« Home « Kết quả tìm kiếm

ly luan trong nghien cuu doi chieu song ngu hanh vi ngon ngu "hoi"


Tóm tắt Xem thử

- Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu đối chiếu song ngữ hành vi ngôn ngữ “hỏi” (Trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt).
- Bài báo này bàn về một số vấn đề lý luận cần yếu trong nghiên cứu đối chiếu song ngữ hành vi ngôn ngữ “hỏi” trên cứ liệu tiếng Anh và Việt:.
- Các bình diện cần được khảo sát trong so sánh đối chiếu hành vi ngôn ngữ hỏi - Các kiểu loại tương hợp liên quan đến phát ngôn hỏi: nội dung mệnh đề (propositional content), cấu trúc thông báo, tiền giả định, tình thái - Một số nhận xét của tác giả (thay lời kết luận).
- Nghĩa học (semantics): học thuyết về quan hệ giữa các ký hiệu với khách thể hiện thực.
- Kết học (syntactics): học thuyết về quan hệ hình thức giữa các ký hiệu.
- Như vậy, dụng học nghiên cứu về hành vi của người sử dụng ký hiệu trong quá trình giao tiếp thực tế.
- Có thể nói rằng, dụng học đã đáp ứng được cách tiếp cận thống hợp đối với ngôn ngữ.
- Nó khắc phục được những hạn chế của một thời kỳ mà châm ngôn về tính khu biệt đã trở thành hòn đá tảng của ngôn ngữ học cấu trúc: Đó là việc tập trung mô hình hoá ngôn ngữ như là một hệ thống tự có đầy đủ các bất biến thể - các âm vị và hình vị được tạo thành bằng những đặc trưng khu biệt và chỉ bằng những đặc trưng đó mà thôi.
- Với sự xuất hiện của dụng học, khoảng cách giữa ngôn ngữ và đời sống bắt đầu được rút ngắn lại qua việc người ta nhận thức được rằng không chỉ ngôn ngữ vẽ lên bức tranh phác thảo về thế giới mà đời sống cũng cho chìa khoá để hiểu nhiều hiện tượng của ngôn ngữ và lời nói.
- Chiều thứ hai của mối quan hệ này đã trở thành quyết định đối với các công trình nghiên cứu dụng học.
- “Ngữ cảnh” nằm trong mối quan hệ bổ sung với “hành vi ngôn ngữ”.
- Bởi vì, những người giải thuyết các ký hiệu là những cơ thể sống, cho nên việc nêu đặc trưng đầy đủ của dụng học sẽ là chỉ ra quan hệ của ký hiệu với các bình diện sinh học của biện chứng.
- Nói cách khác, là mối quan hệ với tất cả các hiện tượng tâm lý học, sinh học, xã hội học được nhận thấy qua sự hành chức của ký hiệu [1]..
- Khái niệm này, dưới góc độ dụng học, được hiểu không chỉ là mối liên quan định vị trong văn bản (co-text), trong không gian, thời gian giao tiếp mà bao gồm cả những mối quan hệ với chủ thể, người tiếp nhận, với vốn tri thức nền và ý kiến của họ, với mục đích, định hướng giao tiếp, tiền giả định.
- Từ “tổng thể” ở đây được hiểu là mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố, chẳng hạn như mối quan hệ giữa người nói và người nghe với tất cả các đặc trưng như giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, tính chất của mối quan hệ, vị thế xã hội, gia đình.
- Có thể nói rằng chính ngữ cảnh mở ra con đường đi vào dụng học và đồng thời đảm bảo cho dụng học sứ mệnh thống hợp.
- Hành vi ngôn ngữ (speech act).
- Việc quan niệm ngôn ngữ trước hết là một công cụ để thực hiện hoạt động hướng đích nào đó đã khiến người ta quan tâm tới khả năng làm công cụ của các phát ngôn và đã mang đến cho chúng ý nghĩa có tính chất “hành vi”.
- Khái niệm “hành vi ngôn ngữ” bắt đầu bằng những công trình của Austin [2] và được nhiều nhà ngôn ngữ học theo trường phái chức năng sử dụng trong các công trình nghiên cứu.
- Trong quá trình giao tiếp, các phát ngôn được xem như những hành vi ngôn ngữ được người nói (chủ thể phát ngôn) dùng để tác động vào người nghe (chủ thể tiếp nhận), nhằm tạo ra các phản ứng nào đó từ phía người nghe.
