« Home « Kết quả tìm kiếm

LỒNG GHÉP KIẾN THỨC THÔNG TIN VÀO BÀI GIẢNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP


Tóm tắt Xem thử

- LỒNG GHÉP KIẾN THỨC THÔNG TIN VÀO BÀI GIẢNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP.
- Bài tham luận phân tích xu hướng, 08 thách thức và 05 giải pháp đề xuất gắn với lồng ghép KTTT vào bài giảng tại các trường đại học trên thế giới và Việt Nam.
- Tám (08) thách thức liên quan đến cam kết và củng hộ của lãnh đạo, năng lực cho đội ngũ cán bộ thư viện, phối hợp giữa thư viện với khoa/bộ môn, quá tái nội dung bài giảng, xác định chiến lược lồng ghép KTTT, kiểm tra và đánh giá KTTT, phương pháp dạy và học thụ động, và đổi mới nội dung bài giảng KTTT.
- Năm (05) giải pháp ưu tiên nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo, phát triển đội ngũ đào tạo KTTT, tích hợp đánh giá KTTT vào kết quả đầu ra môn học, thúc đẩy phối hợp giữa cán bộ thư viện và cải tiến nội dung bài giảng KTTT.
- Những thành thức và giải pháp nêu trên nhằm hướng đến mục đích xây dựng chiến lược lồng ghép KTTT một cách hệ thống trong các cơ sở giáo dục, qua đó góp phần giúp người học phát triển kỹ năng học tập suốt đời..
- Từ khóa: Kiến thức thông tin, Kỹ năng thông tin, Thiết kế bài giảng, Thư viện đại học I.
- Bối cảnh nghiên cứu.
- Nắm bắt được vấn đề này, các trường đại học trên thế giới đã triển khai chiến lược lồng ghép KTTT vào bài giảng giúp người học nâng cao khả năng xác định nhu cầu thông tin, kỹ năng định vị, tổng hợp và khai thác các nguồn thông tin hiệu quả (Hine, Gollin, Ozols, Hill, &.
- Street (2008) đã chứng minh lồng ghép KTTT có ý nghĩa nâng cao kết quả học tập đầu ra cho sinh viên, giúp các trường đại học phát huy các nguồn lực triển khai hoạt động đào tạo.
- Tuy nhiên lồng ghép KTTT vào bài giảng còn gặp nhiều thách thức và khó khăn vì đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan, nguồn lực về tài chính, con người, năng lực cán bộ và các vấn đề chuyên môn khác..
- Hoạt động đào tạo KTTT nói chung còn manh mún, phân tán, thiếu cách tiếp cận tổng thể mang tính hệ thống, chưa được lồng ghép chính thức vào bài giảng.
- Bài tham luận nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vài trò và tầm quan trọng của lồng ghép KTTT, giúp các nhà quản lý, lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu cũng như cán bộ thư viện, giảng viên hiểu rõ những thách thức, đồng thời đề xuất giải pháp triển khai lồng ghép KTTT vào bài giảng..
- Câu hỏi nghiên cứu.
- Xu hướng lồng ghép KTTT vào bài giảng tại các trường đại học trên thế giới đang diễn ra như thế nào?.
- Đâu là những thách thức của lồng ghép KTTT?.
- Nhân tố nào quyết định sự thành công cho việc triển khai lồng ghép KTTT vào bài giảng?.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý, giảng viên và cán bộ thư viện hiểu hơn về tầm quan trọng, những thách thức và giải pháp gắn với lồng ghép KTTT vào bài giảng tại các trường đại học..
- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.
- Theo Hiệp Hội Thư viện Hoa Kỳ, KTTT giúp người học nâng cao khả năng xác định nhu cầu thông tin, và có kỹ năng định vị, đánh giá, tổng hợp và sử dụng thông tin một cách hiệu quả (American Library Association, 1989).
