« Home « Kết quả tìm kiếm

MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ - GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN VỐN, CÔNG NGHỆ VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CỦA TƯ NHÂN CHO CÁC DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- NGUỒN VỐN, CÔNG NGHỆ VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CỦA TƯ NHÂN CHO CÁC DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
- Tuy nhiên, với cách huy động nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường chủ yếu từ nguồn ngân sách và viện trợ nước ngoài (ODA) như hiện nay, nhu cầu nguồn vốn rất lớn cho hiện tại và trong tương lai vẫn chưa đủ đáp ứng.
- Ngoài các công ty môi trường đô thị URENCO của các tỉnh/thành phố, còn có các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nước ngoài, các hình thức liên doanh, liên kết, tuy nhiên, năng lực tài chính của các doanh nghiệp tư nhân nước ta này còn yếu, chỉ có khoảng 30% vốn tự có đầu tư vào dự án, còn lại là đi vay (Trần Văn Cường, 2009)..
- Nếu độc lập thực hiện một dự án, đặc biệt là dự án về môi trường có nguồn vốn đầu tư khá lớn, thời gian thu hồi vốn khá lâu, phụ thuộc nhiều vào mức độ ủng hộ của cơ quan quản lý Nhà nước, với cách huy động bằng hình thức BOT, BT như hiện nay sẽ không thực sự hiệu quả, thường dẫn đến chậm trễ về tiến độ, có khi dự án phải bỏ dở, do khó khăn tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính của các doanh nghiệp tư nhân.
- NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
- Nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải, khí thải, tiếng ồn tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp của doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng.
- Chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư bảo vệ môi trường của 18 ngành và lĩnh vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao ở nước ta cũng đã lên đến 124.000 tỷ đồng (IPSI, 2007)..
- Nếu như toàn bộ vốn điều lệ của Quỹ chỉ dành cho 37 phiếu đăng ký xin hỗ trợ vốn đầu tư bảo vệ môi trường ở lưu vực sông Đồng Nai, với tổng số tiền đăng ký là 2.025 tỷ đồng, thì Quỹ vẫn còn thiếu hơn 1.500 tỷ đồng (Quỹ Bảo vệ Môi trường, 2010).
- Điều này cho thấy tính cấp bách của vấn đề về nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam, mặc dù nguồn thu từ thuế môi trường ở nước ta có tăng, nhưng vẫn rất hạn chế và không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng (Hình 1)..
- So sánh mức thu và nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường Tỷ đồng So sánh mức thu và nhu cầu nguồn vốn cho bảo vệ môi trường.
- Đường nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng môi trường đô thị của 20 tỉnh/thành.
- nhu cầu đầu tư cho các lĩnh vực như xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý chất thải rắn và đầu tư cải thiện hệ thống thoát nước và hạ tầng xử lý nước thải tại các đô thị lớn của 20 tỉnh (khảo sát 2006-2007).
- Tuy nhiên, nguồn ngân sách luôn có hạn và yêu cầu cấp bách hiện nay là cần có các định hướng cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn từ tư nhân (cả từ vốn đầu tư nước ngoài), khi mà hình thức kêu gọi đầu tư theo mô hình dự án BOT, BT đã bộc lộ những khó khăn và yếu kém..
- Nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
- Nguồn này cũng chỉ đáp ứng 16% chi phí vận hành cho xử lý chất thải rắn và nước thải đô thị hàng năm của 20 tỉnh/thành trong cả nước, chưa kể nhu cầu về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng môi trường khoảng 85.000 tỷ nữa..
- Viện trợ ODA cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ nguồn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư..
- ODA cho bảo vệ môi trường.
- Theo Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2008), trong giai đoạn chúng ta đã đầu tư từ vốn ngân sách và huy động vốn hỗ trợ ODA thông qua các dự án được 3,9 tỷ đô la Mỹ, trong đó riêng trong 5 năm đạt 2,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,5 lần so với 5 năm trước đó.
- Cũng theo Vũ Xuân Nguyệt Hồng, kết quả điều tra năm 2001 cho thấy ODA có tỷ trọng vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường đạt 56%, của doanh nghiệp là 25% và 19% là của vốn ngân sách trong nước..
- Ngoài ra, các dự án được đầu tư từ nguồn vốn ODA thường có chi phí cao hơn do chi phí tư vấn nước ngoài rất lớn..
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng có được một lượng vốn khiêm tốn từ các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào lĩnh vực này.
- Các lĩnh vực đầu tư của các dự án này bao gồm từ tư vấn xử lý nước thải, quản lý và bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, đào tạo và cung cấp chứng chỉ quản lý môi trường, tới việc sản xuất các thiết bị, hóa chất bảo vệ môi trường, các dịch vụ tư vấn về môi trường.
