« Home « Kết quả tìm kiếm

LỊCH SỬ HƯỚNG NGHIỆP TẠI PHÁP THU NHỎ THEO HAI MÔ HÌNH


Tóm tắt Xem thử

- Une histoire de l’orientation en France réduite LỊCH SỬ HƯỚNG NGHIỆP TẠI PHÁP THU NHỎ THEO HAI MÔ HÌNH.
- Mở đầu Bài viết này dựa trên những công trình của Hội Nghiên cứu Lịch sử Phát triển Hướng nghiệp (G.R.E.O), một tổ chức từ hơn 10 năm nay đã tổ chức khoảng 40 hội thảo và 2 đại hội khoa học, nghiên cứu để hiểu rõ hơn « sự phát triển, tiến hoá của hướng nghiệp học đường, nghề nghiệp và tâm lý học đường » (statuts)..
- Dựa vào những nghiên cứu tập thể đó tôi sẽ cố gắng giới thiệu lần lượt 3 tiếp cận của tiến triển của hướng nghiệp tập trung trước hết vào các dữ kiện và sự kiện, sau đó vào các uy lực và những trào lưu và cuối cùng giới hạn ở việc đối chiếu hai mô hình.
- Hướng nghiệp trong tiến triển của những sự kiện giáo dục, xã hội, chính trị Như M.Reuchlin đã giải thích trong phần tựa đề cuốn sách của tác giả André Caroff.
- tác phẩm này sẽ là công cụ hướng dẫn chúng ta, cách nhìn của tác giả không chỉ về mặt hành chính, tập trung vào các văn bản lập pháp và quy phạm pháp luật vì ông đặt những văn bản này trong tiến trình tiến triển của các khái niệm xã hội và giáo dục nói chung.
- Qua phụ lục tác phẩm này, chúng ta sẽ đưa ra những sự kiện lịch sử chính đánh dấu cho phong trào hướng nghiệp thế kỷ 20.
- Trong phần đầu về giai đoạn kéo dài đến năm 1945, tác giả đề cập sự xuất hiện của phong trào sự manh mún của khái niệm, đào tạo nghề cho thanh thiếu niên với các kiến thức khoa học, những sáng kiến đầu tiên và hệ tư tưởng của hướng nghiệp.
- Sự thiết chế hóa của hướng nghiệp, trong khoảng giữa 1918 và 1922, sau cuộc chiến đạo luật Astier ủng hộ giảng dạy kỹ thuật và sự gắn kết của ngành này với Bộ Giáo dục Quốc dân, sự phục hồi của Quốc hội ủng hộ hướng nghiệp, các sáng kiến của Bộ Lao động và tiểu ban thư ký Nhà nước về giảng dạy kỹ thuật, sự cố gắng đưa ra một thể chế luật pháp của hướng nghiệp, Nghị định ngày thiết lập hướng nghiệp.
- Sau đó là thời gian của các văn phòng mong muốn tích hợp, hướng nghiệp trên quy mô quốc gia, các văn phòng hướng nghiệp.
- Từ sau giai đoạn của Mặt trận Bình dân chính phủ phải đối mặt với khủng hoảng, học nghề thủ công và hướng nghiệp, Pháp lệnh ngày tổ chức và hoạt động của quy chế mới, cải cách giáo dục và hướng nghiệp, mở ra giai đoạn khó khăn với kế hoạch khẩn cấp cho Bộ quốc phòng, do sự chiếm đóng của quân Đức .
- Phần hai đề cập đến những năm 1945 và 1970, từ phong trào Giải phóng cải cách giáo dục thời kỳ hậu chiến, hướng nghiệp nghề và hướng nghiệp học đường, vị trí của Cơ quan Thống kê Đại học (Bureau universitaire de statistique) trong quy chế, hướng nghiệp học đường và hướng nghiệp nghề cải cách giáo dục và hướng nghiệp, cải cách hướng nghiệp và dịch vụ.
- Phần ba được dành cho những năm 1970 đến giữa những năm 80, hệ thống thông tin và hướng nghiệp mới cải cách các dịch vụ và các quá trình hướng nghiệp, cải cách bộ máy đào tạo, hoạt động và tiến triển của quy chế học đường về hướng nghiệp.
- Sau năm 1981 một giai đoạn mới mở ra với một cơ quan lập pháp cánh tả, sự trợ giúp cho giới trẻ không được ưu tiên, sự đổi mới và hiện đại hóa của hệ thống giáo dục và các dịch vụ thông tin, hướng nghiệp.
