« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA THIÊN CHÚA GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HOÁ VIỆT NAM (THẾ KỶ XVII - ĐẦU THẾ KỶ XX)


Tóm tắt Xem thử

- Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt ở đây (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành giáo…)..
- Do đó, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của tôn giáo đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam..
- Vì lẽ đó mà “Sự truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam trong các thế kỷ từ XV đến XIX, một bộ phận của sự truyền bá đạo Thiên Chúa ra phạm vi toàn thế giới trong các thế kỷ nói trên, đương nhiên cũng phải tuân thủ những quy luật lịch sử, thời đại đã chi phối cuộc truyền giáo đó” 1 .
- nhận là những đóng góp của tôn giáo nói chung, của Thiên Chúa giáo nói riêng đối với văn hoá Việt Nam..
- Khi truyền sang Việt Nam, Thiên Chúa giáo đã đóng vai trò là cầu nối chuyển tải những thành tố của văn minh phương Tây đến văn hoá Việt Nam.
- “Trong hàng ngũ giáo sỹ có những người chỉ hoạt động vì đức tin và cũng có những góp phần truyền bá một số kỹ thuật phương Tây vào Việt Nam” 3 .
- Chính họ là những người đầu tiên đã giới thiệu những tiến bộ của văn minh phương Tây với Việt Nam..
- Trong quá trình truyền bá đạo ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn hoá Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, báo chí, văn chương, ngôn ngữ, lối sống, giáo dục… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin được đề cập tới một số yếu tố tích cực mà Thiên Chúa giáo đã đem lại cho nền văn hoá Việt Nam, đó là sự tạo thành chữ quốc ngữ.
- sự du nhập công nghệ in hiện đại và sự phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- và sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ..
- Sự tạo thành chữ quốc ngữ.
- Đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sỹ đạo Thiên Chúa đối với văn hoá Việt Nam, tất nhiên đóng góp này nằm ngoài ý thức chủ quan của các nhà truyền đạo khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ.
- Động cơ chủ yếu và trước hết của các giáo sỹ Thừa sai khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ là để phục vụ cho cuộc truyền giáo.
- Chữ quốc ngữ ra đời chính xác vào thời gian nào, cho đến nay vẫn chưa xác định được.
- Nhiều người cho rằng thời điểm sáng tạo ra chữ quốc ngữ là khoảng từ năm 1620 đến năm 1651, công lao đầu tiên thuộc về các nhà truyền giáo Dòng Tên.
- Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng người có công đầu tiên tạo ra chữ quốc ngữ là Thừa sai Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha.
- Qua nghiên cứu cuốn sách Công trình của một số nhà tiên phong Bồ Đào Nha trong lĩnh vực ngôn ngữ học Việt Nam cho đến năm 1650 của Roland Jacque (nhà ngôn ngữ học người Pháp), Nguyễn Phước Tương cũng cho rằng “chúng ta có đủ cơ sở khoa học để kết luận rằng giáo sỹ Dòng Tên đầu tiên có công trình phiên âm tiếng Việt thành chữ quốc ngữ chậm nhất vào năm 1623, trước khi Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong vào năm 1624, có tên gọi là Nhập môn tiếng Đàng Ngoài là Francisco de Pina” 6.
- Nhưng người có công lao to lớn trong việc hình thành chữ quốc ngữ đó chính là Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ).
- Có thể coi đây là hai cuốn sách đầu tiên được in bằng chữ quốc.
- Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes vẫn được coi là tài liệu cơ bản để học tập và nghiên cứu tiếng Việt qua chữ quốc ngữ..
- Về cơ bản, chữ quốc ngữ trong cuốn từ điển này đã có dạng thức như chữ quốc ngữ ngày nay.
- Như vậy, trải qua hơn hai thế kỷ sau khi ra đời, phạm vi sử dụng của chữ quốc ngữ chỉ hạn chế trong khuôn khổ nhà thờ và giáo dân..
- Tuy nhiên, thực dân Pháp cũng chủ trương không nên xoá bỏ hoàn toàn chữ Nho vì cho rằng chữ Nho sẽ góp phần đắc lực trong việc duy trì tình trạng lạc hậu về mọi mặt của xã hội Việt Nam..