- Tuy nhiên, các lĩnh vực này chỉ là quy mô nhỏ bé, chưa thu hút những công ty lớn đầu tư vào và phần lớn các dự án FDI này lại chỉ tập trung ở các tỉnh phía Nam với 18 dự án, tổng vốn đăng ký là 70 triệu đô la Mỹ (Toolkit for Social and Environmental Entrepreneurs, 2010)..
- Tuy nhiên, họ còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai, ứng dụng vì nhiều lý do: năng lực tài chính của các doanh nghiệp tư nhân có hạn, Nhà nước lại chưa có những cơ chế cụ thể nhằm tạo mọi điều kiện, nhất là về nguồn vốn.
- Vậy mô hình hợp tác Nhà nước tư nhân là gì? Tại sao các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước lại mong muốn Việt Nam có được môi trường pháp lý về PPP? Các dự án PPP có mang lại chất lượng các dịch vụ công không?.
- Chưa có một định nghĩa riêng nào về PPP có thể giới thiệu về các nguồn lực hoặc khả năng chuyên môn của khu vực tư nhân trong việc cung cấp và phân phối một cách có hiệu quả các tài sản và dịch vụ của khu vực công cộng mà theo truyền thống vẫn do khu vực công cộng phân phối..
- Nghĩa là, PPP chỉ là một tên gọi khác nhau cho tư nhân hóa và ký kết hợp đồng ra ngoài..
- Vốn đầu tư Quyền sở hữu tài sản vận.
- tư nhân 1-2.
- tư nhân 3 - 5 Hợp đồng cho.
- thuê Public Public Tư nhân Nhà nước và.
- tư nhân Tư nhân 8 - 15.
- quyền/ BOT Public Tư nhân Tư nhân Nhà nước Tư nhân 20 - 30.
- Bán/ BOO Tư nhân Tư nhân Tư nhân Nhà nước Tư nhân Không giới hạn Một số định nghĩa khác như Ủy ban Quốc gia về PPP của Vương quốc Anh cho rằng: “PPP là một kiểu quan hệ chia sẻ rủi ro xuất phát từ nguyện vọng chung của cả khu vực tư nhân và khu vực công, nhằm đạt được kết quả mong muốn”.
- Theo quan điểm của Ngân hàng Châu Á (2008), khái niệm tham gia của khu vực tư nhân (PSP) là một thuật ngữ thường được sử dụng hoán đổi với thuật ngữ mối quan hệ đối tác Nhà nước - tư nhân.
- Tuy nhiên, các hợp đồng PSP hướng đến việc chuyển các nghĩa vụ sang cho khu vực tư nhân hơn là nhấn mạnh đến cơ hội thiết lập một mối quan hệ đối tác.
- Họ cho rằng “mối quan hệ đối tác Nhà nước - tư nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức Nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác..
- l Đó là các mối quan hệ tương đối lâu dài, bao gồm việc hợp tác giữa đối tác công cộng và đối tác tư nhân trên những khía cạnh khác nhau của một dự án đã được lập kế hoạch từ trước;.
- l Có sự phân chia rủi ro giữa đối tác thuộc khu vực công cộng và đối tác thuộc khu vực tư nhân..
- Như vậy, có thể hiểu đơn giản PPP không phải là tư nhân hóa, mà là công - tư phối hợp thực hiện dự án, cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và sự rủi ro, nó giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ công.
- Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ, được thực hiện qua hợp đồng, trên nguyên tắc chuyển rủi ro cho người quản lý tốt hơn rủi ro đó.
- tư nhân sẽ đóng góp không chỉ là vốn mà cả công nghệ và kinh nghiệm quản lý..
- Các hợp đồng PPP có rất nhiều hình thức, mỗi hình thức phù hợp với một điều kiện nhất định, với khoảng thời gia thực hiện nhất định, vai trò của Nhà nước và tư nhân được hoán đổi rất nhiều, từ đẩy rủi ro nhiều cho Nhà nước trong hình thức hợp đồng dịch vụ/quản lý, hoặc cho tư nhân trong hình thức BOO, BOT, hay Nhà nước và tư nhân cùng chia sẻ rủi ro.
- Từ kinh nghiệm thế giới cho thấy, mô hình PPP mang lại hiệu quả đầu tư tăng rõ rệt so với cách đầu tư truyền thống do:.