- Thêm vào đó, năm 1991 các chuyên gia tư vấn đã được công nhận tư cách nhà tâm lý học và trở thành những chuyên gia tư vấn – tâm lý học hướng nghiệp.
- Câu chuyện này chỉ cho chúng ta thấy rằng một nghề được thiết lập với những tên gọi liên tiếp : tư vấn hướng nghiệp hoặc khuynh hướng, tư vấn hướng nghiệp nghề, tư vấn hướng nghiệp học đường và nghề, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp tâm lý.
- Một đội ngũ chuyên môn mờ nhạt và thu nhỏ trong khoảng vài trăm người hiện nay đã đạt tới con số chừng 5.000 người trong ngành giáo dục quốc dân và 30.000 chuyên gia tư vấn.
- Các trung tâm đó, đầu tiên là những văn phòng, sau đó là các trung tâm hướng nghiệp (OP), tiếp đó các trung tâm hướng nghiệp học đường và nghề (OSP) và cuối cùng là trung tâm thông tin và hướng nghiệp (CIO).
- Một cách làm tập trung vào thông tin hoặc các bài trắc nghiệm (test), về sau bị chi phối bởi kỹ thuật tâm lý, để sau này nâng tính thông tin và mang tính giáo dục nhiều hơn.
- Số lượng các nhà tư vấn ban đầu là khoảng 40.000 người và đạt tới con số 140.000 vào thời điểm phong trào Giải phóng (Liberation) một cách nhanh chóng, và hơn 500.000 vào đầu nền Cộng hòa thứ năm (1959).
- Việc thiết chế hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của mô hình cán bộ tâm lý của ngành giáo dục quốc dân vào thế kỷ 20 này đã tạo điều kiện cho việc tạo những quan hệ giữa giới trẻ và việc làm.
- Hướng nghiệp đối mặt với 3 uy lực và trào lưu.
- Theo cách tiếp cận này, phong trào hướng nghiệp đã bắt đầu trong sự đối đầu giữa 3 uy lực và chính sách : 1.
- Các nhà khoa học và tiến bộ đề xuất cứu giúp trật tự xã hội qua việc cải cách lại nó và thiết lập nó trên sự lựa chọn đúng đắn, 2.
- Những người bảo thủ, ủng hộ trật tự xã hội hiện tại được sửa đổi bởi những thay đổi xã hội được giới hạn và kiểm soát, 3.
- Những người thuộc trường phái cách mạng chỉ trích đề cao dân tộc trên quyền lực và coi rằng sự đa dạng con người đi từ sự phân chia công việc Vào đầu thế kỷ 20, hai trường phái đối lập nhau xuất hiện, trường phái dân tộc thu nhỏ trong khái niệm giáo dục phổ thông bắt buộc và nhắm đến kiến thức tối thiểu và trường phái tinh hoa quý tộc cho phép gia nhập những công việc điều hành trong xã hội.
- Ngay khi đó, các uy lực công đoàn và chính trị cấp tiến đưa ra những yêu sách có lợi cho mô hình trường học duy nhất và cho sự dân chủ hóa giáo dục.
- Trào lưu này, được coi như trào lưu của « sự tuyển chọn xác đáng.
- nguồn gốc của hướng nghiệp - vừa mang tính bảo thủ vừa mang tính cải cách vì người ta đề xuất nó để gìn giữ tổ chức của xã hội nhưng từ một nguyên tắc tuyển chọn khác.
- Nói một cách khác, vấn đề ở đây là bảo toàn trật tự xã hội bằng cách cải cách nó, thiết lập nó trên nguyên tắc bình đẳng và dân chủ hóa nó.
- Tuy nhiên, mặc dù những giới hạn, một dự án cải cách không tưởng và mang tính cải tổ muốn liên kết khoa học tâm lý non trẻ với vai trò của Nhà nước, nó đối lập trực tiếp với hệ tư tưởng bảo thủ và đưa ra, từ phía những người tán thành trật tự, những tố cáo dai dẳng về chủ nghĩa bình quân,về sự san bằng và về chủ nghĩa cộng sản.
- Người ta buộc tội mang chủ nghĩa cộng sản tất cả những người muốn đưa ra một thứ bậc xã hội khác ngoài thứ bậc dựa trên nguồn gốc xã hội hoặc gia đình.
- Như vậy cuộc cải cách trở thành cuộc cách mạng, sự dân chủ hóa giáo dục thức tỉnh mối đe dọa những người đòi chia đều mọi của cải.
- Trong một xã hội như vậy, sự bất lực trong việc làm chủ kiến thức – cho dù có những giới hạn của « cung » đào tạo - dẫn đến sự sợ hãi trước sự dạy dỗ.
