« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ KỸ THUẬT HỢP TÁC NHẰM KHUYẾN KHÍCH SỰ GẮN KẾTTÍCH CỰC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM HỌC TẬP


Tóm tắt Xem thử

- Cooperative/Collaborative Structures Explicitly Designed To Promote Positive Interdependence Among Group Members MỘT SỐ KỸ THUẬT HỢP TÁC NHẰM KHUYẾN KHÍCH SỰ GẮN KẾT TÍCH CỰC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM HỌC TẬP.
- Phương pháp LÀM VIỆC THEO NHÓM là một trong các phương pháp rất phù hợp trong hình thành các kỹ năng học tập và kỹ năng xã hội.
- Tuy nhiên làm thế nào để người học thực sự tích cực hợp tác và gắn kết với nhóm và hiệu quả hoạt động nhóm được nâng cao.
- và làm thế nào để có thể đánh giá công bằng giữa các thành viên là điều mà các nhà giáo luôn trăn trở… Bài báo này đề cập đến một số kỹ thuật tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, kỹ thuật đánh giá kết quả nhóm cũng như kết quả của cá nhân trong nhóm với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ khó khăn cho các giảng viên khi vận dụng Nhóm vào giảng dạy..
- Đã từ lâu, chúng ta quá chú trọng đến cung cấp thông tin mà còn thờ ơ với hình thành kỹ năng học tập, kỹ năng tư duy sáng tạo cho người học…, chúng ta cố gắng tạo nên được nhiều thành tích cá nhân mà hiếm có thành tích tập thể trong học tập, người học khó mà hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung, người học chưa có kỹ năng hợp tác, chia sẻ.
- Không thể phủ nhận rằng chúng ta đã đổi mới và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giáo dục ở tất cả các bậc học.
- Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại hoạt động dạy và học ở đại học.
- Qua một số nghiên cứu về thực trạng kỹ năng học tập của sinh viên, chúng ta thấy sinh viên còn thiếu hụt nhiều kỹ năng học tập cơ bản như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… Để hình thành những kỹ năng học tập cho người học, phương pháp và hình thức dạy học cần phải cải tiến cùng với một loạt các điều kiện liên quan khác.
- Phương pháp LÀM VIỆC THEO NHÓM là một trong các phương pháp rất phù hợp trong hình thành các kỹ năng học tập và cũng thường được sử dụng trong hình thức đào tạo theo tín chỉ.
- Tuy nhiên làm thế nào để người học thực sự tích cực hợp tác và gắn kết với nhóm và hiệu quả hoạt động nhóm được nâng cao là điều mà các nhà giáo luôn trăn trở… Sau đây là một số kỹ thuật được sử dụng nhằm tăng cường khả năng gắn kết tích cực giữa các thành viên trong nhóm..
- Tạo tinh thần đồng đội trong LÀM VIỆC THEO NHÓM 1.
- Không khí nhóm thân thiện, thoải mái là cơ sở tạo nên tinh thần đồng đội.
- Mục tiêu giáo dục của hoạt động xây dựng đồng đội là tạo ra không khí hứng khởi có ý nghĩa đối với sự phát triển đời sống tinh thần của nhóm, hoặc tạo ra cảm giác thân thiện gắn kết giữa các thành viên của nhóm, làm cho các thành viên có cảm giác thoải mái và tin tưởng vào các hoạt động tiếp theo của nhóm.
- Có như vậy, mỗi thành viên mới có thể sẵn sàng chia sẻ quan điểm, những bất đồng một cách cởi mở.
- mà vẫn đạt được mục đích chung của cả nhóm.
- Trên cơ sở đó tinh thần đồng đội mới hình thành, bởi không phải hoạt động nhóm nào cũng tạo nên được tinh thần đồng đội, còn tinh thần đồng đội chỉ hình thành trên cơ sở của nhóm..
- Để có sự hợp tác tốt giữa các thành viên trong nhóm và để tạo nên tinh thần đồng đội, cần có sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực.
- Hơn nữa, sự phụ thuộc này giúp chuyển cách thức làm việc từ làm việc nhóm sang làm việc đồng đội.
- Yêu cầu đối với các hoạt động nhóm mang tính đồng đội.
- Một lớp học sẽ được chia thành một vài nhóm, tinh thần đồng đội cần được thể hiện trong một nhóm và giữa các nhóm.
- Sau đây là một số yêu cầu đối với hoạt động nhóm để tạo nên tinh thần đồng đội:.
- Thành viên trong đội phải biết dựa vào nhau trước khi dựa vào giảng viên.
- Từng người trong nhóm nêu lại những câu hỏi hướng dẫn của giảng viên cho những người còn lại và cùng nhau tìm câu trả lời.
