« Home « Kết quả tìm kiếm

một số phương hướng đổi mới việc nghiên cứu, học và dạy các khoa học giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên


Tóm tắt Xem thử

- Một số phương hướng đổi mới việc nghiên cứu, học và dạy các khoa học giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Lê Khánh Bằng Để đáp ứng các yêu cầu mới của thời đại và đất nước, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giáo dục phải có được một sự “chuyển biến cơ bản toàn diện”(1) nhằm góp phần xây dựng một xã hội mà ai cũng có thể học “suốt đời trong môi trường giáo dục lành mạnh”(2).
- Sau đây, chúng tôi nêu lên một số phương hướng góp phần chuyển biến, cơ bản toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện trong việc nghiên cứu giảng dạy và học tập các khoa học giáo dục hiện nay ở các trường Sư phạm.
- Về mục tiêu giáo dục chung Các khoa học giáo dục (bao gồm giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn, lịch sử giáo dục v.v…) cần phải nghiên cứu và góp phần cụ thể hoá, chỉ tiêu hoá mục đích giáo dục con người Việt Nam hiện đại, mang đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần đắc lực thực hiện mục đích đó thông qua các bộ môn của mình.
- Căn cứ vào các yêu cầu của thời đại và đất nước, căn cứ vào các đặc điểm và truyền thống của dân tộc, chúng ta có thể cụ thể hoá mục đích giáo dục trên như sau: Giáo dục cần góp phần hình thành nên những con người có ý chí, có năng lực và thói quen tự học suốt đời về cả ba mặt thể chất, đạo đức, trí tuệ, để có thể trở thành những con người vừa có học vấn, vừa có văn hoá và nghề nghiệp, vừa có đạo đức, vừa có tài, vừa có sức khoẻ, có thể tự tìm và tự tạo việc làm, có thể kết hợp được hài hòa, cân đối học, làm và vui chơi giải trí, nhân nghĩa và linh hoạt, có năng lực phát hiện và giải quyết có kết quả và sáng tạo các tình huống, các vấn đề của đất nước, của thời đại, “Những con ngoan trò giỏi, công dân tốt, chiến sĩ tốt, cán bộ tốt” của đất nước (Hồ Chí Minh), những thành viên tốt của nhân loại, của cộng đồng quốc tế, của làng toàn cầu (UNESCO).
- Có thể hình dung tóm tắt mục đích giáo dục trên qua sơ đồ sau: Sơ đồ tóm tắt một số chỉ tiêu cơ bản của con người Việt Nam hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc mà giáo dục cần góp phần đào tạo (1 Các khoa học giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung, cụ thể hoá các chỉ tiêu cơ bản chung trên và cần quán triệt các chỉ tiêu đó vào từng môn học cụ thể.
- ở cấp độ môn học nên phấn đấu cụ thể hoá các chỉ tiêu trên theo năm tiêu chí của công nghệ đào tạo: Thích đáng, thực hiện được, đo đạc được, đánh giá được và mềm hoá (cho các mức học giỏi, khá, trung bình).
- Về mục tiêu của các khoa học giáo dục 2.1.
- Giúp cho sinh viên các khoa và trường Sư phạm có được học vấn và văn hoá sư phạm cơ bản, toàn diện, không chỉ bó hẹp trong các môn giáo dục học, giáo học pháp, mà cần học thêm các môn khác nữa, thí dụ lịch sử giáo dục Việt Nam và thế giới, vệ sinh học đường.
- Từ đó có được các quan điểm và khái niệm hiện đại, về học, về dạy, về dạy học, về giáo dục v.v… 2.2.
- Giúp cho sinh viên có được các kỹ năng dạy học, đặc biệt kỹ năng dạy cách học, cách tư duy cho học sinh.
- Đây là một kỹ năng hiện còn rất yếu trong sinh viên các trường sư phạm.
- Giúp cho sinh viên có được các kỹ năng giáo dục, đặc biệt kỹ năng tổ chức các hoạt động cho học sinh.
