« Home « Kết quả tìm kiếm

Mối quan hệ giữa lợi nhuận tối ưu, lượng đặt hàng tối ưu và giá mua lại trong chuỗi cung ứng xem xét mức lo ngại hao hụt: Trường hợp chuỗi cung ứng tôm sú ở tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2019.087 MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN TỐI ƯU, LƯỢNG ĐẶT HÀNG TỐI ƯU VÀ GIÁ MUA LẠI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG XEM XÉT MỨC LO NGẠI HAO HỤT:.
- TRƯỜNG HỢP CHUỖI CUNG ỨNG TÔM SÚ Ở TỈNH CÀ MAU Nguyễn Thắng Lợi 1.
- Chuỗi cung ứng, hợp đồng mua lại, lý thuyết trò chơi Stackelberg, mức lo ngại về hao hụt, phân phối nhu cầu, sự phối hợp.
- Nghiên cứu thực hiện việc xây dựng các hàm số toán học và kiểm định mối quan hệ giữa kỳ vọng lợi nhuận tối ưu, lượng đặt hàng tối ưu và giá mua lại trong chuỗi cung ứng tôm gồm hai cấp độ, xem xét đến yếu tố lo ngại sự hao hụt.
- Các số liệu ở cả hai dạng sơ cấp và thứ cấp được thu thập từ Công ty Minh Phú và các thành tố trong chuỗi cung ứng tôm sú tại tỉnh Cà Mau.
- Nghiên cứu đã tìm thấy có sự khác biệt giữa lợi nhuận kỳ vọng của chuỗi cung ứng tập trung và chuỗi cung ứng phân cấp trong việc tối ưu hóa lợi nhuận của các nhân tố tham gia của hai chuỗi cung ứng này.
- Kết quả còn cho thấy rằng nhu cầu bất định và các mức lo ngại rủi ro khác nhau sẽ tác động trực tiếp đến các thay đổi quyết định về tồn kho của các thành phần trong chuỗi cung ứng tôm..
- Mối quan hệ giữa lợi nhuận tối ưu, lượng đặt hàng tối ưu và giá mua lại trong chuỗi cung ứng xem xét mức lo ngại hao hụt:.
- Trường hợp chuỗi cung ứng tôm sú ở tỉnh Cà Mau.
- Bên cạnh sự biến động trong nhu cầu của khách hàng, các mặt hàng dễ hư hỏng hay có thời hạn sử dụng ngắn cũng ảnh hưởng đến quản lý hàng tồn kho trong tối ưu chuỗi cung ứng cũng như xây dựng khung giá phù hợp với thị trường thực tế.
- Một trong những vấn đề khác được quan tâm trong quản lý chuỗi cung ứng là làm thế nào để điều phối chuỗi cung ứng để đạt được lợi nhuận tối đa..
- Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng với việc phối hợp các chuỗi cung ứng phân cấp và tập trung kết hợp với việc sử dụng các hợp đồng mua lại thường đem lại hiệu quả tối đa hơn là một chuỗi cung ứng.
- Liu et al., 2014) đã xây dựng một chuỗi cung ứng bao gồm một nhà sản xuất và một nhà bán lẻ khi nhu cầu khách hàng là không chắc chắn bằng cách xem xét mức độ ảnh hưởng từ lượng sản phẩm trả lại của khách hàng đến quyết định đặt hàng của nhà bán lẻ cũng như lợi nhuận của nhà sản xuất và nhà bán lẻ.
- Mô hình hoàn trả sản phẩm với rủi ro của người ra quyết định được đại diện bởi giá trị phương sai trung bình đã được thiết lập, đồng thời thảo luận vấn đề phối hợp chuỗi cung ứng theo hợp đồng thông thường và hợp đồng mua lại của nhà sản xuất..
- Kết quả cho thấy rằng, với hợp đồng thông thường, chuỗi cung ứng không thể được điều phối cho dù đại lý có ngại rủi ro hay không (Liu and He, 2013).
- Tuy nhiên, với hợp đồng mua lại, chuỗi cung ứng có thể được điều phối và lợi nhuận của chuỗi cung ứng có thể được phân bổ tùy ý giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ.
