« Home « Kết quả tìm kiếm

LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HAI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ HÀ GIANG


Tóm tắt Xem thử

- LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG.
- Lồng ghép môi trường là sự tích hợp các mối quan tâm và các vấn đề môi trường trong kế hoạch, chính sách và hành động của các ngành và các cấp.
- Lồng ghép môi trường đóng vai trò quan trọng vì phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tương tác và phụ thuộc lẫn nhau.
- Cách thức phát triển kinh tế và thể chế xã hội chính trị có tác động quan trọng tới môi trường.
- Do đó, lồng ghép môi trường là yếu tố tiên quyết cho lập kế hoạch và chính sách (Dalal-Clayton and Bass, 2009).
- Mục tiêu phát triển bền vững có đạt được hay không phụ thuộc phần lớn vào thành công và hiệu quả lồng ghép môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Nhiều nỗ lực như lồng ghép môi trường trong kế hoạch quốc gia, chẳng hạn như Chiến lược xóa đói giảm nghèo nhằm đảm bảo các kế hoạch phát triển kinh tế, quan tâm ưu tiên các vấn đề môi trường và chú ý tới các tác động môi trường (UNDP, UNEP, 2009)..
- Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để lồng ghép môi trường hiệu quả nhất, yếu tố gì cản trở sự lồng ghép môi trường? Sáng kiến về lồng ghép môi trường trong quy hoạch và ra quyết định được IIED thực hiện đánh giá ở 10 nước (như Tanzania, Zambia, Kenya, Philipin, Việt Nam).
- IIED đã tổng kết các nhóm thách thức chính cho việc lồng ghép môi trường, bao gồm: phương thức phát triển kinh tế bằng mọi giá, thiếu cam kết chính trị, các sáng kiến lồng ghép còn hạn chế, thiếu thông tin và dữ liệu về mối liên hệ giữa môi trường - phát triển, năng lực và kỹ năng còn hạn chế.
- Đánh giá của IIED (Bass et al., 2010) trong một hội thảo giữa các chuyên gia và các bên liên quan trong 2 ngày để nhìn nhận lại thành tựu và thách thức trong việc lồng ghép môi trường và phát triển ở Việt Nam trong vòng 20 năm qua đã chỉ ra những thách thức như sau: (i) thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan.
- tế nhưng cản trở sự lồng ghép môi trường.
- (iv) trở ngại về văn hóa và ứng xử trong việc lồng ghép môi trường.
- Đánh giá của IIED cũng nhận định rằng rất ít quốc gia có giải pháp lồng ghép môi trường một cách hoàn hảo và đề xuất cần có chiến lược lồng ghép môi trường ở các cấp độ và quy mô khác nhau.
- Sáng kiến này cũng đưa một khung các nhân tố hình thành nên chiến lược lồng ghép môi trường..
- Bài viết này thảo luận về hiện trạng và thách thức lồng ghép môi trường từ các ví dụ cụ thể đang xảy ra tại hai tỉnh Hà Giang và Quảng Trị, thông qua đó muốn bổ sung thêm cách nhìn nhận về lồng ghép môi trường từ những trường hợp nghiên cứu cụ thể..
- Nhóm nghiên cứu đã thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp như tài liệu về lồng ghép môi trường trên thế giới và ở Việt Nam, hiện trạng môi trường, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các tài liệu liên quan khác..
- Nội dung thảo luận xung quanh các vấn đề như các hiện trạng và xu hướng các vấn đề môi trường ở địa phương, các hoạt động lồng ghép và quản lý môi trường, thách thức trong giải quyết các vấn đề môi trường..
- Nhân tố hình thành chiến lược lồng ghép môi trường (Nguồn: Dalal-Clayton and Bass, 2009)..
- trường trong phát triển ngành.
- Bên tham gia Quan tâm tới vấn đề môi trường và.
- phát triển Bối cảnh.
- Lồng ghép.
