Đại hội mừng công các tỉnh thành miền Nam hoàn thành thanh toán nạn mù chữ (từ 28/3/1978 đến ở thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục đã ra thông báo về việc nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xoá xong nạn mù chữ: “Như vậy là sau 32 năm anh dũng chiến đấu, đánh bại hai kẻ thù xâm lược.
- là đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ, kiên cường bảo vệ và xây dựng đất nước, chúng ta còn thu được thắng lợi to lớn trên mặt trận giáo dục là căn bản xoá xong nạn mù chữ cho đồng bào các dân tộc trong cả nước.
- 2 LỊCH SỬ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở ĐBSCL TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000.
- Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, sự nghiệp giáo dục và đào tạo được xác định:.
- “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội” [2.
- tr 22], công tác giáo dục mầm non và phổ thông được Đại hội xác định: “Xây dựng ngành giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ em, phát triển các lớp mẫu giáo.
- Xóa bỏ nạn mù chữ còn lại ở một số địa phương, hoàn thành cơ bản phổ cập cấp I cho trẻ em, phổ cập cấp II ở những nơi có điều kiện, từng bước mở rộng giáo dục phổ thông trung học bằng nhiều hình thức.
- Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở miền núi.
- Báo cáo chính trị cũng chỉ rõ: “Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho cán bộ giáo dục và giáo viên.
- Nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của những người dạy học… Kế hoạch phát triển giáo dục phải gắn bó với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở từng địa phương và trong cả nước.
- Đầu tư đúng mức cho sự nghiệp giáo dục nhằm trước hết đảm bảo đủ sách giáo khoa và cơ sở cần thiết cho dạy và học.
- Ngoài ngân sách của nhà nước, cần quy định rõ sự đóng góp của các ngành và các địa phương, các tổ chức kinh tế-xã hội và các gia đình cho sự nghiệp giáo dục.”[2.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” trong đó đã xác định: “Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới.
- Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài.
- Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu".
- Nhiệm vụ nêu trên cũng quy định quy mô, bước đi và cách làm giáo dục của từng địa bàn..
- Vào những năm 1986-1990 ở vùng ĐBSCL có nhiều khó khăn, do có sự thay đổi cơ chế quản lý, việc cải cách giáo dục chưa phù hợp, chính sách đối với giáo viên chưa được thay đổi… đã tác động mạnh đến ngành giáo dục, chất lượng dạy và học có giảm sút, mặt bằng dân trí có xu thế bị hạ thấp đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, số lượng giáo viên bỏ việc và học sinh bỏ học đáng báo động..
- những chính sách thiết thực cho công tác giáo dục mầm non..
- Tiếp theo, Quốc hội thông qua “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ” ngày 12-8- 1991.
- Đây là những văn bản pháp quy cao nhất vạch rõ chiến lược, mục tiêu, nội dung của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam..
- Từ những định hướng có tính chất nền tảng đó, trong những năm từ 1986 đến 1995, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã có những chủ trương như sau: Tiếp tục duy trì ổn định hệ thống nhà trẻ- mẫu giáo hiện có, tiếp tục đa dạng hóa các loại hình, phát triển nhà trẻ mẫu giáo dân lập (Quyết định 200/HĐBT ban hành ngày .
- Từ năm học hình thức giáo dục mầm non được đẩy mạnh theo hướng dân lập hóa và tư thục hóa, xu hướng này sẽ giúp giáo dục mầm non phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
- Ngành Mầm non đã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “xã hội hóa giáo dục”, các hội thi “bé khỏe, bé ngoan”,.
- “nuôi con khỏe”, “Bé khéo tay”… đã góp phần giáo dục các bậc cha mẹ va thu hút được các lực lượng xã hội vào công tác chăm sóc-giáo dục trẻ, làm thay đổi nhận thức của xã hội về nhà trường mầm non, thu hút trẻ tới trường..