- Giúp cho sinh viên có được hứng thú và năng lực nghiên cứu và phổ biến khoa học giáo dục, đặc biệt chú ý khuyến khích sinh viên nghiên cứu về cách học, từ đó có ý chí và năng lực tự trau dồi nghề nghiệp suốt đời.
- Các bộ môn nghiệp vụ sư phạm cũng cần cụ thể hoá, chỉ tiêu hoá các mục tiêu trên theo 5 tiêu chí của CNDT.
- Giúp cho bản thân sinh viên, trong quá trình học tập các khoa học giáo dục, tự rèn luyện được cho mình các cách học mới, cách tư duy sư phạm và các quan điểm và phẩm chất và năng lực của người giáo viên mới.
- Cần chú ý đổi mới nội dung theo các hướng cơ bản, hiện đại, toàn diện sát thực tiễn Việt Nam và thời đại, cụ thể cần: 1.1.
- Chú ý nghiên cứu kỹ hơn nữa về các truyền thống, kinh nghiệm giáo dục của cha ông ta để đưa vào nội dung bài giảng.
- Chú ý bổ sung những thành tựu mới về khoa học giáo dục của các nước phương Tây, của các nước Asean, đặc biệt chú ý bổ sung các học thuyết về Tâm lý học, Giáo dục học, các quan điểm và khái niệm mới về học, về dạy, về dạy học, về chương trình (curriculum) v.v… 1.4.
- Cần tăng cường phần thực hành, thực tế, thực tập, cần dạy đầy đủ cả ba loại tri thức: tri thức lý thuyết (declarative knowledge), tri thức thực hành (procedural knowledge) và tri thức vận dụng cụ thể (conditional knowledge) qua các bài tập tình huống sư phạm v.v… 1.5.
- Cần tuyển chọn một số sách, một số tiểu thuyết về giáo dục có giá trị cao và tiêu biểu, đưa vào chương trình tài liệu tham khảo bắt buộc yêu cầu sinh viên phải đọc và viết thu hoạch.
- Chương trình cần có phần cứng và phần mềm Phần cứng chỉ gồm những tri thức cơ bản tối thiểu để đạt các mục tiêu và chỉ tiêu giáo dục trên.
- Phần mềm nên chiếm một tỷ lệ thích đáng, có thể khá phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, có nhiều chuyên đề tự chọn hoặc tự nguyện, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngành giáo dục, hứng thú của học sinh và cũng để khuyến khích giáo viên tìm tòi nghiên cứu ra các chuyên đề mới để dạy.
- Nhưng chỉ lập chương trình và biên soạn sách hoặc tài liệu tham khảo rồi để cho sinh viên tự chọn mà học và thi chứ không nhất thiết phải dạy một cách chính quy.
- Làm như vậy sẽ giảm nhẹ được khối lượng chương trình bắt buộc và sẽ góp phần phát triển hứng thú tài năng của sinh viên về nghiệp vụ sư phạm, góp phần giải quyết yêu cầu chính đáng của sinh viên: kết hợp hài hoà học, làm, vui chơi giải trí tuỳ theo đặc điểm của từng cá nhân.
- Về phương pháp học và dạy các khoa giáo dục Nhìn chung cần vận dụng tổng hợp và phù hợp với đặc điểm của các bộ môn Khoa học giáo dục, các phương hướng đổi mới cách dạy, cách học ở các trường Đại học sự phạm đã trình bày trong bài: “Các yêu cầu mới của thời đại đối với người giáo viên và các phương hướng đổi mới cách dạy, cách học ở các trường sư phạm” của Lê Khánh Bằng.
- Tăng cường rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên theo quan điểm nghề động (có thể tự tạo việc làm và thay đổi nghề).
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và tập dượt nghiên cứu của sinh viên.
- Gắn chặt hơn nữa việc dạy và học với cuộc sống, với thực tiễn giáo dục.
- Đổi mới một cách cơ bản cách học, cách dạy các khoa học giáo dục.
