« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số mô típ tiêu biểu trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh dưới góc nhìn huyền thoại học


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ MÔ TÍP TIÊU BIỂU TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI HỌC.
- Hai mô típ tiêu biểu nhất trong tác phẩm Liêu trai chí dị của nhà văn Bồ Tùng Linh là mô típ vật biến thành người và người biến thành vật.
- Nếu dùng một số nghiên cứu của huyền thoại học soi chiếu vào hai mô típ này sẽ thấy giá trị của nó hiện lên với nhiều chiều kích khác nhau.
- Các mô típ này ra đời dựa trên sự kế thừa sâu sắc tư duy huyền thoại của con người nguyên thủy, từ các thể loại văn học trước đó như thần thoại, truyện cổ tích… Trên cơ sở kế thừa, nhà văn Bồ Tùng Linh đã cấp cho các mô típ này hơi thở mới của cuộc sống thời cận đại và thể hiện sự tiến bộ trong nghệ thuật phản ánh cuộc sống.
- Nhà văn đã đan cài hai mặt thực - ảo khi chuyển hóa các mô típ tạo nên một tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống trong một hình thức lung linh, huyền ảo..
- Một số mô típ tiêu biểu trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh dưới góc nhìn huyền thoại học.
- Sự kiện xuất hiện nhiều nhất trong Liêu trai chí dị là sự kiện biến hình.
- Sự kiện biến hình trong Liêu trai chí dị có tính chất liên tục và bền vững, có thể chia thành hai mô típ là vật biến thành người và người biến thành vật.
- Huyền thoại học đã thể hiện ưu thế đặc biệt khi tìm hiểu các mô típ tiêu biểu nhất trong Liêu trai chí dị của nhà văn Bồ Tùng Linh vì nó quan tâm đến cả hai bình diện giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các mô típ kì ảo này nói riêng, tác phẩm Liêu trai chí dị nói chung, có thể tìm về với cội nguồn cái nhìn huyền thoại của nhà văn để có thể tìm hiểu mô típ, tác phẩm ở bề sâu của nó..
- 2.1 Khảo sát, thống kê mô típ vật biến thành người, mô típ người biến thành vật trong Liêu trai chí dị.
- Trong công trình 150 thuật ngữ văn học, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng mô típ là thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học.
- Mô típ có thể phân xuất ra từ một hoặc một số tác phẩm văn học, của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào.
- Như vậy, mô típ là đơn vị lặp đi lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, có quá trình hình thành lâu dài.
- Mô típ biểu hiện quan niệm, tư tưởng của tác giả và có những chức năng nghệ thuật cụ thể.
- Tuy nhiên, tính bền vững của mô típ chỉ mang tính tương đối.
- Hình thái, chức năng biểu đạt của các mô típ sẽ có ít nhiều sự chuyển hóa qua các tác phẩm của từng thời kì văn học..
- Tác phẩm Liêu trai chí dị có rất nhiều mô típ như mô típ hôn nhân khác thường, mô típ nhập mộng, mô típ tái sinh, mô típ sinh nở thần kì, mô típ trừ tà… Hai trong số các mô típ xuất hiện nhiều nhất của tác phẩm này là mô típ vật biến thành người và mô típ người biến thành vật.
- Mô típ vật biến thành người là sự thay đổi từ dạng người sang dạng vật (bao gồm động vật, thực vật, vật thể).
- Mô típ người biến thành vật là sự thay đổi từ dạng vật (bao gồm động vật, thực vật, vật thể) sang dạng người.
- Dưới đây là kết quả thống kê sự xuất hiện của mô típ vật biến thành người và mô típ người biến thành vật trong Liêu trai chí dị..
- Kết quả khảo sát Liêu trai chí dị cho thấy mô típ vật biến thành người có số lượng chủ thể biến hình rất đa dạng.
- Mô típ người biến thành vật tuy không xuất hiện nhiều bằng mô típ vật biến thành người nhưng đối tượng biến hình (kết quả biến hình) cũng rất phong phú.
- Hai mô típ tiêu biểu nhất trong Liêu trai chí dị đầy tính chất kì ảo, được tạo nên từ sự kế thừa tư duy huyền thoại nhưng cũng từ bàn tay, khối óc nhào nặn, sáng tạo của nhà văn Bồ Tùng Linh vì những mục tiêu nghệ thuật của mình..
