« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số phương thức định danh các loài hải sản của cư dân Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH CÁC LOÀI HẢI SẢN CỦA CƯ DÂN KIÊN GIANG.
- Phương thức định danh, hải sản, cách gọi tên, ẩm thực, tên gọi hải sản.
- Việc định danh cho các loài hải sản được xem là một tín hiệu xã hội để phân biệt với các loại nguyên liệu nấu ăn khác, không những vậy hành động này còn hàm chứa nhiều nội dung liên quan đến địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử,… Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về đặc trưng được dùng để gọi tên nhằm làm rõ hơn phương thức định danh các loài hải sản của cư dân Kiên Giang..
- Một số phương thức định danh các loài hải sản của cư dân Kiên Giang.
- “Định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng” (Nguyễn Đức Tồn, 2008, tr.165).
- Việc định danh bao giờ cũng phản ánh được một hay một vài phần thuộc tính bản chất của đối tượng được gọi tên, đó là quan hệ giữa đối tượng phản ánh và nội dung phản ánh.
- Mỗi dân tộc, mỗi địa phương sẽ có cách tiếp cận và truyền thống văn hóa khác nhau nên cách định danh cũng khác nhau..
- Việc tìm hiểu phương thức định danh của các từ chỉ các loài hải sản sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về các sự vật, hiện tượng cũng như quá trình tri nhận gắn liền với nền kinh tế biển của cư dân Kiên Giang..
- Trong quyển sách viết về nghề cá tại Kiên Giang là Ngư cụ thủ công chủ yếu và Nghề cá ở Kiên Giang (Đoàn Nô, 2003) nêu kết quả nghiên cứu của Cơ quan Liên hiệp quốc (FAO) tại vùng biển này có 105 loài đặc hải sản nhưng chỉ mô tả cụ thể 8 loài hải sản.
- Mỗi loài hải sản mang những đặc trưng khác nhau, tuy nhiên qua khảo cứu, có thể thấy việc định danh các loài hải sản tuân theo một số phương thức nhất định.
- Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu về đặc trưng để gọi tên nhằm làm rõ hơn phương thức định danh các loài hải sản tại tỉnh Kiên Giang..
- 2 CÁC PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH CÁC LOÀI HẢI SẢN TRONG SỰ TRI NHẬN CỦA CƯ DÂN KIÊN GIANG.
- Để tìm hiểu phương thức định danh các loài hải sản tại tỉnh Kiên Giang, chúng tôi đã tiến hành điều tra điền dã trong khoảng thời gian từ ngày 29/4/2016 đến ngày 09/6/2016 tại các huyện, thị có giáp biển của tỉnh Kiên Giang như: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Châu Thành, huyện Phú Quốc..
- Trong số 572 tên gọi các loài hải sản thu thập được, chúng tôi nhận thấy số tên gọi là từ đơn rất hạn chế, hầu hết là đơn vị đa tiết.
- Mô hình chính của phương thức định danh này là:.
- Sau khi tiến hành thống kê, phân loại chúng tôi nhận thấy các loài hải sản được định danh theo 7 cách: theo hình dáng.
- thời kỳ sinh trưởng, theo kích thước, theo hình thức vay mượn tiếng nước ngoài đã “Việt hóa” vỏ ngữ âm và một số từ chưa rõ lý do định danh..
- Bảng 1: Bảng thống kê về cách thức định danh từ nghề biển tại tỉnh Kiên Giang Stt Cách thức.
- định danh.
- định danh Số lượng.
- 8 Định danh chưa.
- Qua cứ liệu thống kê, chúng tôi nhận thấy cách định danh theo hình dạng chiếm số lượng cao nhất 223 từ (chiếm 39.
- Kiểu định danh chiếm số lượng ít nhất là định danh theo kích thước có 10 từ (chiếm 1,7.
- Đa phần cách thức định danh đều “có lí do” của nó (95,6.
- Sự khác biệt về đặc trưng chọn để khu biệt thể hiện được một số khía cạnh trong lớp từ chỉ các loài hải sản tại tỉnh Kiên Giang như sau:.
- Định danh các loại hải sản đa phần được dựa trên hình dạng, tính chất và màu sắc, vì đây được xem là đặc trưng bản chất của động vật, dễ nhìn thấy và nhận biết nhất.
- Qua cách định danh các loài hải sản của cư dân Kiên Giang, ta có thể thấy những đặc điểm tri nhận hết sức gần gũi, giản dị, phản ánh tư duy của cư dân sống bằng nghề biển..
- 2.1.1 Nét đặc trưng trong phương thức định danh các loài hải sản ở Kiên Giang.
- Định danh theo đặc điểm hình dạng:.
- Đây là kiểu định danh phổ biến nhất trong các kiểu định danh qua lớp từ chỉ các loài hải sản của cư dân Kiên Giang.
- Trong số 223 từ định danh cá theo hình dạng thống kê được, chúng tôi nhận thấy có nhiều tên gọi các loài hải sản là tên gọi chung, cả vùng Nghệ Tĩnh, Phú Yên, Cà Mau.
- Chi tiết này hoàn toàn dễ lý giải vì cách định danh theo hình dáng là một trong những phương thức định danh phổ biến nhất để gọi tên động vật, thêm vào đó, trong khu vực biển nhiệt đới của Việt Nam, các loài hải sản phân bố đa dạng tại tất cả các vùng..
- Tuy nhiên, ở khu vực Kiên Giang, chúng tôi cũng nhận thấy có một số tên gọi được định danh khác biệt chưa thấy được lý giải như:.
- Bánh men: là một dạng như sứa, có gai, hình tròn như có thịt ở trong nhìn giống như cái bánh men dùng để cúng cô hồn của người Kiên Giang..
- Người Kiên Giang gọi với một tên gọi rất hoa mỹ đó là cá chình hoa anh đào vì trên thân có nhiều vệt nâu đen có hình dáng nhìn như hoa anh đào..
- Do chưa có điều kiện khảo sát tất cả các vùng trên cả nước nên chúng tôi chưa biết được cư dân tại các làng nghề biển khác có cách định danh tương tự hay không, chúng tôi hi vọng trong tương lai sẽ có cơ hội để làm rõ thêm vấn đề này..
- Định danh theo đặc điểm màu sắc.
- Ngoài đặc điểm định danh theo hình dáng, người Kiên Giang còn định danh từ chỉ các loài hải.
- Trong số 102 từ định danh theo phương thức này, chúng tôi nhận thấy cư dân Kiên Giang thường chỉ dùng các màu cơ bản như: đen, trắng, vàng, xanh.
- Sáu màu: đen – mun - xám – chì – nâu – chàm dường như không có sự phân biệt tuyệt đối, định danh rất ngẫu hứng.
- Định danh theo tính chất:.
- Bên cạnh cách định danh theo đặc điểm hình dáng, màu sắc, cư dân biển Kiên Giang còn có cách định danh phản ánh tính chất nổi bật nào đó của sự vật.
- Cách định danh này không chỉ đơn thuần dựa vào thị giác như cách định danh theo đặc điểm hình dáng và màu sắc nữa mà còn dựa thêm vào thính giác, xúc giác, vị giác.
- Thậm chí định danh theo kiểu này còn là cả cách đánh giá về vị trí, đặc tính, giá trị kinh tế của sản vật.
- Chính cách tiếp cận và cảm nhận này đã làm cho lớp từ định danh hải sản theo tính chất khá đa dạng..
- Chúng tôi thống kê được 109 từ được định danh theo phương thức này.
- Ở lớp từ này, chúng tôi nhận thấy sự tri nhận của người Kiên Giang có phần khác biệt khi gọi tên các loài hải sản như sau:.
- Người Kiên Giang định danh dựa theo tính chất, họ cho rằng cá chim sống theo đàn, khi bơi sẽ có một con dẫn đầu như đàn chim.
- Ngoài ra, sự tri nhận về tính chất của người Kiên Giang còn biệt loại hơn khi định danh các loại nhỏ trong một loại lớn.
- Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy người Kiên Giang rất tinh tế trong việc định.
- danh các loài hải sản.
- Họ chú ý đến những chi tiết, những đặc điểm dù là nhỏ nhất của đối tượng để định danh.
- Rõ ràng, nếu nghề biển không phải là một nghề truyền thống, phổ biến, có ảnh hưởng đến đời sống của cư dân Kiên Giang thì họ không có sự phân loại một cách chi tiết, đa dạng và hệ thống như vậy..
- Định danh theo thời kỳ sinh trưởng:.
- Theo từng thời kỳ sinh trưởng, cư dân biển Kiên Giang cũng có cách gọi tên cá khác nhau..
- Kiểu định danh này có 46 từ:.
- Cá ba thú lớn lên là cá bạc má Cá đối lớn lên gọi là cá buôi..
- Cá dò lớn lên gọi là cá kình..
- Cá chim lớn lên gọi là cá chà..
- Cá chai khi nhỏ gọi là cá chai kắc kè, lớn lên gọi là cá chai neo..
- Cá gáy lớn lên gọi là cá lù..
- Cá lanh lớn lên gọi là cá đao..
- Cá ve lớn lên gọi là cá trích..
- Cá thu khi nhỏ gọi là cá ảo, lớn lên gọi là cá thu giang.
- Chúng tôi nhận thấy cách định danh này có nét khác biệt khi so sánh với phương ngữ Nghệ Tĩnh..
- Người Kiên Giang định danh từng thời kỳ sinh trưởng đôi khi có sự trùng lắp với định danh theo hình dáng hoặc tính chất, tuy nhiên tiêu chí khác biệt cơ bản là cư dân ở đây phân loại rất cụ thể từng “cấp độ kích cỡ” của loài mình gọi tên.
- Tuy nhiên, thường thì ngư dân Kiên Giang đánh bắt với quy mô lớn, sau mỗi chuyến biển sẽ bán với trọng lượng lớn tại các cảng cá, sự phân loại này chỉ tương đối, đó cũng là lý do vì sao không phải loại hải sản nào cũng có tên gọi riêng ở từng thời kỳ sinh trưởng..
- Định danh theo môi trường sinh sống Cách định danh này phụ thuộc vào môi trường sinh sống của các loài hải sản.
- Chúng tôi nhận thấy có các từ sau phổ biến trong phương thức định danh này: rạn, biển, đá, đất, san hô, khơi.
- Điều này phần nào đó là do vùng biển Kiên Giang rộng, sâu, có nhiều rạn san hô, phần nữa là do có nhiều loài hải sản được gọi tên dựa trên một loài thủy sản nước ngọt đã có trước đó nên phải gắn thêm yếu tố phụ để khu biệt..
- Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy có 45 từ định danh theo kiểu này, có sự khác biệt nhiều so với vùng khác.
- Thông qua lớp từ định danh theo môi trường sinh sống nêu trên, chúng tôi nhận thấy người Kiên Giang nắm rất rõ các đặc tính của đối tượng mình đánh bắt.
- Định danh theo kích thước.
- Trong quá trình định danh về các loài hải sản, kích thước cũng là một trong những tiêu chí được cư dân Kiên Giang lựa chọn để dùng làm phương tiện định danh.
- Trong lớp từ chỉ các loài hải sản của Kiên Giang, chúng tôi thống kê được 10 từ định danh theo kích thước.
- Cư dân Kiên Giang đã dùng những từ chỉ kích thước có sẵn, kết hợp với các từ chỉ hải sản để khu biệt.
- Để định danh được theo cách này, chứng tỏ người Kiên Giang phải có cái nhìn tổng quát, toàn diện để có thể tìm ra đặc trưng nổi trội nhất của từng đối tượng..
- Định danh theo hình thức vay mượn từ tiếng nước ngoài, “Việt hóa” vỏ ngữ âm.
- Sở dĩ có sự vay mượn tên gọi này là do quá trình làm nghề, cư dân Kiên Giang có những người Hoa cũng tham gia vào quá trình khai thác, tiêu thụ, vốn ngôn ngữ của họ được người Việt cùng làm nghề sử dụng.
- Những từ này đã được người Kiên Giang.
- Chúng tôi nhận thấy ở Kiên Giang cũng như cư dân vùng biển phía Nam nói chung có những từ nghề biển được định danh theo phương thức này hết sức độc đáo, ví dụ như:.
- Hắc cấy: là cá đuối ó, tuy nhiên lớp người Hoa sống tại Kiên Giang gọi loại cá này là hắc cấy, hắc là đen, cấy là kê trong tiếng Trung Hoa, có nghĩa là con gà.
- Tuy nhiên, vì “lạ”, vì để kích thích tính tò mò của một món đặc sản, người Kiên Giang vẫn chuộng gọi từ hắc cấy hơn là cá đuối ó..
- Các tên gọi vay mượn này đã phản ánh thực tế khách quan về quá trình tiếp xúc, giao lưu trong nghề biển giữa các dân tộc trong tỉnh Kiên Giang và các vùng khác, nước khác..
- Định danh chưa rõ lý do..
- Trong quá trình tìm hiểu phương thức định danh của từ nghề biển tại tỉnh Kiên Giang, chúng tôi nhận thấy có 25 từ chưa rõ lý do định danh.
- Vấn đề định danh của các loài hải sản vẫn còn nhiều khía cạnh chưa giải thích hết được, một số tên gọi có thể xuất phát từ những từ cổ, tuy nhiên trên những lớp từ có thể giải thích được, chúng tôi hoàn toàn có thể nhận định phương ngữ Kiên Giang nói riêng, Nam Bộ nói chung, có những đặc trưng riêng, phong phú, đa dạng.
- Ngoài những từ ngữ có sẵn, người Kiên Giang còn sử dụng lớp từ vay mượn và sản sinh ra những đơn vị định danh phái sinh, điều này không chỉ giúp cho vốn từ trong phương ngữ Kiên Giang đa dạng mà còn góp phần làm cho kho tàng ngôn ngữ Việt thêm phong phú..
- Tóm lại, 07 phương thức định danh “rõ lý do”.
- Tuy nhiên, chỉ với 07 nét chấm phá như trên cũng đủ thấy được bức tranh tổng quát và số lượng đặc biệt lớn của các từ ngữ chỉ các loài hải sản tại Kiên Giang..
- Kiên Giang có đặc điểm về tự nhiên, xã hội, văn hóa rất riêng so với các vùng đất khác của Việt Nam.
- Những nét riêng đó đã tác động một phần không nhỏ đến việc định danh trong ngôn ngữ vùng đất này.
- Có 3 cách định danh phổ biến nhất đối với lớp từ chỉ các loài hải sản ở tỉnh Kiên Giang là hình dạng, tính chất, màu sắc.
- Những cách định danh này cư dân đã có đặc trưng phân loại rõ nét, dễ giải thích lý do và dễ chấp nhận..
- Các tên gọi này phổ biến ở tất cả các huyện, thị có giáp biển của tỉnh Kiên Giang, thể hiện tính thống nhất trong quá trình định danh.
- Bản thân các phương thức định danh này ít nhiều phản ảnh tư duy của người Kiên Giang trong hoạt động tri nhận các sự vật, hiện tượng gắn liền với tiến trình lao động sản xuất.
- Ngoài chức năng xã hội, việc định danh các loài hải sản còn mang nhiều sắc thái chủ quan, cho thấy sự khác nhau giữa các vùng miền về nhân tố văn hóa, quan điểm tư tưởng, sở thích và cả thói quen tư duy.
- Hệ thống định danh này đã góp phần tạo nên những đặc trưng văn hóa – dân tộc hết sức đặc sắc, mang dấu ấn lịch sử của cư dân Kiên Giang..
- Ngư cụ thủ công chủ yếu và nghề cá ở Kiên Giang.Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 217 trang..
- Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, 2001.Động vật chí Việt Nam (Tập 10 – Cá.
- Động vật chí Việt Nam (Tập 12 – Cá biển).