- Trong những năm qua, chúng tôi đã tiến hành vận dụng thử nghiệm một số các phương hướng trên vào việc dạy học các môn “Phương pháp học ở đại học” 15 tiết cho các lớp sinh viên năm thứ nhất, “Lý luận dạy học hiện đại.
- 15 tiết cho 3 khoá sinh viên năm thứ ba Khoa giáo dục Tiểu học- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (các khoá học bằng tiếng Pháp dưới tiêu đề “Didactique générale moderne”, “Phương pháp dạy học đại học” cho các lớp cao học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường bạn.
- Ngoài ra, chúng tôi còn thử nghiệm một số phương hướng trên vào dạy học “Lớp ngoại ngữ chất lượng cao bằng phương pháp “Thiền”” ở Trung tâm hỗ trợ sáng tạo Khoa học Kỹ thuật – 13 Hàng Than – Hà Nội .
- Kết quả nhìn chung tốt và qua đó chúng tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm và biện pháp cụ thể sẽ giới thiệu sau đây để các bạn tham khảo Thông thường, người học thường cho các môn học trên là các môn học chung khô khan, không thiết thực đối với bản thân và nghề nghiệp của họ, vì vậy họ thường không hào hứng, thường học nông, học đối phó, học số lượng, học để lấy chứng chỉ, học vì những động cơ bên ngoài.
- Chúng tôi cố gắng tìm mọi cách để giúp họ thay đổi thái độ học trên để chuyển sang cách tiếp cận sâu, học chất lượng, học vì bản thân và nghề nghiệp, học vì những động cơ bên trong, học để thay đổi cách nhìn và phát triển nhân cách của bản thân, học chẳng những tri thức mà cả phương pháp và thái độ đối với môn học và cuộc sống.
- Cụ thể đối với mỗi môn học trên, chúng tôi thường tiến hành như sau: 1.
- Viết một đề cương hướng dẫn tỉ mỉ, cách học cụ thể nêu lên các yêu cầu của môn học, các tài liệu tối thiểu cần đọc, các vấn đề cần nghiên cứu thảo luận, cách tiến hành, kiểm tra và tự kiểm tra v.v… dài từ 3->6 trang phát cho từng sinh viên.
- Lên một lịch cụ thể nội dung từng buổi học kèm theo sự phân công trình bày trước lớp.
- Biên soạn và phát cho sinh viên một tài liệu bắt buộc phải nghiên cứu khoảng từ 100 trang đến 400 trang tuỳ từng bộ môn.
- Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số điểm chính trong bản đề cương và một số việc làm khi hướng dẫn nghiên cứu môn “Phương pháp dạy – học đại học” cho lớp cao học Khoá 11 từ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Mở đầu bản đề cương viết: “Chúng ta nghiên cứu chuyên đề này theo quan điểm học sinh là trung tâm, giáo dục hợp đồng, hợp tác, giáo dục bằng mục tiêu, công nghệ đào tạo, đặc biệt theo quan điểm phát huy cao độ nội lực của người học bằng phương pháp tập trung cao”.
- Hợp đồng – kết bạn – nhận sự phân công và tập “Thiền” trước khi vào học các nội dung cụ thể.
- Làm bạn: Giảng viên và học viên tự giới thiệu, tìm hiểu lẫn nhau để tạo nên một không khí thân ái, ấm cúng vui vẻ trong học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong suốt quá trình học.
- Đây là một khâu mở đầu quan trọng, nhưng đáng tiếc lâu nay, một số giáo viên đã bỏ qua (có thể tiến hành trong vòng 10’-15’) 2.
- Nắm vững mục đích, yêu cầu, kế hoạch, phương pháp của lớp học để chủ động phát huy cao độ nội lực của bản thân kết hợp với sự hỗ trợ của thầy và bạn.
- Tự hợp đồng: Để tự xác định trách nhiệm của bản thân, có hứng thú chọn các yêu cầu, các vấn đề mình thích học và vận dụng để có thể thực hiện được học sâu, học chất lượng và cá thể hoá việc dạy học.
- Trong bản đề cương ở phần Hợp đồng có ghi: “Bạn dự kiến tiến hành hoặc cải tiến những vấn đề gì sau đây khi học chuyên đề này.