- Việc cung cấp các dịch vụ của khu vực tư nhân do Chính phủ chi trả có thể làm thay đổi gánh nặng kinh phí từ phương thức truyền thống thanh toán trước một khoản tiền lớn, sang một loạt các khoản thanh toán thường niên dễ quản lý và dự đoán trước hơn trong suốt thời gian của dự án, tạo sự minh bạch trong chi tiêu (xem Hình 4 và 5).
- Điều này có nghĩa là với cùng một lượng vốn Nhà nước đầu tư, nếu như trước kia tập trung vào xây dựng được một công trình, thì nay có thể phát triển hai đến ba công trình tương tự nhờ có phần vốn tham gia của tư nhân..
- Nguồn vốn của khu vực tư nhân tự lo bằng cách sử dụng một phần lớn nợ cộng với vốn chủ sở hữu của cổ đơng.
- Sự thu hồi vốn của tư nhân phụ thuộc vào chất lượng các dịch vụ Mua sắm theo truyền thống của Chính phủ.
- So sánh dòng vốn đầu tư theo cách truyền thống và theo quan hệ đối tác công tư - PPP Nguồn: FTA/NCPPP, 2009..
- Nhà nước sẽ chi trả cho các hoạt động và chuyển giao thành công các dịch vụ đã ký kết, thay vì nhà nước đầu tư một khoản vốn ban đầu, tư nhân sẽ làngười.
- chi trả các khoản đầu tư ban đầu 90.
- Năm Chi phí đầu tư (theo truyền thống).
- 2) Các dự án theo hình thức PPP có kết quả tốt hơn.
- Sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung cấp dịch vụ môi trường có tiềm năng mang lại những lợi ích như: thực hiện tốt hơn, tầm bao phủ rộng hơn và tính bền vững cao hơn nhờ vào hiệu quả đạt được với năng lực quản lý, sự sáng tạo, khả năng định hướng theo yêu cầu của khách hàng, khả năng thu hồi chi phí cao hơn và việc sử dụng kỹ thuật tiên tiến của khu vực tư nhân (Alan Johnson, 2006).
- 3) Tổng mức đầu tư, thời gian hoàn thành và chất lượng công trình, dịch vụ công được đảm bảo do gắn với lợi ích trực tiếp của nhà đầu tư trong việc khai thác và vận hành công trình, thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh..
- 4) Tận dụng được kinh nghiệm của tư nhân về quản lý, kinh doanh hiệu quả, sử dụng kỹ năng và công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí trong xây dựng, bảo dưỡng và vận hành của khu vực tư nhân..
- Các nhà cung cấp tư nhân dường như thúc đẩy sự dịch chuyển việc thanh toán sang cho người sử dụng dịch vụ bởi vì mục đích của họ là doanh thu và bù đắp chi phí.
- 6) Tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho các nhà đầu tư.
- Nếu chuyển sang hình thức PPP, có nghĩa là thực hiện đấu thầu cạnh tranh, công khai, nguồn tiền phần lớn do tư nhân đầu tư ban đầu..
- 7) Sự ủng hộ của Chính phủ về chủ trương áp dụng thử nghiệm hình thức hợp tác Nhà nước tư nhân..
- Hiện nay, nước ta đã có một số quy định liên quan đến vấn đề hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân, có thể coi là khởi nguồn của PPP, như Nghị định 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) thay thế Nghị định 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO.
- Đặc biệt Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo quy chế thí điểm hình thức hợp tác Nhà nước - tư nhân.
- Tuy nhiên, trong Quy chế này không có danh mục các dự án về môi trường..
- ii) Chi phí giao dịch cao, về vấn đề tham nhũng khi cả Nhà nước và tư nhân cùng tham gia, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra các hiện tượng “trục lợi” lớn, các công ty tư nhân chỉ chăm chú thu lợi nhuận, mà không chú trọng đến chất lượng dịch vụ....
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hiện nay các nước phát triển và đang phát triển đang áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước - tư nhân (PPP) trong các dịch vụ công, trong đó có dịch vụ môi trường đã và đang thu được những kết quả nhất định..
- Ở Anh, xu hướng chung trước đây là Nhà nước thu hút tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng môi trường hoặc cung cấp các thiết bị xử lý môi trường, sau đó chuyển giao cho Nhà nước để sở hữu quản lý..
- Các dự án đang tìm nguồn.
- Số lượng đáng kể các dự án kết thúc.
- Hàn Quốc bắt đầu chương trình PPP của mình từ năm 1994 với Luật Thúc đẩy tư nhân đầu tư vốn cho toàn xã hội.
- Sau Luật này, có khoảng 100 dự án hạ tầng được thực hiện theo hình thức PPP.