- Quy hoạch chồng chéo khai thác khoáng sản, nuôi tôm, phát triển du lịch, kho chứa xăng ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nhận được đề nghị quy hoạch cho người dân ở các xã đã thực hiện nuôi tôm tự phát lâu nay với diện tích hơn 10 ha và cũng nằm trên diện tích quy hoạch du lịch.
- Trong khi đó, được biết Sở TN&MT đã nhiều lần đề nghị thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa được thông qua.
- HIỆN TRẠNG VÀ THÁC THỨC LỒNG GHÉP MÔI TRƯỜNG Ở HAI ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
- Cân nhắc và lồng ghép các vấn đề môi trường trong kế hoạch và quy hoạch phát triển Quan điểm chính của Chiến lược Bảo vệ môi trường là coi bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
- Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
- Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Tuy nhiên, trên thực tế việc cụ thể hóa các vấn đề môi trường trong chiến lược quy hoạch và kế hoạch còn xa với mong đợi.
- Nhiều trường hợp cho thấy chưa có tầm nhìn chiến lược và sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường trong quy hoạch.
- Tuy nhiên, nhiều hoạt động phát triển kinh tế được tập trung ở khu vực này mà không cân nhắc các vấn đề môi trường và xem xét một cách hệ thống chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp, thay vào đó là sự khai thác triệt để bằng mọi giá..
- Đồng thời, nó thể hiện sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp trong quy hoạch và quản lý môi trường rất yếu.
- Đặc biệt, vai trò của đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa được nhìn nhận.
- Nếu việc ĐMC được triển khai thì sẽ tránh được rất nhiều mâu thuẫn và hậu quả liên quan đến xung đột môi trường cũng như các chi phí giải quyết hậu quả môi trường và xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
- Hơn nữa, việc triển khai ĐMC sẽ đưa ra được các kịch bản đánh đổi giữa phát triển và bảo vệ môi trường để lựa chọn, giảm thiểu mâu thuẫn giữa các ngành và các bên liên quan trong sử dụng tài nguyên, trên cơ sở đó có thể sẽ đạt được những lựa chọn tối ưu hơn..
- Như vậy, việc lồng ghép môi trường ở cấp độ quy hoạch và kế hoạch đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các cấp, ngành cũng như nhận thức và năng lực về đánh giá môi trường chiến lược.
- Ưu tiên phát triển kinh tế, cam kết chính trị và tính minh bạch.
- Bên cạnh đó, thậm chí các quốc gia có cam kết và nỗ lực lồng ghép bảo vệ môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế thì các thủ tục liên quan đến môi trường như đánh giá tác động môi trường (EIA) thường hay bị bỏ qua (Bass et al., 2010).
- Nhiều ví dụ cho thấy, việc phát triển kinh tế bằng mọi giá thể hiện trong nhiều quyết định về phát triển như khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, trồng rừng, tiểu thủ công nghiệp và các vấn đề môi trường chỉ được nêu lên và không được quan tâm đúng mức..
- Sử dụng công cụ lồng ghép môi trường hiệu quả - Trường hợp Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch thủy điện ở tỉnh Quảng Nam.
- Sau khi đã thực hiện tham vấn các bên liên quan về 80 vấn đề môi trường và xã hội ở địa điểm nghiên cứu, nhóm tư vấn ĐMC gồm chuyên gia trong nước và quốc tế đã xác định 15 nhóm vấn đề quan tâm.
- Ở bước đánh giá cuối cùng, ĐMC tập trung vào 4 mối quan tâm giữa môi trường và phát triển: (i) cung cấp nước.
- (ii) phát triển kinh tế của tỉnh.
- Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đã chỉ ra rằng Quy hoạch và chiến lược phát triển thủy điện được xây dựng mà không xem xét bức tranh toàn cảnh, do đó các dự án có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường.
- Trong nhiều trường hợp khác, việc lồng ghép môi trường còn phụ thuộc vào cam kết chính trị (political willing) và tính minh bạch (transparency) trong thông tin.
- Nhận thức và năng lực lồng ghép môi trường còn nhiều hạn chế, thói quen nhìn nhận môi trường và phát triển là hai vấn đề tách rời vẫn còn là trở ngại chính.
