« Home « Kết quả tìm kiếm

Lồng Ghép Cách Tiếp Cận Thích Ứng Dựa Vào Hệ Sinh Thái Trong Các Chính Sách Và Chiến Lược Về Biến Đổi Khí Hậu


Tóm tắt Xem thử

- LỒNG GHÉP CÁCH TIẾP CẬN THÍCH ỨNG DỰA VÀO HỆ SINH THÁI TRONG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ.
- Nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH, chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Đồng thời, các giải pháp ứng phó với BĐKH đã được xác định trong các ngành/lĩnh vực như lâm nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên nước, thiên tai, v.v.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem-based Approaches to Adaptation – EbA) là sử dụng ĐDSH và các dịch vụ hệ sinh thái như một hợp phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để giúp con người thích ứng được với các tác động bất lợi từ BĐKH.
- Bài viết sẽ xem xét cách tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái, từ đó đưa ra các khuyến nghị và đề xuất về lồng ghép EbA vào các chính sách và chiến lược về BĐKH ở Việt Nam..
- Nhận thức được các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH như Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Bên cạnh những biện pháp về giảm nhẹ BĐKH, thích ứng với BĐKH đã được đề cập đến trong một số văn bản chính sách và pháp luật về BĐKH, bao gồm Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC) giai đoạn Chương trình hỗ trợ Ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), các chính sách và lĩnh vực của ngành lâm nghiệp, thiên tai.
- Tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem-based Approaches to Adaptation – EbA) đề cập đến việc sử dụng ĐDSH và các dịch vụ HST như là một phần của chiến lược tổng thể để giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của BĐKH.
- EbA hiện đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới để thích ứng với BĐKH..
- Bài viết sẽ xem xét cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên HST, rà soát lại các chính sách hiện hành liên quan đến BĐKH tại Việt Nam, từ đó xác định các cơ hội lồng ghép cách tiếp cận EbA trong khung chính sách/pháp luật hiện hành..
- THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA TRÊN HỆ SINH THÁI 2.1.
- Cách tiếp cận thích ứng dựa vào HST đề cập đến việc sử dụng ĐDSH và các dịch vụ HST (ví dụ như điều tiết nguồn nước, chống bão) như là một phần của chiến lược tổng thể để giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của BĐKH.
- Theo đó, EbA bao gồm quản lý bền vững, bảo tồn và khôi phục các HST và tài nguyên thiên nhiên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ con người thích ứng với biến động khí hậu hiện tại và BĐKH.
- và (ii) HST cung cấp các dịch vụ có thể trợ giúp thích ứng với các cú sốc, biến thiên và thay đổi của khí hậu..
- Tăng cường quản lý HST sẽ góp phần tăng khả năng phục hồi trước BĐKH, bảo vệ bể chứa cacbon và đóng góp vào các chiến lược thích ứng.
- BĐKH đã, đang ảnh hưởng đến HST và cuộc sống, nhưng việc bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên sinh học có thể giảm nhẹ những tác động này và đóng góp vào các giải pháp ở quốc gia và cộng đồng trong cuộc chiến thích ứng với.
- Những chiến lược dựa vào HST có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả về mặt chi phí và bền vững, đóng góp và bổ trợ các chiến lược thích ứng của quốc gia và khu vực..
- Bảo tồn ĐDSH trong nông nghiệp để cung ứng nguồn gen quan trọng giúp cho cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu....
- Ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua trồng rừng ở đô thị.
- Năm 2008, thành phố Edmonton bắt đầu xây dựng kế hoạch quản lý rừng đô thị như biện pháp ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng và nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết, bao gồm tăng nhiệt độ, lượng mưa lớn, hạn hạn, bệnh tật do BĐKH.
- Kế hoạch trồng rừng đô thị được thực hiện, nhằm tạo ra rừng đô thị bền vững và đa dạng, hỗ trợ người dân trong môi trường đô thị để thích ứng với các tác động của BĐKH.
- Các chương trình/chiến lược quốc gia.
- Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất..
- Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu.
- Chiến lược đã xác định mục tiêu chung là phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
- tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế cacbon thấp, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKH toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất..
- Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu;.
- Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương;.
- Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH;.
- Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH;.
- Phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với BĐKH;.
- Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 được phê duyệt theo Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
- Chương trình do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quản lý, nhằm từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về BĐKH, tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với BĐKH, định hướng giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế cacbon thấp, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất..
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia Ứng phó với BĐKH, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các bộ, ngành và địa phương;.
- xác định giải pháp ứng phó với BĐKH;.
- Hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách được xác định trong Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH;.
- Triển khai các mô hình thí điểm thích ứng với BĐKH, nước biển dâng ở hai tỉnh thí điểm Quảng Nam, Bến Tre và đề xuất phương án nhân rộng;.
- Ban hành các chính sách thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, giảm nghèo và an sinh xã hội;.
- Xây dựng thể chế, thiết chế tài chính khuyến khích, huy động các nhà tài trợ quốc tế song phương và đa phương cung cấp, đầu tư nguồn lực và công nghệ cho ứng phó với BĐKH;.
- Chiến lược quốc gia về Phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến 2020.
- Chiến lược đã xác định công tác phòng, chống thiên tai, bao gồm: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo phát triển bền vững, góp phần ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng..
- Kế hoạch hành động của Chiến lược bao gồm 2 nhóm kế hoạch: các biện pháp phi công trình và các biện pháp công trình.
- Đồng thời, Chiến lược cũng xác định nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng lĩnh vực, quốc gia 1.
- Chương trình hỗ trợ Ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKH nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động ứng phó với các tác động do BĐKH gây ra, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- (ii) Nhóm B: nhóm thích ứng với BĐKH.
- Phù hợp Chiến lược quốc gia về BĐKH, Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của bộ, ngành, địa phương, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH;.
- Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn bao gồm:.
- Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH và nước biển dâng đối với các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường;.
- Tích hợp các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch của ngành tài nguyên và môi trường;.
- Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được ban hành theo Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ:.
- Xây dựng các chương trình/dự án đối với từng lĩnh vực của ngành, phù hợp với các địa phương cụ thể để ứng phó (giảm thiểu và thích ứng) với BĐKH và tạo cơ hội phát triển ngành;.
- Lồng ghép các vấn đề BĐKH và nước biển dâng vào kế hoạch hành động, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương;.
- Hợp tác quốc tế với các chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhằm huy động nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm và kinh phí để thực hiện Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của ngành;.
- Kế hoạch cũng xác định 54 nhiệm vụ ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn trong đó có một số nhiệm vụ liên quan đến thích ứng với BĐKH, bao gồm:.
- Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của BĐKH đối với ĐDSH, các HST rừng, đất ngập nước và đề xuất các giải pháp thích ứng;.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, nhằm tăng cường thích ứng với BĐKH và nước biển dâng..
- Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của Bộ Công Thương được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (2010), Giai đoạn triển khai và Giai đoạn phát triển (sau 2015)..
- Kế hoạch gồm 4 nhóm nhiệm vụ:.
- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động ứng phó với BĐKH;.
- Triển khai thực hiện một số dự án thí điểm ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, tập trung theo hướng cải tiến, áp dụng các công nghệ mới thân thiện với khí hậu, sử dụng hiệu quả tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm: năng lượng, nguyên liệu, vật liệu..
- Đây có thể được xem là những nỗ lực tích cực của Việt Nam trong việc ứng phó với BĐKH..
- Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 và Chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKH đã xác định rõ những hành động và nhiệm vụ cụ thể trước mắt cần phải thực hiện.
- Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng hầu hết các chiến lược và kế hoạch đều tập trung vào các hành động giảm nhẹ BĐKH và các hành động tập trung vào thích ứng với BĐKH vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào các hoạt động như bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển trong các lĩnh vực như lâm nghiệp và thiên tai..
- Một điểm đáng lưu ý là nội dung lồng ghép/tích hợp các BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch đều được đề cập tại hầu hết các văn bản như Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH, các kế hoạch hành động về BĐKH của các bộ (TN&MT, NN và PTNN, Công Thương).
- ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG DỰA VÀO EbA TRONG CÁC CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI.
- Tại cấp quốc gia.
- Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 đã xác định 2 nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến thích ứng với BĐKH: (i) Triển khai các mô hình thí điểm thích ứng với BĐKH, nước biển dâng ở hai tỉnh thí điểm Quảng Nam, Bến Tre và đề xuất phương án nhân rộng.
- và (ii) Ban hành các chính sách thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, giảm nghèo và an sinh xã hội.
- Hoàn thiện Khung ưu tiên thích ứng với BĐKH được xác định là hành động bắt buộc trong Khung ma trận chính sách năm 2012 thuộc SP-RCC.
- EbA có thể được giới thiệu như một cách tiếp cận trong hoạt động ưu tiên thích ứng trong hành động này..
- Đồng thời, thích ứng với BĐKH cần được lồng ghép vào kế hoạch cấp quốc gia và địa phương cũng như các kế hoạch và chiến lược ngành/lĩnh vực dễ bị tổn thương do BĐKH.
- xem xét đến việc cần thiết để xây dựng Kế hoạch hành động về Thích ứng quốc gia (NAPAs) theo khuyến nghị của Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCC)..
- Các kế hoạch ngành.
- Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các ngành.
- Hiện nay, 3 bộ (Tài nguyên và Môi trường, NN&PTNN, Công Thương) đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
- Kế hoạch hành động của Bộ TN&MT đã xác định cụ thể các nhiệm vụ liên quan đến tích hợp BĐKH.
- Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, EbA có thể được tích hợp vào 2 nhiệm vụ cụ thể được xác định trong giai đoạn bao gồm: (i) nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của BĐKH đối với ĐDSH, các HST rừng, đất ngập nước và đề xuất các giải pháp thích ứng.
- và (ii) rà sát, điều chỉnh quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, nhằm tăng cường thích ứng với BĐKH và nước biển dâng..
- Bảo vệ và phát triển HST rừng sẽ đóng góp đáng kể trong việc thích ứng với BĐKH của các cộng đồng, đặc biệt các cộng đồng ven biển.
- Bảo vệ HST như rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn đã được xác định là một trong những quy định trong Luật Đê điều và Kế hoạch hành động của Chiến lược quốc gia Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- sách về thiên tai, đặc biệt tập trung vào việc bảo vệ và phát triển HST như các biện pháp phi công trình trong phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai..
- Các phương pháp đánh giá rủi ro có thể được coi là công cụ thích hợp trong việc lồng ghép thích ứng với BĐKH nói chung và EbA nói riêng trong các kế hoạch hành động về BĐKH và kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cấp địa phương, nhấn mạnh vai trò của HST trong việc bảo vệ cộng đồng thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ thiên tai..
- Với HST đa dạng phân bố khắp trên cả nước, việc áp dụng EbA trong thích ứng với BĐKH có thể được xem là cách tiếp cận thích hợp đối với Việt Nam trong điều kiện các tác động của BĐKH ngày càng tăng..
- Việt Nam đã ban hành khuôn khổ pháp lý về ứng phó với BĐKH, bao gồm Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Các giải pháp thích ứng với BĐKH mặc dù đã được đề cập, nhưng còn ở mức độ rất hạn chế.
- Lồng ghép thích ứng với BĐKH nói chung và thích ứng với BĐKH dựa vào HST do đó rất cần thiết để tăng cường hơn nữa khả năng chống chịu trước các tác động bất lợi của BĐKH..
- EbA có thể coi là cách tiếp cận thích hợp để lồng ghép/tích hợp vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch ở cấp trung ương và địa phương cũng như của các ngành (lâm nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, thiên tai), góp phần hỗ trợ trong việc thích ứng với các tác động ngày càng tăng của BĐKH..
- Chiến lược quốc gia về Phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến 2020..
- Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015..
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu..
- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ Ứng phó với biến đổi khí hậu..
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH..
- Quyết định số 2418/QĐ-BTNMT ngày 20/12/201 ban hành Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015..
- Quyết định số 403/QĐ-BCT ngày ban hành Kế hoạch Ứng phó với BĐKH của Bộ Công Thương..
- Quyết định số 43/TTg ngày về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Biến đổi Khí hậu..
- Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày ban hành Kế hoạch Ứng phó với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn..
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.