- Trong trường hợp chuỗi cung ứng có sử dụng hợp đồng mua lại, nghiên cứu (Liu et al.2014) đã bổ sung vào các kết quả này như sau: (1) Khi số lượng trả lại là một tham số, chuỗi cung ứng có thể được điều phối bởi hợp đồng mua lại.
- (2) khi giá trị lượng hàng trả lại được gán là một biến quyết định thì chuỗi cung ứng không thể được phối hợp bởi hợp đồng mua lại.
- Thông qua ví dụ số, các nghiên cứu minh họa tác động ngẫu nhiên của lượng hàng trả lại từ khách hàng và thái độ ứng phó rủi ro của các thành phần trong chuỗi cung ứng về quyết định đặt hàng tối ưu.
- Bên cạnh đó, các tác giả cũng chứng minh việc thiếu sự phối hợp chuỗi cung ứng có thể gây ra những tổn thất về lợi nhuận đối với các thành phần tham gia chuỗi.
- Cùng dựa trên lý thuyết trò chơi Stackelberg, các nghiên cứu (Jiang and Liu, 2014) đã đề xuất mô hình chuỗi cung ứng hai cấp, bao gồm một nhà cung cấp và một nhà bán lẻ có sử dụng hợp đồng mua lại, trong đó nhà cung cấp quyết định giá bán và nhà bán lẻ theo đó sẽ đưa ra giá bán lẻ và số lượng đặt hàng.
- Kết quả là hai nghiên cứu đều hướng đến việc đạt được sự phối hợp chuỗi cung ứng đạt được trong các điều kiện nỗ lực bán hàng từ nhà bán lẻ..
- Nắm bắt được những lợi ích và hạn chế kể trên, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã và đang xây dựng cũng như không ngừng hoàn thiện tính đồng nhất trong chuỗi cung ứng..
- Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tối ưu hóa chuỗi cung ứng sử dụng hợp đồng mua lại.
- Đề tài sử dụng các lý thuyết toán học để mở rộng mô hình toán được xem xét trong bài báo của nhóm tác giả (Lin and Wu, 2016) bằng việc xem xét yếu tố lo ngại sự sụt giảm lợi nhuận của thành phần chuỗi cung ứng khi thiết lập mô hình toán với mong muốn ứng dụng một cách hiệu quả các định lý và phương pháp để xây dựng và cung cấp một cái nhìn tổng quát về hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng sử dụng hợp đồng mua lại..
- Mô tả bằng sơ đồ các hoạt động trong chuỗi cung ứng thủy sản khi các thành phần cùng hoặc không cùng thuộc một chủ sở hữu, dưới chính sách của hợp đồng mua lại..
- Sử dụng lý thuyết Stackelberg Game Model để xây dựng mô hình toán về lợi nhuận của các thành phần và của toàn chuỗi trong chuỗi cung ứng phân cấp có xem xét yếu tố lo ngại sự hao hụt của nhà máy chế biến..
- định giá trị tối ưu về giá, lượng đặt hàng và lợi nhuận toàn chuỗi..
- Sau đó, Microsoft Excel và Matlab 2010b sẽ được sử dụng để tính toán các giá trị khác..
- Mục tiêu hướng đến là tối đa hoá kỳ vọng về lợi nhuận của chuỗi cung ứng và cân bằng lợi nhuận giữa các thành phần trong chuỗi khi mà mỗi thành phần trong chuỗi đều mong muốn lợi nhuận cao nhất..
- 3.1.1 Giới thiệu về mô hình hoạt động chuỗi cung ứng tôm.
- Để xây dựng mô hình tối ưu cho chuỗi cung ứng tôm, đề tài xem xét xoay quanh các tác động qua lại lẫn nhau giữa 2 thành phần cơ bản bao gồm hộ nuôi trồng và nhà máy sản xuất.
- Bên cạnh đó, mô hình sản xuất thủy sản truyền thống hay chuỗi cung ứng phân cấp (Sơ đồ (2), Hình 1) và chuỗi cung ứng tập trung (Sơ đồ (1), Hình 1) sẽ là hai định dạng chính được đưa ra đối chiếu trong chuỗi cung ứng tôm..
- Hình 1: Các mô hình hoạt động chuỗi cung ứng thủy sản 3.1.2 Xây dựng bộ tham số và biến quyết định.
- Từ các mô hình hoạt động chuỗi cung ứng thủy sản cơ bản, ta thiết lập các giá trị tham số và biến quyết định tương ứng với mỗi thành phần trong chuỗi.