- Các nhóm tìm sự giúp đỡ của nhau trước khi tìm đến sự giúp đỡ của giảng viên.
- Đội nhận được sự giúp đỡ của giảng viên sẽ có nghĩa vụ giúp đỡ lại cho các đội cần sự giúp đỡ khác..
- Các thành viên của nhóm luôn có sự thống nhất trong các câu trả lời hoặc phản ứng hành vi (thí dụ, tất cả đều giơ tay đề nghị giảng viên trả lời, cả đội đồng thanh trả lời câu hỏi của giảng viên.
- Các thành viên thống nhất sử dụng ngôn ngữ của đồng đội mình trong lớp học (chúng tôi - của chúng tôi chứ không phải là tôi hoặc của tôi, cho tôi).
- Sản phẩm của nhóm phải là sự kết hợp các sản phẩm cá nhân theo cấu trúc chung.
- Yêu cầu tất cả người học phải biểu diễn được đầy đủ những công việc nhìn thấy của mình trong sản phẩm chung của nhóm (hoàn thành một phần việc trên giấy, danh mục hoặc sơ đồ các ý tưởng, bảng giấy trong (pholi) để trình bày cho nhóm.
- Mục tiêu của việc làm này nhằm đảm bảo giữ cho nhóm hoạt động và mỗi thành viên phải làm việc và có những đóng góp nỗ lực vào công việc để thực hiện mục đích chung của đội.
- Ký kết Bản ghi nhớ về Vai trò của từng thành viên.
- Ký kết bản ghi nhớ về vai trò của từng cá nhân giúp nâng cao sự phụ thuộc nhau giữa các thành viên trong nhóm và sự phụ thuộc của từng cá nhân vào chính nhóm.
- Hơn nữa, nếu mỗi thành viên có được vai trò cụ thể và không thể thiếu được trong việc đạt được mục đích chung của nhóm thì mọi người sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn.
- Thí dụ, mỗi cá nhân có thể ký nhận một trong các dạng vai trò của mình trong bản ghi nhớ như sau:.
- Vai trò chức năng, ở đó mỗi thành viên có trách nhiệm cụ thể đối với nhóm: ghi âm, người phát ngôn, điều khiển quan hệ, hiệu chỉnh lỗi, tìm kiếm thông tin.
- Vai trò nguồn, ở đó mỗi thành viên có trách nhiệm cung cấp một phần thông tin cơ bản vào kết quả cuối cùng của nhóm: thông tin từ một chương của sách hoặc của một phần từ trong tài liệu hướng dẫn.
- Vai trò nhận thức, ở đó mỗi thành viên bổ sung một phần hoặc mở rộng tư duy vấn đề ở mức độ cao hơn với kết quả của cả nhóm: ứng dụng, tổng hợp hoặc định giá trị sản phẩm..
- Vai trò dự báo, ở đó mỗi thành viên bổ sung một dự báo hoặc quan điểm quan trọng: về vấn đề đạo đức, xã hội hoặc kinh tế.
- Lưu ý: ưu việt của phân vai rõ ràng là đảm bảo chất lượng đóng góp của mỗi thành viên vào kết quả chung và giảng viên có thể đánh giá chính xác đóng góp ấy.
- Thông qua đây tính tự chịu trách nhiệm của người học cũng được củng cố..
- Xây dựng Đồng đội Trước khi thực hiện hợp tác trong nhiệm vụ học tập, các nhóm cần phải xây dựng các hoạt động có tính đồng đội để tăng sự hiểu nhau giữa các thành viên.
- Những hoạt động này gồm: a) cả nhóm tham gia vào hoạt động “Vượt chướng ngại vật” để làm quen nhau khi nhóm bắt đầu thành lập (biết tên và một số thông tin cá nhân).
- b) động viên nhóm tham gia vào hoạt động “Xây dựng hình ảnh nhóm” (ảnh của nhóm, tên nhóm, biểu tượng nhóm, vật biểu trưng nhóm, lời chúc của nhóm, phong tục bắt tay của nhóm.
- c) cung cấp thông tin cho nhóm một cách rõ ràng và đầy đủ về sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên trong nhóm và tinh thần đồng đội của nhóm (trao đổi số điện thoại, địa chỉ Email, kế hoạch ngoài giờ lên lớp, hình thành các đội như ghi chép nhật ký nhóm, tìm tài liệu đọc, hướng dẫn học, ôn bài để kiểm tra, bàn về hiệu quả hoạt động nhóm, xây dựng nội qui hoạt động của nhóm, về việc có mặt và việc chuẩn bị cho các cuộc gặp mặt của nhóm và cả những biện pháp đặc biệt đối với những ai không tuân thủ qui định chung của nhóm).