- Trong khi thực dân Pháp coi chữ quốc ngữ là một công cụ đào tạo tay sai thì các nhà “duy tân” ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã thấy được ở nó những khả năng to lớn cho việc mở mang dân trí.
- Có thể nói, sự ra đời của chữ quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong lịch sử hình thành chữ viết của dân tộc ta.
- Trước khi chữ quốc ngữ xuất hiện, ở Việt Nam đã tồn tại chữ Hán và chữ Nôm.
- Người Việt Nam chỉ viết và đọc chữ Hán nhưng không nói ngôn ngữ Hán.
- Nhưng chữ Nôm vẫn là một văn tự quá phức tạp, lại không được các triều đình phong kiến Việt Nam ủng hộ nên nó chưa đạt tới trình độ chuẩn xác và thống nhất cao giữa các địa phương..
- Do đó, chữ quốc ngữ ra đời đã kết thúc thời kỳ kéo dài sự cách biệt giữa tiếng Việt và chữ viết.
- nhất khiến cho chữ quốc ngữ ngày càng được phổ biến, sử dụng rộng rãi và có vai trò to lớn trong sự phát triển văn hoá Việt Nam các thời kỳ sau này..
- Như vậy, rõ ràng “việc truyền giáo vào Việt Nam đầu thế kỷ XVII, nhìn từ góc độ nó là một sự giao lưu văn hoá, với việc lập thành dạng chữ viết cho tiếng Việt của A.
- de Rhodes, đã chuyển tải đến cho nền văn hoá Việt Nam một điều có ích, đó là dạng chữ viết có những ưu điểm hơn hẳn dạng chữ viết đang lưu hành ở Việt Nam.
- de Rhodes trong việc hoàn chỉnh dạng chữ quốc ngữ, cho dù công việc đó của ông có thể có những động cơ chính trị hay phục vụ cho việc truyền giáo, cũng vẫn là cần thiết và hợp lý, vì đó vốn là một thành tựu khoa học, một yếu tố văn hoá tích cực được chuyển tải đến Việt Nam qua con đường truyền giáo, cũng đồng thời là qua con đường chuyển tải văn hoá vốn là một chức năng tự thân của việc truyền giáo” 12 .
- Sự du nhập công nghệ in hiện đại và sự phát triển của báo chí Việt Nam đầu.
- Cùng với việc truyền báo Thiên Chúa giáo, các giáo sỹ đã du nhập vào Việt Nam rất nhiều thành tựu của kỹ thuật hiện đại phương Tây, trong đó một ngành công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam được các giáo sỹ Thừa sai đưa vào Việt Nam khá sớm: đó là ngành in.
- Cùng với việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ, sự du nhập công nghệ in hiện đại vào Việt Nam đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn hoá bản địa những năm đầu thế kỷ XIX, đặc biệt trên lĩnh vực báo chí..
- Trước khi kỹ thuật in chữ rời được các Thừa sai Thiên Chúa giáo du nhập, ở Việt Nam phổ biến là kỹ thuật in ván khắc.
- Công nghệ in chữ rời có thể được coi là công nghệ in tiên tiến nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ.
- Rõ ràng có thể thấy mặc dù các xưởng in đó lúc đầu chỉ phục vụ cho giáo hội, nhưng điều quan trọng là sự du nhập kỹ thuật in tiên tiến của phương Tây vào Việt Nam đã là tiền đề vật chất quan trọng cho sự phát triển của văn hoá bản địa sau này, mà trước hết là sự phát triển của báo chí – một lĩnh vực của văn hoá được du nhập từ phương Tây vào nước ta..
- Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển rầm rộ của báo chí Việt Nam, điều đó là do sự phát triển của công nghệ in và việc phổ cập chữ quốc ngữ..
- Sau khi Gia Định báo, tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam ra đời vào năm 1865 tại Sài Gòn, báo chí Việt Nam xuất hiện và phát triển phong phú, sôi nổi chưa từng thấy từ Nam ra Bắc với những Nông cổ mín đàm, Đại Việt tân báo, Đăng cổ tùng báo, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn, Phụ nữ tân văn, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Đại Việt tạp chí, Thực nghiệp dân báo, Hữu thanh tạp chí, An Nam tạp chí, Tiếng dân, Phụ nữ thời đàm, Văn học tạp chí, Phong hoá, Ngày nay, Khoa học phổ thông, Thanh Nghị, Tri Tân.
