« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ DI TÍCH VĂN HÓA ÓC EO TẠI XÃ NHƠN NGHĨA - HUYỆN PHONG ĐIỀN - TP CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục .
- MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ DI TÍCH VĂN HÓA ÓC EO TẠI XÃ NHƠN NGHĨA - HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- 1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ.
- Văn hóa Óc Eo, Khảo cổ học, di tích Nhơn Nghĩa.
- Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ có niên đại trong khoảng đầu công nguyên đến khoảng thế kỷ VI – VII sau công nguyên, có địa bàn hết sức rộng lớn với trung tâm là vùng đất đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong thời Pháp thuộc, các nhà khoa học người Pháp đã dày công nghiên cứu và có những phát hiện quan trọng về văn hóa Óc Eo tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp….
- Tuy nhiên, ở vùng đất Cần Thơ việc phát hiện và khai quật di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo diễn ra khá muộn, dù vậy ở đây vẫn thu thập được rất nhiều hiện vật quan trọng và có đóng góp to lớn đối với việc nghiên cứu về Văn hóa Óc Eo vốn còn nhiều tranh cãi, bàn luận..
- 1 ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA ÓC EO VÀ DI CHỈ VĂN HÓA ÓC EO TẠI XÃ NHƠN NGHĨA - HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Óc Eo là một khu di chỉ khảo cổ học thuộc tỉnh An Giang, được người Pháp (người tiên phong là nhà Khảo cổ học lỗi lạc Louis Mallaret) phát hiện và khai quật từ năm 1944, đến nay đã có hàng trăm di tích được khai quật.
- Nhiều vấn đề về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam cổ tồn tại từ khoảng đầu Công nguyên đến giữa thế kỷ VI, VII đang được nhận diện một cách rõ nét.
- Địa bàn chủ yếu của văn hóa Óc Eo là khu vực châu thổ sông Cửu Long bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo- Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp (vùng Đồng Tháp Mười), Cần Thơ.
- Ngoài ra, khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh..
- Công việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo ở vùng đất Cần Thơ - Hậu Giang diễn ra khá muộn so với các tỉnh khác ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long..
- Từ năm 1990, khi nhân dân kéo về ấp Nhơn Thành - xã Nhơn Nghĩa để đào vàng thì di chỉ khảo cổ học Óc Eo này mới được quan tâm chú y..
- Bảo tàng Cần Thơ đã phối hợp với viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (nay là viện Khoa.
- 83 học xã hội vùng Nam Bộ) tiến hành khai quật, sau hơn 10 năm đã thu được hàng loạt các các kết quả quan trọng tại các di tích khảo cổ học như: di tích ở xã Long Thạnh - huyện Phụng Hiệp, xã Thạnh An, Thạnh Trung - Thốt Nốt, xã Vĩnh Trung - Vị THủy, xã Đông Phước - Châu Thành, xã Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái - Châu Thành A (nay là huyện Phong Điền - Tp Cần Thơ).
- Trong số các di tích được tiến hành khai quật thì di tích tại xã Nhơn Nghĩa được quan tâm nhiều nhất và cũng tại nơi này đã khai quật được nhiều nhất các hiện vật hết sức có giá trị, đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu nền văn hóa Óc Eo vốn còn nhiều bí ẩn..
- Trên địa bàn Nhơn Nghĩa đã phát hiện những di tích tiêu biểu mà phần lớn trong đó hiện nay đã được quy tập về Bảo tàng Cần Thơ, nhờ đó mà công việc nghiên cứu tìm tòi để phục vụ công tác học tập, giảng dạy cho sinh viên, học sinh trên địa bàn Thành phố Cần Thơ diễn ra tích cực và hiệu quả hơn..
- 2 CÁC DẤU TÍCH VÀ HIỆN VẬT TIÊU BIỂU Sự xuất hiện các cọc gỗ thể hiện dấu tích cư trú trên nhà sàn: Sự xuất hiện các cọc gỗ phải chăng đã thể hiện dấu tích cư trú trên nhà sàn của cư dân Óc Eo xưa, đây là một câu hỏi hiện đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn từ năm 1990, trong một hồ nước không rộng lắm, trên những cánh đồng sạ lúa rộng mênh mông thuộc ấp Nhơn Thành – xã Nhơn Nghĩa – huyện Châu Thành A xuất lộ nhiều cọc gỗ nhô lên khỏi mặt nước được nhân dân địa phương gọi là Lung Cột Cầu.
- Vì phạm vi khai quật còn hẹp nên các nhà khoa học vẫn chưa xác định vị trí nhà ở dựa trên dấu vết cọc gỗ còn lại..
- Những hiện vật dùng trong sinh hoạt hằng ngày: Bao gồm bình, vò, đồ đựng và nhiều loại đồ dùng khác, nhiều nhất là đồ gốm.
