« Home « Kết quả tìm kiếm

Lịch sử quan hệ Việt Nam, Trung Quốc thế kỷ XIX: Thể chế, triều cống - Thực và hư


Tóm tắt Xem thử

- Mặc dầu vậy, trong Đại Thanh hội điển, bản năm 1899, ghi lại rằng hai nước vẫn là nước triều cống của nhà Thanh 3 , cho thấy rõ ràng tính hư cấu của trật tự thế giới kiểu Trung Hoa nói trên..
- Có lúc đi xa hơn, họ coi nhà Thanh là vương triều dị tộc, thậm chí chỉ trích tính di địch của chế độ ấy.
- Sự tiếp nhận thể chế triều cống nhà Thanh của triều đình nhà Nguyễn.
- Vì vậy, Nguyễn Phúc Ánh lại cử Nguyễn Quang Định với tư cách là sứ cầu phong xin nhà Thanh phong quốc hiệu là Nam Việt và phong vương cho mình.
- Sau khi bàn bạc, nhà Thanh đổi chỗ hai chữ và đề nghị tên Việt Nam.
- Bằng việc này, nhà Thanh muốn thể hiện uy quyền là nước bá chủ.
- Triều đình nhà Thanh ngay lập tức đã cử sứ giả đi tuyên phong.
- Đến thời vua Tự Đức theo thỉnh cầu của vua, nghi lễ sắc phong được nhà Thanh chấp nhận cho cử hành tại Huế..
- Nhà Thanh đã yêu cầu nhà Nguyễn cử sứ thần và bắt đầu triều cống từ năm 1803.
- Song có lúc sứ triều cống kiêm luôn sứ tạ ân, khi số lượng sứ giả lâm thời không nhiều do có khi nhà Thanh yêu cầu ngừng cử sứ chúc mừng và sứ điếu vấn.
- Số lượng sứ giả và giá trị vật phẩm triều cống của nhà Nguyễn với nhà Thanh đã giảm so với thời kỳ đầu, song quan hệ triều cống bình thường giữa hai nước không thay đổi.
- Nhưng khi vụ loạn Thái Bình thiên quốc nổ ra nhà Thanh đã yêu cầu ngừng triều cống và trong vòng mười sáu năm sau đó, không có sứ giả nào được cử đi 18 .
- Từ sau đó, nhà Nguyễn cử sứ thần sang nhà Thanh bốn lần vào các năm và 1880 20 .
- Sau này, vào năm 1883, giữa lúc nội cung Huế có biến, Hiệp Hoà định cử sứ giả sang nhà Thanh cầu phong để củng cố địa vị của mình.
- Vì vậy, Hiệp Hoà đã thỉnh cầu nhà Thanh cho đi bằng đường biển và được chấp thuận.
- Sứ giả cuối cùng của nhà Nguyễn sang nhà Thanh là sứ giả sang xin sắc phong cho Kiến Phúc ngay sau đời vua Hiệp Hoà 22 .
- Kết cục, quan hệ triều cống giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh được tiến hành liên tục trong tám mươi năm, từ năm 1803, đã chấm dứt khi Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Pháp theo Hiệp ước Patenôtre (còn gọi là Hiệp ước Huế lần thứ hai hoặc Hiệp ước Giáp Thân) ký vào năm 1884..
- sứ giả đi sứ nhà Thanh năm 1829.
- Đồng thời, nếu có thể tìm được thực lục của nhà Thanh thì dù chỉ là bản thảo cũng bằng mọi giá phải mua về 26.
- Về mặt văn hoá, nhiệm vụ chính khác của sứ thần đi sứ nhà Thanh là truyền bá nước mình là một nước văn hoá.
- Theo vua Minh Mạng, sứ thần đi sứ nhà Thanh phải là người giỏi văn học và ngôn ngữ, nếu là người kém cỏi thì chỉ chuốc lấy sự khinh miệt của nước khác.
