« Home « Kết quả tìm kiếm

Luận ngữ ngu án - Một cách tiếp cận Luận ngữ của nhà Nho người Việt


Tóm tắt Xem thử

- Luận ngữ ngu án - Luận ngữ ngu án.
- Một cách tiếp cận Luận ngữ của nhà Nho người Việt.
- Luận ngữ ngu án là tác phẩm kinh học của Phạm Nguyễn Du, nho sĩ thời Lê trung hưng..
- Phạm Nguyễn Du trước tác khá nhiều, theo thống kê sơ bộ, ông có các tác phẩm: Luận ngữ ngu án, Chu huấn toản yếu, Nam hành ký đắc tập, Thạch Động thi sao, Thạch Động tiên sinh thi tập, Thạch Động văn sao, Độc sử si tưởng, Đoạn trường lục…Trong đó, Luận ngữ ngu án là một tác phẩm kinh học có giá trị, hiện văn bản còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu VHv.349/1-2..
- đặc biệt là Tự tự của chính tác giả, có thể biết được đại lược quá trình hình thành và lưu truyền Luận ngữ ngu án.
- Theo Tự tự, Luận ngữ ngu án bắt đầu được Phạm Nguyễn Du viết vào năm ông 39 tuổi (1778), nhân khi ông đọc đến câu “tứ thập ngũ thập nhi vô văn yên” (đến năm 40, 50 tuổi vẫn chưa có tiếng tăm gì) trong sách Luận ngữ mà ông chợt tỉnh ngộ, quyết ý bỏ cái học cử tử chỉ đắm chìm vào chương cú văn tự, mà quyết cầu học, viết sách với tinh thần “cầu cái học vị kỷ”, như Khổng Tử từng nói: “Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân” (Người học thời xưa là vì mình (trở lại xét từ bản thân, để hoàn thiện cho bản thân), người học thời nay là vì người).
- Tác phẩm được viết trong ba năm, hoàn thành vào cuối năm Canh tý (1780).
- Thực ra, Luận ngữ ngu án sau khi hoàn thành cũng có được lưu truyền nhưng trong một phạm vi hẹp.
- Trong bài Thư dẫn trong tác phẩm, Nguyễn Đăng Sở, Tiến sĩ khoa Đinh mùi triều Lê (1787) có cho biết: “Bạn đồng niên của tôi là Chánh Tiến sĩ, Phó đô họ Trần người ở Bảo Triện, từng thụ nghiệp ở cửa Thạch Động Phạm tiên sinh, được xem Luận ngữ ngu án của tiên sinh, có nói đại khái với tôi, tôi vẫn hận không được xem.
- Phó đô họ Trần ở Bảo Triện mà Nguyễn Đăng Sở nhắc đến đó là Trần Danh án, Tiến sĩ khoa Đinh mùi triều Lê (1787), đồng khoa với Nguyễn Đăng Sở, từng là học trò của Phạm Nguyễn Du.
- Như vậy, chí ít, Luận ngữ ngu án cũng đã được lưu truyền trong phạm vi hẹp, chủ yếu là học trò hoặc các bạn thân của ông.
- Vì vậy mà Phạm Quý Thích mới biết được tác phẩm này mà đưa thư nghìn dặm đến đòi xem.
- Phạm Nguyễn Du từ Nghệ An gửi Luận ngữ ngu án tặng Phạm Quý Thích vào năm Giáp thìn (1784), chuyện này được ghi rõ trong Bạt do chính Phạm Nguyễn Du viết.
- Từ đây, Luận ngữ ngu án có khả năng bắt đầu được lưu truyền rộng..
- Luận ngữ ngu án chính thức được khắc in và công bố vào năm Nhâm thìn, niên hiệu Minh Mệnh thứ 13 (1832) do công của con rể út Phạm Nguyễn Du là Hồ Tôn Sĩ, người Quỳnh Động - Quỳnh Lưu - Nghệ An.
- Từ đó, Luận ngữ ngu án mới được công bố rộng rãi..
- Như vậy, tính từ khi tác phẩm hoàn thành cho đến khi được khắc ván in lưu truyền rộng là hơn nửa thế kỷ.
- So với các tác phẩm kinh học cùng thời, Luận ngữ ngu án “chào đời” khá muộn..
