« Home « Kết quả tìm kiếm

Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1930 đến 1945 (phần 2) – Đề cương môn Lịch sử lớp 12


Tóm tắt Xem thử

- PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM.
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VIII (5/1941)..
- Sự thành lập và đóng góp của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám 1945..
- Cách mạng tháng Tám 1945: Thời cơ, diễn biến, ý nghĩa lịch sử.
- Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII.
- 1.Hoàn cảnh lịch sử Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII.
- Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mới.Thế giới hình thành hai trận tuyến: Một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu.
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc phát xít Pháp Nhật vô cùng sâu sắc..
- Nhân dân ta ngày càng được cách mạng hóa với nhiều cuộc đấu tranh như khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì….
- Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII họp từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pác Bó (CaoBằng).
- Nội dung của Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII.
- Nhận định của Hội nghị: Hội nghị nhận định mâu thuẫn giữa các dân tộc ta với đế quốc phát xít là mâu thuẫn chủ yếu nhất, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.
- Vì vậy, lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất..
- Xác định kẻ thù: Kẻ thù của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật.
- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ bức thiết nhất là giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương khói ách Pháp - Nhật.
- Khẩu hiệu đấu tranh: Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày..
- Hình thức tập hợp lực lượng: Để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước Đông Dương, cần phải đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi mỗi nước.Vì vậy Hội nghị chủ trươngởmỗinướccầnthànhlậpmộtmặttrậndântộcthốngnhấtriêng.ƠViệtNam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội cứu quốc…..
- Hình thức đấu tranh: Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang coi đó là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta.
- Chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Hội nghị còn vạch rõ: Khởi nghĩa vũ trang muốn thắng lợi thì phải được chuẩn bị chu đáo và nổ ra đúng thời cơ, phải đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa..
- 3.Ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII.
- a.Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn- đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng đã đề ra từ Hội nghị lần VI..
- Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết..
- Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể.
- Tầm quan trọng của Hội nghị : Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cách mạng tháng tám..
- Sự thành lập và đóng góp của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng tám 1945..
- 1.Sự thành lập..
- Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (5/1941), do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì.
- Mặt trận Việt Minh đã được thành lập tại Pác Bó – Cao Bằng.
- Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc..
- Những nét chính về hoạt động mặt trận Việt Minh từ 5/1941 đến 3/1945..
- Hoạt động chính của Mặt trận Việt Minh là xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới cách mạng tháng tám..
- Xây dựng lực lượng chính trị: Là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân..
- Mặt trận Việt Minh chủ trương thành lập các Hội cứu quốc như công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc, nhi đồng cứu quốc…..
- Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc.
- Xây dựng lực lượng vũ trang..
- Ngày theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng ,Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người do Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng..
- Ngày 15/5/1941 tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã thống nhất Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân..
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng..
- Sau khởi nghĩa Bắc Sơn thành lập căn cứ Bắc Sơn- Vũ Nhai..
- Khi Bác mới về nước thành lập căn cứ Pác Pó- Cao Bằng..
- 6/1945 Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh……..
- d.Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới Cách mạng tháng Tám..
- Ngày 7/5/1944,Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”.
- Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục..
- Ngày Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập..
- Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, tiếp theo chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Đảng Mặt trận Việt Minh ra lệnh kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước..
- Như vậy đến đầu năm 1945 mọi sự chuẩn bị cho cách mạng tháng tám của Mặt trận Việt Minh cơ bản đã hoàn thành, một bầu không khí tiền khởi nghĩa sôi sục khắp cả nước báo trước giờ hành động sắp tới..
- 3.Đóng góp của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Mặt trận Việt Minh là Mặt trận đoàn kết dân tộc, do Đảng ta lãnh đạo tồn tại trong vòng 10 năm năm 1951 Mặt trận Việt Minh đã thống nhất với Mặt trận Liên Việt thành lập Mặt trận Liên Việt) đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua các thời kì lịch sử đặc biệt là đối với Cách mạng tháng Tám..