- Bảng 1: Bảng thống kê mô típ vật biến thành người Số thứ tự Loại Chủ thể biến hình Truyện.
- Thạch Thanh hư Bảng 2: Bảng thống kê mô típ người biến thành vật.
- Số thứ tự Loại Đối tượng biến hình Truyện 1.
- 2.2 Nguồn gốc, hình thái và chức năng của mô típ vật biến thành người, mô típ người biến thành vật trong hệ thống thi pháp huyền thoại.
- Nói cách khác, huyền thoại không chỉ là cái khởi đầu, có trước văn học mà còn là một công xưởng nghệ thuật, một kho truyền thống các hình tượng nhân vật, đề tài cốt truyện, mô típ… cho sáng tác văn học suốt từ thời cổ đại đến nay..
- Các mô típ vật biến thành người và người biến thành vật có khởi đầu từ trong thi pháp huyền thoại.
- Các mô típ này của thi pháp huyền thoại có mặt từ thể loại văn học đầu tiên là thần thoại và thể hiện nhiều nhất trong thể loại truyện cổ tích.
- Dựa vào lí thuyết hình thái học của Propp, chúng tôi đã mô hình hóa mô típ vật biến thành người, người biến thành vật đối với trường hợp truyện thần thoại.
- Yếu tố bất biến trong hai mô típ này là sự biến hình.
- Yếu tố khả biến ở đây là chủ thể biến hình, đối tượng biến hình (kết quả biến hình), tác nhân gây biến hình.
- Mô típ vật biến thành người, người biến thành vật có thể được minh họa chung bằng một sơ đồ như sau.
- Tác nhân gây biến hình ---Chủ thể biến hình---Đối tượng biến hình (Sơ đồ 1).
- Đối với mô típ vật biến thành người trong thần thoại, chủ thể biến hình là vật hoặc thần mang dáng vật còn đối tượng biến hình là người.
- Vị thần này từ hình dạng con sâu biến thành con chó toàn thân như gấm vóc, sặc sỡ năm màu, sáng chói lấp lánh.
- Sau khi được úp trong chiếc chuông vàng 7 ngày, toàn thân thần đã biến thành người..
- Đối với mô típ người biến thành vật trong thần thoại, chủ thể biến hình là thần mang hình dáng người và đối tượng biến hình là vật.
- Nàng chết rồi biến thành cỏ dao.
- Mô típ người biến thành vật cũng xuất hiện dày đặc trong thần thoại các nước khác.
- Vợ của thần rất hay ghen nên thần từng phải biến thành thiên nga đi tán tỉnh hoàng hậu Leda xinh đẹp tuyệt trần hay biến thành con đại bàng bắt cóc cậu thiếu niên đẹp nhất cõi tục là Gany…Điểm giống nhau của mô típ vật biến thành người, người biến thành vật trong thần thoại là chủ thể biến hình thường là các vị thần.
- Đối với thần thoại, mô típ vật biến thành người và người biến thành vật có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của truyện.
- Mỗi lần nhân vật biến hình lại thúc đẩy diễn biến của câu chuyện.
- Hai mô típ này còn thể hiện ý muốn, khả năng siêu nhiên, tính cách của các vị thần.
- Vì thế, hình thái và chức năng của mô típ vật biến thành người, người biến thành vật trong truyện cổ tích cũng mang những đặc điểm phức tạp hơn..
- Hình thái của mô típ vật biến thành người, người biến thành vật trong truyện cổ tích có thể minh họa bằng sơ đồ 1..
- Thần thoại thường ít xuất hiện tác nhân gây biến hình vì chủ thể biến hình thường là thần, có thể tự biến hình theo ý muốn.
- Trong truyện cổ tích của Việt Nam, điều này chủ yếu xảy ra ở mô típ người biến thành vật..
- Truyện Người đàn bà hóa thành con muỗi kể về người đàn bà vong ân bội nghĩa bị Đức Phật biến thành con muỗi.
- Tuy nhiên, một số truyện khác có sự biến hình do tự thân nhân vật thực hiện, không có tác nhân gây biến hình.