- Mặt khác, các vua nhà Nguyễn cũng lo lắng không biết sứ giả được cử đi sứ nhà Thanh có làm xấu thể diện quốc gia hay không.
- Những điều sau đây sẽ cho thấy, vua nhà Nguyễn có xu hướng không những không kính trọng nhà Thanh, mà ngược lại, còn coi nhà Thanh là di địch..
- Nhà Nguyễn đã tự coi mình là nước văn hoá nên nếu nhà Thanh không đối đãi tương xứng thì nhà Nguyễn thể hiện thái độ bất mãn.
- Không biết nguyên do vì đâu mà Bộ Lễ nhà Thanh đã xếp sứ giả nhà Nguyễn thấp hơn so với Nam Chưởng, nhưng đúng như lời vua Minh Mạng, đây rõ ràng là sự nhầm lẫn..
- Điều này khiến tôi nghĩ rằng, quan hệ giữa nhà Thanh và triều đình nhà Nguyễn không gần gũi như chúng ta tưởng..
- Điều mà chúng ta phải chú ý ở đây là, phương diện văn hoá nói trên chỉ là một phần của lý do khiến triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống của nhà Thanh.
- Lý do quan trọng hơn là nhà Nguyễn muốn duy trì sự an toàn của vương triều bằng cách tránh đối đầu về mặt quân sự và xây dựng quan hệ thân thiện với nhà Thanh.
- Nó xuất phát từ ý đồ ngăn chặn sự can thiệp của nhà Thanh bằng việc thể hiện rõ ràng sẽ triều cống nhà Thanh.
- Tuy nhiên trên thực tế, nhà Thanh lúc bấy giờ đã bước vào thời kỳ suy thoái nên sau vụ loạn Bạch Liên giáo đã không còn sức để can thiệp vào Việt Nam.
- Vì triều Nguyễn nghĩ rằng nhà Thanh là sự tồn tại mang tính uy hiếp nên các đời vua quan tâm đến tình hình nhà Thanh là điều đương nhiên.
- Do đó, đã thành thông lệ, khi các sứ thần đi sứ Thanh về, nhà vua thường vời ngay vào và hỏi về tình hình nhà Thanh.
- Tháng 12 năm 1818, ngay khi các sứ thần đi sứ nhà Thanh về, vua Gia Long đã hỏi về tình hình nước Thanh 34 để xem những biến động chính trị, xã hội của nhà Thanh có ảnh hưởng đến Việt Nam hay không..
- Hơn ai hết, vua Minh Mạng là người luôn quan tâm sâu sắc đến tình hình nhà Thanh và luôn cố gắng để có được những thông tin ấy.
- Ông đã yêu cầu sứ thần đi sứ nhà Thanh viết Sứ trình nhật ký và phải viết chi tiết những điều mắt thấy tai nghe ở Trung Quốc.
- giả được cử đi đã ghi lại hết sức đại khái về tình hình nhà Thanh không như ý đồ của ông.
- Theo Đại Nam thực lục, khi thấy những thông tin mà các sứ thần đi sứ nhà Thanh mang về chưa đủ, tháng 10 cùng năm, ông yêu cầu các quan lại ở Hà Nội mua.
- “kinh sao” (công báo của nhà Thanh) từ các thương nhân nhà Thanh và dâng lên 36 .
- Điều này cho thấy ông chú trọng đến việc thu thập tin tức nhà Thanh đến mức nào.
- Tóm lại, việc triều cống nhà Thanh của triều Nguyễn, ngoài việc làm giảm nhẹ sự uy hiếp của nhà Thanh bằng việc kết thân với nhà Thanh, còn có ý đồ đề phòng sự uy hiếp có thể xảy ra sau này..
- Một lý do quan trọng khác mà các đời vua nhà Nguyễn muốn duy trì quan hệ triều cống là muốn xác lập quyền uy về mặt đối nội từ việc được sắc phong bởi vua nhà Thanh.
- Việc vội vàng sắc phong trước khi thống nhất đất nước của Nguyễn Phúc Ánh ngoài việc muốn loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh còn có cả lý do trên..