- Cách tiếp cận này dẫn đến việc ý nghĩa được quan niệm như là thành phần của quan hệ nhân quả trong mô hình “kích thích - phản ứng”.
- Khái niệm “hành vi ngôn ngữ” nói lên tính bị chế định (sự lệ thuộc vào các quy tắc, quy ước sử dụng) và tính có mục đích rõ rệt của ngôn ngữ.
- Sự dụng học hoá ý nghĩa này dẫn đến hệ quả là nghĩa của phát ngôn đã bắt đầu được coi là không thể tách khỏi ngữ cảnh (hoàn cảnh) dụng học, còn ý nghĩa của nhiều từ thì được bắt đầu định nghĩa qua việc chỉ ra mục đích giao tiếp của hành vi ngôn ngữ.
- Mục đích là do con người đặt ra và có thể thay đổi nó.
- Phát ngôn như một hành vi với toàn bộ phổ mục đích giao tiếp có thể có của nó được thể hiện trong đối thoại.
- Đối thoại lệ thuộc vào tâm lý trong những quan hệ liên nhân.
- Những người tham gia giao tiếp theo các kênh đơn thoại hoặc đa thoại đóng những vai nhất định quy định các mô hình hành vi ngôn ngữ.
- Vì vậy, lẽ tự nhiên là, chính hình thức tồn tại này của ngôn ngữ là tư liệu để trình bày các quy tắc giao tiếp.
- Các thành tố phi quy ước hoá trong ý nghĩa của hành vi ngôn ngữ nằm trong phạm vi quan tâm của dụng học.
- Liên quan trực tiếp đến khái niệm hành vi ngôn ngữ là khái niệm “chủ thể phát ngôn”.
- Cơ sở lý thuyết của việc so sánh đối chiếu hành vi ngôn ngữ.
- Lịch sử ngôn ngữ học so sánh thường được biết đến qua hai bình diện cơ bản: a) So sánh lịch sử (cội nguồn) nhằm thiết lập nên mối quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ.
- b) So sánh loại hình nhằm thiết lập mối quan hệ đồng hình giữa các ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ học hiện đại, với những bước phát triển mới, không chỉ dừng lại ở mức so sánh kiểu loại về mặt ngữ pháp, mà đã và đang từng bước tiến hành so sánh về mặt chức năng, ngữ nghĩa, ngữ dụng.
- Với thuật ngữ này, phải giả định rằng, ít nhất là có sự tương đương bộ phận về mặt ý nghĩa giữa hệ thống ngôn ngữ này và hệ thống ngôn ngữ khác.
- Chức năng cơ bản của ngôn ngữ trong hoạt động Với tư cách như là một cơ sở lý luận chung, hoàn toàn có thể đưa ra giả định rằng các chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giống nhau trong các ngôn ngữ khác nhau trên tất cả mọi vùng của thế giới, cho dù có thể có những khác biệt về tập quán ngôn ngữ [4].
- Sở dĩ như vậy là vì, theo Robins, con người có những nhu cầu, những mối quan hệ giống nhau, và khái quát hơn, cùng chia sẻ một thế giới (Sapir, 1929) và (Whorf, 1940) đã có những lập luận tương phản với quan niệm này.
- Một bằng chứng không thể phủ nhận được là, tuy có sự khác biệt ở mức độ nhất định giữa các ngôn ngữ, nhưng người ta có thể học những ngoại ngữ khác xa với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và có thể chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác với mức độ chính xác cao.
- Khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ý nghĩa, chức năng của ngôn ngữ, có thể tiên nghiệm một điều là: cách thức mà các ngôn ngữ khác nhau ứng xử về một hiện tượng là tương đối giống nhau.
- Nghiên cứu đối chiếu hành vi ngôn ngữ Trong mô hình “kích thích - phản ứng”, hành vi ngôn ngữ mang tính đồng nhất, bất kể chúng được xem xét ở phương diện “thông điệp” (message) hay “trao đổi” (exchange).
- Ở phương diện trao đổi, có thể phân biệt hành vi ngôn ngữ thành hai loại cơ bản: cung và cầu (giving and demanding).
- Loại 1: Pass me the salt! Phản ứng: có thể không thành lời nhưng cung cấp vật dụng.