- Mặt trận Việt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
- Xây dựng lực lượng chính trị to lớn cho cách mạng thắng lợi..
- Mặt trận Việt Minh đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945..
- Triệu tập và tiến hành thành công quốc dân Đại hội Tân Trào 8/1945, huy động nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng giành thắng lợi..
- Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Việt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới, chuẩn bị cho kháng chiến..
- +Hậu quả: Gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm tình thế cách mạng xuất hiện..
- Xác định kẻ thù: Kẻ thù chính duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng..
- Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa Tháng Tám..
- Ngoài ra, Chỉ thị này cũng vạch rõ: Do tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi địa phương không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương cũng không đều nhau nên nơi nào thấy so sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho cách mạng thì lãnh đạo quần chúng đứng lên tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi từng bộ phận rồi tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc..
- Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng và bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta .
- Cả nước dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩ tháng Tám..
- Ngày tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ đã nổi dậy giết giặc cướp đồn, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập đội du kích Ba Tơ và căn cứ địa cách mạng Ba Tơ..
- *Tại căn cứ địa Việt Bắc: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu Quốc quân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên (khu giải phóng Việt Bắc được thành lập)..
- Không khí chuẩn bị khởi nghĩa đã trở nên hết sức khẩn trương, quần chúng đã sẵn sàng, chỉ chờ chờ cơ hội là đứng lên tổng khởi nghĩa..
- Ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước..
- Cao trào kháng Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của cách mạng nước ta làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng tám thắng lợi..
- Qua cao trào, lực lượng cách mạng (bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ở cả nông thôn và thành thị ) đã phát triển vượt bậc, trong khi lực lượng kẻ thù bị suy yếu nhanh chóng đưa tới thời cơ tổng khởi nghĩa tháng Tám chín muồi..
- Với những ý nghĩa đó, cao trào kháng Nhật cứu nước là cuộc tập dược vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền...
- Câu 12.Cách mạng tháng tám 1945: Thời cơ, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám 1945.
- 1.Hoàn cảnh lịch sử .
- Cách mạng tháng Tám nổ ra trong thời cơ chín muồi..
- Lực lượng cách mạng của ta lớn mạnh, nhân dân đã sẵn sàng, Đảng ta có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm..
- Như vậy cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện khách quan và chủ quan hoàn toàn chín muồi.
- Nhận thức rõ thời cơ có một không hai này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc ta vùng dậy.
- Hội nghị quyết định..
- +Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh vào..
- +Thành lập ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1 hạ lệnh khởi nghĩa..
- Ngày 16/8/1945 Mặt trận Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân ở Tân Trào.
- +Tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng..
- +Thành lập ủy ban dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu..
- Chiều ngày 16/8/1945 một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho cách mạng tháng tám..
- Giành chính quyền ở Hà Nội: Từ ngày 15 đến 18/8 phong trào chuẩn bị khởi nghĩa của quần chúng ngày càng sôi sục.
- Ngày 19/8/1945 Hà Nội giành được chính quyền..
- Ngày 23/8 ta giành chính quyền ở Huế..
- Ngày 25/8 ta giành chính quyền ở Sài Gòn..
- Ngày 28/8 hầu hết các địa phương trong cả nước giành được chính quyền..
- Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước.
- Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân..
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám..
- Đối với dân tộc: Cách mạng tháng Tám thành công là một biến cố lịch sử vĩ đại mở ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc,vì:.
- Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp..
- Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám.
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải biết giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu..
- Biết tập hợp và tổ chức lực lượng cách mạng với nòng cốt là liên minh công nông.
- Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa..
- Nguyên nhân thành công của cách mạng tháng tám? Nguyên nhân nào có tính chất quyết định? Vì sao?.
- Đó là cơ hội để nhân dân ta vùng lên giành chính quyền..
- Dân tộc ta giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm..
- Đã xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được các lực lượng yêu nước trong mặt trận thống nhất..
- Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của cách mạng tháng tám trong suốt 15 năm với ba cuộc diễn tập .
- Vì thế nguyên nhân chủ quan mang tính chất quyết định còn nguyên nhân khách quan chỉ là sự hỗ trợ là thời cơ để Đảng sáng suốt phát động quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyền trong thời gian ngắn.