- Việc vua Hiệp Hoà của triều Nguyễn định xin nhà Thanh sắc phong nhằm củng cố địa vị của mình đã được đề cập đến ở trên.
- Trước tình hình ấy, ông muốn được nhà Thanh sắc phong.
- Mục đích kinh tế cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến triều Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống của nhà Thanh.
- Trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi mà hoạt động mậu dịch tự do tư nhân giữa nhà Thanh và nhà Nguyễn bị hạn chế không như ngày nay thì chế độ triều cống đã đóng vai trò quan trọng với tư cách là mậu dịch cấp nhà nước thông qua việc qua lại của các sứ thần.
- Nhà Thanh dù sao cũng cho phép thương nhân của nhà Thanh tham gia vào hoạt động mậu dịch với Việt Nam một cách hạn chế nhưng tuyệt đối không cho phép các thương nhân Việt Nam được sang Trung Quốc.
- Nhà Thanh cũng nghiêm cấm xuất thép, chì, lưu huỳnh,… Trước tình hình này, triều đình nhà Nguyễn không còn cách nào khác phải mua vật phẩm thông qua các sứ thần..
- Trước khi các sứ thần chuẩn bị đi sứ, nhà Nguyễn đưa cho danh mục các vật phẩm được vua nhà Thanh ban hoặc các mặt hàng phải mua, và các sứ thần chỉ được phép tuân theo.
- Một trong những thứ quan trọng trong số các mặt hàng mua từ nhà Thanh là thư tịch đã đề cập ở phần trên.
- Điều này có thể thấy qua việc các sứ thần đi sứ nhà Thanh năm 1830 là Nguyễn Trọng Vũ, Nguyễn Đình Tân, Đặng Văn Khải bị cách chức 40 .
- Có một vấn đề cần đề cập đến ở đây, đó là mậu dịch cấp nhà nước thông qua các sứ thần đi sứ nhà Thanh không phải xuất phát từ lý do Trung Quốc “đất rộng, sản vật nhiều” như suy nghĩ của người Trung Quốc.
- Tóm lại, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống của nhà Thanh chỉ có lợi.
- Nhà Thanh coi trọng quan hệ quân thần nhưng đối với nhà Nguyễn, điều đó chỉ mang ý nghĩa hình thức.
- Xét cho cùng, Việt Nam không phải là nước thuộc địa của nhà Thanh mà là một quốc gia độc lập..
- Ở trên, chúng ta đã thấy các vua nhà Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống của nhà Thanh vì các lý do về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá,… Dù là vì lý do gì thì trong trường hợp này, triều Nguyễn với tư cách là nước thuộc địa, những người đứng đầu nhà nước phải xưng là hạ thần đối với vua nhà Thanh.
- Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức bên ngoài, còn thực chất họ nghĩ rằng mình bình đẳng với nhà Thanh..
- Đó là lý do khiến nhà Nguyễn gọi nhà Thanh là Bắc triều hay Thanh quốc, gọi người nước Thanh là Bắc nhân hoặc Thanh nhân.
- Tôi cho rằng, phải chăng đó là vì thái độ miệt thị do nhà Thanh được lập nên bởi dân tộc khác với dân tộc của người Trung Quốc? Chính vì vậy,.
- Năm Tự Đức thứ 2 (1849), Nguyễn Đăng Khải, một đại thần của triều đình lúc bấy giờ, đã dâng sớ lên nhà vua yêu cầu cải thiện quan hệ triều cống với nhà Thanh.
- Nói như vậy, không có nghĩa các vị vua này tiếp nhận thể chế triều cống nhà Thanh và chịu ngồi yên..
- Điều này có thể thấy qua việc Nguyễn Phúc Ánh không hề hỏi ý kiến nhà Thanh trong việc lấy tước vị hoàng đế và niên hiệu.
- Tuy nhiên, việc xin nhà Thanh công nhận quốc hiệu là để tránh cái tên An Nam xuất phát từ An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường đến thời điểm đó.