- Minh họa một số cách xây dựng đồng đội Chân dung đồng đội: mỗi thành viên trả lời một số câu hỏi của giảng viên về chính họ (chuyên ngành, quan tâm về sự nghiệp, sở thích cá nhân.
- Sau đó các thành viên liên kết và sắp xếp để tạo ra chân dung của nhóm hoặc hồ sơ tự truyện bằng lời hoặc dưới hình thức mô hình như biểu trưng vật, huy hiệu.
- (Ellis, 1996) Tuyên ngôn về tầm nhìn của nhóm: trong sự đa dạng của cấu trúc nhóm, mỗi thành viên viết câu tuyên ngôn về hy vọng của họ ở đồng đội của mình, sau đó tổng hợp các tuyên ngôn ấy lại thành một tuyên ngôn của nhóm.
- Đi tìm đồng đội: giảng viên yêu cầu mỗi người tự viết vào mảnh giấy những thông tin cá nhân như sở thích, hứng thú, mối quan tâm, chọn nghề, tính cách.
- Sau đó giảng viên có thể đề nghị một sinh viên đánh máy hoặc viết tay thành các phiếu thông tin cá nhân (không có tên cá nhân).
- Giảng viên thiết lập nhóm theo những thông tin có được (các thành viên chưa biết mình ở nhóm nào.
- Vào buổi học sau đó, giảng viên sẽ cung cấp cho mỗi cá nhân một tờ thông tin về một người trong nhóm của mình.
- Khi đã tìm được người phù hợp, người được tìm thấy sẽ ký vào tờ giấy của bạn xác định đúng là mình và tự chịu trách nhiệm về thông tin này.
- Quá trình này tiếp tục cho đến người cuối cùng tìm được bạn và tất cả nộp giấy lại cho giảng viên với chữ ký đầy đủ.
- Cách làm này cũng kích thích mối quan hệ thày trò nếu giảng viên cũng là một thành viên bị săn tìm (Cuseo, 2000)..
- Phân loại thiệp: cách này có thể làm chức năng xây dựng nhóm bởi vì sinh viên phải đi khắp lớp để giao tiếp với các sinh viên khác.
- Đầu tiên mỗi sinh viên được phát một tấm thiệp có vẽ hình thuộc một phạm trù nào đó (thí dụ: đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện giao thông.
- Sau đó sinh viên sẽ đi tìm xem ai ở trong lớp có cùng tấm thiệp như mình.
- Sau khi tất cả sinh viên đã tìm thấy những người có cùng tấm thiệp, họ thành lập đội của mình.
- Kỹ thuật rèn kỹ năng lắng nghe nhau «Tóm tắt ý tưởng» Cách này yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phải nhắc lại hoặc chỉ ra ý tưởng cơ bản trong phần trình bày của bạn trước khi bổ sung ý tưởng của mình.
- Lưu ý: cách này khích lệ sự gắn kết bằng cách động viên mỗi cá nhân phải lắng nghe quá trình biểu đạt ý kiến của bạn.
- Cách này khác với cách “nhận định ý tưởng” là mỗi thành viên phải nhận xét về ý kiến của bạn về độ chính xác, độ sáng tạo, điểm mạnh.
- trước khi đưa ra ý kiến của mình..
- Mở đầu câu trả lời.
- Trong hai cách trên (Tóm tắt ý tưởng và nhận định ý tưởng), giảng viên yêu cầu sinh viên nhắc lại hoặc nhận xét ý kiến của bạn trước khi đưa ra ý kiến của mình.
- Còn trong trường hợp này, giảng viên thiết kế câu trả lời và bắt đầu trước, sinh viên phải tiếp nối câu.
- Thí dụ giảng viên nói: “Một điều tôi học được từ sự bổ sung của các bạn là.
- (Kagan & Kagan, 1997), những người trả lời sau không được nhắc lại câu trả lời của người trước..
- Chia sẻ tài liệu và kết hợp thông tin trong nhóm và giữa các nhóm.
- Lắp ghép thông tin: mỗi đội sẽ được nhận một nhiệm vụ chung và mỗi thành viên phải có trách nhiệm để trở thành một chuyên gia về một nhiệm vụ thành phần trong nhiệm vụ chung.
- Sau đó mỗi thành viên rời nhóm của mình để trở thành thành viên của nhóm khác có cùng chung một nhiệm vụ.
- Sau khi làm việc với một số “chuyên gia” cùng lĩnh vực, sinh viên này quay trở về nhóm của mình và trình bày cho nhóm về những kinh nghiệm thu được và nhóm có thể đặt câu hỏi, trao đổi và xác thực lại thông tin.
- Kết quả cuối cùng của quá trình này là lắp ghép tất cả các thông tin thành phần thành một thông tin tổng thể.
- Mô hình Hợp tác: mỗi đội được cung cấp một tờ giấy khổ to và mỗi thành viên sẽ ghi vào giấy này tất cả những ý tưởng của mình bằng những bút màu khác nhau.
