« Home « Kết quả tìm kiếm

mối quan hệ đào tạo - việc làm từ góc độ kinh tế học


Tóm tắt Xem thử

- Mối quan hệ đào tạo việc làm từ góc độ kinh tế học Mối quan hệ đào tạo - việc làm từ góc độ kinh tế học Jean - Michel Plassard, GS.
- Giới thiệu Tính phức của mối quan hệ đào tạo - việc làm từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của các nhà xã hội học, và đôi khi họ nghi ngờ về tính vật chất của mối quan hệ này (Tanguy 1986).
- Mối quan hệ đào tạo việc làm gắn với vấn đề nghiên cứu chung về các tương tác giữa hệ thống sản xuất và hệ thống giáo dục.
- Một điều hiển nhiên, các điều kiện của thị trường lao động có thể làm thay đổi các mối quan hệ đào tạo việc làm.
- Thị trường lao động phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế chung.
- Hiếm khi mối quan hệ đào tạo việc làm được diễn ra dưới hình thức người đầu tiên được đào tạo là người đầu tiên được sử dụng, mà thường bị đẩy tới điểm cao các tác động của nhiều yếu tố phức, đan xen lẫn nhau.
- Về lâu dài, các tiến bộ kỹ thuật thường ít ảnh hưởng tới các năng lực lao động.
- Giống như thị trường lao động, thị trường giáo dục cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ đào tạo việc làm.
- Tính mở hay đóng của các hệ thống, các phương thức tài chính, tính tập trung hoá hay phi tập trung hoá, các mối quan hệ gián tiếp hay trực tiếp với môi trường doanh nghiệp đều có tác động tới mối quan hệ đào tạo việc làm.
- Có nhiều cách tiếp cận mối quan hệ đào tạo việc làm.
- Trong bài viết này, chúng tôi giới hạn chủ yếu mối quan hệ đào tạo việc làm dưới góc độ vĩ mô.
- Phần đầu giới thiệu các lý thuyết cơ bản của mô hình đầu tiên về dự đoán nguồn nhân lực và các giả thuyết về tính cứng nhắc hoàn toàn của mối quan hệ đào tạo việc làm.
- Phần thứ ba phân tích các lý thuyết cơ sở chứng minh tính mềm dẻo nhất định của mối quan hệ đào tạo việc làm.
- Ví dụ về mối quan hệ đào tạo việc làm cứng nhắc : mô hình nền tảng của phương pháp dự đoán nhu cầu về nguồn nhân lực.
- Sau khi dự đoán về toàn bộ sự điều chỉnh đối với sự thay đổi của cầu khác nhau của các doanh nghiêp về nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục phải lên chương trình một cách chính xác nhằm đào tạo nguồn nhân lực trẻ có bằng cấp.
- Hệ thống giáo dục phải có khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp nhập lượng “lao động” yêu cầu theo số lượng và chất lượng.
- Mối quan hệ đào tạo việc làm nằm ở trung tâm phương pháp dự báo nguồn nhân lực, phương pháp điều tiết các dòng (flux) sinh viên tốt nghiệp theo nhu cầu dự báo của nền kinh tế chia theo các ngành nghề của từng khu vực hoạt động.
- chỉ số lượng lao động trong ngành nghề i, vào thời điểm t.
- chỉ số lượng lao động trong ngành nghề i, khu vực j, tại thời điểm t.
- Cầu về lao động liên quan đến ngành i trong toàn bộ nền kinh tế (được đo bằng số lượng việc làm) tại thời điểm t được tính bằng tổng số người lao động của ngành nghề i được phân bổ ở tất cả các khu vực hoạt động.
- đảo ngược của năng suất lao động của ngành nghề i trong khu vực hoạt động j.
- Dự tính sự phát triển của năng suất lao động có nghĩa là tính toán trước sự phát triển của các phát minh hiện tại và sự ra đời của các phát minh mới, là một hoạt động đặc biệt khó khăn.
- Mối quan hệ cơ bản thứ hai của mô hình : quan hệ chặt chẽ đào tạo-việc làm.