- Những chiếc bình có vòi khá tiêu biểu cho văn hóa Óc Eo dùng đựng nước, có hình dáng cân đối và đẹp, vai xuôi, bụng phình thuôn xuống đáy, chân đế thấp, miệng rộng, đầu vòi thường có gờ tròn, có một vòi của.
- Những chiếc cà ràng (bếp lò) dùng đun nấu trên sàn nhà hoặc trong các ghe, thuyền đi lại trên sông được phát hiện khá nhiều.
- Nắp bình hương hình tháp nhiều tầng, có lỗ hình hoa thị được phát hiện khá nhiều..
- Một nồi nấu chảy kim loại bằng đất nung đã được phát hiện.
- Trên tất cả các khuôn đúc thì hoa tay hình con đĩa (hoặc nòng nọc) là nhiều nhất và có lẽ là loại trang sức được ưa chuộng lúc bấy giờ, so với một số địa điểm khảo cổ khác ở các tỉnh thì tại đây tìm được nhiều khuôn đúc nhất..
- Ngoài ra, ở đây chúng ta cũng thấy một số ngành nghề khác như nghề tạc tượng đá, điêu khắc gỗ, có thể có cả nghề đóng thuyền để phục vụ đi lại trên sông.
- Nghề đóng thuyền của người Phù Nam có thể được khẳng định qua các công trình nghiên cứu trước đây nhưng qua những gì tìm được tại Phong Điền thì chúng ta chưa thể kết luận về điều này..
- Những hiện vật mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo: 5 tượng thần visnu đã được phát hiện..
- Tuy bị hủy hoại những chi tiết chạm trổ không còn nhận rõ, nhưng có thể nhận thấy pho tượng trong tư thế đứng lệch hông về bên phải, áo dài đến tận chân.
- Một bàn tay người lớn gấp 3 lần bàn tay người thường được khắc chạm rất hiện thực, rõ các chi tiết ngón tay và móng tay cho thấy đây có thể là pho tượng Phật cao từ 3 đến 4 m..
- Cũng ở ấp Nhơn Thành, hai tượng Phật khác bằng gỗ được nhân dân phát hiện ngẫu nhiên nhưng hiện đã thất lạc.
- Rõ ràng Bàlamôn giáo và Phật giáo đã được cư dân văn hóa Óc Eo sùng bái..
- Dấu vết mộ táng cổ cũng được phát hiện.
- Có thể đây là ngôi mộ hỏa táng thường có chôn một số hiện vật quí.
- Ngoài ra cũng tìm thấy được một số sọ người được trộn lẫn trong các di tích văn hóa.
- Đó là những tư liệu quan trọng để xác định những chủ nhân của nền văn hóa này..
- Từ những tư liệu đã khai quật trên có thể nhận thấy di tích Óc Eo ở vùng đất Phong Điền - Cần Thơ là một bộ phận khắng khít của văn hóa Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long, một phần đất đai của vương quốc Phù Nam cổ, tồn tại trong khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau công.
- Đây là di tích của một cộng đồng cư dân chuyên sống bằng nghề nông có trình độ sản xuất thủ công mỹ nghệ cao và có mối giao thương với các nước láng giềng..
- Bằng phương pháp Carbon phóng xạ, các hiện vật được khai quật tại ấp Nhơn Thành – xã Nhơn Nghĩa đã được xác định như sau:.
- Mẫu than trong tầng văn hóa BP, tức 540 ± 50 AD..
- Thông qua giải phẫu học 3 sọ người được phát hiện tại đây, Gs Nguyễn Quang Quyền đã cho kết luận: “các đặc điểm trên cho thấy sọ này có nhiều đặc điểm của đại chủng Mongoloid và gần giống sọ người Việt ngày nay”.
- 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ DI CHỈ VĂN HÓA ÓC EO TẠI XÃ NHƠN NGHĨA - HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Cư dân Văn hóa Óc Eo ở Nhơn Nghĩa đã xây dựng một trạng thái kinh tế - xã hội ổn định: với dấu tích nhà ở và các hiện vật sinh hoạt thường ngày được phát hiện với số lượng không nhỏ đã cho thấy đây là khu vực cộng cư lâu dài và liên tục trong buổi đầu hình thành và phát triển của nhà nước Phù Nam cổ, vốn được hình thành từ Văn hóa Óc Eo.
- Những hiện vật như bình, vò, cà ràng, than tro, bên cạnh đó một số lượng lớn các trang sức với nhiều chủng loại vàng, đồng khác nhau, kiểu dáng phong phú, đa dạng… là minh họa sống động cho cuộc sống của cư dân văn hóa Óc Eo trên địa bàn vùng đất Cần Thơ xa xưa, cùng với những di tích tại An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… đã vẽ lên một bức tranh khá toàn diện về trạng thái kinh tế xã hội rực rỡ của một nền văn hóa cổ, một nhà nước cổ trong buổi đầu.
