« Home « Kết quả tìm kiếm

Lý thuyết phân phối thu nhập và suy nghĩ về Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ SUY NGHĨ VỀ VIỆT NAM.
- Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng kể sau hơn 20 năm đổi mới..
- Tăng trưởng kinh tế nhanh với tốc độ bình quân 7% trong những năm của thập kỷ 90, khoảng 7,8% giai đoạn từ đạt 8,47% sau khi chính thức gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) (đầu năm 2007) và chỉ giảm xuống 6,23% vào năm 2008 trong điều kiện suy thoái kinh tế thế giới.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đã vượt ngưỡng 1000 USD, lần đầu tiên đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp nhất (nhóm nước nghèo), trong khi tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh từ hơn 53% năm 1993, xuống còn 16% năm 2006.
- Một trong những quan ngại lớn nhất của Việt Nam là vấn đề phân phối thu nhập.
- Bài viết dưới đây không tham vọng phân tích quá trình phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Mục tiêu của bài viết góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề phân phối thu nhập thông qua việc trình bày lý thuyết phân phối thu nhập, đồng thời trên cơ sở đó suy ngẫm về mục tiêu phát triển gắn với phân phối thu nhập của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới..
- Lý thuyết phân phối thu nhập.
- Cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù kinh tế chung nhất của xã hội loài người.
- Với tư cách như vậy, phân phối theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là hoạt động chia các yếu tố sản xuất, các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất, các sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội.
- Trong đó, phân phối các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
- Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập.
- Thực tiễn cho thấy phân phối thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong mọi xã hội cũng như trong mọi hình thái kinh tế vì.
- phân phối thu nhập hỗ trợ cho tiêu dùng và quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tại của loài người..
- Xét theo chiều kích lịch sử, mặc dù cụm từ “phân phối” (distribution) lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong lý thuyết kinh tế bởi Francois Quesnay và một số nhà kinh tế trọng nông Pháp từ những năm 1750 nhưng những vấn đề lý luận về phân phối thu nhập chỉ thực sự xuất hiện sau công trình Wealth of Nations (1776) của Adam Smith và được hệ thống thành một lý thuyết phân phối thu nhập với David Ricardo (1817).
- Từ đó đến nay, lý thuyết phân phối thu nhập đã không ngừng phát triển với sự đóng góp, bổ sung, hoàn thiện của các học giả các nhà kinh tế trên thế giới.
- Nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập bao gồm: giải thích bản chất của phân phối thu nhập, các yếu tố tác động đến quá trình phân phối thu nhập, phân tích các vấn đề nảy sinh từ kết quả của phân phối thu nhập như bất bình đẳng kinh tế, nghèo đói, sự can thiệp của nhà nước.
- Trước tiên, về bản chất, phân phối thu nhập được đặc trưng bởi ba yếu tố cơ bản: đối tượng phân phối, chủ thể phân phối và người tiếp nhận thu nhập..
- Đối tượng của phân phối ở đây là phần sản phẩm xã hội mới được tạo ra trong một thời gian nhất định, và khi chúng được chuyển đến người tiếp nhận thì hình thành nên thu nhập cho người tiếp nhận.
- Thu nhập (income) có thể được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị..
- Trong các lý thuyết phân phối thu nhập, thu nhập có thể được xem xét theo cách tiếp cận vi mô hoặc vĩ mô.
- Đối với cách tiếp cận vi mô, thu nhập mang tính cá nhân, có thể được biểu hiện bởi 4 hình thái: tiền lương (thu nhập của lao động), địa tô (thu nhập của đất đai), lợi tức (thu nhập của vốn), lợi nhuận (thu nhập của tư bản).
- Trong khi đó, cách tiếp cận vĩ mô coi thu nhập là tổng thu nhập quốc dân với hai thành phần cơ bản: tiêu dùng và tiết kiệm..
- Chủ thể phân phối thu nhập là một khái niệm không thống nhất trong các lý thuyết phân phối thu nhập.
- Trong các thời kỳ trước nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chủ thể phân phối thu nhập thường là người có quyền lực cao nhất trong xã hội như tù trưởng trong chế độ nguyên thủy, chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ, vua hay các lãnh chúa trong chế độ phong kiến.