- Về chi tiết, có nhiều điểm khác biệt về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng giữa các ngôn ngữ.
- Ở góc độ so sánh ngôn ngữ học, những nét khác biệt đôi khi có giá trị thông tin cao hơn những nét tương đồng.
- Bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng của việc so sánh đối chiếu hành vi ngôn ngữ hỏi.
- Điều này rất điển hình trong hành vi hỏi.
- Tuy nhiên, ẩn dấu trong hành vi hỏi, cũng như các hành vi ngôn ngữ khác là hàng loạt thông tin ngữ nghĩa - ngữ dụng về chủ thể, ngữ cảnh, người tiếp nhận, mối quan hệ tương tác giữa người hỏi và người trả lời.
- Càng về sau, khi có nhiều tư liệu về các ngôn ngữ khác nhau, những nội dung liên quan về tình thái càng trở nên phong phú, đa dạng.
- Như trên đã đề cập, liên quan đến tình thái còn có thể có những thông tin phụ về thời gian, không gian, và cả những thông tin khác.
- ngoài việc biểu thị ít nhiều thái độ, thân phận và mối quan hệ giữa người nói và người nghe, còn chứa đựng một dạng thông tin nằm ngoài khác.
- Chẳng hạn, người nói, bằng cách thức nào đó, biết rằng người nghe đã và đang gặp phải rắc rối nào đó (về tâm - sinh lý, quan hệ.
- Ví dụ: “Now, what do we want for lunch?” Trong trường hợp người bệnh khó tính thì câu trả lời có thể là “I don’t know what you want but.
- Mối quan hệ này có thể được hình dung qua cách diễn đạt của T.
- Givón [5]: “Tình thái phát ngôn kết hợp với một mệnh đề có thể giống như một cái vỏ ốc bao chứa nó nhưng không phương hại đến phần cốt lõi ở trong.
- Các nội dung nghiên cứu về tình thái có khá nhiều.
- Givón có bốn tiểu loại tình thái nhận thức chính biểu lộ hiệu quả ngữ dụng mạnh nhất trong ngôn ngữ của nhân loaị.
- Đó là: (i) Tiền giả định.
- Givón không đưa ra một cách hiểu cụ thể về tiền giả định.
- Qua công trình nghiên cứu của ông, có thể thấy cách hiểu về tiền giả định của ông khác nhiều với các tác giả khác.
- Hỏi và trả lời có thể được xem như là văn cảnh tối thiểu để nghiên cứu về hành vi hỏi.
- Điều này được thể hiện rõ qua sự tương ứng khá chặt chẽ về khung tình thái cũng như khung mệnh đề giữa hai hành vi này.
- Hành vi hỏi giữ vai trò gần như quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi trả lời.
- Mối tương tác này có thể dễ dàng được nhận thấy qua kinh nghiệm.
- Mối tương quan có tính cộng tác giao tiếp thường là: hỏi về cái gì thì trả lời về cái ấy.
- Nội dung cần hỏi có thể là một sự kiện, một tình trạng bất kỳ.
- mà người hỏi muốn biết và giả định rằng người được hỏi có thông tin đó.
- Tất cả đều nằm trong mối quan hệ có tính chất đồng nhất.
- Cái người hỏi muốn được trả lời là thời gian cụ thể xảy ra sự kiện.
- Khi đưa ra câu trả lời 2(b), người trả lời chấp nhận tất cả những yếu tố đã dược xác định về sự kiện, không gian, chủ thể, thời gian tương đối.
- Mặc dù câu trả lời chỉ có một từ nhưng bất cứ ai cũng có thể khôi phục lại câu trả lời đầy đủ sau: “They are leaving tomorrow”.
- Câu 2(b) là một câu trả lời đầy đủ.
- Nếu trả lời ngắn gọn, 2(b) sẽ là: “At home”.
- Việc lựa chọn cách trả lời (đầy đủ hay ngắn gọn) chủ yếu liên quan đến tính “mới” hay “cũ” của thông tin.
- Người hỏi có thể phạm những lỗi dẫn đến việc phá vỡ quá trình giao tiếp.
- Chẳng hạn, người hỏi có thể phạm sai lầm về tiền giả định.
- Về phía người trả lời cũng có nhiều khả năng để lựa chọn câu trả lời, thậm chí cả sự bất hợp tác.