- Trở lại về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, như đã nói, theo Tự tự, Luận ngữ ngu án được Phạm Nguyễn Du bắt đầu viết vào năm 1778 và hoàn thành vào năm 1780, được viết sau khi nhân đọc Luận ngữ mà “bồi hồi tỉnh mộng”, quyết bỏ cái học cử tử mà đi vào nhận chân tinh nghĩa của thánh hiền, cầu cái học “vì mình”.
- Phạm Nguyễn Du cho biết ông học Luận ngữ từ năm 12, 13 tuổi, nhưng rồi lớn lên bị “trường ốc dẫn lùa” chỉ góp nhặt thu lượm cốt nhớ vặt vãnh để đi thi, nên thực tế, theo ông, đến thời điểm đó (1778), ông đã “xa cách” với Luận ngữ 25, 26 năm.
- Luận ngữ ngu án ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, trong thời kỳ có thể được xem là “thời loạn”, danh phận điên đảo, loạn lạc liên miên, đạo học, nho phong suy đồi.
- Đông Xuyên cư sĩ viết trong lời Tựa cho Luận ngữ ngu án: “Những người đọc sách trên đời không ai không nói: Ta là học trò của Khổng Tử, nhưng xét đến sự học thì lại khác xa cái mà Khổng Tử gọi là học.
- Ôi! Khổng Tử đã qua rồi, ngày nay cố nhiên là không thể học được trực tiếp, nhưng lời nói, việc làm, khí tượng ghi trong Luận ngữ đều là sư pháp muôn đời, trắng phau phau như giặt bằng nước sông Giang sông Hán mà phơi dưới nắng thu vậy.
- Người học học theo Khổng Tử, bỏ sách này thì tìm đâu?...Nhưng ngày nay người học đọc Luận ngữ chỉ thu nhặt Tiểu chú của các nhà, cốt làm lối thiếp quát để tiện lợi cho việc thi cử, còn kinh văn, Tập chú thì sơ lược không giảng, đó là biết học vậy chăng?” Còn chính Phạm Nguyễn Du viết: “Du này năm 12, 13 tuổi, cha ta bảo đọc Luận ngữ, lược khảo về âm nghĩa, nhưng chưa biết ý vị.
- Đến khi dần lớn lên lại bị trường ốc dẫn lùa, chuyên theo cái học chương cú văn tự để mong hợp với thị hiếu đương thời, đã xa cách với Luận ngữ đến 25, 26 năm.
- Ở Việt Nam, trước thế kỷ XVIII đã có một vài tác phẩm có tính chất kinh học, chẳng hạn Tứ thư thuyết ước của Chu Văn An (đã mất), Minh đạo, Quốc ngữ Thi nghĩa của Hồ Quý Ly, Chu Dịch diễn nghĩa của Phùng Khắc Khoan (cũng đều đã mất.
- Có thể dẫn ra đây ý kiến của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư khi ông nhận xét cách làm của Hồ Quý Ly trong một số tác phẩm có đặt vấn đề nghi ngờ và bài bác Tống nho: “Chu Tử sinh vào cuối thời Tống, kế tiếp công việc chú giải lục kinh của các nhà nho Hán Đường, ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh nhân ở các bộ kinh để lại, rõ được đạo thánh nhân ở những lời huấn giải, vắt óc nghiền ngẫm.
- với một loạt các tác phẩm kinh học gắn với tên tuổi các học giả lớn như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Huy Oánh, Bùi Huy Bích...Trong đó Luận ngữ ngu án nằm trong số tác phẩm bình giải nghĩa lý kinh điển, lĩnh vực có giá trị nhất của kinh học thời kỳ này.
- Tên gọi Ngu án là có dụng ý bày tỏ ý kiến riêng một cách khiêm tốn về nghĩa lý kinh điển của tác giả.
- Tác phẩm kinh học loại này thể hiện rõ nhất tư tưởng của tác giả..
- Mục đích của các tác phẩm kinh học thời kỳ này khá rõ, những cũng không phải hoàn toàn tương đồng.