- Những người này dựa trên quyền chiếm hữu tập trung các tư liệu sản xuất quyết định phân phối thu nhập.
- Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, các lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển như Adam Smith, David Ricardo hay của trường phái tân cổ điển sau này coi người nắm giữ các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn) là chủ thể phân phối và cũng là đối tượng tiếp nhận phân phối.
- Lý thuyết phân phối thu nhập thuộc trường phái mácxít cho rằng trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chủ thể phân phối chính là các nhà tư bản, những người chiếm hữu các tư liệu sản xuất.
- Từ đó, trường phái này đề xuất lý thuyết phân phối thu nhập của xã hội chủ nghĩa với chủ thể phân phối là quần chúng lao động khi mà toàn bộ tư liệu sản xuất được công hữu.
- Từ những năm 60 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của trường phái kinh tế phúc lợi cũng như những nghiên cứu chỉ ra những thất bại thị trường ở các nước phát triển, đã dẫn đến sự can thiệp của Nhà nước trong phân phối thu nhập, đặc biệt trong các phân phối lại thông qua các chính sách thuế và trợ cấp..
- Người tiếp nhận thu nhập là những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thông qua quá trình phân phối mà nhận được được thu nhập.
- Theo cách tiếp cận vi mô, người tiếp nhận phải trả giá để đánh đổi được thu nhập, ví dụ như lao động bỏ sức lao động ra làm việc để nhận được tiền lương, chủ tư bản bỏ vốn kinh doanh nhận được lợi nhuận… Tuy nhiên, trong trường hợp nhà nước phúc lợi, một nhóm người có thể nhận được thu nhập do nhà nước cấp cho dưới dạng trợ cấp, bảo hiểm y tế….
- Ba yếu tố cơ bản trên kết hợp tạo ra quá trình phân phối thu nhập trong đời sống kinh tế - xã hội.
- Nguyên tắc cơ bản cho sự kết hợp này là thực hiện quyền sở hữu của chủ thể tạo ra giá trị hay thu nhập.
- Đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong lý thuyết phân phối thu nhập của hầu hết các trường phái kinh tế, dù là cổ điển, tân cổ điển hay mácxít… Như trong tác phẩm Wealth of Nations, A.Smith (1817) tranh luận rằng giá trị của bất cứ thứ hàng hóa nào cũng bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tô.
- Cũng dựa trên những tư tưởng này, trường phái cổ điển về sau đã tiến tới xác định thu nhập theo các yếu tố sản xuất..
- Hoạt động phân phối thu nhập trong thực tiễn bên cạnh nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu trong phân phối thu nhập, đòi hỏi phải xác định được cách thức phân phối thu nhập..
- Điều này có nghĩa là nếu theo cách tiếp cận cá nhân, thu nhập của mỗi yếu tố sản xuất sẽ được xác định như thế nào, hoặc theo cách tiếp cận vĩ mô, tiêu dùng và tiết kiệm chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng thu nhập.
- Trường phái cổ điển không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này, mặc dù D.Ricardo là người đầu tiên đưa ra “tiền công tối thiểu,” một khái niệm quan trọng trong các lý thuyết phân phối thu nhập 1 .
- Trong khi đó, lý thuyết phân phối thu nhập của K.Marx đã phân tích sâu sắc hơn về các lý luận tiền lương, lợi nhuận và địa tô.
- Như vậy, nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập của Marx - Engels đã xác định được phân phối thu nhập cá nhân.
- thuyết phân phối thu nhập xã hội chủ nghĩa sau này.
- Bên cạnh lý thuyết mácxít, lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà tân cổ điển cũng đã đưa ra được hướng giải quyết đối với cách thức xác định phân phối thu nhập cá nhân.
- Tiêu biểu nhất là những đóng góp về lý thuyết năng suất cận biên của John Bates Clark, nhà kinh tế của nước Mỹ.
- Thị trường các yếu tố sản xuất sẽ xác định giá cả và số lượng các yếu tố đầu vào, từ đó thu nhập của từng yếu tố sản xuất sẽ được xác định.