- Sau hơn 20 năm từ ngày giải phóng, mặc dù gặp nhiều khó khăn và trở ngại, song Giáo dục mầm non trong vùng đã từng bước xác định vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục..
- Bên cạnh những thành tựu đạt được thì giáo dục mầm non vùng đồng bằng vẫn còn những hạn chế nhất định như điều kiện nuôi dưỡng và mức ăn của trẻ còn quá thấp, số đông trường mẫu giáo không tổ chức ăn thậm chí không có nước uống, số trẻ suy dinh dưỡng là một vấn đề lớn..
- Trong giáo dục Phổ thông: Trên cơ sở đánh giá chung thực trạng giáo dục từ sau Đại hội VI, Đại hội VII đã đề ra những mục tiêu giáo dục đào tạo như sau:.
- “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
- Nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của 5 năm tới là: “tiếp tục đổi mới ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên.
- Hiện đại hóa một bước nội dung, phương pháp giáo dục.
- dân chủ hóa nhà trường và quản lý giáo dục.
- Từ sau khi có Nghị quyết Đại hội VII, giáo dục vùng có bước phát triển đáng kể, các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo đổi mới, ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhân dân địa phương các địa phương trong vùng cùng góp sức để xây dựng trường lớp cho con em, tiến từng bước xóa phòng học tạm bợ, tre, nứa lá.
- Tăng cường công tác giám sát kiểm tra thi cử, khuyến khích cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ quyết tâm xây dựng ngành giáo dục..
- Bên cạnh những cố gắng và thành tựu đạt được, thì nền giáo dục địa phương vẫn đứng trước những khó khăn, trở ngại lớn: Khó khăn lớn nhất là thiếu giáo viên và kinh phí.
- Chất lượng và đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu, không đồng bộ về cơ cấu theo các môn học, ngành học, khó khăn về đời sống khiến giáo viên khó gắn bó với công việc và nhiệt tình giảng dạy… điều này đòi hỏi ngành giáo dục phải khẩn trương giải quyết và khắc phục có hiệu quả.
- Sự yếu kém về tổ chức và quản lý cũng là trở ngại lớn cho sự ổn định và phát triển của ngành giáo dục..
- Nhìn vào hoạt động giáo dục phổ thông tại các địa phương trong những năm đầu của quá trình đổi mới kinh tế xã hội có thể thấy rằng quy mô giáo dục phổ thông có bộ phận giảm sút, nhưng kể từ năm từ khi có.
- “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” thì giáo dục phổ thông đã bắt đầu phát triển, hiện tượng bỏ học tạm thời ở trung học cơ sở dần giảm.
- Chất lượng giáo dục từng bước được chú ý và các.
- hoạt động giáo dục cũng dần gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Tuy nhiên với ý muốn chủ quan, nóng vội, ở một số nơi còn coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, quan hệ ứng xử và cũng chưa có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Đầu năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia chống mù chữ để chỉ đạo năm Quốc tế chống mù chữ 1990 và chỉ đạo công tác chống mù chữ ở nước ta từ năm 1990 đến năm 2000, đề xuất chủ trương chính sách về chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
- Năm 1990, Chính phủ trưng cầu ý kiến về Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Nhà nước đã đầu tư đáng kể vào chương trình quốc gia Phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ để hỗ trợ địa phương thực hiện xoá mù chữ ở người lớn ở độ tuổi 15 đến 35 và trẻ em thất học từ 6 đến 14 tuổi..
- Cũng trong năm này Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị 27 hướng dẫn tiêu chuẩn và biện pháp thúc đẩy các địa phương phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ.
- Đồng thời có nghị quyết liên tịch với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Bộ Tư lệnh Biên phòng về chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học..
- Trong giai đoạn 25 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng về đổi mới giáo dục và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Giáo dục ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, quy mô giáo dục ở các ngành học, bậc học ngày càng ổn định và phát triển.
- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành nên đã đạt được hiệu quả tích cực, sâu sắc..
- Chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các trường học có nhiều chuyển biến tích cực.
- Chất lượng giáo dục toàn diện được chỉ đạo chặt chẽ và có hiệu quả cao.
- Bên cạnh những mặt ưu điểm đạt được Giáo dục vùng đứng trước những tồn tại và khó khăn như hệ thống thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành còn thiếu do đó chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng.
- So với yêu cầu phát triển đất nước, phát triển vùng đồng bằng thì nền Giáo dục vẫn còn nhiều yếu kém.
- Trong thời gian này, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, năng lực thực hành, hiểu biết xã hội, nhân văn của học sinh còn yếu.
- Quy mô giáo dục tiểu học, trung học và bổ túc vẫn chưa bắt kịp yêu cầu phát triển của vùng..
- Cùng với đó là đại bộ phận đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa được đào tạo và bồi dưỡng tốt, bất cập với yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ những khó khăn chung của cả nước trong thời gian này, sự phát triển chậm về kinh tế, hậu quả của chiến tranh cũng như các vấn đề về chính trị xã hội khác đã làm cho ngân sách giáo dục có hạn, ít được quan tâm và đã gây nhiều khó khăn lớn cho sự phát triển của giáo dục của địa phương nói riêng và cả nước nói chung..
- Bước sang năm 1986, cả nước thực hiện Nghị quyết đổi mới của Đảng trong đó nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo được sự quan tâm rất lớn.
- Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng qua Nghị quyết các Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, Giáo dục vùng đồng bằng có những mặt tiến bộ quan trọng..
- Giáo dục và đào tạo từ sau khi đổi mới đến nay đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của toàn vùng.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo có những bước tiến bộ trên các mặt, số học sinh giỏi, khá và học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ngày càng tăng..
- Trong giáo dục và đào tạo đã xuất hiện một số nhân tố mới.
- Các loại hình trường lớp từ mẫu giáo đến phổ thông các cấp đa dạng hơn, tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân, đã huy động được thêm các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Các gia đình, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã chăm lo giáo dục nhiều hơn trước..
- Có được những thành tựu trên là do đường lối giáo dục và đào tạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta cụ thể là chính sách đổi mới trong giáo dục và đào tạo nhờ đó mà truyền thống.
- Nhân dân đóng góp nhiều sức lực, tiền của để xây dựng trường lớp và chăm lo sự nghiệp giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và số đông học sinh có những cố gắng rất lớn, gắn bó với trường, với lớp, nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh vì sự nghiệp trồng người..
- Bên cạnh những thành tựu đạt được sau hơn 20 năm đổi mới, giáo dục và đào tạo địa phương vẫn còn những hạn chế nhất định, đứng trước những đòi hỏi lớn hơn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Một trong những hạn chế đáng quan tâm đó là chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao..
- Nội dung giáo dục chưa gắn chặt với lao động, sản xuất, nhà trường chưa gắn với gia đình và xã hội.
- Gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy hết vai trò của mình đối với giáo dục.
- Hiện nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đang đứng trước những vấn đề lớn đó là yêu cầu phải phát triển nhanh quy mô giáo dục, đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng nhu cầu còn nhiều hạn chế..
- Như vậy từ sau Đại hội VI đến nay, với chủ trương đổi mới của Đảng, giáo dục vùng ĐBSCL đã có bước phát triển mới, đạt nhiều thành tựu quan trọng, song cũng tồn tại nhiều hạn chế sớm cần được khắc phục.
- Trong những năm tới, vấn đề đẩy mạnh cải cách giáo dục đang đặt ra như là một tất yếu khách quan, đòi hỏi ngành giáo dục, phải nỗ lực cố gắng để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đáp ứng.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995..
- Phạm Văn Đồng, Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979..
- Hoàng Đình Huy, Đổi mới giáo dục và đào tạo -Thời cơ và thách thức, Nxb Lao động, Hà Nội 2009.