- Hội liên hiệp Thư viện Thế giới – IFLA đã kiến nghị chỉnh phủ các nước và các tổ chức liên chính phủ theo đuổi chính sách và triển khai các chương trình thúc đẩy nâng cao KTTT và học tập suốt đời cho người học (Horton, 2008).
- Hiệp hội Thông tin Thư viện Australia (ALIA) nhấn mạnh vào tầm quan trọng của KTTT không chỉ đối với mục tiêu học tập suốt đời mà còn giúp tạo ra tri thức mới (Australian Library and Information Association, 2006)..
- Cho đến nay ngành khoa học thông tin thư viện có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với việc nâng cao nhận thức, vai trò và triển khai hoạt động đào tạo KTTT (Johnson &.
- Ở cấp độ cao nhất, KTTT được gián tiếp lồng ghép trong sứ mệnh nâng cao khả năng học tập suốt đời cho người học.
- Lồng ghép KTTT là xu hướng phát triển tất yếu xuất phát từ một số lý do.
- Lồng ghép KTTT phát huy tối đa hiệu quả của hợp tác giữa khoa, bộ phận tư vấn học tập và thư viện trong việc nâng cao năng lực tự học cho người học.
- Ngược lại, nỗ lực đơn lẻ của thư viện triển khai hoạt động đào tạo KTTT chỉ đáp ứng được một lượng ít người học do hạn chế về nhân lực.
- Trên thực tiễn nhiều trường đại học trên thế giới đã triển khai lồng ghép KTTT (Hartmann, 2001.
- Giám đốc Thư viện Đại học Monash, bà Cathrine Harboe-Ree phát biểu rằng “cách tổ chức mới này [lồng ghép KTTT] đã tạo ra môi trường khác biệt cho cán bộ thư viện, cán bộ tư vấn học tập cùng giảng viên đảm bảo việc lồng ghép các kỹ năng học tập và kỹ năng thông tin vào khóa học” (Monash University Library, 2007, p.
- Trường Đại học Wollongong, Australia đã xây dưng chiến lược lồng ghép KTTT vào chương trình đào tạo một cách khá toàn diện.
- Các nội dung như khái niệm về KTTT và lồng ghép KTTT, mục tiêu, phạm vi, chuẩn đầu ra, quy trình lồng ghép, thời gian biểu, vài trò và.
- Trong nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả Proctor, Wartho và Anderson (2015), Trường ĐH Otago, New Zealand đã triển khai thành công mô hình thí điểm lồng ghép KTTT vào chương trình đào tạo cho ngành Xã hội học..
- KTTT được lồng ghép ở mọi cấp độ, từ mục tiêu khóa học đến hoạt động giảng dạy và đánh giá kết quả học tập..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp tổng hợp tổng quan đã được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực khoa học thông tin thư viện (Barnett-Page &.
- Phương pháp phù hợp với loại hình nghiên cứu thứ cấp, đặc biệt trong bối cảnh nghiên cứu về lồng ghép KTTT đã được triển khai nhiều trên thế giới trong khi ở Việt Nam chủ đề này chỉ được đề cập gián tiếp hoặc một phần trong các nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp tổng quan được sử dụng nhằm giúp phân tích thông tin của các nghiên cứu liên quan để đưa ra các kết luận, nhận định về thách thức, cơ hội và giải pháp gắn với lồng ghép KTTT vào bài giảng và liên hệ với bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam..
- Câu hỏi nghiên cứu được phân tích để xác định nhu cầu thông tin cần tìm (needed information), sau đó hình thành chiến lược tìm kiếm thông tin như định vị các nguồn thông tin phù hợp từ sách, cơ sở dữ liệu học thuật, website của các hiệp hội thư viện, thư viện các trường đại học.
- THÁCH THỨC GẮN VỚI LỒNG GHÉP KTTT.
- quyết định cho sự thành công khi triển khai lồng ghép KTTT (Hitt, Black, Porter, &.
- Lãnh đạo đóng vài trò chỉ đạo chiến lược, thúc đẩy xây dựng chính sách và triển khai lồng ghép KTTT.