- Do không cân xứng, được đo lường với vị trí xã hội tương lai, sự bất lực này có thể dẫn tới sự xuống cấp, thậm chí tới cách mạng.
- Tác giả này chỉ rõ, ngay từ đầu thế kỷ 20, các luật của tính kiêu ngạo mà nó có ý muốn san bằng các giai cấp và cho phép sự vượt cấp xã hội ngay lập tức (ảo tưởng của tài cán cá nhân, cánh cửa mở rộng cho tất cả mọi người trong mọi nghề) và kết quả của nó, những người bỏ nguồn gốc, những nhà tư sản nửa mùa không biết đến các quy luật cơ bản của các xã hội lành mạnh (đất nước, tập quán, tôn giáo, truyền thống).
- Cần phải chú ý rằng ngay khi ấy, không thể chứng minh được sự duy trì của một trật tự xã hội cố định.
- Những người bảo thủ chiến đấu chống lại những phát triển vượt cấp xã hội quá nhanh, không chỉ nguyên tắc của họ mà cả điểm chủ yếu của « sự tuyển chọn xác đáng » đã chiến thắng.
- Trào lưu cách mạng dựa trên sự cáo giác thực tế của yếu tố cơ bản của sự tuyển chọn xác đáng.
- sự từ chối đạt tới và từ chối tăng tiến xã hội.
- Những người cộng sản đặt hết niềm tin của họ trong nhà trường vô sản, tố giác trường học thế tục như trường học công giáo, chỉ trích những nền tảng của trường học tự do và ảo tưởng biến trường học này thành một tác nhân tăng tiến xã hội.
- Trong vài năm, duy chỉ một chính sách trường học phê phán phụ thuộc vào cuộc cách mạng sẽ được tiến hành và dẫn đến sự phê phán các khái niệm chính của cuộc cải cách : tuyển chọn xác đáng, tăng tiến xã hội bằng tài cán hoặc trí thông minh.
- Ferry biến mất, các tư chất và khả năng chuyển từ tích cực sang tiêu cực, sự tố cáo vai trò nhà trường tái sản xuất đã xuất hiện, quyền lực chủ nghĩa De Gaulle đề ra dự án trường trung học cơ sở duy nhất, sự vươn lên của giai cấp trung bình dẫn đến nhu cầu thẩm định, người ta đưa ra sự tăng tiến xã hội chống lại sự huy động cách mạng, quan điểm đại trà (massification) hoặc sự loại bỏ khác nhau bắt đầu xuất hiện, chủ thể trở thành trung tâm trong mô hình giáo dục.
- Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ câu chuyện này ? Trước hết, phải xác định được các trào lưu và các quyền lực chính trị đang hiện hành, và nó tổ chức các khái niệm và cách làm như thế nào trong lĩnh vực hướng nghiệp.
- Sau đó, nhu cầu cơ sở chính trị để vận hành hướng nghiệp.
-  chẩn đoán hoặc mô hình giáo dục ? Theo cách tiếp cận thứ ba này, chúng ta có thể phân biệt ngay từ đầu hai trào lưu trong phong trào hướng nghiệp.
- Luận thuyết về hướng nghiệp giáo dục, bổ sung cho hướng nghiệp chẩn đoán, đã được xác định một cách hoàn hảo ngày từ những năm 20.
- Một trào lưu dựa trên thông tin, giáo dục và tư vấn hơn là trào lưu kia nhờ đến khoa học tâm lý chuyên môn và các bài trắc nghiệm.
- Chúng ta có thể coi Mauvezin và Fontègne là những người sáng lập của hai trào lưu này.
- Văn phòng Hướng nghiệp nghề « sẽ có nhiệm vụ soi sáng trẻ em và cha mẹ chúng, nhưng cuối cùng, quyết định chỉ thuộc về những người này mà thôi.
- Cũng vậy, Văn phòng định nghĩa hướng nghiệp « sự lựa chọn sáng suốt nhưng tự do về một nghề nào.
- bị thuyết phục mặt khác rằng, hướng nghiệp hợp lý chỉ có thể nâng cao một cách đáng kể trình độ trí tuệ và tinh thần hàng loạt và làm giảm sự khó khăn trong cuộc đấu tranh cho cuộc sống, chúng ta không để cho thế hệ trẻ không có kinh nghiệm, cũng như để cho cha mẹ mù quáng toàn bộ trách nhiệm quyết định chọn lựa sự nghiệp, và chúng ta khuyến khích những ai không được trang bị đầy đủ không bước vào cuộc chiến.