- Có thể nói, một tờ báo, nhất là một tờ báo bằng chữ quốc ngữ ra đời trong thời kỳ này là một hiện tượng cực kỳ mới mẻ trong đời sống văn hoá Việt Nam..
- Trong số các tờ báo quốc ngữ thì Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí có vị trí nhất định trong đời sống văn hoá và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, mặc dù hoạt động dưới sự trợ cấp tài chính và kiểm soát chặt chẽ của Sở Mật thám Đông Dương, nhằm tuyên truyền cho chủ trương “Pháp – Nam hợp tác”.
- Đông Dương tạp chí góp phần đáng kể vào việc trau dồi ngôn ngữ văn xuôi tiếng Việt đầu thế kỷ XX, còn Nam Phong tạp chí đã bước đầu chú trọng khai thác các đề tài lịch sử, xã hội và văn hoá – văn minh của Việt Nam và thế giới với tinh thần “bảo tồn cổ học” và “dung hoà Đông Tây”.
- Trong buổi đầu phát triển của báo chí Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của báo chí Công giáo.
- Việc sử dụng chữ quốc ngữ của báo chí Công giáo góp phần phát triển tiếng Việt.
- Hơn nữa, báo chí Công giáo còn là kho tư liệu về lịch sử tôn giáo, về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam thời cận đại..
- Không những chỉ làm thay đổi diện mạo văn hoá Việt Nam trên bình diện chữ viết và báo chí, Thiên Chúa giáo khi du nhập vào nước ta còn góp phần làm đa dạng hoá kiến trúc ở Việt Nam với sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ phương Tây.
- Sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ.
- Cùng với quá trình truyền bá đạo Thiên Chúa là sự du nhập kiến trúc nhà thờ phương Tây vào Việt Nam.
- Trước năm 1874, nhà thờ Thiên Chúa giáo Việt Nam có quy mô nhỏ bé giống như nhà dân, cửa được mở ra hai bên cho tín đồ thực hiện.
- Vật liệu xây dựng nhà thờ lúc đầu cũng rất đơn giản, mang tính chất “tạm bợ”, chủ yếu là tranh tre, nứa lá hoặc bằng gỗ..
- Từ sau Hoà ước Giáp Tuất 1874 (trong đó có điều khoản đảm bảo cho Thiên Chúa giáo được truyền bá tự do), nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam được xây dựng kiên cố hơn với hình thức đa dạng hơn, có thể quy về hai phong cách kiến trúc: phong cách châu Âu (thường gọi là nhà thờ Tây) và phong cách dân gian Việt Nam (thường gọi là nhà thờ Nam)..
- Tiêu biểu cho phong cách kiến trúc này là nhà thờ Kẻ Sở (Ninh Phú, Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam) được xây dựng năm chính Puginier – Giám mục địa phận Tây Bắc Kỳ là người đã vẽ mẫu thiết kế cho nhà thờ này..
- Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng bắt đầu từ năm 1877 đến 1880 thì hoàn thành..
- Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng năm 1884, đến cuối năm 1887 được hoàn thành cơ bản với quy mô nhỏ hơn nhà thờ Kẻ Sở..
- Qua việc xây dựng những công trình kiến trúc này, những người thợ Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với kỹ thuật xây dựng của phương Tây: lối trang trí, hoạ tiết trong nhà thờ châu Âu như trang trí mặt tiền nhà thờ, trang trí cửa sổ, cửa ra vào, trang trí tháp chuông, vòm nhỏ hai bên hông và vòm lớn trên cung thánh, nơi đặt tượng Chúa, tượng Đức Mẹ Maria và các Thánh..
- Nhưng số nhà thờ được xây dựng theo phong cách châu Âu như vậy không nhiều, hầu hết các nhà thờ Thiên Chúa ở Việt Nam đều được kiến trúc theo phong cách dân tộc Việt Nam, hoặc có sự đan xen giữa hai phong cách: vừa có yếu tố châu Âu, vừa có yếu tố truyền thống.
- Tiêu biểu cho loại hình này là nhà thờ Lớn Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, một nhà thờ có quy mô lớn trong các nhà thờ Thiên Chúa ở Việt Nam..