- Sau khi hoàn thành bước công não này của cả nhóm, các thành viên cùng cố gắng để tổ chức sắp xếp lại các ý tưởng thành những phạm trù có ý nghĩa.
- Học và kiểm tra – đánh giá theo nhóm.
- Giảng viên là người cung cấp tài liệu học tập và đánh giá kết quả học tập của nhóm.
- Mỗi thành viên của nhóm phải trải qua các bài kiểm tra cá nhân về tài liệu học tập.
- Điểm của mỗi cá nhân trong nhóm sẽ được cộng dồn, và tổng điểm của tất cả các bài kiểm tra của các thành viên trong nhóm sẽ góp vào vốn điểm chung tạo thành một điểm chung cho cả nhóm.
- Điểm này sẽ được công bố là điểm của nhóm và người góp sức nhiều nhất sẽ được tuyên dương.
- Kết thúc một vòng với một loại tài liệu hoặc vòng tiếp theo có thể tiếp tục với việc bổ sung tài liệu khác với hệ thống điểm kiểm tra tiếp theo.
- Nhóm học hợp tác:.
- Từng nhóm gồm 4 – 6 sinh viên có thể đăng ký với giảng viên về nhóm của mình cùng với các thông tin cá nhân (Nhóm có thể mở rộng thêm bằng sự biểu quyết của các thành viên.
- Những sinh viên là thành viên đăng ký của nhóm được nhận điểm thưởng cho bài viết nếu nhóm của họ nộp bài trước hạn.
- Điểm thưởng dựa vào điểm trung bình của các điểm thành viên trong nhóm theo cách tính sau: nếu điểm trung bình của nhóm là A, tất cả thành viên được nhận 3% số điểm, nếu điểm là B – 2% và điểm là C – 1% (nếu điểm cá nhân là A, điểm trung bình nhóm là C, thì sinh viên này vẫn được nhận thêm 1% điểm thưởng) (Robinson, cited in Weimer, 1991) Học đồng đội Cách học này bao gồm 4 bước: a) trước khi đến lớp, sinh viên phải hoàn thành việc đọc tài liệu ở nhà (có thể là một chương của sách).
- b) Mỗi cá nhân được đánh giá thông qua các câu hỏi của giảng viên theo tài liệu đã đọc.
- c) Sau đó những sinh viên có cùng câu hỏi sẽ kết thành một nhóm để có thể cùng nhau tìm được câu trả lời chính xác nhất cho các câu hỏi.
- Cả nhóm chỉ nộp một kết quả và có một điểm chung của cả nhóm.
- d) Điểm kiểm tra của mỗi cá nhân và điểm của nhóm đều được tính vào tổng điểm chung của môn học.
- (Michaelsen, 1992) Kiểm tra theo nhóm: Group Exam Đối với bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, đầu tiên mỗi sinh viên phải nộp bài cá nhân của mình, sau đó tất cả thành viên trong nhóm cùng nhau trả lời lại câu hỏi kiểm tra.
- Nếu điểm của nhóm cao hơn điểm của tất cả các cá nhân, nhóm sẽ được nhận điểm thưởng, bổ sung vào điểm của mỗi cá nhân.
- (Tổng điểm thưởng được tính tối đa là 10% so với tổng điểm của người được điểm cao nhất trong nhóm – thí dụ người cao nhất là 8, điểm của nhóm là 9 thì mỗi thành viên sẽ được cộng thêm 0.8 điểm).
- Giảng viên nên chấm điểm bằng hai mực khác nhau để phân biệt điểm cá nhân và điểm nhóm (Creed, in Millis & Cottell, 1998).
- Xem xét lại bài kiểm tra và những thắc mắc: Sau khi nộp bài kiểm tra cá nhân, người học có thể đăng ký thành lập một nhóm và nhóm có nhiệm vụ tìm lại tài liệu để xác định các câu trả lời (vở ghi trên lớp, handouts, tài liệu khác.
- Sau đó nhóm đưa lại các câu trả lời cho giảng viên mà họ đã tìm được trong tài liệu hướng dẫn.
- Điểm thưởng sẽ được áp dụng cho các thành viên dựa trên tổng số các câu trả lời mà nhóm đã phải chỉnh sửa lại chính xác từ các nguồn..
- Kết luận Trên đây là một số kỹ thuật tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, kỹ thuật đánh giá kết quả nhóm cũng như kết quả của cá nhân trong nhóm.
- Tuy nhiên việc quản lý hoạt động nhóm sao cho hiệu quả vẫn là vấn đề nan giải của giảng viên.
- Bài báo này mong góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ khó khăn cho các giảng viên khi vận dụng Nhóm vào giảng dạy.