- Chúng ta gặp lại sự chống đối này trong những năm 20, những năm nhìn thấy rõ sự củng cố của xu hướng chẩn đoán với sự thành lập Viện Hướng nghiệp Quốc gia (Institut National d’Orientation Professionnelle - I.N.O.P.
- đại diện cho xu hướng giáo dục.
- B.U.S bảo vệ cho các nguyên lý giáo dục của hướng nghiệp.
- Hướng nghiệp tiếp tục dựa trên sự hiểu biết về phát triển của trẻ em, 2.
- Hướng nghiệp thực hiện bởi chính thanh thiếu niên, 3.
- Hướng nghiệp thực hiện với sự cộng tác của các nhà tâm lý học, sư phạm học, bác sỹ, nhà chuyên môn, thiếu niên và cha mẹ.
- Đối tượng của hướng nghiệp gồm trẻ em đến từ giai cấp bình dân, đã hoàn thành chương trình phổ thông cơ sở và yêu thích các công việc thực hiện, trong khi đối tượng của B.U.S lại thuộc giai cấp trung bình và cao hơn, học trong các trương THPT, THCS và ĐH.
- Ban nghiệp đoàn của O.S.P của S.N.E.T (F.E.N) sẽ quan sát vai trò của B.U.S đó là « sự xuất bản và phổ biến thông tin cho các đối tượng tư sản được giáo dục » Các văn phòng hướng nghiệp cũng được phân chia.
- trên 52/63 trung tâm các tỉnh đưa ra các chỉ dẫn về các phương pháp sử dụng, chỉ có 18 trung tâm sử dụng các bài test và hướng nghiệp chẩn đoán.
- Năm 1954, sự đối lập giữa hai trào lưu hiện diện tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lao động và Hướng nghiệp (l’Institut National d’Etude du Travail et d’Orientation Professionnelle - I.N.E.T.O.P.
- Người sáng lập và giám đốc của Viện tố giác những người ủng hộ hướng nghiệp giáo dục, một phong trào, theo ông ta, có nguy cơ « phá hoại những nền tảng của nghề này.
- Ông ta phân biệt 2 giai đoạn liên tiếp trong quá trình tiến triển của phong trào hướng nghiệp.
- Vào thời gian đầu, đối với những nhà giáo dục hoặc nhà cựu giáo dục sự tiến triển này là ở chỗ « đảm bảo các thông tin.
- sau đó nhờ vào sự chuẩn bị kỹ thuật rất kỹ càng là một chức năng mới, đó là chức năng của các nhà tư vấn hướng nghiệp.
- Các nhà tư vấn cần có thái độ của « nhà tâm lý khách quan gắn liền với sự hiểu biết sâu sắc về thiếu niên, với sự đánh giá khả năng của chúng và phát hiện các khả năng thực của chúng.
- Việc hướng nghiệp giáo dục hoặc thông tin đưa ra bởi người sáng lập Viện Hướng nghiệp Quốc gia (INOP) và Hướng nghề (OP) tại Pháp tiếp tục là một truyền thống vận hành bởi Cơ quan Thống kê Đại học (BUS).
- Cũng vậy, vào năm 1957, một nhà tư vấn làm việc tại B.U.S., Pierre Maes khi phân tích sách của Antoine Léon, giải thích rằng từ khi thành lập «Cơ quan Thống kê Đại học B.U.S.
- luôn trung thành với khái niệm giáo dục hướng nghiệp.
- Điều này khiến những người chịu trách nhiệm nghiệp đoàn phê phán các nhà tư vấn hướng nghiệp.
- Đó là bởi vì lĩnh vực hoạt động của các nhà tư vấn này giới hạn trong các đối tượng thanh niên đã kết thúc việc học hành ở độ tuổi 14, B.U.S.
- Sự tham gia của trẻ em vào việc xây dựng kế hoạch của bản thân rất bị giới hạn vì nhà tư vấn kiểm tra, quyết định, yêu cầu.
- Cách làm tâm lý của nhà tư vấn được tổ chức theo 3 giai đoạn : chẩn đoán, mô tả sơ lược, dự đoán.
- Nhà tư vấn quyết định tương lai từ việc kiểm tra vào thời điểm, từ sự ghi nhận và giới hạn một hiện trạng hoặc tính chất.
- Việc xây dựng một trật tự xã hội hợp lý qua việc đào tạo tinh hoa chính đáng do được chọn lọc từ mọi môi trường xã hội chính là các nguyên tắc chính trị ngầm của kiểu quan hệ này và của vị trí xác đáng của tính cách con người.