- Theo J.B.Clark, trong một nền kinh tế cạnh tranh, thu nhập của mỗi yếu tố đầu vào được xác định bằng phần lợi ích (giá trị) tăng thêm mà đơn vị cuối cùng của yếu tố sản xuất đó tạo ra - “năng suất cận biên.” Ví dụ, khi giữ nguyên các yếu tố đầu vào khác, việc bổ sung thêm 1 đơn vị lao động sẽ tạo ra giá trị tăng thêm, vậy tiền lương của các lao động sử dụng sẽ là bao nhiêu? Câu trả lời của J.B.Clark:.
- Do quy luật năng suất cận biên giảm dần nên toàn bộ chênh lệch trong giá trị từ người lao động thứ nhất tạo ra cho đến người lao động sẽ tạo ra thu nhập của người chủ sở hữu vốn.
- Như vậy, J.B.Clark đã thông qua việc xác định nguyên tắc trả công cho các yếu tố sản xuất đã giải quyết tương đối triệt để vấn đề phân phối thu nhập: tiền lương của công nhân hay lợi nhuận của nhà tư bản là sản phẩm “cận biên” tương ứng.
- Tuy nhiên, cũng giống như các nhà cổ điển, J.B.Clark đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt, nếu “tự nhiên” (quy luật thị trường) là công bằng, liệu có nên tồn tại sự phân phối thu nhập ngày đang càng bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản thời đó hay không? Lý thuyết phân phối của mácxít và tân cổ điển đều chưa phân tích phân phối thu nhập theo cách tiếp cận vĩ mô và điều này chỉ được giải quyết với lý thuyết của trường phái Keynes..
- Năm 1936, trong tác phẩm Lý thuyết chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm, John Maynard Keynes đã đưa ra những luận điểm hình thành nên nền tảng của các lý thuyết phân phối thu nhập của các Keynesian sau này.
- Trước tiên, so với các lý thuyết phân phối thu nhập truyền thống quan tâm đến mức lương sinh tồn, địa tô và lợi nhuận để xác định sự phân phối thu nhập, trong cấu phần của thu nhập, Keynes đã đưa vào một khoản nhằm tích lũy tạo điều kiện phát triển sản xuất bên cạnh tiêu dùng, gọi là tiết kiệm.
- Mặt khác, dựa trên lý thuyết cầu hiệu dụng, Keynes lập luận thu nhập quốc dân được xác định bằng tổng chi tiêu, gồm: chi tiêu tiêu dùng, chi tiêu đầu tư và chi tiêu chính phủ, trong đó, chi tiêu tiêu dùng là thành phần chủ yếu, lớn nhất và tiêu dùng có thể được xác định thông qua hàm số của thu nhập, thiên hướng tiêu dùng biên….
- Ngoài ra, Keynes còn lập luận nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng khi tiết kiệm bằng đầu tư theo kế hoạch..
- Một vấn đề nảy sinh từ kết quả của quá trình phân phối thu nhập là sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
- Sự chênh lệch giàu nghèo ở mức độ như thế nào thì được coi là “bất bình đẳng?” Để hỗ trợ đo lường phân phối thu nhập nhằm xác định mức độ bất bình đẳng, các nhà kinh tế đã xây dựng và phát triển một số thang đo như đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số Hoover, chỉ số Theil (Atkinson), phương sai và hệ số biến thiên trong phân phối thu nhập… Nhìn.
- Những quốc gia có hệ số Gini từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tương đối công bằng.
- Việc sử dụng hệ số Gini để phán xét một phân phối thu nhập có công bằng hay không phải hết sức thận trọng vì thước đo này có những giới hạn nhất định.
- Trước tiên, trong thực tiễn nghiên cứu, do dữ liệu về thu nhập của người dân có thể được phản ánh dưới dạng thu nhập danh nghĩa hoặc chi tiêu nên các nhà kinh tế phân biệt 2 loại hệ số Gini: hệ số Gini tính theo thu nhập và hệ số Gini tính theo chi tiêu.
- Ngoài ra, các hệ số Gini thường không phản ánh mức chênh lệch tài sản thực giữa những nhóm người dân trong quốc gia vì nó cơ bản được xác định dựa trên thu nhập ròng.