- Hơn nữa, lồng ghép môi trường hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào cam kết chính trị và tính minh bạch trong quy hoạch.
- Nhìn chung, bên cạnh thách thức phổ biến là sự nhìn nhận hay ưu tiên phát triển bằng mọi giá thì vấn đề cam kết chính trị và tính minh bạch là rào cản lớn hiện nay cho công tác lồng ghép môi trường.
- Để giải quyết vấn đề này thì tăng cường sự tham gia của các tổ chức dân sự (civil society) trong phản biện các vấn đề môi trường và xã hội là hết sức quan trọng.
- Ưu tiên phát triển mà bỏ qua các thủ tục về môi trường.
- Mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều ý kiến trong các cuộc họp đề nghị thực hiện triển khai ĐTM, tuy nhiên cho đến nay hoạt động này vẫn chưa được thực hiện.
- Chỉ khi Chủ đầu tư chuyển hồ sơ tới Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và phát hiện thiếu ý kiến đánh giá ĐTM của BQLKBT thì chủ đầu tư mới gửi công văn xin ý kiến.
- Theo bản Quy hoạch thủy điện nhỏ của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2010 cho thấy về tác động môi trường cũng cho thấy thủy điện A Chò có tác động nghiêm trọng tới Khu Bảo tồn và theo thang điểm từ 0 đến 100 (100 là dự án có tác động tới môi trường và xã hội ít nhất) về chỉ số ưu tiên môi trường xã hội thì thủy điện A Chò cũng chỉ đạt 20/100 và có số điểm thấp nhất trong 14 dự án thủy điện nhỏ trong bản Quy hoạch.
- Song không hiểu vì sao dự án này đến nay lại được tái khởi động và tiếp tục gây phản ứng trong dư luận về vấn đề môi trường cũng như nghi ngờ về việc dự án “mượn” thủy điện để khai thác vàng sa khoáng trên sông ĐaKrông”..
- Nhận thức về vấn đề môi trường.
- Trên thực tế, khái niệm môi trường là một khái niệm trừu tượng.
- Chính điều này dẫn tới giảm hiệu quả của công tác lồng ghép và quản lý môi trường.
- Kết quả khảo sát tại 2 điểm nghiên cứu cho thấy cách nhìn nhận và tiếp cận các vấn đề môi trường của cán bộ các ban ngành liên quan chủ yếu tập trung vào các vấn đề rác thải, nước thải, nhà vệ sinh mà ít chú ý tới các vấn đề quan trọng khác, đặc biệt là tài nguyên mà trên thực tế đang diễn hàng ngày ở vùng cao như củi đun, tác động của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, xói mòn và suy thoái đất, quản lý lưu vực, khai thác khoáng sản, mất rừng, mất đa dạng sinh học trong tự nhiên và nông nghiệp....
- Mặt khác, nhiều ví dụ cho thấy giải quyết các vấn đề môi trường là rất phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố khác như giới, văn hóa bản địa, điều kiện địa phương.
- Do vậy, đôi khi tiếp cận của dự án không tính đến các vấn đề này sẽ làm gia tăng các vấn đề môi trường cũng như áp lực lên phụ nữ và trẻ em..
- Ngược lại, nếu giải quyết được các vấn đề môi trường thông qua các hoạt động can thiệp về giới sẽ mang lại hiệu quả cho việc lồng ghép môi trường..
- Trên thực tế, vấn đề này lại chưa được xem xét và nhìn nhận trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, môi trường và hoạt động của các dự án ở tỉnh Hà Giang.
- Giới - môi trường - phát triển kinh tế.
- Tuy nhiên, nước thải ra ngoài trực tiếp mà không xử lý từ các lò cá hấp đã gây ô nhiễm nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Kể từ năm 2008 đến nay, các vấn đề môi trường cũng như bệnh của phụ nữ vẫn chưa được cải thiện..