- Qua các ví dụ trên, có thể thấy rằng, sự tương hợp về nội dung mệnh đề (propositional content) giữa hỏi và trả lời có thể hiển ngôn hoặc ngầm ẩn.
- Tuy nhiên, dù ở dưới hình thức nào thì câu trả lời vẫn phải gắn với câu hỏi như là chu cảnh nhằm xác lập nộị dung mệnh đề.
- Cũng cần lưu ý thêm rằng, nhiều khi, trong câu hỏi tồn tại những hàm ý khó có thể nắm bắt được nếu không được đặt trong ngữ cảnh xác định.
- Một câu trả lời có giá trị thông tin thực sự phải đảm bảo sự tương hợp về mặt cấu trúc thông báo với câu hỏi.
- Như vậy, câu hỏi cũng như câu trả lời luôn tập trung hướng đến phần có giá trị thông báo tương ứng.
- Chính vì vậy, trong những điều kiện nhất định, câu hỏi và câu trả lời có thể xuất hiện dưới dạng tối thiểu.
- Nếu người được hỏi muốn thực sự đáp ứng yêu cầu của người hỏi thì phải luôn tuân thủ nguyên tắc: hỏi cái gì thì trả lời trả lời về nội dung được hỏi.
- Người hỏi bao giờ cũng có thiên hướng áp đặt đối với người trả lời.
- Nói cách khác, câu hỏi bao giờ cũng mang tính định hướng, ấn định cho câu trả lời về cấu trúc, phân bố thông tin, trọng tâm thông báo.
- Có thể xem câu hỏi là ngữ cảnh ngữ dụng (pragmatic context) cho câu trả lời.
- Sự tương hợp về tiền giả định (presupposition).
- Tuy vậy, tình trạng này không phương hại đến việc trình bày về sự tương hợp tiền giả định giữa hỏi và trả lời.
- Sự tương hợp này có thể diễn đạt như sau: Một câu trả lời có giá trị thông báo đáp ứng được những gì mà câu hỏi cần thì có chung tiền giả định với câu hỏi.
- Điều này có nghĩa là, khi đưa ra câu trả lời, người trả lời cũng đồng thời chấp nhận tiền giả định có trong câu hỏi.
- Khi người trả lời không chấp nhận tiền giả định của câu hỏi thì câu trả lời được đưa ra bao giờ cũng theo định hướng phủ định toàn bộ hoặc một phần tiền giả định trong câu hỏi.
- tiền giả định: đã đăng ký, lấy chồng.
- Trong những câu trên, câu trả lời có giá trị thông báo khác, ít nhiều có tính tương hợp với câu hỏi nhưng không hoàn toàn đáp ứng phạm vi nội dung cần được thông báo mà câu hỏi đặt ra.
- Những dạng trả lời như vậy có thể được xem như những cách thức nhằm hiệu chỉnh lại câu hỏi..
- Một trong những trọng tâm trong nghiên cứu bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành vi hỏi là thông tin tình thái.
- Mỗi ngôn ngữ đều có những cách thức và nguyên liệu vật chất riêng để biểu thị tình thái, và đều có những phạm trù chung, phổ quát cũng như những phạm trù riêng, đặc thù trong phạm vi này.
- Việc chỉ ra những phạm trù chung và riêng về tình thái có trong hành vi hỏi là hai nhiệm vụ song hành cần hướng đến trong nghiên cứu đối chiếu.
- Một số nội dung ngữ nghĩa - ngữ dụng có tính cần yếu khác liên quan đến hành vi hỏi như tiền giả định, trọng tâm thông báo, sự tương hợp về nội dung mệnh đề.
- Hỏi và đáp là thể thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập, là vòng khâu tiếp nối trong quá trình nhận thức, và do vậy, cần được nghiên cứu, phân tích trong mối quan hệ biện chứng của quá trình nhận thức thế giới thông qua sự tương tác bằng lời giữa những người tham gia giao tiếp.
- Ngoài việc tôn trọng những kết quả phân tích ở phương diện kết học (trạng thái tĩnh) của ngữ pháp mệnh đề về các đặc điểm của câu, việc nghiên cứu câu hỏi như là một thực thể vật chất - tâm lý cần được đặt trong mối quan hệ với thực tại trong khung lý thuyết ký hiệu học về đặc tính tam phân của ký hiệu, về mối quan hệ giữa “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”