- Nhưng nhà Thanh không chấp thuận tên Nam Việt mà nhà Nguyễn yêu cầu, còn nhà Nguyễn vì quan hệ hữu hảo giữa hai nước mà chấp thuận quốc hiệu Việt Nam song có vẻ không thoải mái cho lắm.
- Bởi đến năm 1812, nhà Nguyễn không thông báo cho nhà Thanh mà lại sửa lại quốc hiệu thành Đại Việt 53.
- Ví dụ như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam hội điển sự lệ,… Dù biết nhà Nguyễn sử dụng quốc hiệu Đại Nam thay cho quốc hiệu Việt Nam mà mình cho phép nhưng nhà Thanh làm ngơ, không can thiệp 58 .
- Có lẽ cho dù không phải là do vấn đề đối nội, đối ngoại thì nhà Thanh cũng đã không can dự vào việc của nhà Nguyễn.
- Việc nhà Thanh giao vấn đề nhà Nguyễn cho quan địa phương đã làm cho quan hệ hai nước trở nên xa cách..
- Quan hệ xa cách giữa hai nước khiến nhà Thanh không hiểu biết về tình hình Việt Nam.
- Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Anh được làm sáng tỏ là không xảy ra, nhưng dù sao, việc không hiểu biết về tình hình Việt Nam và không can thiệp vào Việt Nam của nhà Thanh cũng đã giúp nhà Nguyễn đẩy mạnh tính độc lập tự chủ và ý thức bình đẳng vốn có với nhà Thanh..
- Qua việc nhà Nguyễn gọi người Trung Quốc là Đường nhân có thể thấy là thái độ miệt thị người nhà Thanh.
- Những ví dụ sau sẽ cho thấy rõ người Việt Nam miệt thị người nhà Thanh như thế nào.
- Họ coi nhà Thanh là di địch và đương nhiên đồng nghĩa với việc chỉ có dân tộc mình là dân tộc văn hoá.
- Sở dĩ vua Minh Mạng có thái độ này là vì các đời vua nhà Nguyễn đều coi thường chế độ, văn hoá nhà Thanh và tự coi chỉ có mình là người kế thừa chân chính của văn hoá Trung Quốc 64.
- Sự coi thường nhà Thanh của các vua triều Nguyễn có thể thấy là có liên quan đến sự suy yếu toàn diện của nhà Thanh.
- Nhà Thanh sẽ luận tội Lâm Tắc Từ và đầu hàng quân Anh” 65 .
- Tôi tin rằng, vua Minh Mạng có thể dự đoán được điều này nhờ có Sứ trình nhật ký được viết bởi các sứ thần đi sứ nhà Thanh và thông tin từ các nguồn khác..
- Sự suy yếu của nhà Thanh đến thời vua Tự Đức càng làm cho Việt Nam đẩy mạnh các hành động tự chủ.
- Không nói đâu xa, ngay ở giai đoạn đầu khi Pháp xâm lược, vua Tự Đức đã không thỉnh cầu bất cứ sự giúp đỡ nào của nhà Thanh..
- Lúc này, vua Tự Đức đương nhiên cũng không có ý định cầu viện nhà Thanh và thậm chí không thông báo cả nội dung điều ước này.
- Khác với thời điểm những năm 60 của thế kỷ XIX, lúc bấy giờ, các sứ giả đã lại qua lại nhà Thanh.
- Tôi cho rằng, thái độ này của nhà Nguyễn có thể có liên quan đến sự bất lực của quân đội nhà Thanh trong việc tiêu diệt lực lượng còn lại của Thái Bình thiên quốc..
- Nhưng quân thảo phạt của nhà Thanh không những không trấn áp được bọn họ, thậm chí còn làm hại cả nông dân địa phương.
- Việc này cho thấy, rõ ràng vua Tự Đức đã nhận thức được rằng, không thể dựa vào nhà Thanh và quyết định tự giải quyết vấn đề.
