« Home « Kết quả tìm kiếm

Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1930 đến 1945 (phần 1) – Đề cương môn Lịch sử lớp 12


Tóm tắt Xem thử

- PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM.
- Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị thành lập Đảng.
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong..
- Năm 1929 ở nước ta lần lược xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng , gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng.
- Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản..
- Thống nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam..
- *Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: Hội nghị có ý nghĩa và giá trị như một Đại hội thành lập Đảng vì đã thông qua đường lối cho cách mạng Việt Nam..
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX..
- Đối với giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng..
- Đối với dân tộc: Chấm dứt thời kì khủng hoảng về mặt đường lối, và giai cấp lãnh đạo, từ đây khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thé giới..
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng..
- Đường lối của Cách mạng Việt Nam: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng , sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Hai giai đoạn cách mạng kế tiếp nhau không tách rời nhau..
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.Đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).
- Mục tiêu của cách mạng: Làm cho nước Việt nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ và quân đội công nông, tịch thu sản nghiệp của bọn đế quốc, địa chủ, tư sản phản cách mạng đem chia cho dân cày..
- Lực lượng cách mạng: Công nông là gốc của cách mạng đồng thời phải liên kết với Tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ chưa lộ rõ phản cách mạng..
- Lãnh đạo cách mạng: Là Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp vô sản.
- Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới.
- Vừa mới ra đời Đảng cộng sản Việt Nam đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn, với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh..
- Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng đang dâng cao.
- Đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương..
- Đường lối của cách mạng: Lúc đầu làm cách mạng tư sản dân quyền sau khi thắng lợi tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ của cách mạng: Đánh đổ phong kiến và đế quốc.Hai nhiệm vụ đó khắng khít nhau..
- Mục tiêu của cách mạng: Làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập..
- Lực lượng tham gia: Công nhân và nông dân là gốc của cách mạng..
- Lãnh đạo cách mạng: Là Đảng cộng sản Đông Dương..
- Quan hệ quốc tế.Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới..
- *Nhận xét: Luận cương đã xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược cách mạng nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế:.
- Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa nên không nêu cao được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà còn nặng về đấu tranh giai cấp, vấn đề ruộng đất..
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai cấp ngoài công nông như tư sản, tiểu tư sản và một bộ phận giai cấp địa chủ..
- Phong trào cách mạng với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh..
- 1.Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng .
- Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho nền kinh tế nước ta tiêu điều, xơ xác đời sống nhân dân lao động hết sức cơ cực nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh..
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 với đường lối cách mạng đúng đắn đã kịp thời lãnh đạo phong trào..
- Từ ba nguyên nhân trên dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930- 1931ở nước ta.
- Hình thức đấu tranh: Sử dụng hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu như mít tinh, biểu tình, bãi công, biểu tình có vũ trang, hoạt động bí mật..
- Diễn biến của phong trào cách mạng .
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc..
- Trong nửa đầu năm 30 cùng với phong trào của công nhân thì phong trào của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh.Điểm mới của phong trào trong thời kì này là xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng xuất hiện ở nhiều địa phương..
- Sau ngày 1/5 phong trào tiếp tục dâng cao..
- Phong trào tiếp tục phát triển trên quy mô cả nước nhưng đỉnh cao là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh..
- Ngày 1/8/1930 (nhân ngày quốc tế chống chiến tranh) Phong trào phát triển lên một bước mới: Công nhân khu công nghiệp Vinh- Bến thủy tổng bãi công, báo hiệu thời kì đấu tranh quyết liệt đã đến…...
- Đỉnh cao của phong trào cách mạng là cuộc biểu tình ngày của 2 vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình.Thực dân Pháp đàn áp làm 217 người chết;126 người bị thương làm cho nhân dân vô cùng căm phẫn..
- Trong suốt tháng 9 và tháng 10 nông dân ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu (Nghệ An),Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi nghĩa vũ trang, công nhân khu công nghiệp Vinh- Bến thủy tiếp tục bãi công lần thứ hai làm cho phong trào trở nên hết sức quyết liệt..
- Trước khí thế đấu tranh của quần chúng chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan rã.
- Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở địa phương..
- Phong trào cách mạng mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai..
- Qua thực tiễn phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng thì giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai..
- Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này..
- Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm:.
- Chính vì những lẽ trên, phong trào cách mạng mà đỉnh cao là Xô- Viết Nghệ- Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945..
- Vì Xô Viết Nghệ Tĩnh đã đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân..
- Chính trị: Chính quyền do nhân dân quản lý, thực hiện các quyền tự do dân chủ tự do hội họp, tự do tham gia các hoạt động đoàn thể….
- Xã hội: Phát động phong trào đời sống văn hóa mới, bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ các tục lệ lạc hậu, dạy chữ quốc ngữ…..