- Và thành phần không xác định của nhu cầu 𝜀, là giá trị ngẫu nhiên liên tục, với hàm phân phối tích luỹ 𝐹 𝜀 và hàm mật độ xác suất 𝑓 𝜀 .
- Khi lượng đặt hàng 𝑄 bằng nhu cầu 𝑋, bài toán tồn tại thêm giá trị 𝑧.
- Đây là giá trị tương ứng của 𝜀, cũng là giá trị ngẫu nhiên liên tục, thành phần không xác định của lượng đặt hàng.
- Trong mô hình này, việc xem xét các giá trị không chắc chắn của nhu cầu tiêu thụ được xây dựng có thể thay đổi linh hoạt với nhiều dạng phân bố xác suất khác nhau (phân bố chuẩn, phân bố đều, phân bố Bernoulli, v.v).
- Bên cạnh đó, mô hình toán đã bổ sung thêm phần phân tích mức độ lo ngại về sự hao hụt về lợi nhuận của nhà máy chế biến tôm khi tham gia vào hoạt động chuỗi cung ứng.
- Giá trị 𝑚𝑖𝑛 𝑋, 𝑄 đại diện cho lượng sản phẩm bán được.
- Lượng sản phẩm bán được này sẽ có giá trị kỳ vọng là 𝑆 𝑄 𝐸 𝑚𝑖𝑛 𝑋, 𝑄 𝐷 𝑝 𝑧.
- ∆𝑝 𝑡 : Chi phí tạo ra do việc mất giá trị sản phẩm theo thời gian.
- 𝜋 𝑄 , 𝑈 𝜋 𝑄 : Lợi nhuận và giá trị kỳ vọng về lợi nhuận của chuỗi cung ứng tập trung..
- 𝜋 𝑄 , 𝑈 𝜋 𝑄 : Lợi nhuận và giá trị kỳ vọng về lợi nhuận của chuỗi cung ứng phân cấp xem xét hợp đồng mua lại..
- U 𝑏, 𝜆 : Giá trị kỳ vọng về lợi nhuận của nhà máy chế biến tôm trong chuỗi cung ứng phân cấp xét hợp đồng mua lại.
- 𝜋 𝑄 , 𝑈 𝜋 𝑄 : Lợi nhuận và giá trị kỳ vọng về lợi nhuận của hộ nuôi tôm trong chuỗi cung ứng phân cấp xem xét hợp đồng mua lại..
- 3.1.3 Chuỗi cung ứng tôm tập trung.
- Chuỗi cung ứng tập trung được xây dựng dựa trên khái niệm về việc chung một chủ sở hữu cho tất cả các thành phần trong chuỗi cung ứng.
- Do đó, giá trị lợi nhuận của chuỗi cung ứng tập trung đơn thuần là việc xác định doanh thu từ việc bán sản phẩm tôm thành phẩm ra thị trường bên ngoài của toàn chuỗi cung ứng và giá trị hữu ích của chuỗi cung ứng tập trung chính bằng lợi nhuận của toàn chuỗi tập trung..
- Theo đó, chi phí sản xuất sẽ được xác định là chi phí nuôi tôm, Giá trị lợi nhuận và kỳ vọng về lợi nhuận của toàn chuỗi tập trung sẽ được trình bày trong công thức (3)..
- Thành phần không chắc chắn của số lượng đặt hàng tối ưu của chuỗi cung ứng tập trung sẽ là nghiệm của phương trình (5), khi chế độ kiểm soát giá được thiết lập duy trì 𝑝 𝑙 𝑠 ℎ 0..
- Từ đó, ta tìm được giá trị đặt hàng tối ưu theo giả thuyết ban đầu, cụ thể: 𝑄 ∗ 𝐷 𝑝 𝑧.
- 3.1.4 Chuỗi cung ứng tôm phân cấp sử dụng hợp đồng mua lại.
- Chuỗi cung ứng phân cấp sẽ được hiểu là chuỗi cung ứng với các thành phần hoạt động độc lập nhau.
- Nhà máy là người theo sau, sẽ dựa vào giá trị p, w để xác định lượng đặt hàng (cụ thể ở đây là xác định z).