- Tín ngưỡng, Tôn giáo của cư dân văn hóa Óc Eo là sự dung hòa các yếu tố tôn giáo khác nhau: Với những hiện vật như dấu tích tượng thần Visnu của Bàlamôn giáo, dấu tích tượng Phật khá lớn đã cho thấy cư dân văn hóa Óc Eo đã dung hòa các yếu tố tôn giáo khác nhau để làm phong phú thêm cho cuộc sống tâm linh của cộng đồng nơi đây.
- Tuy ở Cần Thơ không phát hiện các di tích Tháp hoặc nền thành đá như ở Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Long, An Giang… nhưng với các tượng Phật, thần Visnu khá lớn, được tạo tác một cách hoàn chỉnh thể hiện trình độ điêu khắc, chạm trổ hết sức tinh tế đã phần nào giúp các nhà khoa học dựng lên một đời sống tâm linh đạt chuẩn mực cao trong xã hội cổ đại thời bấy giờ, rõ ràng với các hiện vật này, phải mất nhiều thời gian và công sức hơn nữa mới có thể nghiên cứu tìm hiểu một cách cặn kẽ, thấu đáo..
- Nghề thủ công đạt trình độ cao và có nét riêng biệt: các hiện vật gốm và trang sức bằng kim loại cũng như các tượng gỗ dùng để thờ cúng khi khai quật được dù trải qua hàng nghìn năm trong lòng đất nhưng vẫn giữ được nét độc đáo và tinh tế, có hiện vật còn nguyên vẹn đã chứng tỏ ngành nghề thủ công nơi đây đạt trình độ cao, tuy chưa phát hiện các lá vàng, tượng vàng nhưng việc người dân địa phương đã lấy đi nhiều hiện vật bằng vàng trước khi các nhà khoa học khai quật đã làm cho việc tìm kiếm những hiện vật này trở nên khó khăn hơn.
- Nhưng không vì thế mà những hiện vật thủ công ở đây lại thiếu đi nét tinh xảo như những nơi khác, việc tìm thấy nhiều nồi nấu kim loại vàng (có thể chiếm số lượng lớn nhất trong các di chỉ Óc Eo) đã thể hiện nét riêng biệt trong hoạt động thủ công vì dường như nơi đây hoạt động thủ công chiếm ưu thế, Phù Nam cổ là vương quốc mà hoạt động thương nghiệp đóng vai trò hàng đầu thì có thể tại Nhơn Nghĩa là một nơi quan trọng sản xuất hàng hóa ra bên ngoài.
- Có thể nói di chi Nhơn Nghĩa là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa Óc Eo rực rỡ cổ xưa..
- Di cốt và sọ người tại Nhơn Nghĩa mang những đặc điểm của nhân chủng mongoloid (nhóm Indonésien): Những phát hiện di cốt và sọ người nơi đây đưa các nhà khoa học đến kết luận cư dân Phù Nam cổ thuộc nhóm nhân chủng Mongoloid, tuy nhiên do yếu tố Australoid cũng.
- được tìm thấy thậm chí trội hơn vì vậy có thể những cư dân tại đây thuộc chủng người Indonésien vốn là tổ tiên của người Khmer hiện đại.
- Do đặc thù có quá ít di cốt được tìm thấy nên di cốt và sọ người ở Nhơn Nghĩa là những cứ liệu hết sức quan trọng cho việc xác định chủ nhân của văn hóa Óc Eo cổ là ai, vốn là một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ và chưa có sự thống nhất..
- Cư dân văn hóa Óc Eo ở ấp Nhơn Thành - xã Nhơn Nghĩa - huyện Phong Điền - Thành phố Cần Thơ chính là những chủ nhân đầu tiên của vùng đất Cần Thơ - Hậu Giang ngày nay.
- Trải qua biến thiên hàng nghìn năm lịch sử tuy chỉ còn là phế tích nhưng những hiện vật khai quật được tại Nhơn Nghĩa - Phong Điền vẫn giúp cho các nhà khoa học hiểu thêm được về văn hóa Óc Eo cũng như nhà nước Phù Nam cổ đại.
- Trong nghiên cứu về Văn hóa Óc Eo tại Cần Thơ dù đạt nhiều thành tựu khả quan nhưng vẫn còn đó rất nhiều vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học phải nỗ lực nghiên cứu, trong tương lai, hy vọng với sự giúp sức của xã hội, sự hợp tác của các nhà khoa học sẽ có nhiều thêm nữa những công trình làm sáng tỏ thêm một thời kỳ huy hoàng của văn hóa Óc Eo tại đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Cần Thơ nói riêng..
- Những hiểu biết về Văn hóa Óc Eo và nhà nước Phù Nam cổ đại sẽ làm phong phú thêm lịch sử của vùng đất Cần Thơ giàu truyền thống, cũng như góp phần làm phong phú sinh động thêm lịch sử vùng đất chín rồng với hàng nghìn năm lịch sử..
- Viện khảo cổ học (2005), Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Lê Xuân Diệm (chủ biên) (1995), Văn hóa Óc Eo - những khám phá mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Hà Văn Tấn (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.