- Có loại nhà thờ “vỏ Tây ruột Nam”, tức là về hình dáng mang dáng dấp nhà thờ Tây với tháp chuông nhọn cao vút, trang trí mặt tiền giống nhà thờ Tây nhưng bên trong lại trang trí theo phong cách nhà thờ Nam.
- Ví dụ như nhà thờ xứ Hà Hồi (Hà Tây – nay là Hà Nội), Yên Trì (Quảng Ninh), Tân Lộc (Nghệ An)….
- Bên cạnh đó có những nhà thờ “thuần Nam” kiến trúc theo phong cách Á Đông như: Hảo Nho, Bình Sa (Ninh Bình), An Vân (Huế), Trung Lao (Nam Định), Ba Làng (Thanh Hoá), đặc biệt là khu quần thể thánh đường Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình)..
- Nét đặc trưng của loại hình nhà thờ “thuần Nam” là không có tháp chuông cao vút gắn với mặt tiền nhà thờ, tháp chuông có thể được làm rời phía trước hoặc bên hông nhà thờ như nhà thờ xứ An Vân, Sơn Dương (Huế)… Phần lớn các tháp chuông đều xây theo kiểu 3 lầu, càng lên cao càng thu nhỏ lại mang phong cách Á Đông, bên trên có gắn thập tự.
- Nhiều nhà thờ Nam có mặt tiền được xây dựng theo phong cách tam quan:.
- Hai bên mặt tiền nhiều nhà thờ Nam còn có câu đối, nội dung thường ca ngợi Thiên Chúa đã sáng tạo ra vũ trụ, ca ngợi những phẩm hạnh của Đức Mẹ Maria….
- Ở một vài nhà thờ Nam, mặt tiền có gắn bia đá như nhà thờ Lớn Phát Diệm, nhà thờ Trung Lao.
- Có thể nói mặt tiền nhà thờ Nam là sự tổ hợp kiến trúc phương Đông và phương Tây, trong đó yếu tố phương Đông giữ vai trò chủ đạo..
- Kiến trúc phương Tây đã được các bàn tay tài hoa của người Việt biến thể tạo ra một loại hình nhà thờ mới góp phần làm phong phú loại hình nhà thờ Thiên Chúa giáo Việt Nam..
- Cung Thánh trong các nhà thờ “thuần Nam” thường được sơn son thếp vàng, chịu ảnh hưởng của quan niệm thẩm mỹ truyền thống của người Việt “đẹp vàng son, ngon mật mỡ” như: nhà thờ Trung Lao (Nam Định), Hảo Nho (Ninh Bình), Hà Hồi (Hà Tây), Phát Diệm (Ninh Bình)… Nơi đặt tượng Thiên Chúa, tượng Đức Mẹ, tượng các Thánh ở nhiều nhà thờ Nam được làm bằng gỗ, chạm trổ hoa lá cầu kỳ và được sơn son thếp vàng, dân gian thường gọi là các toà vàng..
- Vách Cung Thánh Nhà thờ Lớn Phát Diệm cũng rất tiêu biểu cho phong cách Cung Thánh vách gỗ sơn son thếp vàng.
- Điều này rất khác cách trang trí Cung Thánh ở các nhà thờ Tây..
- Xin được dẫn chứng một công trình kiến trúc tiêu biểu thể hiện sự kết hợp yếu tố dân gian truyền thống vào kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam:.
- Nhà thờ Phát Diệm (có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp) được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX trên vùng đất mới khai phá Kim Sơn – Ninh Bình.
- Nhà thờ Phát Diệm là một công trình lớn trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, có nhiều giá trị về mặt kiến trúc và đặc điểm nổi bật của nó là mang đậm dấu ấn kiến trúc dân tộc, thể hiện rõ nét tâm thức Việt Nam.
- Cửa phía Đông thường xuyên mở vì theo quan niệm xưa, hướng đông là nơi hội tụ các thần linh, vì vậy người đi vào nhà thờ thường đi theo hướng đông (điều này rất ít gặp ở những nhà thờ xây dựng theo kiến trúc phương Tây)..
- Các nhà thờ trong khu quần thể này như nhà thờ thánh Giuse, nhà thờ thánh Phêrô, kiến trúc tập trung vào mặt tiền với ba lối vào vòm cuốn, xây theo kiểu tam quan với ba tầng lầu, càng lên lầu trên cửa càng thu nhỏ, mái cong lợp ngói mũi hài.