- Nếu như có những tác gia thể hiện khá rõ mục đích chính trị, kinh thế trong việc làm của mình như Lê Quý Đôn trong Thư kinh diễn nghĩa “noi gương điều lành, răn dè điều hại, giữ thịnh phòng suy, sách này cũng có thể để nhà vua xem luôn bên cạnh, dùng làm công cụ lấy đức trị dân...”[3] thì ở Luận ngữ ngu án, mục đích trước hết là “vị kỷ”: “cất vào trong túi, đem ra riêng xem, đợi đến già mới dám đưa ra đời”.
- Luận ngữ ngu án không phải là tác phẩm huấn thích kinh điển mà là một tác phẩm bình giải kinh điển mang dấu ấn cá nhân khá đậm.
- Đối tượng mà tác phẩm hướng tới không phải là những nho sinh cử tử thông thường mà tác phẩm được soạn ra trước hết là cho chính mình để tự học và trong phạm vi hẹp những người đồng đạo cầu “cái học vị kỷ”.
- Do vậy, Luận ngữ ngu án không làm theo cách thức chương cú huấn hỗ mà đi vào quy loại, trên cơ sở đó làm ra Ngu án, tức là phần bình giải nghĩa lý, thể hiện những cảm nhận cá nhân, nỗ lực nhận chân nghĩa lý kinh điển thánh hiền của bản thân để tự học, tự tu, qua đó dẫn dắt cho hậu học đi vào con đường chính mà không bị mê hoặc, ngõ hầu vãn hồi trị bình, đưa thiên hạ về có đạo..
- Với 20 thiên, 482 chương chính văn của Luận ngữ, theo cách làm của mình, Phạm Nguyễn Du đã trùng đính, sắp xếp lại thành 4 thiên Thánh, Học, Sĩ, Chính, tổng cộng 493 chương.
- Ông cũng bỏ đi 6 chương trùng lặp trong chính văn Luận ngữ (Vị kiến hiếu đức như hiếu sắc.
- Cuối cùng, tổng số chương trong Luận ngữ ngu án là 493 chương..
- Về số thiên, Phạm Nguyễn Du hợp 20 thiên trong chính văn Luận ngữ, căn cứ vào nội dung mà quy loại, chia ra làm 4 thiên: Thánh, Học, Sĩ, Chính.
- Trong Phàm lệ, Phạm Nguyễn Du có nói đại lược về việc chia bốn thiên như sau:.
- Với cách sắp xếp riêng của mình, theo Phạm Nguyễn Du là “có thống thuộc, có phép tắc, người học có thể theo thiên tìm loại, theo loại tìm chương, theo chương tìm ý, xem một lần là rõ”.
- Có thể nói, Luận ngữ ngu án có một vị trí xứng đáng trong số các tác phẩm kinh học vốn ít ỏi của Việt Nam.
- Tác giả tiếp cận kinh điển với tính chất là một đối tượng để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên tinh, ngõ hầu “tâm hiểu thân làm” chứ không phải dùng nó như một thứ “cần câu cơm”, “hòn gạch gõ cửa” trong chốn trường ốc.
- Mặc dù, ở vào chính thời điểm soạn Luận ngữ ngu án, ông cũng vẫn phải lăn lộn vào trường ốc và đã đỗ Tiến sĩ vào thời điểm đó..
- Cách sắp xếp của Luận ngữ ngu án khá đặc biệt, thể hiện một cách hiểu, cách tiếp cận riêng với Luận ngữ.
- Phạm Nguyễn Du không giữ nguyên trật tự văn bản như ở tuyệt đại bộ phận các tác phẩm chú kinh, giải kinh khác mà phân loại theo bốn nội dung, theo quan điểm nội thánh ngoại vương, từ tu đến tề trị bình, từ tu kỷ đến trị nhân, từ minh đức đến tân dân.
- Cách sắp xếp này không giống với các tác phẩm bình giải kinh điển cùng thời như Thư kinh diễn nghĩa, Xuân Thu quản kiến, cũng không giống cách quy loại theo kiểu Thánh mô hiền phạm lục của Lê Quý Đôn.
- Trong các tác phẩm chú thích bình giải Luận ngữ của Trung Quốc (dựa theo Kinh bộ trong Tứ khố toàn thư) cũng không thấy có cách quy loại theo kiểu này..