- Có thể nói rằng, đây là quyết định đương nhiên khi nhà Nguyễn chỉ công nhận thể chế triều cống của nhà Thanh về mặt hình thức..
- Khi nhà Nguyễn được sáng lập, quan hệ tự chủ đối với nhà Thanh, do lòng tự hào về văn hoá của người Việt từ sự suy thoái nhanh chóng của nhà Thanh mang lại, không chỉ dừng lại ở đây..
- Mặc dù vậy, điều đáng lưu ý là việc nhà Nguyễn lập nên trật tự thế giới khu biệt của riêng mình có ý nghĩa rất lớn trong việc đối kháng với nhà Thanh..
- Mặc dù vậy, các vua của vương triều mới vẫn công nhận thể chế triều cống của nhà Thanh và nhận sắc phong của nhà Thanh.
- Cùng lúc ấy, Việt Nam tuy đã lập nên đế quốc thống nhất đầu tiên nhưng trong bối cảnh xã hội còn chưa ổn định, thì việc được nhà Thanh sắc phong để xác lập quyền lực của vua là điều rất quan trọng.
- Mặc dù vậy, nhà Nguyễn không thể hiện thái độ phụ thuộc vào nhà Thanh..
- Từ đây, vua nhà Nguyễn bước thêm một bước, xác lập tư thế bình đẳng hoàn toàn về mặt đối nội, giống như các vương triều trước đây cũng xưng hoàng đế, lấy niên hiệu, gọi việc cử sứ giả đi Trung Quốc là “đi sứ nhà Thanh”..
- thể chế hoá, đã áp dụng đồng thời ba vấn đề: sự phát triển văn hoá của nhà Nguyễn, sự suy thoái của nhà Thanh và nhà Thanh là triều đình của dân tộc Mãn Châu..
- Một mặt, nhà Nguyễn có những động thái mang tính độc lập tự chủ, mặt khác vì nhà Thanh là triều đình của một dân tộc khác nên nhà Nguyễn có suy nghĩ rằng mình ưu việt về văn hoá.
- Việc không cầu viện nhà Thanh khi Pháp xâm lược vào những năm 60 và 70 của thế kỷ XIX, tự định ra quốc hiệu Đại Nam thay cho tên Việt Nam mà nhà Thanh công nhận, xác lập một trật tự thế giới riêng coi các nước xung quanh là nước lệ thuộc mình đều có liên quan mật thiết với cả ba nguyên nhân chính ở trên..
- Tóm lại, ở thế kỷ XIX, Việt Nam công nhận quyền lực của nhà Thanh với tư cách là nước bá chủ thông qua thể chế triều cống nhưng chỉ là tên gọi không hơn, còn trên thực tế là một nước độc lập hoàn toàn.
- Điều này cũng giống như với trường hợp của Triều Tiên, tuy triều cống cho nhà Thanh nhưng không phải là nước lệ thuộc mà là một nước độc lập..
- 2 Chun Hae Jong, “Khảo sát quan hệ Hàn – Trung thời kỳ nhà Thanh – Về sự biến thiên trong thái độ của nhà Thanh nhìn từ chế độ triều cống” (bản tiếng Hàn Quốc), Đông Dương học pp.
- Suzuki Chusei, 1966, “Thiết lập quan hệ giữa nhà Thanh và Việt Nam” (bản tiếng Nhật), Tổng luận văn học đại học Ai Chi, tập 3334, p.
- 22 Theo Đại Nam thực lục, quan hệ triều cống với nhà Thanh khi vua Kiến Phúc lên ngôi đã bị cắt đứt hoàn toàn, nhưng thông qua các tư liệu của Trung Quốc, Wada Hironori nhận định rằng sự thật không phải vậy.
- 64 Việc Triều Tiên về mặt đối nội cũng coi thường, không công nhận nhà Thanh là thượng quốc có thể thấy qua lễ nghi hoàng thất sử dụng niên hiệu Sùng Trinh của nhà Minh