- (Đánh dấu + vào vấn đề bạn chọn.
- có thể chọn 2,3 vấn đề trong đó có một vấn đề trọng tâm đánh.
- Hướng dẫn sinh viên học.
- Phổ biến khoa học.
- Trong thực tế, tất cả đều đã ký được 1, 2, 3 hợp đồng cho mình để đi sâu, đại đa số đã ký cải tiến giảng dạy, hướng dẫn học, một số ký để cải tiến quản lý và giáo dục con em.
- Tập “tập trung” (Thiền) Sau khi nói qua về tầm quan trọng của “tập trung” trong học tập, trong cuộc sống và các loại tập trung tĩnh, động, thư giãn, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh tập như sau: Bước 1: 1.
- Tập trung theo dõi luồng ra luồng vào” Nguyễn Khắc Viện.
- Làm lại lần thứ ba, thì có thể tất cả đã tập trung theo dõi được hơi thở (trong thực tế, một số người không thót bụng thở ra được, ta có thể miễn cho họ yêu cầu đó, nhưng cần tập trung theo dõi hơi thở).
- Tập ngắm bông hoa hồng: 1 phút (hoặc một biểu tượng khác tuỳ chọn) Tập ngắm tập trung vào một cánh hoa của bông hồng để rèn luyện năng lực tập trung, vừa ngắm vừa thở, không nghĩ điều gì khác, không phân tán.
- Sau đó học viên đã hết sức “tập trung” đọc bản đề cương hướng dẫn (6 trang) một mạch không phân tán trong vòng từ 4-10 phút để làm chủ được quá trình học.
- Bước 2: Vận dụng “tập trung” vào học một vấn đề hoặc viết thu hoạch.
- Có thể tiến hành theo các giai đoạn và bước sau: Giai đoạn 1: Tập trung tĩnh 1.
- Giai đoạn 2: Tập trung động 1.
- Nói với người bên cạnh vấn đề mình đã suy nghĩ trên một cách thật lưu loát từ 4-6phút.
- Đánh giá về chất lượng: Tự đánh giá, nhóm rồi giáo viên đánh giá cuối cùng một số bài hay có thể được đưa ra đọc và đánh giá trước lớp.
- Có thể thêm bớt 1/2 điểm.
- Thực tế chúng tôi đã tiến hành cho học viên lớp cao học viết thu hoạch theo các bước như trên và đã tiến hành đánh giá theo nhóm và thảo luận trước lớp.
- Có học viên viết được 2 lần trong óc trước khi viết ra giấy.
- Ngoài ra, chúng tôi còn cho học viên “tập trung tĩnh” để suy nghĩ trước 2-3 phút về một khái niệm hoặc vấn đề quan trọng để chuẩn bị nghe giảng cho có hiệu quả hơn.
- Học viên đã học sâu, học chất lượng, học cho mình chứ không chỉ học vì điểm, vì để lấy chứng chỉ như một số khá đông đã dự định lúc đầu.
- Tất cả học viên đều đã tán thành các cách học như trên, đã phấn khởi học và đã có những thu hoạch tốt về các mặt nhận thức, tình cảm, dự kiến hành động.
- Giảng viên cũng phấn khởi hơn vì thấy các kết quả nghiên cứu của mình về các phương hướng đổi mới phương pháp dạy học đại học đã được ứng dụng vào thực tiễn có kết quả.
- Giảng viên còn học được nhiều điều qua các phát biểu tham luận của học viên.
- Ngoài ra, với cách dạy như trên, thầy cũng đỡ mệt, vì không phải chỉ có thuyết trình một mạch, mà có xen kẽ trình bày, thảo luận, tham luận, viết thu hoạch v.v… Sau đây là lược trích thu hoạch của vài học viên các lớp trên: 1.
- Đào Thị Huệ: Giáo viên trường trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội, học viên cao học khoá 11 ĐHSP Hà Nội viết: “Phương pháp dạy học đại học.