- Trong lời Tự tự, Phạm Nguyễn Du thể hiện khá rõ quan điểm của mình về vấn đề này: “Có người nói rằng: Sách Luận ngữ do thánh nhân ghi chép, một bộ 20 thiên, nay ngài đem ra đổi thiên định loại, lẽ nào không bị nghị luận đương thời kết tội sao? Tôi nói rằng: Chu Hối Ông vốn đã nói, sách Luận ngữ do đệ tử của Khổng Tử từng ghi chép lời nói một cách tản mát mà cuối cùng thành sách là do bọn học trò của Nhạc Chính Tử Xuân, học trò của Tăng Tử vậy.
- Huống chi Cổ Luận ngữ 11 thiên, Tề Luận ngữ 22 thiên, Lỗ Luận ngữ 20 thiên, chưa từng câu nệ vì số thiên nhiều ít.
- Nay người đọc Luận ngữ là để muốn truy tìm thánh huấn, trầm tiềm suy nghĩ, ngầm hợp trong lòng, thể nghiệm ở thân mình, ứng tiếp với sự vật để cầu cách học vị kỷ chăng? Hay là muốn căn cứ thứ tự thiên chương, tìm trong cái vô ý nghĩa mà gượng cầu ý nghĩa, bo bo theo cái nhỏ vậy chăng? Nếu ắt muốn truy tầm thánh huấn, trầm tiềm suy nghĩ, ngầm hợp trong lòng, thể nghiệm ở thân mình, ứng tiếp ra sự vật để cầu cách học vị kỷ thì sách này vốn là sách tự học của Thạch Động tôi vậy.
- ở ta không hề có một tác phẩm kinh học nào chỉ khảo văn bản.
- Tuy nhiên, ngay trong Thư kinh diễn nghĩa, Xuân Thu quản kiến và cả Luận ngữ ngu án cũng có những chỗ đề cập đến vấn đề văn bản, như so sánh dị bản, biện luận tiếp thu hay bác bỏ ý kiến các nhà, phân tích chọn lựa một cách hiểu mà theo họ cho là hợp lý nhất, nhưng đó không phải là nội dung chính và cũng chỉ nhằm để làm sáng tỏ hơn nội dung ý nghĩa mà thôi..
- Trong lời Tự tự, Phạm Nguyễn Du đã nói rõ, Luận ngữ ngu án không làm huấn thích, chương cú mà bình giải kinh theo cảm nhận riêng: “Chia thiên loại, phụ thêm ý riêng mình mà không làm huấn thích, có quan ngại gì đâu”.
- Tuy vậy, xét kỹ, đây cũng không phải là một tác phẩm hoàn toàn mang tư tưởng mới lạ, thật riêng khác của tác giả so với tiên nho.
- Về căn bản, Luận ngữ ngu án bình giải nghĩa lý dựa trên Tập chú của Chu Hy làm chính, từ đó mở rộng ý nghĩa hoặc đi sâu vào một vài vấn đề theo cảm nhận cá nhân, bàn rộng đến đời xưa, đời sau để chứng minh tính đúng đắn của nghĩa lý thánh kinh, khẳng định tác dụng của Nho giáo.
- Do vậy, cơ bản tác phẩm không nằm ngoài cách hiểu của Chu Hy trong Tập chú.
- Đây cũng là tinh thần chung của các tác phẩm kinh học đương thời.
- Trong Luận ngữ ngu án tự, Đông Xuyên cư sĩ viết: “Quạnh quẽ nghìn năm, vi ngôn không tỏ, may có Hối Am Chu Tử làm Tập chú, phát huy tông chỉ, hậu học lấy đó làm chuẩn mực, há chẳng phải là may mắn lớn hay sao.
- Chính Phạm Nguyễn Du cũng nói rất rõ về cách làm của mình: “Luận thuyết thì theo Tập chú để phát huy chính văn, cũng là việc làm cẩn trọng vậy”.
- Tất nhiên, qua cách bình giải trong Luận ngữ ngu án, người ta cũng có thể tìm được những cách hiểu, những nhận xét độc đáo, những kiến giải riêng mang dấu ấn cá nhân của tác giả..
- Phạm Nguyễn Du chia Luận ngữ ngu án ra bốn thiên: Thánh, Học, Sĩ, Chính là theo mô thức nội thánh ngoại vương, đi từ tu kỷ đến trị nhân, từ đạo đức đến chính trị.