- Tóm lại, việc xác định các vấn đề môi trường ưu tiên và chiến lược thực tế ở địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Bên cạnh đó, cần đặt vấn đề môi trường trong một hệ thống và xem xét nhiều yếu tố chi phối khác..
- Một trong các nguyên tắc để lồng ghép môi trường thành công là tầm quan trọng của cả tiếp cận từ dưới lên và từ trên xuống.
- Nhiều dự án đã áp dụng thành công mô hình có sự tham gia của cộng đồng như xây dựng hương ước bảo vệ môi trường, thành lập các tổ thu gom rác tự quản, tổ chức phong trào vệ sinh môi trường định kỳ trong cộng đồng....
- Đó là những hiệu quả tích cực của tiếp cận có sự tham gia và tập trung chủ yếu vào vấn đề môi trường..
- Trong một số trường hợp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thôn và xã do người dân xây dựng có thể tạo nên những rủi ro về môi trường.
- Tuy nhiên, các tác động tới môi trường như chất thải từ thức ăn, nước thải đã làm gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi và dịch bệnh cho tôm, nhiều ao tôm không thể sử dụng được.
- Như vậy, các hoạt động phát triển dựa trên đề xuất của người dân cần có những định hướng hay những ngân hàng cần có các cam kết về bảo vệ và xử lý môi trường trong thủ tục cho vay..
- Nhiều mô hình tốt trên thực tế cần được mở rộng như Hội Thanh niên tỉnh Quảng Trị đã triển khai một loạt các sáng kiến liên quan đến lồng ghép môi trường như:.
- l Trong chương trình vay vốn Hội đã lồng ghép hoạt động môi trường vào vốn vay.
- Thành viên của Hội vay vốn để phát triển hồ tôm cũng đồng thời nhận được hỗ trợ xử lý môi trường ở hồ..
- l Hỗ trợ khuyến công thông qua chương trình tư vấn phát triển công nghiệp.
- Như hỗ trợ các xưởng sản xuất bánh bún phở đảm bảo môi trường..
- Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường cấp xã.
- Hà Tĩnh, một tỉnh có tổng dân số chiếm 2% cả nước và tỷ lệ nghèo lên tới trên gần đây người dân đã sớm ý thức được vấn đề môi trường.
- Với sự trợ giúp của dự án PEP, 13/262 xã ở Hà Tĩnh đã xây dựng hương ước bảo vệ môi trường cấp xã.
- Như vậy, thông qua cách làm này người dân địa phương có thể đưa ra và lồng ghép các vấn đề môi trường mà họ quan tâm vào các chính sách của Nhà nước và tỉnh..
- l Hỗ trợ cơ sở sản xuất nước mắm Tùng Vân ở Cửa Tùng vừa cải thiện môi trường và giữ uy tín thương hiệu..
- Nhìn chung, gia tăng sự tham gia của người dân trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng quy định bảo vệ rừng, đội thu gom rác tự quản là các cách thức tốt nhất để lồng ghép các mối quan tâm về môi trường.
- Tuy nhiên, những rủi ro hay tác động môi trường có thể do nhu cầu phát triển kinh tế cũng cần được điều chỉnh..
- Lồng ghép môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển bền vững.
- Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng lồng ghép môi trường ở hai điểm nghiên cứu cho thấy một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tiễn.
- Nhiều thách thức trong lồng ghép môi trường ở Việt Nam mà Bass và cộng sự (2010) đã chỉ ra như: (i) thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan.
- (ii) ưu tiên phát triển kinh tế.
- Bên cạnh đó, trong bài viết này các tác giả muốn nhấn mạnh các yếu tố năng lực xác định các vấn đề môi trường chiến lược ở địa phương, cam kết chính trị và tính minh bạch là những thách thức lớn trong lồng ghép môi trường hiện nay..
- Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam: Chuyên đề đa dạng sinh học.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường..
- Chương trình giảm nghèo toàn diện và môi trường: Đánh giá trường hợp Việt Nam..
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2010.
- Hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang năm 2010..
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 2006.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn tầm nhìn 2020..
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 2007.
- Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị năm 2006.