- Đó thực sự là một môn khoa học thiết thực cho những ai sống và làm việc hết mình cho ngành giáo dục … Sau khoá học này, em dự định sẽ tổ chức cho học sinh của mình học trong “Thiền”.
- Đặng Ngọc Hiền: giám đốc ban Quản lý dự án đường sông, học viên lớp cao học và bỗi dưỡng cán bộ giảng dạy của trường Đại học Hàng Hải, học tháng 12-2003 tại Đại học Hàng Hải viết: “Tôi sẽ dạy lại phương pháp Thiền này cho các con cháu và cả cho các sinh viên mới vào cơ quan tôi cũng sẽ áp dụng phương pháp này để làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý của mình.
- Lê Anh Phong: Trung học Hàng Hải, học viên lớp cao học Đại học Hàng Hải trên, viết: “Cảm ơn thầy đã làm nẩy nở trong em những ý tưởng tốt đẹp mới, rất mới … Đó là em đã thực sự được học sướng hơn, không phải học khổ, học sở … Cái đầu đã nóng lên, đã biết tập trung cao độ.
- Về điều kiện Để thực hiện được các điều trình bày trên, cần xem giáo dục là quốc sách hàng đầu và các khoa học giáo dục là các khoa học mũi nhọn, cần đầu tư sức người và sức của cho nó, cụ thể: 1.
- Cần thu hút nhiều người, đặc biệt nhiều người tài giỏi tham gia vào việc nghiên cứu các khoa học giáo dục.
- Đó có thể là giáo viên các cấp có nhiệt tình, các nhà giáo đã nghỉ hưu, các nhà khoa học cơ bản giỏi.
- Nên chú ý khuyến khích một số cử nhân tài năng đi vào các khoa học giáo dục.
- Cần cho nhiều cán bộ, sinh viên đi học ở nhiều nước với nhiều nền văn hoá khác nhau về khoa học giáo dục.
- Cần đầu tư nhiều hơn nữa các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu và dạy – học các khoa học giáo dục.
- Cho xuất bản nhiều sách về khoa học giáo dục của các tác giả ở trong nước.
- Cho dịch nhiều tài liệu về khoa học giáo dục, kể cả các từ điển ra tiếng Việt để chúng ta có thể nhanh chóng hoà nhập được với thế giới, đặc biệt các tài liệu, báo chí của UNESCO.
- Trang bị thêm về các thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại cho các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu về khoa học giáo dục.
- Hy vọng với những ý kiến đề xuất và kinh nghiệm trên đây sẽ gợi ra được một vài suy nghĩ thêm ở các bạn, từ đó chúng ta có thể cùng chung sức góp phần đào tạo giáo viên có chất lượng hơn và xây dựng tốt khoa học giáo dục Việt Nam.
- Văn kiện đại hội IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo – Kỷ yếu hội thảo đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học và cao đẳng, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học- Hội khuyến học Việt Nam – Một số vấn đề về chiến lược xây dựng xã hội học tập, Hà Nội 2003.
- Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2003.
- Lê Khánh Bằng, Phương pháp dạy – học đại học, Hà Nội 2002.
- Lê Khánh Bằng, Phương pháp tự học và hướng dẫn tự học ngoại ngữ, Hà Nội 2003.
- Trần Văn Hà - Lê Khánh Bằng, Phương pháp “Thiền” trong học và dạy, Hà Nội 2004.
- Walter Pauk – Hoa Kỳ, Học ở đại học như thế nào? Rèn luyện năng lực tập trung (Lê Khánh Bằng dịch, Hà Nội, 2003).
- UNESCO, Văn kiện hội nghị quốc tế về giáo dục lần thứ 45 (1996) và lầng thứ Bản tiếng Pháp: Information et innovation en éducation 4 - 2004..
- Năng lực 2.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- (1) Người Việt Nam có nhiều phẩm chất truyền thống tốt đẹp, nhưng ở đây chỉ chọn hai phẩm chất mà chúng tôi cho là tiêu biểu nhất về đức là nhân nghĩa, về tài là linh hoạt.