- Ban đầu, mối quan hệ được coi là đơn ứng giữa một ngành nghề và một loại đào tạo, các ngành nghề và các đào tạo xếp thẳng với nhau trên một ma trận chéo.
- Cho đến tận lúc này, chỉ có cầu lao động được nghiên cứu.
- Cung lao động không phai không được nhắc đến nhưng là đối tương của các hoạt động dự báo tách rời và độc lập.
- Dự tính về dân số học quyết định cung lao động theo loại đào tạo, cho phép làm phép tính thống kế về các dòng tự nhiên nguồn nhân lực xuất hiện trên thị trường và rời khỏi thị trường lao đông, và các dong nguồn nhân lực cần được bổ xung vào khối người lao động đang có việc làm và tìm kiếm việc làm.
- Về phía cung, vai trò của ô giá cả ằ, không xuất hiện trên thị trường lao động (do sự phân cấp theo đào tạo), cũng không được củng cố trên thị trường giáo dục.
- Trong lĩnh vực này, các tác nhân kinh tế có vẻ không nhạy cảm với các lợi ích liên quan tới các ngành nghề và đào tạo khác nhau.
- Các hệ số cố định cơ cấu hoá sự phát triển của số lượng lao động của từng ngành nghề theo sự phát triển việc làm của khu vực hoạt động.
- Tính cứng nhắc này không cản trở mối quan hệ đào tạo việc làm như chúng ta vừa thấy.
- và giả thuyết về mối quan hệ cố định giữa trình độ đào tạo của người lao động và năng suất lao động của họ..
- Mối quan hệ đào tạo việc làm hết sức mềm dẻo: lý thuyết về nguồn vốn con người –mối quan hệ giáo dục tiền lương và chỉ số /tỉ lệ lợi nhuận xã hội (taux de rendement social) Sự ra đời của phương pháp tỉ lệ lợi nhuận xã hội được tính từ đầu những năm 1960, giai đoạn các yếu tố ‘residuel’ được chứng thực (Denison, 1962, Carre, Dubois, Malinvaud, 1972), và là cơ sở cho ý tưởng rằng nguồn vốn vật chất không thể là điều kiện đủ cho sự tăng trưởng, mà phải là nguồn vốn con người.
- Tỉ lệ lợi nhuận xã hội mang lại các thông tin có ích cho các quyết định về chính sách giáo dục, ví dụ như phát triển hay hạn chế đào tạo của một ngành nào đó.
- Theo quan điểm của lý thuyết này, đào tạo ban đầu (formation initiale) được coi như sự đầu tư, gắn với tỉ lệ lợi nhuận tổng thể hay tỉ lệ lợi nhuận xã hội, một công cụ trợ giúp các nhà lãnh đạo của chính sách giáo dục (Debeauvais, Psacharopoulos, 1985)..
- Trong đó Rt chỉ lợi nhuận xã hội của đào tạo được xem xét, C chỉ chi phí đào tạo (bao gồm chi phí cơ hội), d chỉ thời gian người học ở trong hệ thống giáo dục và trên thị trường lao động.
- Tuỳ theo sự đầu tư của mình, người lao động được cung cấp các phương tiện nhằm đạt được năng suất lao động và tiền lương khác nhau.
- Mỗi hoạt động đào tạo là mục đích của sự cạnh tranh giữa những người lao động có các năng lực lao động khác nhau.
- Thị trường lao động trên lý thuyết được điều tiết bằng tỉ lệ lợi nhuận của việc đầu tư thêm vào nguồn vốn con người, và tỉ lệ lợi nhuân này phải hoàn toàn như nhau đối với mọi phạm trù nguồn nhân lực.
- Nếu như cần phê phán, thì sự phê phán này cần hướng vào tính quá mềm dẻo của mối quan hệ đào tạo việc làm.
- Mô hình này trên thực tế có xu hướng phát triển giả thuyết về tính mềm dẻo quá mức của nguồn vốn con người theo nghĩa chung chung (nghĩa của Becker), và giả thuyết này không thay đổi các kiến thức thu nhận được từ đào tạo theo các phương thức đào tạo khác nhau mà các cá nhân lựa chọn.