- Trong thiên này, Phạm Nguyễn Du đã tập hợp toàn bộ các chương có liên quan trực tiếp đến thánh nhân (Khổng Tử), từ học vấn, uy nghi đến cách ăn ở, cư xử, xử thường, chế biến, nhận xét về mọi người.
- Với những lời bình giải trong Ngu án có thể tìm hiểu quan niệm của tác giả về đấng thánh nhân, cũng là chuẩn mực chí cực của nhân đạo mà người học cần hướng tới, ngưỡng vọng..
- Nội dung bình giải trong Luận ngữ ngu án nói chung và thiên Thánh nói riêng có thể chia ra làm hai phần: Phần thứ nhất là diễn giảng, xiển thích nghĩa lý kinh điển, để cho thấy toàn thể đại dụng của thánh nhân, kiến lập một tiêu chuẩn để hậu học noi theo làm điển phạm.
- Phần thứ hai là những ý nghĩa được rút ra từ kinh nghĩa để cho “người học”, trong đó có chính tác giả biết theo đấy mà nỗ lực tự tu.
- Trong Luận ngữ ngu án, thiên Học chính là công phu tự tu, thành kỷ của người học, từ đó hướng tới mục tiêu “nội thánh”.
- Đó là dụng ý của Phạm Nguyễn Du đưa thiên Học tiếp sau thiên Thánh..
- Như đã đề cập, Luận ngữ ngu án ra đời vào giai đoạn mà kinh học trong Nho học Việt Nam khởi sắc nhất, các tác phẩm kinh học xuất hiện nhiều nhất.
- Trong các dạng thức chú thích bình giải kinh điển, Luận ngữ ngu án thuộc loại khảo cứu, bình giảng thoát ra khỏi câu chữ cuả chính kinh, mà chủ yếu thảo luận ở nghĩa lý, tư tưởng.
- Phạm Nguyễn Du đã đứng trên lập trường của một nhà nho chính thống để xiển thích, phát huy nghĩa lý của Luận ngữ.
- Với tư cách một nhà nho chính thống, Phạm Nguyễn Du phản đối cái gọi là Tam giáo đồng nguyên, than thở “Người cao thì đắm say chỗ huyền diệu, viện Nho vào Thiền” (Thánh thiên tổng thuyết).
- ở đây, Phạm Nguyễn Du tán đồng Tập chú, cho dị đoan là “ngoài cái học của thánh nhân”.
- Theo mạch ấy, Phạm Nguyễn Du ngu án: “Dị đoan hại người quá lắm mà làm đắm chìm người càng sâu, vì thế thánh nhân răn càng khẩn thiết.
- Phạm Nguyễn Du chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của Tống nho.
- Nội dung bình giải trong Luận ngữ ngu án có thể nói là chủ yếu phát huy nghĩa lý kinh điển theo Tống nho, đặc biệt là lý học Trình - Chu, và điều này cũng đã được xác định trong lời Tựa của chính tác giả: “Luận thuyết thì theo Tập chú để phát huy chính văn, cũng là việc làm cẩn trọng vậy”.
- Ngoài Luận ngữ ngu án, ông còn làm riêng một cuốn Chu huấn toản yếu, chia loại tóm lược các lời dạy của Chu Tử theo như cách làm của Chu Tử với tiên nho đời Tống trong Cận tư lục.
- Trong tác phẩm 15 lần Phạm Nguyễn Du dẫn Tập chú tỏ ý tán thành, ca ngợi cách lý giải của Chu Tử, 14 lần dẫn lời của các nhà nho đời Tống để làm sáng tỏ nghĩa kinh, 94 chương dùng quan điểm thiên lý, 20 chương dùng quan điểm về khí chất, khí bẩm để thích nghĩa kinh văn.
- Thống kê lại, trong tác phẩm có 56 lần dẫn kinh và 45 lần dẫn sử để chứng minh, trong đó nhiều nhất là Kinh Dịch, Kinh Thư và các nhân vật, sự kiện trong Bắc sử, từ Tần hoàng, Hán Vũ, Tề Hoàn, Tấn Văn, Tống Huy, Quản, án, Hoàn Ôn, Vương Mãnh, Viên Thiệu, Điền Phong, Gia Cát Lượng, Hàn Kỳ, Phú Bật, Phạm Trọng Yêm, Vương An Thạch, Trương Vũ, Khổng Quang, Phùng Đạo.