- Hơn nữa, các quốc gia có cùng hệ số Gini có thể khác nhau về hình dạng của đường cong Lorenz, do đó khác nhau về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
- Mặt khác, hệ số Gini suy cho cùng cũng chỉ phản ánh phần có thể định lượng được còn những khía cạnh khác trong phân phối thu nhập liên quan đến các vấn đề công bằng xã hội, đói nghèo cần phải có những phân tích định tính hơn..
- Bên cạnh việc lượng hóa mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, các lý thuyết phân phối thu nhập cũng đã luận giải nguồn gốc của bất bình đẳng và sự nghèo đói trong xã hội hiện đại cũng như thảo luận các giải pháp cho vấn đề này.
- Các lý thuyết phân phối thu nhập ban đầu của trường phái cổ điển hoặc tân cổ điển đều cố gắng giải thích sự chênh lệch giàu nghèo là do quy luật tất yếu của thị trường cạnh tranh.
- Thuyết kinh tế phúc lợi mới được hình thành từ những năm 1930 về cơ bản công nhận thất bại thị trường là nguyên nhân của bất bình đẳng và đói nghèo, do vậy, họ đề xuất sự can thiệp của nhà nước trong việc sửa chữa thất bại thị trường liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập thông qua các chính sách phân phối lại như thuế, trợ cấp… Những luận điểm này đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng các mô hình Nhà nước phúc lợi sau này.
- Theo Kutnetz (1955), ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra rất lớn, tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt đến mức độ nhất định thì khoảng cách giàu nghèo có xu hướng thu hẹp.
- Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện những nghiên cứu trong lý thuyết phân phối thu nhập chứng minh khó có thể khái quát tăng trưởng kinh tế được tác động của tăng trưởng kinh tế đến phân phối thu nhập như Bourginon (2004).
- Theo những nghiên cứu này, có thể lựa chọn những chiến lược tăng trưởng kinh tế loại bỏ bất bình đẳng thu nhập.
- Ngoài ra, các lý thuyết phân phối thu nhập hiện nay cũng thừa nhận tác động ngược trở lại của phân phối thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế.
- 2 Trong công trình The Interaction between Income Distribution and Economic Growth, Liu Lin và Qin Wanshun (2006) dựa trên dữ liệu về phân phối thu nhập của Trung Quốc 20 năm đã tái khẳng định tăng trưởng kinh tế khiến khoảng cách giàu nghèo rộng ra ở Trung Quốc..
- (1992), O.Galor và J.Zeira đã phân tích vai trò của phân phối của cải đối với hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua đầu tư vào vốn nhân lực.
- Theo Galor và Zeira, trong điều kiện thị trường tín dụng không hoàn hảo, phân phối của cải có tác động quan trọng đối với hoạt động kinh tế vĩ mô, đặc biệt khi không đưa được hết các nguồn đầu tư vào vốn nhân lực thì những tác động này còn duy trì ngay cả trong dài hạn.
- Tăng trưởng bị ảnh hưởng tích cực bởi sự phân phối của cải lần đầu, cụ thể hơn là phần trăm dân số được thừa kế một lượng tài sản đủ lớn để thúc đẩy họ đầu tư vào vốn nhân lực.
- Do vậy, theo hai nhà kinh tế cần phải có được một tầng lớp dân trung lưu rộng lớn để đạt được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và từ đó tạo điều kiện duy trì sự bình đẳng trong tương lai..
- Phần trình bày trên đã phác họa những nét chính trong bức tranh về lý thuyết phân phối thu nhập.
- Có thể thấy xuyên suốt bức tranh đó là sự đa dạng, thậm chí mâu thuẫn trong nhận thức, lý giải về các vấn đề phân phối thu nhập của nhiều nhà kinh tế thuộc các trường phái khác nhau.
- Điều này một mặt phản ánh phân phối thu nhập là một vấn đề phức tạp, liên đới cả kinh tế - chính trị và xã hội, mặt khác, nó còn cho thấy sự khó khăn trong việc vận dụng lý thuyết phân phối thu nhập để có được các chính sách phân phối thu nhập hợp lý.
- Một vài suy nghĩ về Việt Nam.
- Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang bước vào giai đoạn phát triển mới.