- Nhận xét: Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (đến giữa năm 1931) nhưng chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của mình.
- +Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân ở các nước để chống chủ nghĩa phát xít.
- Ở Pháp năm 1936 Mặt trận nhân dân thắng cử và lên cầm quyền.Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp đã thi hành một số chính sách tự do, dân chủ ở thuộc địa….
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 và chính sách khủng bố kéo dài của thực dân pháp đã làm cho đời sống nhân dân Đông Dương hết sức ngột ngạt, yêu cầu cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ được đặt ra một cách bức thiết..
- Đảng và lực lượng cách mạng đã được phục hồi..
- Xác định kẻ thù: Kẻ thù cụ thể chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương chưa phải là bọn thực dân Pháp nói chung mà là bọn thực dân phản động thuộc địa Pháp.
- Xác định nhiệm vụ: Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi những quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình..
- Hình thức tập hợp lực lượng: Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sai đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương 3/1938) để tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ..
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Vận dụng nhiều hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa công khai, đấu tranh chính trị, nghị trường, báo chí…….
- Các phong trào tiêu biểu trong phong trào dân chủ 1936- 1939.
- Phong trào Đông Dương Đại hội (Đại hội Đông Dương) 8/1936.
- Giữa năm 1936 được tin chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, nhân điều kiện đó Đảng phát động một phong trào đấu tranh công khai hợp pháp, vận động thành lập ủy ban trù bị nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân tiến tới Đại hội của nhân dân Đông Dương..
- Phong trào diễn ra sôi nổi các ủy ban hành động nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước.Quần chúng sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập dân nguyện đòi chính phủ mặt trận nhân dân Pháp thả tù chính trị, thi hành luật lao động, cải thiện đời sống nhân dân..
- Phong trào đón rước Gô Đa và toàn quyền Đông Dương..
- Đầu năm 1937 nhân dịp đón phái viên chính phủ Pháp là Gô Đa và toàn quyền Đông Dương Brivie, dưới sự lãnh đạo của Đảng quần chúng nhân dân nhất là công nhân và nông dân đã tổ chức biểu dương lực lượng thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình đưa dân nguyện đòi cải thiện cuộc sống và đòi các quyên tự do dân chủ..
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí .
- Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường .
- Đảng lợi dụng khả năng hợp pháp để đưa người của Đảng vào Hội đồng quản hạt Nam Kì, viện dân biểu Bắc Kì để đấu tranh Cuối năm 1938 chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ngày càng thiên hữu, bọn phản.
- động Pháp ở Đông Dương ngóc đầu dậy phản công và đàn áp phong trào cách mạng nước ta làm cho phong trào cách mạng thu hẹp dần đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt..
- Ý nghĩa và tác dụng của phong trào .
- Cuộc vận động dân chủ là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn.
- Qua phong trào uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng, trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ được nâng lên, tổ chức Đảng được củng cố và phát triển..
- Phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm như bài học về sử dụng các hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất..
- Với những ý nghĩa đó phong trào dân chủ được xem là cuộc diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám..
- So với thời kì những chủ trương sách lược cách mạng của Đảng trong thời kì có gì khác ? Vì sao?.
- 1936- 1939:Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương sau đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương..
- Hình thức và phương pháp đấu tranh.
- Đấu tranh chính trị, từ bãi công chuyển sang biểu tình quần chúng hoặc biểu tình có vũ trang, hoạt động bí mật..
- Sử dụng các hình thức đấu tranh hòa bình công khai hợp pháp…...
- Lực lượng đấu tranh.
- Lực lượng đấu tranh đông đảo không phân biệt thành phần giai cấp Như vậy so với thời kì chủ trương, sách lược,và hình thức đấu tranh.
- Lợi dụng cơ hội này Đảng ta chủ trương đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ..
- *Ở Viễn Đông: Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến sát biên giới Việt Trung, lăm le nhảy vào Đông Dương..
- +Một là, phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương đang dâng cao có thể thiêu sống chúng..
- Để đối phó lại bọn thực dân Pháp thực hiện chính sách hai mặt: Một mặt chúng thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng của nhân dân ta, mặt khác chúng thỏa hiệp bắt tay câu kết với phát xít Nhật để cùng bóc lột nhân dân Đông Dương.
- Đảng ta đã trưởng thành, khi thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo cho các lực lượng cách mạng kịp thời rut vào hoạt động bí mật (1938), chuyển trọng tâm công tác về nông thôn..
- Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị lần thứ VI (11/1939) để chuyển hướng chỉ đạo chiến lược..
- Xác định nhiệm vụ: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương lúc này..
- Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”,thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc,Việt gian chia cho dân cày..
- Mặt trận: Chủ trương thành lập Mặt trân dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, các dân tộc đông Dương chỉ mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít..
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Dùng bạo lực cách mạng tức là đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang..
- Đảng ta đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đoàn kết được rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, dân tộc Đông Dương trong một mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh chống kẻ thù chung..
- Sự chuyển hướng này đã mở ra một thời kỳ đấu tranh mới, thời kỳ trực tiếp mở đường tiến tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này