- Truyện Đá Vọng phu kể về người vợ chờ chồng đến hóa đá…Đối với mô típ vật biến thành người, truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú với các câu chuyện kể về những nhân vật mang lốt.
- Trải qua nhiều khó khăn, nhân vật sẽ biến hình từ lốt vật sang lốt người.
- Mô típ vật biến thành người, người biến thành vật có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện vì chúng tạo ra những tình huống éo le, li kì hoặc giải quyết những xung đột của tác phẩm.
- Mô típ vật biến thành người gắn liền với các nhân vật mang lốt đã khẳng định con người có thể mang hình thức xấu xí, tật nguyền nhưng lại có tài năng phi thường, đạo đức tốt đẹp và có thể biến hình,.
- Trong truyện Dã Tràng, sự biến hình của nhân vật giải thích vì sao con dã tràng luôn xe cát ở biển.
- Mô típ người biến thành vật còn thể hiện chức năng trừng phạt..
- Đặc biệt, mô típ vật biến thành người, người biến thành vật thường thể hiện chức năng phản ánh và hóa giải các bi kịch.
- Hình thái, chức năng cụ thể của mô típ vật biến thành người, người biến thành vật trong truyện dân gian (trường hợp thần thoại, truyện cổ tích) đã cho thấy hình thái và chức năng gốc của hai mô típ này trong thi pháp huyền thoại.
- Hình thái của các mô típ này bao gồm yếu tố bất biến là sự biến hình, yếu tố khả biến là chủ thể biến hình, đối tượng biến hình, tác nhân gây biến hình.
- Trong đó, tác nhân gây biến hình có thể có hoặc không.
- Mô típ vật biến thành người, người biến thành vật có chức năng thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.
- 2.3 Hình thái và chức năng của mô típ vật biến thành người, mô típ người biến thành vật trong Liêu trai chí dị.
- Trong Liêu trai chí dị, mô típ vật biến thành người, người biến thành vật được nhà văn Bồ Tùng Linh sử dụng trên cơ sở kế thừa tư duy huyền thoại, thi pháp huyền thoại.
- Tuy nhiên, hai mô típ này còn được dùng như những thủ pháp nghệ thuật chuyển tải những thông điệp mới mẻ, mang tính thời đại..
- Hình thái của mô típ vật biến thành người, người biến thành vật trong Liêu trai chí dị được minh họa bằng sơ đồ 1..
- Trong đó, tác nhân gây biến hình thường không tồn tại vì chủ thể biến hình trong Liêu trai chí dị có năng lực siêu nhiên, có khả năng tự biến hình theo ý muốn của mình.
- Khi bị đuổi gấp, nàng biến thành một bông hoa sen cuống ngắn..
- Trong truyện A Bảo, chàng trai Tôn Tử Sở si tình bỗng nhiên biến thành chim vẹt bay đến gặp người yêu.
- Chủ thể biến hình của Liêu trai chí dị thường là động vật, thực vật, vật thể còn đối tượng biến hình chủ yếu là người.
- Vì mô típ vật biến thành người có sự hiện diện áp đảo so với mô típ người biến thành vật.
- Trong đó, chủ thể biến hình thường là nữ..
- Trong Liêu trai chí dị, mô típ vật biến thành người có chức năng giúp các nhân vật ảo quá đam mê cuộc sống trần gian có được một lớp vỏ bọc là người, có hình dạng người để giao du, xen lẫn vào thế giới của con người.
- Mô típ vật biến thành người trong Liêu trai chí dị đã được cấp thêm những chức năng mới so với thần thoại, truyện cổ tích… Mô típ này chủ yếu thể hiện cái nhìn về chốn trần gian đầy hạnh phúc, cái nhìn đầy tiến bộ của nhà văn về tình yêu lứa đôi, sự bênh vực sâu sắc đối với những người phụ nữ..
- Tuy nhiên, các nhân vật ảo biến hình còn để thực hiện những âm mưu đen tối.
- Ở một truyện khác, tác giả kể về nạn Ngũ Thông ở miền Nam do tinh của năm con vật tác oai tác quái, trong đó có tinh của ngựa, heo, chim chuyên biến thành đàn ông hằng đêm đến chiếm đoạt những người phụ nữ xinh đẹp (truyện Ngũ Thông thần)..