- Sau hơn hai thập kỷ đạt nhiều tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, Việt Nam đã xác định mục tiêu phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
- Đối với Việt Nam, phát triển bền vững, ít nhất trên khía cạnh phân phối thu nhập, là một nhu cầu thực sự khẩn thiết trong giai đoạn tới đây vì ngoài mục tiêu xây dựng XHCN ở Việt Nam như Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Đại hội các khóa: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,” Việt Nam nhất thiết phải duy trì được tốc độ tăng trưởng để thoát khỏi cái bẫy luẩn quẩn của các nước có thu nhập thấp mà điều kiện tiên quyết liên quan đến việc giảm bất bình đẳng và đói nghèo (Trần Văn Thọ, 2008).
- Ở đây, tôi chưa đề cập đến khía cạnh môi trường và các khía cạnh xã hội khác… mà chỉ quan tâm đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh dựa trên cơ sở giảm bất bình đẳng, đói nghèo.
- Tuy nhiên, đối chiếu với phần trình bày lý thuyết phân phối thu nhập, ta hãy nghiên cứu những thành tựu trong hoạt động phân phối thu nhập một cách kỹ lưỡng..
- Sự thay đổi hệ số Gini và tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giai đoạn .
- thu nhập .
- Nguồn: Tổng hợp số liệu của tổng cục Thống kê các năm Trước tiên, đối với vấn đề bất bình đẳng ở Việt Nam, thống kê về hệ số Gini trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2006 đã cho thấy có xu hướng tăng lên, đặc biệt đối với hệ số Gini tính theo thu nhập.
- Điều đó cũng có nghĩa là trong quá trình tăng trưởng nhanh, bất bình đẳng ở Việt Nam đã gia tăng..
- Tuy nhiên, kết luận trên có thể bị giảm giá trị khi người ta cho rằng Việt Nam vẫn đang nằm trong giới hạn an toàn của bất bình đẳng.
- Thứ nhất, ngay cả những tổ chức quốc tế thường ca ngợi thành tựu kinh tế của Việt Nam như World Bank cũng nghi ngờ về tính chính xác của hệ số Gini tính theo chi tiêu của giai đoạn .
- Ngoài ra, như đã đề cập trong phần trình bày lý thuyết thu nhập, các hệ số Gini trên đã không xét đến hiện tương phân phối lại tài sản (bất động sản) đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Hơn nữa, trong hai năm qua, sự ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế cùng những biến động thất thường trên thị trường chứng khoán, thị vàng, có thể khiến cho hệ số Gini của năm 2009 thay đổi nhiều hơn so với xu hướng hiện nay 5 .
- Niên giám thống kê 2008 mới đây cho biết chênh lệch giữa thu nhập của nhóm 20% giàu nhất với nhóm 20% nghèo nhất là 8,5 lần trong khi đó chênh lệch chi tiêu là 4,5 lần.
- Bảng 1 cũng cung cấp số liệu về thành tựu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì chuẩn nghèo của Việt Nam trong những năm.
- Những phân tích trên cho thấy sự quan ngại về khả năng thực hiện tăng trưởng bền vững từ góc nhìn về đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối thu nhập ở Việt Nam hoàn toàn có căn cứ.
- Sự quan ngại này có thể được loại bỏ nếu Việt Nam không ỷ lại vào những thành tựu kinh tế hiện thời mà xây dựng được một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới cùng các chính sách phân phối thu nhập thích hợp.
- Việt Nam rõ ràng có thể ngay từ đầu giai đoạn mới này chọn lựa chiến lược tăng trưởng theo hướng giảm dần bất bình đẳng vì như đã đề cập trong phần trình bày tác động ngược trở lại của phân phối thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế:.
- bình đẳng trong phân phối thu nhập sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế.
- Việc đặt mục tiêu tạo ra lớp trung lưu rộng lớn sẽ khuyến khích người nghèo làm giàu nhiều hơn đồng thời tái phân phối thu nhập của người giàu.
- Các công cụ có thể sử dụng để tái phân phối thu nhập ở đây nên tập trung vào khía cạnh tài sản như thuế thừa kế, thuế đầu tư, thuế tài sản.
- Nông thôn và miền núi là những khu vực kém phát triển, và là những khu vực không đem lại lợi suất cao về kinh tế như các khu vực khác nên khó có thể tiếp cận với đầu tư tư nhân hay đầu tư nước ngoài