- Nguồn gốc xã hội hoặc gia đình không còn là nhân tố quyết định số phận của thanh thiếu niên đang đi học mà chính là khả năng của họ.
- Trào lưu giáo dục không có được sức mạnh đó, sự vững chãi đó, nó cũng không có được tính nhất quán về chính trị và lý thuyết.
- Qua việc giải quyết các mâu thuẫn con người chủ yếu có thể thích ứng được, các năng khiếu, năng lực (aptitudes) tự hình thành và tự giáo dục.
- Mục đích là cho phép trẻ em tự hiểu chính mình và tự quyết định qua việc điều phối các hoạt động giáo dục của nhà trường hoặc của gia đình.
- Tiếp đó, người ta kiểm tra ảnh hướng giáo dục trong ý thức, hoạt động học tập, và cách nghĩ về thế giới việc làm.
- Nhà tư vấn, nhà giáo dục và nhà tâm lý học điều phối các hành động giáo dục, nhà trường và ngoài trường học nhằm chuẩn bị cho trẻ em bước vào đời sống chuyên môn.
- Ở đây các nguyên tắc chính trị ngầm chính là sự phân định một mục đích cho sự giáo dục này.
- Mục đích của thông tin chủ yếu là huy động sáng kiến và mong muốn làm việc, tinh thần trách nhiệm, nhưng cũng gợi ý các triển vọng tương lai và tiến bộ xã hội.
- Trào lưu giáo dục, nổi trội ngày nay, đã được cấu trúc hóa trong những năm 1950.
- Khái niệm hoàn toàn mới của hướng nghiệp đã được phát triển một cách có hệ thống chắc chắn lần đầu tiên tại Pháp vào năm 1957.
- Sư phạm học tâm lý hướng nghiệp».
- Chúng ta có thể thấy được các ý kiến chủ yếu của hướng nghiệp giáo dục ngày nay trong sư phạm học tâm lý của Léon » Chúng tôi đã liên tục đề cập đến lịch sử của hướng nghiệp được hình thành như là các tiến bộ trong các phương tiện và vai trò của nó, như là sân khấu của sự xung đột giữa các trào lưu, như là cuộc tranh đấu của hai mô hình.
- Bài báo được xuất bản trong tạp chí của Hội những chuyên gia tư vấn – tâm lý học hướng nghiệp Pháp, Tạp chí «Các vấn đề hướng nghiệp.
- Tổ chức hướng nghiệp của thanh thiếu niên tại Pháp.
- Tôi đã viết về sự phân tích này trong bài báo : Dân chủ hóa giáo dục và hướng nghiệp ở thế kỷ 20, SPIRALE, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Pháp, số 18, 1996, trang 59-77.
- Tôi đã đề xuất tiểu sử của Antoine Léon trong « Hướng nghiệp học đường và nghề số công trình nghiên cứu về Sự hình thành của hướng nghiệp giáo dục của Antoine Léon trong Tạp chí « Những vấn đề của hướng nghiệp.
- số và công trình nghiên cứu khác về Tâm lý sư phạm của hướng nghiệp của Antoine Léon và giáo dục hướng nghiệp ngày nay, trong Hội thảo quốc tế « Giáo dục hướng nghiệp : các thách thức và viễn cảnh.
- Tạp chí Hướng nghiệp học đường và nghề - OSP .
- Người tiên phong cho hướng nghiệp : Julien FONTEGNE trang 65.
- Julien Fontègne, «Hướng nghiệp và việc xác định các khả năng».
- Xem luận văn tiến sĩ của André Guiehou Lezao, «Tiến triển của hướng nghiệp tại Pháp», bảo vệ năm 1986.
- Henri Piéron, Vai trò của nhà tư vấn hướng nghiệp không thể nhầm lẫn với vai trò của nhà giáo dục.
- Pierre Maes, Tâm lý sư phạm của hướng nghiệp, NXB Tương lai (Avenirs), số 87, tháng 10-1957, trang 39.
- Tôi dựa trên 2 tài liệu của Antoine Léon, trong tác phẩm « Sư phạm học tâm lý hướng nghiệp» (Psychopédagogie), do Henri Wallon viết tựa, PUF, Paris, 1957 và bài báo của ông ta «Vị trí của thông tin chuyên môn tại Pháp», Tập san Tâm lý học (Bulletin de Psychologie), số 4, 1955, trang 220-231.
- Jean Guichard (INETOP, Paris III), Giáo dục hướng nghiệp, số 11 trong tạp chí Giáo dục, dành cho các thách thức của hướng nghiệp, tháng trang 41-43.