- Sự biến hình từ vật thành người ở đây mang tính chất khuyến thiện trừng ác..
- Mô típ người biến thành vật trong Liêu trai chí dị tuy xuất hiện không nhiều bằng mô típ vật biến thành người nhưng cũng để lại những ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
- Truyện Trúc Thanh có chàng Ngư Dung yết kiến Ngô Vương trong lúc đói khát rồi được biến thành quạ bay đi kiếm ăn thỏa thích.
- Được biến thành chim, chàng học trò đã được thỏa mãn giấc mộng áo cơm, tình yêu tri kỷ.
- Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, khi miêu tả con người biến thành chim, Bồ Tùng Linh chủ yếu muốn bày tỏ tư tưởng tình yêu tự do, vượt qua mọi rào cản của lễ giáo phong kiến..
- Việc nhân vật là người biến hình thành hổ lại mang một ý nghĩa khác.
- Khác với sự biến hình thành thú dữ để trả thù cho anh, cô gái trẻ trong truyện Bác Hưng nữ đã biến thành rồng trả thù cho chính mình.
- Trời bỗng nhiên nổi mưa gió, sấm sét, cô gái biến thành rồng sà xuống mặt đất, quặp lấy đầu tên nhà giàu lôi tuột đi.
- Miêu tả con người biến thành loài thú dữ như Hướng Kiểu hóa hổ, cô gái ở Bác Hưng biến thành rồng, tác giả bày tỏ khát vọng lập lại công bằng trong xã hội.
- Nhà văn sử dụng mô típ.
- Có lúc, nhà văn cho nhân vật biến thành con vật để bộc lộ rõ hơn tính cách của mình, từ đó sẽ bị trừng trị thích đáng.
- Ất ngã vật xuống biến thành một con chồn, dù được vị tăng cho vợ con dắt về nhưng chỉ vài ngày sau thì chết.
- Sự trừng phạt này còn được sử dụng trong nhiều truyện khác: vợ Đỗ Tiểu Lôi bất hiếu với mẹ nên bị biến thành con lợn (truyện Đỗ Tiểu Lôi), kẻ sĩ Khâu sinh tính nết xấu xa bị biến thành con ngựa (truyện Bành Hải Thu).
- Ngoài ra, mô típ này cũng được dùng miêu tả những kẻ độc ác có phép thuật sẵn sàng biến người thành dê, lừa (truyện Tạo súc)..
- Cho dù mô típ biến hình trong Liêu trai chí dị đa dạng như thế nào, từ người biến thành vật hay vật biến thành người thì sự biến hình cũng diễn ra hết sức nhanh chóng chỉ trong chớp mắt.
- Như vậy, các mô típ vật biến thành người, người biến thành vật trong Liêu trai chí dị được.
- Hai mô típ này không còn có chức năng gốc là giải thích nguồn gốc, đặc điểm của sự vật, hiện tượng..
- Bên cạnh chức năng khuyến thiện trừng ác, các mô típ này trong Liêu trai chí dị chủ yếu thể hiện hiện thực xã hội, ước mơ của con người.
- Tác giả dùng mô típ vật biến thành người, người biến thành vật làm phương tiện chuyển tải tư tưởng của mình một cách kín đáo.
- Nhà văn cũng phê phán, phủ định xã hội bấy giờ khi để cho một số nhân vật là người phải biến thành vật để thực hiện ước mơ của mình..
- Mô típ vật biến thành người, mô típ người biến thành vật là hai trong số những mô típ tiêu biểu nhất của Liêu trai chí dị.
- Hai mô típ này có nguồn gốc từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại.
- Chúng vốn thuộc thi pháp huyền thoại, đã tồn tại trong các truyện dân gian như thần thoại, truyện cổ tích… Hai mô típ này có chức năng thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.
- Nhà văn Bồ Tùng Linh có sự sáng tạo lớn khi làm cho mô típ vật biến thành người, người biến thành vật trong Liêu trai chí dị có sự đan xen thực - ảo, trong thực có ảo, trong ảo có thực chứ không phải là sự thống trị hoàn toàn của cái ảo hoặc sự chia tách rạch ròi các yếu tố thực và ảo.
- Liêu trai chí dị