- Loại mô hình này đánh dấu sự đóng góp của các’đơn vị hiệu quả’, quá đề cao sự thay thế và làm biến mất hoàn toàn mối quan hệ đào tạo việc làm mà chỉ có lý thuyết về nguồn vốn con người không đồng nhất (Willis, 1986) cố gắng xây dựng nên.
- Nếu như không có nguồn thông tin hoàn hảo, sự vận hành tự do của thị trường có nguy cơ khuyếch trương sự không cân bằng trên’các thị trường giáo dục và đào tạo (Blaug, 1966).
- Các cơ sở lý thuyết của mối quan hệ đào tạo việc làm hiện thực hơn : ‘job matching và lý thuyết về sự mất cân bằng’.
- Kế hoạch hoá giả định mối quan hệ chặt chẽ và ổn định giữa đào tạo và việc làm.
- Trên thực tế, việc nới lỏng mối quan hệ đào tạo-việc làm được chứng thực thông qua việc phổ cập kiến thức và nền công nghệ phát triển nhanh hơn hệ thống giáo dục.
- Đào tạo chung cần phải trang bị cho người học khả năng xử lý, thích ứng với môi trường không ổn định, chứ không chỉ có khả năng thực hiện một nghề cụ thể (hơn nữa, số lượng nghề mà một người thực hiện trong quãng đời lao động của mình tăng lên một cách đáng kể).
- Hai hiên tượng này mở ra khả năng thay thế lớn hơn rất nhiều giữa các loại đào tạo.
- Trong bối cảnh sau chiến tranh, phần lớn các khu vực hoạt động đều có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực, do vậy kế hoạch hoá làm nhiệm vụ phân bổ người lao động vào các khu vực và các ngành nghề ưu tiên.
- Ngày nay, đó là sự cần thiết phải xử lý tính không chắc chắn trong bối cảnh dư thừa cung lao động, tạo điều kiện cho sự kết hợp hài hoà giữa đào tạo và việc làm nhằm, ít nhất, tránh tình trạng tồn tại đồng thời thất nghiệp và các vị trí trống trên thị trường lao động.
- Sau đó, các mô hình được bổ xung, phát triển nhằm làm mềm đi mối quan hệ đào tạo việc làm, gần với thực tế hơn: mỗi nghề có thể liên quan tới một cấu trúc (structure) đào tạo, chứ không chỉ một loại đào tạo.
- Job matching” Sự không thông thoáng trên thị trường lao động có các tác động tới các chính sách tuyển dụng của các doanh nghiệp.
- Lý thuyết “job matching” cho rằng năng suất lao động của người lao động phụ thuộc vào chất lượng của sự kết hợp (marriage) của họ với doanh nghiệp.
- Chất lượng của sự kết hợp này được quyết định bằng khoảng cách giữa trình độ đào tạo của cá nhân trong nghề nghiệp và trình độ đào tạo cho phép đạt được năng suất cao nhất trong nghề này.
- Lý thuyết này được sử dụng nhằm dự tính các hậu quả của việc kết hợp không hài hoà giữa các năng lực được người lao động tích luỹ và các năng lực yêu cầu, được chuyển tải qua từ vựng “đào tạo quá cao” (sur education) hay “đào tạo chưa đủ” (sous -education).
- Nếu người lao động được tuyển dụng thực hiện một nghề nghiệp nào đó, tỉ lệ lợi nhuận giáo dục sẽ cao nhất tại một trình độ giaó dục tối ưu, có nghĩa là trình độ giáo dục cho phép mang lại lợi ích cạnh tranh nhất trong nghề nghiệp này.
- Nếu như tỉ lệ lợi nhuận tối đa đồng nghĩa với việc kết hợp tối ưu gắn với lợi ích cạnh tranh, lợi nhuận sẽ thấp hơn với các hiện tượng “đào tạo quá cao” (sur education) hay “đào tạo chưa đủ” (sous -education).
- Quá trình thay thế có thể được hiểu là quá trình điều chỉnh tại điểm không cân bằng dự tính ban đầu (exante) trên thị trường lao động đối với một loại đào tạo.