- Đây cũng là cách làm bình thường của các nhà nho, cũng thường gặp trong các tác phẩm kinh học cùng thời..
- Viết Luận ngữ ngu án nhằm cầu cái học vị kỷ để tự tu và khai thị hậu học, nên trong nội dung bình giải, ngoài việc bàn bạc, thảo luận nghĩa lý, dẫn kinh sử để chứng minh, thì một nội dung quan trọng là những bài học, những ý nghĩa rút ra cho người học từ nội dung nghĩa lý kinh điển.
- Trong tác phẩm thường xuất hiện những lời răn bảo người học.
- Trong tác phẩm thường thấy những lời dạy như “Người học theo đó thì nên.
- Những quan điểm chính trị, ý nghĩa kinh thế của tác phẩm tập trung nhiều hơn trong hai chương sau.
- Trong Luận ngữ ngu án có tới 139 chương ông viết theo dạng thức như thế..
- ở đây cũng có thể thấy khá nhiều điểm đặc sắc trong cách nhận thức, lý giải kinh điển của Phạm Nguyễn Du, chẳng hạn như ông chỉ ra những đại bệnh của người quân tử, yếu lĩnh của người làm quan.
- Về văn bản, Luận ngữ ngu án là tác phẩm thảo luận nội dung nghĩa lý, tư tưởng chứ không chú trọng khảo chứng văn bản, thảo luận đồng dị, huấn hỗ từ ngữ, bởi nội dung là theo cách hiểu của Tập chú như ông đã xác định ngay từ đầu.
- Tập chú ngờ là thiếu chữ Tử viết, tiên nho và các bản dịch chú cận, hiện đại của Trung Quốc đều cho là lời Khổng Tử nói, bản thân Phạm Nguyễn Du cũng viết “Chương này tiên nho cho là lời thánh nhân”, nhưng ông cho là “Môn nhân viết về các đệ tử, nên xếp riêng ra phần “Phụ môn nhân ký chư đệ tử”, thể hiện cách hiểu riêng và cách suy nghĩ thận trọng.
- Luận ngữ ngu án ra đời từ tinh thần nỗ lực chủ động nhận thức nghĩa lý kinh điển của tác giả.
- Từ chỗ đó, tác phẩm đã tiến hành một loạt công việc, khảo đính, sắp xếp quy loại văn bản, bình giải xiển phát nghĩa lý kinh điển theo mô hình nội thánh ngoại vương, từ đó rút ra những giáo huấn về tu kỷ, trị nhân từ chân nghĩa của kinh điển thánh hiền..
- Nội dung bình giải nghĩa lý trong tác phẩm về cơ bản là đi sâu, mở rộng thêm những luận thuyết của Tống nho, đặc biệt là Chu Tử, trên lập trường của Tống nho mà thuyết giải kinh điển.
- Trên cái khung căn bản của Tống nho, tác phẩm bình giải nghĩa lý cũng mở rộng ra những vấn đề đạo đức, chính trị, xã hội.
- Luận ngữ ngu án tuy căn bản không ngoài phạm vi của Tống nho những cũng để lại nhiều dấu ấn cá nhân của tác giả, thể hiện những suy nghĩ riêng trong nhận thức kinh điển của một nho sĩ người Việt.
- Cách làm của tác giả, so với các tác phẩm kinh học đương thời vừa có những điểm tương đồng, vừa có những nét riêng đặc sắc.
- Dạng thức bàn luận kiểu Ngu án không hiếm trong các trước tác kinh học khác (Quản kiến, Lược luận, Phu thuyết, Lãi trắc.
- nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nho học Việt Nam, một nho sĩ bàn luận, giảng giải chuyên biệt Luận ngữ trên quy mô toàn tác phẩm.
- Cách làm này chưa từng có trong các tác phẩm kinh học Việt Nam.
- Tác phẩm đã làm phong phú cho những thành tựu của Nho học Việt Nam, cho thấy đến giai đoạn này, Nho học Việt Nam vẫn có bước phát triển.
- Tìm hiểu một tác phẩm kinh học có thể tiếp cận từ nhiều hướng.
- Các tác phẩm kinh học Việt Nam còn nhiều dạng thức khác như huấn thích, toát tiết yếu, diễn nghĩa, dịch Nôm