- Do đó, khi lập hàm kỳ vọng lợi nhuận toán thì cả hộ nuôi trồng và nhà máy sẽ có cùng giá trị lượng đặt hàng (cụ thể xét z), giá p và w.
- Đối với nhóm hộ nuôi trồng trong trường hợp của nghiên cứu này, giá trị lợi nhuận và kỳ vọng về lợi nhuận được xác định dựa vào công thức (6)..
- Do nhà máy chế biến xem xét đến rủi ro của việc sụt giảm lợi nhuận, nên giá trị kỳ vọng về lợi nhuận được thiết lập dựa trên việc mở rộng công thức tính lợi nhuận của tác giả (Lin and Wu, 2016) bằng việc xem xét thêm lo ngại về sự sụt giảm (Hệ số mức lo.
- Giá trị kỳ vọng về lợi nhuận được tính trong công thức (8)..
- Thành phần không chắc chắn của số lượng đặt hàng tối ưu của chuỗi cung ứng phân cấp sẽ là nghiệm của phương trình (10), khi chế độ kiểm soát giá được thiết lập duy trì 𝑝 𝑙 𝑏 0.
- Điều kiện để chuỗi cung ứng phân cấp đạt tối ưu:.
- Từ hệ phương trình (11), các giá trị tối ưu về lượng đặt hàng, giá mua lại và giá mà hộ nuôi trồng sẽ ấn định để bán cho nhà máy tương ứng với các mức lo ngại về hao hụt của nhà máy chế biến..
- Với giá trị w không thay đổi, từ (11), giá trị tối ưu của giá mua lại b ∗ sẽ được xác định là nghiệm của phương trình (12) như sau:.
- Giá trị các tham số trong mô hình được thu thập từ hộ nuôi tôm quy tại huyện Đầm Dơi và các huyện.
- Từ đó, các giá trị về hàm tích lũy và hàm mật độ sẽ được xác định như sau:.
- Các giá trị liên quan đến thành phần xác định của nhu cầu lần lượt là 𝑎 và 𝑎 = 47,26..
- Từ đó ta xác định được giá trị của thành phần xác định của nhu cầu, hay 𝐷 𝑝 𝑝.
- Đối với chuỗi cung ứng tập trung:.
- Thay thế các giá trị như trên vào công thức (4) và (5), giá trị lợi nhuận của hộ nuôi tôm, giá trị kỳ vọng về lợi nhuận tối ưu và lượng đặt hàng tối ưu trong chuỗi cung ứng phân cấp sẽ được xác định..
- Đối với chuỗi cung ứng phân cấp:.
- Với chuỗi cung ứng phân cấp, giá trị về mức lo ngại về hao hụt λ của nhà máy chế biến là [1, 5]..
- các giá trị được xác định như sau:.
- Thay thế các giá trị như trên vào công thức và (12), kỳ vọng về lợi nhuận của hộ nuôi, lợi nhuận và lượng đặt hàng tối ưu, và giá mua lại tối ưu trong chuỗi cung ứng phân cấp sẽ được xác định..
- Các số liệu của mô hình được đưa vào phần mềm Microsoft Excel kết hợp Matlab 2010b để tính toán các giá trị.
- Với giá trị được xem xét bao gồm: ε và z dao động trong khoảng 𝑝 320.000 đến 340.000, 𝑏 100.000 đến 140.000 bên cạnh các giá trị đã trình bày ở phần 3.2 phía trên, các giá trị kỳ vọng về lợi nhuận của chuỗi cung ứng tập trung, các thành phần trong chuỗi cung ứng phân cấp có xem xét và không xem xét hợp đồng mua lại.
- Ở vị trí sản lượng đặt hàng là tối ưu, các giá trị tối ưu về lợi nhuận của toàn chuỗi với các hình thái tập trung, phân cấp không sử dụng và sử dụng hợp đồng mua lại sẽ được thể hiện tại Hình 2 (với hệ số 𝜆 2, 𝑏 và 𝑝 320.000)..
- Hình 2: Các giá trị kỳ vọng về lợi nhuận (1 tỷ đồng) và lượng đặt hàng tối ưu Từ kết quả hiển thị ở đồ thị trên Hình 2, giá trị.
- kỳ vọng về lợi nhuận tối ưu của toàn chuỗi cung ứng dạng phân cấp luôn luôn thấp hơn giá trị tương ứng tại chuỗi cung ứng tập trung.