- Khi cung lao động của một trình độ đào tạo được xác định là quá nhiều so với cầu về lao động, một số người lao động ở trình độ đào tạo này sẽ chấp nhận việc làm ở trình độ thấp hơn (thay thế tích cực).
- Họ cạnh tranh với người lao động ở các trình độ đào tạo khác, nhưng quá trình thay thế cũng có thể tính đến trường hợp cung lao động của trình độ đào tạo này ngay càng được ít tiếp nhận và loại đào tạo này có thể đối mặt với quá trình đào thải do sự cạnh tranh của các đối tượng ở các trình độ giáo dục khác (thay thế tiêu cực).
- Sự khan hiếm ban đầu (ex ante) và cấu trúc việc làm của sinh viên tốt nghiệp một loại đào tạo nhất định: trường hợp thay thế tích cực Chúng ta xem xét trường hợp kết hợp không hài hoà giữa cung và cầu đối với một loại đào tạo nhất định.
- Ban đầu, đường cung lao động là O° (hay những người tốt nghiệp trình độ đào tạo này) và đường cầu Da+b gặp nhau tại điểm cân bằng.
- Tại thời điểm này, giả sử OA° là số lượng người lao động ở trình độ đào tạo này thực hiện việc làm A, và tại đó, họ sẽ có năng suất cao nhất (trình độ đào tạo tối ưu, sự kết hợp hài hoà giữa việc làm và trình độ giáo dục) và A°B°người lao động thực hiện việc làm B.
- Giả sử, trong thời điểm dự báo, cung lao động của trình độ đào tạo này giảm từ O° xuống O1, dự đoán ban đầu chỉ ra sự chênh lệch giữa cung và cầu.
- Sự chênh lệch này có thể được coi như điều kiện thuận lợi của thị trường tiềm năng đối với người có trình độ đào tạo này, do tiền lương tăng từ W° đến W1.
- Nhưng quá trình này vẫn chưa dừng lại và các nhà tuyển dụng sẽ không chọn người lao động ở trình độ đào tạo này cho việc làm B, do chi phí tiền lương có thể vượt quá lợi ích.
- Các doanh nghiệp sẽ chuyển sang tuyển dụng người lao động có trình độ đào tạo khác.
- Điều này có nghĩa là tại điểm cân bằng mới, phần lớn người lao động ở trình độ giáo dục này sẽ thực hiện việc làm A(cho phép năng suất lao động cao nhất), chỉ còn lại một số nhỏ người lao động ở trình độ giáo dục này thực hiện việc làm B.
- Các tác động của cầu quá lớn (của một trình độ đào tạo) đối với cơ cấu việc làm của trình độ đào tạo khác : trường hợp thay thế bị động.
- Chúng tôi xem xét các tác động có thể có của một quá trình thay thế bị động đối với cơ cấu việc làm liên quan tới một trình độ đào tạo nhất định.
- Đồ thị bên trái của hình vẽ chỉ liên quan đến loại đào tạo i, cung và cầu gặp nhau tại điểm cân bằng ban đầu, tại mức lương W°i.
- Giả sử phần lớn người lao động OA° trình độ i thực hiện việc làm A (việc làm phù hợp), và chỉ một số nhỏ người lao động A°B° trình độ i thực hiện việc làm B.
- Ngược lại, đồ thị bên phải liên quan đến người lao động ở trình độ đào tạo khác : trình độ j.
- Trên thị trường lao động của người lao động ở trình độ đào tạo j, các dự đoán liên quan đến cung và cầu j dự báo tại mức lương W° cầu vượt quá cung, và được coi là thuận lợi cho các dự án nghề nghiệp đối với người có trình độ đào tạo này.
- Nhưng chênh lệch này sẽ thu hút nhiều người lao động, và đặc biệt là những người lao động ở trình độ đào tạo i thực hiện việc làm B (B°B1).
- Điều này sẽ thay đổi cơ cấu việc làm của những người được đào tạo tạo ở trình độ i.
- Do ảnh hưởng của thay thế tiêu cực đối với việc làm B, người lao động ở trình độ đào tạo i cũng gặp được các dự án nghề nghiệp thuận lợi.