- Nếu bên trên không gắn cây thập tự thì người ta sẽ nghĩ đây là một ngôi tháp cổ hay một mái tam quan của đình chùa thường gặp trong các làng quê Việt Nam..
- Ba công trình kiến trúc: Nhà thờ Lớn (còn gọi là nhà thờ Kính Đức Mẹ Mân Côi), Phương Đình và nhà thờ Trái tim Đức Mẹ (còn gọi là nhà thờ Đá) là những công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm tính dân tộc hơn cả..
- Nhà thờ Trái tim Đức Mẹ được xây dựng đầu tiên, năm 1883.
- Nhà thờ này dài 18m, rộng 9m, cao 5m, thường gọi là nhà thờ Đá vì nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp, bàn thờ đều bằng đá..
- Phía trong nhà thờ được xây bằng những phiến đá cẩm thạch nhẵn bóng với những đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng.
- Hai bên vách nhà thờ có những bức chạm tứ quý: tùng, cúc phía đông.
- Nhà thờ Đá được coi là một kiệt tác nghệ thuật, nhiều người còn gọi đó là Viên ngọc..
- Nhà thờ Lớn (hay còn gọi là nhà thờ Kính Đức Mẹ Mân Côi) là ngôi nhà thờ lớn nhất, đẹp nhất và lối kiến trúc dân tộc cũng được thể hiện rõ nét nhất.
- Mặt tiền của nhà thờ Lớn có 5 lối ra vào bằng đá, phía trên là ba tháp vuông bằng gạch, đầu đao, mái cong, lợp ngói mũi hài.
- Tín đồ Thiên Chúa giáo đến nhà thờ thực hành lễ có cảm.
- Khu nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng kiểu phương Đông, hay nói đúng hơn, nó mang đậm nét tính dân tộc Việt Nam.
- Có thể thấy rằng trước khi có kiến trúc nhà thờ phương Tây, những công trình kiến trúc như đình, chùa, miếu, mạo đã in đậm trong tâm thức của người Việt.
- Phải chăng vì thế mà khi du nhập vào Việt Nam, kiến trúc phương Tây đã kế thừa, hoà trộn những yếu tố Việt đó để dễ đi vào lòng người dân quê Việt Nam?.
- Có thể còn nhiều lý do khác nữa, nhưng rõ ràng nhờ đó kiến trúc nhà thờ Việt Nam trở nên đa dạng và đặc sắc.
- Sự xuất hiện của nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam đã du nhập những phong cách kiến trúc mới, vật liệu xây dựng mới.
- Trên cơ sở lối kiến trúc phương Tây, người thợ Việt Nam tài hoa đã tạo ra những kiểu dáng mới, tiêu biểu là loại hình kiến trúc nhà thờ Nam – một sáng tạo trong kiến trúc Thiên Chúa giáo Việt Nam.
- Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam từ khá sớm, khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, nhưng hoạt động truyền đạo chỉ thực sự có kết quả từ đầu thế kỷ XVII.
- Cho đến nay, Thiên Chúa giáo đã có lịch sử trên 400 năm ở Việt Nam.
- So với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thì Thiên Chúa giáo là một tôn giáo đến muộn, tuy nhiên trải qua thời gian, văn hoá Thiên Chúa giáo vẫn có một chỗ đứng nhất định trong văn hoá Việt Nam.
- Tuy vậy, văn hoá Thiên Chúa giáo đã có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam.
- Những đóng góp của Thiên Chúa giáo đối với văn hoá dân tộc Việt Nam thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực: lối sống đạo, ngôn ngữ – chữ viết, báo chí, văn chương, kiến trúc… Sẽ là thiếu khách quan và công bằng nếu như chúng ta phủ nhận những đóng góp có thể coi là tích cực này của Thiên Chúa giáo.
- 1 Nguyễn Văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Trung tâm UNESCO Bảo tồn và Phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam, Hà Nội tr., tr.38..
- 7 Nguyễn Văn Hoàn, Chữ quốc ngữ và sự phát triển của văn hoá Việt Nam trong thế kỷ XX, tạp chí Văn học, số 9, năm 2000, tr.43..
- 11 Nguyễn Văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, sđd, tr.117.