- Các giá trị kỳ vọng lợi nhuận tối ưu ở chuỗi cung ứng phân cấp được xem xét với điều kiện tối ưu hóa cục bộ cho một thành phần trong chuỗi cung ứng.
- Điều đó cho thấy kết quả tối ưu ứng với chuỗi cung ứng tập trung luôn là mục tiêu cần đạt được của chuỗi cung ứng phân cấp.
- Giá trị tối ưu có thể đạt được của chuỗi phân cấp sẽ được xác định trong phần tính toán các số liệu được xây dựng như phía trên đầu mục, cụ thể giá trị tối ưu về giá mua lại 𝑏 ∗ sẽ được xác định để lượng đặt hàng tối ưu của chuỗi cung ứng phân cấp đạt đến mức độ tương đương với chuỗi cung ứng tập trung.
- Khi đó, giá trị kỳ vọng lợi nhuận của chuỗi cung ứng phân cấp sẽ được tối đa.
- Với các giá trị tối ưu đạt được.
- sau khi tính toán thông qua mô hình toán, giá trị tối đa về kỳ vọng của lợi nhuận của nhà máy, hộ nuôi trồng và toàn bộ chuỗi cung ứng được cải thiện đáng kể.
- Do đó, chuỗi cung ứng phân cấp chỉ có thể đạt được giá trị cân bằng tương đối và không thể đạt được giá trị như lợi nhuận mà chuỗi cung ứng tập trung có thể đạt được cho tiêu chí điều phối trong chuỗi cung ứng..
- Giá trị mức độ này là linh hoạt theo hiệu lực của hợp đồng giữa nhà máy chế biến và hộ nuôi tôm.
- Khi mức độ lo ngại cao thì giá trị kỳ vọng lợi nhuận tối đa của chuỗi cung ứng có thể sẽ không thỏa mãn điều kiện đặt ra ban đầu của mô hình toán.
- Cụ thể, việc xem xét giá trị 𝜆 5, 𝑝 ∈[320.000.
- Lợi nhuận.
- Bảng 2: Các giá trị kỳ vọng về lợi nhuận (1.000 đồng) và lượng đặt hàng tối ưu trong hai hình thức chuỗi cung ứng tập trung và phân cấp với mức lượng đặt hàng tối ưu gần nhau.
- không hợp lý so với điều kiện đặt ra ban đầu tại vị trí chuỗi cung ứng đạt giá trị tối ưu là giá trị mua lại 𝑏 luôn cao hơn mức giá 𝑤 mà hộ nuôi tôm bán cho nhà máy chế biến (giả thuyết ban đầu là 𝑏 𝑤).
- Kết quả này cho thấy để kỳ vọng lợi nhuận chuỗi cung ứng tăng thì việc chia sẻ thông tin giữa các thành phần là rất cần thiết.
- Đây cũng là một nhân tố đầu vào cần thiết để các nhà hoạch định chuỗi cung ứng tôm có thể đưa ra các giải pháp kịp thời kiểm soát mức độ lo ngại hao hụt của nhà máy để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận toàn chuỗi cung ứng phù hợp với điều kiện và yêu cầu đề ra.
- Do đó, các thành phần liên quan chính trong chuỗi cung ứng tôm cần xem xét thêm nhiều yếu tố khác trước khi quyết định lượng đặt hàng và điều chỉnh các mức chi phí liên quan..
- Hình 3: Các giá trị kỳ vọng về lợi nhuận (1 tỷ đồng) có chung lượng đặt hàng tối ưu Q*.
- Nghiên cứu đề cập đến hoạt động của chuỗi cung ứng dưới điều kiện nhu cầu tiêu thụ là không chắc chắn.
- Một mô hình toán tối ưu hóa phi tuyến tính được xây dựng, góp phần tối ưu hóa kỳ vọng lợi nhuận của toàn chuỗi và cân bằng lợi nhuận giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng xem xét hợp đồng mua lại.
- Thêm vào đó, nghiên cứu này chỉ mới xây dựng mô hình chuỗi cung ứng với hai thành phần và chỉ cho một dòng sản phẩm duy nhất là tôm sú.
- Các nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào việc xem xét trường hợp nhiều thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng hơn và với nhiều loại sản phẩm hơn cũng được tích hợp, thay vì chỉ một sản phẩm.