- Các thành phần của cầu lao động Trong giai đoạn thất nghiệp cao, sự cạnh tranh tìm kiếm việc làm diễn ra theo chiều hướng người lao động có trình độ cao sẽ thay thế người lao động có trình độ thấp hơn trên địa phận làm việc của họ.
- Kết quả của sự thay thế hay đào thải là những ai có trình độ đào tạo cao sẽ nắm giữ các công việc trước đây của những người lao động có trình độ thấp hơn.
- Sự chênh lệch sẽ tồn tại một cách tương quan giữa cầu lao động exante (dự báo ban đầu, trước khi được điều chỉnh với cung đào lao động) theo loại đào tạo và cầu ex post (sau khi điều chỉnh).
- Khái niệm cung ex ante rất phù hợp cho việc nắm bắt các chênh lệch giữa cung và cầu lao động.
- Nếu như cung lao động của một loại đào tạo lớn hơn cầu tương ứng, người lao động được đào tạo liên quan sẽ có thể đứng trước rủi ro bị đào thải.
- Hậu quả là người lao động mới gia nhập thị trường cần phải thay đổi việc làm và chấp nhận các công việc ít hấp dẫn hơn trước đây.
- Giả thuyết ở đây là mức độ chuyển sang các công việc khác tỉ lệ thuận với cơ cấu việc làm của loại đào tạo này trong giai đoạn trước.
- ở giai đoạn thay đổi công việc này, các dong cá nhân ở trình độ đào tạo này sẽ tự động thay thế các cá nhân ở các trình độ đào tạo khác.
- Sự thay thế tỉ lệ thuận với cơ cấu đạo tạo trên một khu vực nghề nghiệp nhưng sự chuyến đổi này thể hiện sự gia tăng độ chênh lệch giữa cung và cầu đối với một loại đào tạo liên quan.
- Tóm lại, chúng ta có thể phân biệt ba loại tác động của cầu lao động theo trình độ đào tạo (sơ đồ dưới đây minh hoạ tóm tắt ý tưởng này).
- ảnh hưởng giáo dục là ảnh hưởng bổ xung: việc làm theo trình độ giáo dục phụ thuộc vào các yếu tố cung và cầu lao động.
- Các thành phần của cầu lao động SHAPE.
- Kết luận Sự khó khăn trong việc nghiên cứu vấn đề khoa học về mối quan hệ đào tạo việc làm đôi khi được giải thích bằng sự đa dạng của các hướng nghiên cứu (Borg et Plassard, 1999).
- Trên thực tế, chúng ta có thể quan tâm tới mối quan hệ việc làm đào tạo ở cấp độ gia nhập thị trường lao động.
- Thay vì nghiên cứu vấn đề ở phạm vi các dòng nguồn nhân lực gia nhập trên thị trường lao động (flux), chúng ta có thể xem xét vấn đề theo góc độ tổng quát hơn, trên phạm vi toàn bộ nguồn dự trữ nhân lực (stock).
- Phương pháp dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực cho rằng cầu lao động được thể hiện qua nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp quyết định cung, và cung lao động phải đáp ứng theo số lượng và chất lượng.
- Hai phương pháp này gắn với hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về mối quan hệ đào tạo việc làm: mối quan hệ chặt chẽ trên thị trường lao động được cơ cấu theo nghề nghiệp hoặc mối quan hệ khá lỏng lẻo trên thị trường lao động được cơ cấu theo sự khác biệt về tiền lương.
- Chúng ta đã thấy rằng các phát triển lý thuyết hiện nay có khả năng đưa ra một cách nhìn thực tế hơn về mối quan hệ đào tạo việc làm thực sự tồn tại, nhưng mức độ của mối quan hệ này phụ thuộc vào hoạt động của thị trường lao động, đặc biệt vào các cơ chế điều chỉnh về giá cả và về số lượng.
- Đào tạo i.
- đào tạo j.
- Việc làm Profession B.
- Thay thế bởi loại đào tạo khác.
- Thay thế loại đào tạo khác