- 81) cho biết “không có sự thay đổi đáng kể nào trong hoạt động dạy và học KTTT trong bước đầu triển khai hoạt động lồng ghép KTTT.
- Nahl (2011) tại 4 trường đại học lớn tại Việt Nam chỉ ra thực tế có tới 95% lãnh đạo và cán bộ thư viện phản hồi, thuyết phục sự ủng hộ và cam kết của lãnh đạo nhà trường cho hoạt động lồng ghép KTTT là thách thức lớn.
- 95% cán bộ thư viện cho biết KTTT chưa được lồng ghép vào kế hoạch chiến lược của thư viện và trường đại học..
- Áp lực của cán bộ thư viện.
- Lồng ghép KTTT đòi hỏi cán bộ thư viện phải nâng cao kiến thức, kỹ năng và đảm nhiệm khối lượng công việc.
- Khác với vai trò truyền thống chủ yếu quản lý kho sách, cán bộ thư viện thêm yêu cầu mới về khả năng thiết kế bài giảng, tổ chức giảng dạy và đánh giá KTTT của người học (Harrison &.
- Cán bộ thư viện cần trang bị kiến thức của các chuyên ngành đào tạo thì mới có thể tư vấn nguồn thông tin phù hợp (Diep &.
- Ở cấp độ cao hơn, cán bộ thư viện tham gia vào việc xây dựng chiến lược lồng ghép KTTT, chính sách và chiến lược đào tạo (Bundy, 2004).
- Khi KTTT được lồng ghép vào bài giảng trên phạm vi toàn trường đại học đồng nghĩa với việc cán bộ thư viện có trách nhiệm phối hợp với cán bộ điều phối khóa học (course coordinator) và giảng viên tham gia vào quá trình thiết kế bài giảng, tổ chức giảng dạy và đánh giá KTTT cho sinh viên toàn trường (Feast, 2003.
- Phối hợp giữa khoa/bộ môn và thư viện.
- Lồng ghép KTTT đòi hỏi cách tiếp cận mang tính hệ thống, do vậy có sự phối hợp của nhiều bên liên quan như lãnh đạo các cấp, giảng viên, cán bộ phát triển nhân sự, cán bộ tư vấn học tập, cán bộ thư viện (Bundy, 2004).
- Trong số các đối tác đó, cán bộ thư viện và giảng viên đóng vai trò quan trọng bởi họ là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ đào tạo KTTT cho người học.
- Ở Việt Nam, hầu hết giảng viên chỉ coi cán bộ thư viện là cán bộ hỗ trợ hơn là đối tác trong giảng dạy và xây dựng bài giảng.
- Giảng viên nhận định hoạt động đào tạo KTTT và đào tạo kiến thức chuyên ngành là tách biệt và đây là một trong những nhân tố cản trở cho nỗ lực phối hợp lồng ghép KTTT vào bài.
- Trong khi đó, lồng ghép KTTT vào chương trình đào tạo một mặt yêu cầu cần tăng thêm giờ giảng cho hoạt động đào tạo KTTT, mặt khác cần phải đảm bảo được sự cân bằng cấu trúc khóa học và lượng công việc cho giảng viên và sinh viên.
- Nahl giảng viên và cán bộ thư viện cũng đồng tình về thách thức quá tải nội dung và thời lượng bài giảng nếu lồng ghép KTTT vào trong chương trình đào tạo..
- Xác định chiến lược lồng ghép KTTT.
- Xác định chiến lược lồng ghép KTTT phù hợp là chủ để được đề cập rộng rãi trong nhiều nghiên cứu.
- Để có cách tiếp cận hệ thống, KTTT vừa phải được lồng ghép vào sứ mệnh, kế hoạch, chiến lược và chương trình đào tạo cho đến mục tiêu môn học, bài giảng, bài tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên (Hine, Gollin, Ozols, Hill, &.