- Trong nhiều hợp đồng có thể đàm phán, Chính phủ có thể bảo lãnh doanh thu lên tới 90%, khiến cho khu vực tư nhân hầu như không có rủi ro doanh thu mà phần rủi ro này được chuyển sang phần lớn cho Chính phủ.
- Hình thức ưa thích áp dụng ở Trung Quốc là Chính phủ hợp tác với tư nhân thông qua các công ty cổ phần.
- Kết quả là khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước đã có những phản ứng tích cực đối với các đổi mới về thể chế (Đinh Văn Ân và nnk., 2008)..
- Nguồn hỗ trợ tài chính cho các dự án môi trường từ các quỹ hỗ trợ tài chính ở các nước châu Âu là khá lớn, khoảng trên dưới 60% tổng nguồn vốn đầu tư của dự án.
- Ngoài ra, còn có các khoảng đầu tư từ các tập đoàn tài chính cùng tham gia dự án (Price Water House Coopers, 2005)..
- Các dự án PPP có thể có nhiều nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia thực hiện một dự án, trong đó có một đại diện đủ mạnh và có kinh nghiệm thực hiện ký kết trực tiếp với cơ quan đại diện của Nhà nước để tiến hành các dự án cung cấp dịch vụ công.
- Ở nước ta, dù có nhiều lợi thế, nhưng thực tế việc khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, trong đó có cơ sở hạ tầng môi trường còn khiêm tốn.
- Nghiên cứu của ADB cho thấy, vốn tư nhân hiện đang tham gia rất khiêm tốn vào cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
- Trong 12 năm qua (tính đến năm 2006), chỉ có 18 hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC) với các đối tác tư nhân nước ngoài, chiếm khoảng 15% tổng số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
- Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 năm trở lại đây, các dự án thực hiện theo hình thức BOT, BT, BTO đã tăng thêm 70 dự án, nâng tổng số dự án lên 90 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 7,1 tỷ đô la Mỹ, trong đó các dự án về giao thông chiếm 70%.
- Một thực tế là nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn dè chừng với các dự án BOT, BT ở Việt Nam.
- Để bù đắp vào các khoảng thiếu hụt vốn đầu tư hàng năm đầu tư cho phát triển, hiện nay chúng ta vẫn đang tích cực kêu gọi đầu tư từ tư nhân (bao gồm cả đầu tư nước ngoài) thực hiện các dự án BOT, BT..
- Hiện có hơn 100 dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, BT, bao gồm hầu hết các lĩnh vực như cầu - đường - cảng, chiếm 24,5% số dự án, cơ sở hạ tầng 20,8%, điện lực 9,4%, môi trường chiếm 7,5% và các lĩnh vực khác như bất động sản, y tế, giáo dục.
- Những lý do thường được đưa ra để lý giải cho việc thiếu sự tham gia của khu vực tư nhân là Chính phủ có thái độ không nhất quán về đầu tư tư nhân và những kỳ vọng không thực tế về những gì mà khu vực tư nhân có thể đem lại.
- l Triển khai dự án: Sự không chắc chắn về vai trò của Chính phủ (những cơ quan phát triển dự án) và nhà đầu tư tư nhân trong việc chịu chi phí và rủi ro khi phát triển dự án.
- quyền ưu tiên thực sự của các dự án được phát triển theo mô hình PPP.
- Để thực hiện thành công kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nói chung, kế hoạch bảo vệ môi trường nói riêng, nước ta cần huy động một lượng vốn đầu tư rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng chỉ đạt 50-60%.
- l Các dự án theo hình thức PPP có kết quả tốt hơn;.
- l Tổng mức đầu tư, thời gian hoàn thành và chất lượng công trình, dịch vụ công được đảm bảo do gắn với lợi ích trực tiếp của nhà đầu tư trong việc khai thác và vận hành công trình;.
- l Tận dụng được kinh nghiệm của tư nhân về quản lý, kinh doanh hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ (chuyển giao khoa học công nghệ), tiết kiệm chi phí trong xây dựng, bảo dưỡng và vận hành của khu vực tư nhân;.
- l Được sự ủng hộ của Chính phủ về chủ trương áp dụng thử nghiệm hình thức hợp tác nhà nước tư nhân..
- Quan hệ đối tác công cộng - tư nhân: Bài học kinh nghiệm và những gì ADB có thể mang lại.
- Dự án Nâng cao hiệu quả cho người nghèo.
- Khung Quan hệ đối tác giữa khu vực công cộng và tư nhân (PPP) trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư..
- Tờ trình Quyết định của Thủ tường Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP.
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Đề dẫn cho Hội thảo về Quan hệ đối tác giữa khu vực công cộng và tư nhân (PPP).
- Cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường.
- Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân.