« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM: THÂN THIỆN VỚI THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM:.
- Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về môi trường:.
- Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng rõ ràng đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới và cả nước ta..
- Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trên thế giới ngày nay, không những đang dẫn đến nhiều vấn về môi trường khó giải quyết, mà còn nẩy sinh nhiều vấn đề về chính trị và xã hội đáng lo ngại, tranh dành tài nguyên thiên nhiên giữa các nước và giữa các vùng, sự cách biệt giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước ngày càng xa, chiến tranh sắc tộc, phe phái, lối sống sa đọa đang có nguy cơ phát triển..
- Có thể nói là sự phát triển kinh tế với sự tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch đã làm tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, do đó làm nhiệt độ mặt đất đã và đang tăng lên, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
- Hơn thế nữa, để phát triển nông nghiệp, diện tích rừng nhiệt đới lại bị thu hẹp lại.
- Sự khủng hoảng về môi trường toàn cầu hiện nay có thể nói là đã bị che lấp hay bị ngụy trang bằng những phúc lợi trước mắt có được từ sự phát triển kinh tế.
- Để cứu lấy Trái đất, cứu lấy bản thân chúng ta, chúng ta phải xem xét lại một cách nghiêm túc cách thức mà chúng ta đã phát triển trong thời gian qua, rút những kinh nghiệm thất bại và thành công để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn và bền vững cho bản thân chúng ta và cho các thế hệ mai sau..
- Để có thể thực hiện được việc đó, chúng ta phải hiểu chúng ta đang ở đâu và những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt trong công cuộc phát triển của chúng ta..
- Nguyên nhân chính mất rừng trên thế giới là do hoạt động của con người: lấy đất để chăn nuôi và trồng trọt, phát nương làm rẫy, khai thác gỗ, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông, xây dựng khu dân cư mới và khai khoáng, nhất là tại các nước đang phát triển.
- Ngoài ra, công việc khai thác khoáng sản cũng gây nên sự tàn phá rừng nghiêm trọng ở nhiều vùng, nhất là tại các nước đang phát triển.
- Kể từ khi xuất hiện trên Trái đất cách đây khoảng 4 tỷ năm, các dạng sống tiếp tục phát triển và tiến hóa không ngừng để tạo nên thế giới sinh vật rất đa dạng.
- Qua lịch sử tiến hóa, các sinh vật đơn bào đã tiến hóa thành các sinh vật đa bào, rồi từ đó mà phát triển thành các sinh vật khác nhau sinh sống trên mặt đất.
- Đa dạng sinh học được phát triển qua quá trình tiến hóa lâu dài hàng tỷ năm.
- Đa dạng sinh thái có nghĩa là có nhiều hệ sinh thái khác nhau được hình thành tùy thuộc và các điều kiện khác nhau của môi trường.
- khác nhau và có môi trường sống khác nhau.
- Một hệ sinh thái được hình thành và phát triển là nhờ có được những sự cân bằng rất phức tạp trong hệ sinh thái đó.
- Chức năng của một hệ sinh thái phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự đa dạng của các sinh vật sinh sống trong hệ sinh thái đó và mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các loài đó để chúng tồn tại và phát triển.
- Nhưng từ khi thời đại mới bắt đầu, con người lại tàn phá thiên nhiên bằng các hoạt động của mình mà chúng ta thường gọi là “để phát triển”.
- Chính sự phát triển này đã gây nên nhiều tổn thất về môi trường tại từng vùng và cả thế giới..
- Trong lịch sử phát triển của Trái đất, đã từng xẩy ra 5 lần mất mát lớn các loài.
- Mặc dầu có những tai biến lớn, nhưng sau khi môi trường được hồi phục, đảm bảo được sự sống, thì các loài sinh vật lại phát triển một cách mạnh mẽ và tạo nên sự đa dạng sinh học có được như ngày nay..
- Nếu như hệ sinh thái bị phá hủy, họ sẽ mất hết nguồn cung cấp các thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, và nếu như vùng sống của họ chưa phát triển về kinh tế, họ không thể mua được các thứ cần thiết như nước uống, lương thực và các sản phẩm khác.
- Vì thế cho nên, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan trong trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang đeo đuổi trong sự phát triển xã hội ở nước ta..
- Những quyết định sai lầm về phát triển đã làm cho dòng chảy của sông vào biển bị giảm sút..
- Nếu vậy thì tại sao lại vẫn còn nhiều người chịu cảnh đói khát trên thế giới? Nguyên nhân cơ bản là dân số vẫn tăng nhanh tại nhiều vùng, nhất là tại các nước đang phát triển và các nguồn tài nguyên lại được phân phối không đều..
- Hiện nay, không những ở các nước phát triển mà cả những nước đang phát triển, người dân cũng có xu hướng bỏ thói quen ăn ngũ cốc truyền thống là chính sang ăn nhiều nhiều loại thức ăn khác, trong đó có thịt.
- Nếu như lương thực được phân phối đều, thì tất cả mọi người trên thế giới đều được no đủ, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược và nhân dân nhiều nước đang phải chịu cảnh đói khổ và điều bất công là nhân dân tại các nước phát triển đang sống xa hoa, tiêu thụ quá nhiều tài nguyên..
- Hoa Kỳ là ví dụ điển hình của kiểu phát triển nói trên.
- Do đó, Hoa Kỳ có nhiều khả năng để xây dựng một xã hội phát triển theo kiểu sử dụng nhiều năng lượng.
- Tiết kiệm năng lượng là hướng giải quyết mà chúng ta phải theo đuổi mới mong thực hiện được sự phát triển bền vững, trước khi năng lượng mặt trời được sử dụng một cách phổ biến..
- Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện tích rộng và dân số lớn, đang là những nước đang phát triển nhanh tại châu Á.
- Trung Quốc đã khuyến khích các công ty nước ngoài kinh doanh tại nước mình với giá lao động và đất thấp, làm cho Trung Quốc phát triển thành một “nhà máy thế giới”..
- Bằng cách đó, Trung Quốc đã phát triển sản phẩm công nghiệp của mình bằng cách tiêu thụ lượng năng lượng khổng lồ.
- Sự phát triển kinh tế bằng cách công nghiệp hóa đã nâng cao được chất lượng cuộc sống của nhân dân Trung Quốc.
- Hiện nay, Trung Quốc đã có trình độ tương đương với Nhật Bản trong thời kỳ phát triển kinh tế vào những năm 1950 đến những năm 1979.
- Để phát triển kinh tế, Trung Quốc đang theo đúng con đường mà các nước đã phát triển đã trải qua trước đây, có nghĩa là tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
- Bằng cách như vậy, các nước đã phát triển không thể ép buộc Trung Quốc phải quan tâm đến vấn đề cạn kiệt tài nguyên và nóng lên toàn cầu..
- Tuy nhiên, nếu các nước vẫn theo con đường tiêu thụ nhiều chất đốt hóa thạch để phát triển kinh tế như các nước công nghiệp hóa đã thực hiện trước đây, thì cuộc sống trên Trái đất không thể bền vững được.
- Châu Á được xem là vùng đang có xu thế phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây, rồi sẽ trở thành vùng phát thải CO 2 lớn nhất trên thế giói và là chìa khóa của sự thành công hay thất bại trong việc chống lại sự nóng lên toàn cầu trong tương lai..
- Mặt khác, các nước đã phát triển cũng phải xem xét lại một cách cơ bản về việc tiêu thụ nhiều tài nguyên, thói quen tiêu thụ trước đây của mình và chịu phần trách nhiệm chuyển giao công nghệ và sử dụng năng lượng bền vững.
- Dựa vào giả thiết đó, các nước đã phát triển, các nước đang tiến vào thời kỳ phát triển kinh tế và những nước sẽ phát triển trong tương lai phải cộng tác với nhau để giải quyết những vấn đề chung mà loài người đang phải đối đầu..
- Mức độ thay đổi khí hậu cũng sẽ tùy thuộc vào từng vùng khác nhau, tuy nhiên, tất cả các vùng trên thế giới đều có thể bị tác động nhiều hay ít, nhưng hậu quả lớn nhất sẽ là ở các vùng nhiệt đới, nhất là tại các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á (Crutzen, 2005)..
- Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm 2010 cảnh báo các nước châu Á – Thái Bình Dương cần chuẩn bị đối phó với làn sóng di cư tăng nhanh do biến đổi khí hậu trong những năm sắp tới, nhất là các thành phố ven biển ở châu Á.
- Báo cáo của ADB lưu ý rằng, các nước châu Á – Thái Bình Dương không chỉ cần tập trung giải quyết tình trạng di cư và tị nạn khí hậu, mà còn cần khẩn cấp phát triển các chính sách và các cơ chế đối phó với sự gia tăng dân số..
- Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự phát triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên nhiên.
- Điều đáng lo ngại là dân số loài người ngày nay đã quá đông so với sức tải của Trái đất, thế mà lại đang còn phát triển với tốc độ chưa kìm hãm được.
- Từ năm 1972, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo trong cuốn sách “Giới hạn của phát triển” do Dennis Meadow chủ biên: “Nếu như dân số loài người và các hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng, thì các nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt, môi trường bị suy thoái và giới hạn phát triển của loài người sẽ dừng lại trong khoảng 100 năm nữa”..
- Lịch sử phát triển dân số loài người ngày nay đã được biết trên những nét cơ bản, mặc dầu còn thiếu các dẫn liệu trước năm 1650.
- Phát triển dân số qua các thời kỳ lịch sử.
- Phát triển dân số ở các vùng khác nhau trên thế giới.
- Tất nhiên, một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên toàn cầu sẽ được động viên để duy trì sự tồn tại và phát triển của số dân này..
- Con người đang tìm mọi cách để chiếm đoạt các sản phẩm được tạo ra do quang hợp cùng với nhiều hoạt động khác để phát triển xã hội rất phức tạp, và vì thế mà loài người đã gây nên tác động cực kỳ lớn lên các chu trình sinh địa hóa.
- Dự kiến phát triển dân số tại các châu lục.
- Trong những thập kỷ gần đây, nhờ phát triển khoa học kỹ thuật mà nền kinh tế-xã hội của loài người đã tiến bộ rất nhanh chóng, nhưng cũng đã làm tiêu hao một khối lượng rất lớn các loại tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng đã tạo nên nhiều điều bất lợi khó giải quyết về vấn đề môi trường trên toàn thế giới..
- Phát triển cao trong nền kinh tế công nghiệp ngày nay, mới nhìn qua tưởng như con người đã chinh phục được thiên nhiên và đã vội cho rằng con người đã chiến thắng thiên nhiên..
- Con người là một phần của môi trường toàn cầu và cũng có thể nói rằng con người là một thành viên của thiên nhiên.
- Điều tệ hại hơn nữa là, chúng ta đang đeo đuổi sự phát triển kinh tế mà không hề chú ý đến những tác động của các hoạt động của chúng ta đang phá hủy một cách nghiêm trong sự cân bằng về môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái và đã dẫn đến sự nóng lên toàn cầu..
- Từ khi khởi đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp, các nước đã phát triển đã hoàn thành việc phát triển kinh tế của mình với sự trả giá đắt của toàn Trái đất và nhân loại.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM 2.1.
- Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế-xã hội, mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng..
- tổng kết chương trình “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” Mã số KHCN 07, tháng 12/2001)..
- Những sự mất mát về rừng là không thể bù đắp được và đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài.
- Nguồn tài nguyên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua, mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới.
- Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này, ở nhiều nơi, dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, một số người/tổ chức/địa phương đã và đang khai thác quá mức và phí phạm, không những thế, còn sử dụng các biện pháp hủy diệt như dùng các chất nổ, chất độc, kích điện để săn bắt.
- Ngoài việc rừng, đất ngập nước, các rạn san hô bị phá hủy, nguyên nhân quan trọng nữa gây nên sự tổn thất đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, đó là mâu thuẫn giữa cung và cầu.
- Trong khoảng 3 năm trở lại đây, việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp diễn ra hết sức ồ ạt ở các địa phương.
- Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước phải giữ được ít nhất 3,9 triệu hecta đất trồng lúa, muốn thế, Chính phủ phải sớm có quy hoạch tổng thể về đất nông nghiệp của cả nước để các địa phương tuân theo..
- Trong thời kỳ đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội, những biến động về tài nguyên đất ngày càng trở nên rõ rệt.
- Tài nguyên nước mặt có thể khai thác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân cũng như làm thủy điện, nông nghiệp và phát triển giao thông đường thủy.
- Phát triển đô thị và vấn đề môi trường.
- Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong hơn 10 năm qua, đã gây áp lực lớn đối với khai thác đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng và nước.
- Thực trạng ô nhiễm nước đã gây nhiều thiệt hại cho sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực nói riêng và cho cả vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam nói chung (Chu Thái Thành, 2008)..
- Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề và cơ sở chế biến ở một số vùng do công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong khu dân cư và hầu như không có thiết bị thu gom và xử lý chất thải, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
- Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn là vấn đề cấp bách.
- Như đã trình bày ở trên, đã từ lâu loài người chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà rất ít chú ý đến tác động của các hoạt động kinh tế lên thiên nhiên, cơ sở của sự sống còn của chúng ta.
- Tuy nhiên, mặc cho các nhà khoa học đã cảnh báo là vào cuối thế kỷ XX, thiên nhiên đã bị suy thoái nghiêm trọng, hầu như mọi nơi vẫn tiếp tục ưu tiên phát triển kinh tế, để đến nay, loài người đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường toàn cầu rất khó giải quyết..
- Từ năm 1987, Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển Bền vững thuộc Liên Hợp Quốc (Hội đồng Brundland), đã cho xuất bản báo cáo có tên Tương lai chung của chúng ta (Our Common Future), trong đó, Hội đồng đã đề xuất quan điểm mới về phát triển, “phát triển bền vững” là “phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
- Quan điểm này đã được Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro về Môi trường và Phát triển năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển Bền vững được tổ chức tại Johannesburg năm 2002 đồng tình và khuyến khích thực hiện rộng rãi trên toàn thế giới.
- Đồng thời, chiến lược phát triển mới này cũng hứa hẹn tạo ra sức tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn so với mô hình phát triển truyền thống..
- Nói chung, nên phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng sạch, ít phát thải và phải hết sức thận trọng với năng lượng hạt nhân, nhất là sau sự cố thảm họa ở Nhật Bản về động đất và sóng thần vào ngày 11/3 vừa qua..
- Nếu ở Đức sử dụng năng lượng hiệu quả, chúng ta đã có thể tiết kiệm được ít nhất 30%.
- Nước ta phải làm gì để phát triển bền vững.
- Như đã trình bày ở trên, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, mở rộng đô thị, phát triển nông thôn, nâng cao cuộc sống cho nhân dân, xây dựng hạ tầng cơ sở, cùng với tăng dân số đang gây áp lực ngày càng nặng nề lên môi trường.
- Tất cả đang tác động ngày càng xấu đến cuộc sống của mọi người chúng ta và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của cả đất nước..
- Cần phải có nhận thức cao hơn của cộng đồng về vấn đề môi trường và phát triển bền vững mới có thể chuyển thành hành động thực sự được..
- Với sự chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện “Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về bảo vệ môi trường.
- Mặc dù chúng ta đã cố gắng, nhưng tình hình môi trường vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại.
- Ngày nay, vấn đề môi trường không còn là vấn đề cục bộ mà đã trở thành một hợp phần quan trọng không thể tách rời khỏi sự phát triển kinh tế và xã hội của cả đất nước ta.
- Ngoài những vấn đề ngắn hạn hay cấp bách phải giải quyết ngay đã đạt được, cần thiết phải sớm xây dựng quy hoạch tổng thể và lâu dài về sử dụng đất đai của cả nước và của từng vùng, từng địa phương theo hướng đạt được một sự phát triển hài hòa với môi trường, phù hợp với những điều kiện thiên nhiên của cả nước và của từng vùng, trong xu thế tác động ngày càng mạnh của nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, mà không nên tiếp tục cách tùy tiện mà chúng ta đang thực hiện, không có quy hoạch tổng thể.
- dân về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khôn ngoan và bền vững..
- Trong việc giải quyết vấn đề môi trường hiện nay của nước ta, cần có sự tham gia hết sức tích cực của mọi tầng lớp nhân dân với sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề môi trường và phát triển bền vững, trong đó, các lực lượng thanh niên giữ vai trò hết sức quan trọng.
- Làm thế nào để có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, đẩy mạnh sự phát triển của đất nước mà không tàn phá tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ được môi trường trong lành? Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có một chương trình lâu dài dựa trên các nguyên tắc về sinh thái (bảo tồn) và kinh tế (phát triển)..
- Không phát triển thì không bảo tồn được, và nếu không bảo tồn thì kinh tế không thể phát triển bền vững được và xã hội cũng không tiến lên được..
- Vào đầu thế kỷ XXI, bên cạnh những thành tựu rực rỡ về khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, chúng ta cũng đang phải đối mặt với hàng loạt những thách thức về nhiều mặt, những mâu thuẫn khó giải quyết trong quá trình phát triển..
- Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải xây dựng được một kiểu phát triển kinh tế-xã hội mới, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trên cơ sở duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.
- Cần phải xác định lại các vấn đề ưu tiên, lấy phát triển bền vững là mục đích chủ chốt trong mọi hoạt động ở tất cả các bình diện cá nhân, cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới, như Chương trình Nghị sự phát triển bền vững toàn cầu đã được bổ sung, đó là: “Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”..
- Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
- Việt Nam – Môi trường và cuộc sống