- Hiệp hội Thư viện các Trường đại học của Anh (2001) gợi ý bốn cấp độ lồng ghép KTTT như sau:.
- (1) Ngoại khóa (Extra-curriculum): Hoạt động đào tạo ngoài khóa học chính khóa;.
- (3) Lồng ghép vào bài giảng: Nội dung KTTT lồng ghép vào bài giảng của từng chuyên ngành đào tạo;.
- Mỗi trường đại học có những cách triển khai hoạt động đào tạo KTTT khác nhau..
- Điều này kiến cách thức lồng ghép KTTT cũng khác nhau ở mỗi cơ sở đào tạo.
- Khó khăn trong việc xác định chiến lược lồng ghép KTTT phù hợp phụ thuộc vào nguồn lực con người, quan điểm và sự ủng hộ, cam kết của lãnh đạo và hợp tác của các bên liên quan..
- Một trong những ý nghĩa của lồng ghép KTTT vào bài giảng là góp phần thúc đẩy cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm (student centred learning approach) và học dựa vào muồn lực thông tin (resources based learning approach).
- Sẽ không tạo ra nhiều giá trị khi lồng ghép KTTT vào bài giảng nếu nội dung và hình thức đào tạo KTTT nghèo nàn.
- Cán bộ thư viện và cán bộ tư vấn học tập là những người chịu trách nhiệm chính thiết kế và tổ chức các hoạt động giảng dạy KTTT phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đáp ứng đối tượng có trình độ từ cơ bản đến nâng cao.
- Nội dung hoạt động đào tạo KTTT ở các trường đại học Việt Nam chủ yếu giới hạn ở các hoạt động định hướng sử dụng thư viện như giới thiệu nguồn lực thông tin, chính sách và quy định sử dụng thư viện, kỹ năng tra cứu OPAC (Pham, 2013).
- Nahl (2011), gần 98% cán bộ thư viện phản hồi rằng hoạt động đào tạo KTTT chỉ tập trung vào dạy cách sử dụng dịch vụ thư viện và hệ thống OPAC..
- Ví dụ, nhà trường đầu tư đặt mua cơ sở dữ liệu học thuật trực tuyến không chỉ giúp sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu có nguồn thông tin phục vụ học tập, giảng dạy, và nghiên cứu mà còn là công cụ giúp cán bộ thư viện định hướng sử dụng và hướng dẫn người học kỹ năng khai thác thông tin.
- Hầu hết các thư viện đại học Việt Nam chưa được đầu tư đặt mua các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phong phú và đa dạng..
- Lồng ghép KTTT vào bài giảng song đồng thời là tích hợp KTTT từ cấp độ cao nhất: sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động cho đến giá trị cốt lõi trong tổ chức.
- Có như vậy mới phát huy được nỗ lực tổng thể, vận dụng mọi nguồn lực giúp lồng ghép KTTT vào chương trình đào tạo..
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thư viện.
- Nhà trường và thư viện tạo cơ hội và hỗ trợ tối đa cho cán bộ thư viện tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dự án phát triển năng lực cho cán bộ thư viện không chỉ về KTTT mà còn là kỹ năng tư vấn thông tin, kỹ năng và phương pháp giảng dạy, kiến thức xây dựng bài giảng và phát triển chương trình đào tạo.
- Cán bộ thư viện vốn đã quen với công việc truyền thống thụ động là cho mượn trả sách, nay vai trò của họ gắn với hoạt động đào tạo, giảng dạy và tư vấn thông tin.
- “thực tế lồng ghép KTTT là một quá trình xây dựng bài giảng về KTTT”.
- Chính vì vậy quá trình lồng ghép KTTT ở cấp độ bài giảng, cán bộ thư viện cũng cần hiểu được quy trình cơ bản như: 1) phân tích bối cảnh, 2) xác định mục đích, mục tiêu (trong tâm bài giảng), 3) lựa chọn nội dung, 4) triển khai giảng dạy và 5) đánh giá như hình minh họa dưới đây..
- Để đánh giá KTTT, mỗi trường đại học cần xây dựng bộ tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá trên cơ sở tham khảo các khung tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng bởi hiệp hội thư viện các nước Australia, Mỹ, Anh.
- Khung đánh giá của Viện nghiên cứu KTTT Australia – New Zealand nhấn mạnh vào các nguyên tắc, chuẩn và hương dẫn triển khai lồng ghép KTTT trong các lĩnh vực giáo dục.
- Hiệp hội Thư viện Mỹ (ALA) ban hành Khung đánh giá năng lực thông tin áp dụng cho bậc giáo dục đại học vào năm 2000 và đã được áp dụng một cách rộng rãi ở các trường đại học tại Mỹ (Jackson &.
- Thúc đẩy hợp tác giảng viên và cán bộ thư viện.
- Thúc đẩy hợp tác giữa giảng viên và cán bộ thư viện được xem như nhân tố then chốt cho sự thành công của hoạt động lồng ghép KTTT vì họ là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ đào tạo KTTT cho sinh viên (Hine et al., 2002b).
- Tăng cường hợp tác này giúp cán bộ thư viện hiểu sâu hơn về mục tiêu khóa học, công cụ đánh giá học tập và nhu cầu thông tin của sinh viên.
- Hợp tác giảng viên và cán bộ thư viện (Fiegen, Cherry, &.
- Cải tiến nội dung hoạt động đào tạo KTTT.
- Cán bộ thư viện, cán bộ đào tạo và tư vấn kỹ năng học tập chủ động thiết kế nhiều nội dung, không chỉ dừng lại ở định hướng sử dụng thư viện, kỹ năng tra cứu OPAC, quy định và chính sách sử dụng thư viện mà còn phát triển các nội dung sâu rộng hơn như kiến thức về đạo văn, kỹ năng trích dẫn tài liệu sử dụng phần mềm endnote, kỹ năng phân tích câu hỏi nghiên cứu để xác định nhu cầu thông tin, kỹ năng tra cứu nâng cao trên các cơ sở dữ liệu học thuật trực tuyến (online academic databases), kiến thức và kỹ năng thẩm định và đánh giá nguồn thông tin và kỹ năng ICT cơ bản.
- Tùy thuộc vào nhân lực, thư viện bố trí cán bộ chuyên trách điều phối với từng khoa, bộ môn để thiết kế bài giảng KTTT phù hợp với nhu cầu thông tin của từng chuyên ngành đào tạo, cũng như cung cấp các dịch vụ tư vấn.
- Lồng ghép KTTT vào bài giảng đã trở thành một xu thế và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều trường đại học trên thế giới, là tác nhân thay đổi căn bản hoạt động cũng như định hướng phát triển thư viện đại học.
- Thư viện thay vì chỉ cung cấp tài liệu và sách vở, nay sẽ tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo cho người học.
- Đối với cán bộ thư viện, lồng ghép KTTT giúp thay đổi vai trò của họ từ người quản lý kho sách sang thành giảng viên đào tạo kỹ năng KTTT cho bạn đọc.
- Thư viện cung cấp:.
- Lồng ghép KTTT.
- Lồng ghép chuẩn KTTT vào mục tiêu khóa học.
- Pham, 2013), lồng ghép KTTT vào bài giảng được xem như chiến lược giúp thúc đẩy phương pháp học dựa trên nguồn lực thông tin, lấy người học làm trung tâm, qua đó tối ưu hóa việc khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin thư viện..
- Lồng ghép KTTT giúp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa giảng viên và cán bộ thư viện góp phần cải thiện kết quả học tập đầu ra cho sinh viên.
- Bài tham luận phân tích xu hướng phát triển, thách thức và giải pháp lồng ghép KTTT vào bài giảng tại các trường đại học trong nước và thế giới cũng là nhằm hướng tới những ý nghĩa như vừa nêu trên..
- Information Literacy: