« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số vấn đề về cơ cấu công nghiệp Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Một số vấn đề về cơ cấu công nghiệp Việt Nam.
- Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Việc xây dựng cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp hợp lý có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản song cũng còn những hạn chế.
- Cần có những giải pháp phù hợp và sự kết hợp đồng bộ giữa Nhà nước, ngành và doanh nghiệp để tạo ra một cơ cấu công nghiệp hợp lý..
- Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, là khu vực chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.
- Trình độ phát triển và cơ cấu của công nghiệp là một trong những căn cứ đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
- Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, để phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta "cơ bản trở thành một nước công nghiệp".
- Có một cơ cấu công nghiệp hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành và mục tiêu cần đạt sẽ gần hơn..
- Các giai đoạn phát triển công nghiệp.
- Quá trình phát triển công nghiệp ở nước ta trong những thập niên qua đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
- bố cũng như cơ cấu ngành công nghiệp của đất nước..
- Công nghiệp Việt Nam hầu như chưa có gì, chủ yếu là các làng nghề thủ công truyền thống, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.
- Dưới chế độ thực dân Pháp xâm lược, cơ cấu công nghiệp nước ta đã nhỏ bé lại càng què quặt và phụ thuộc nặng nề vào công nghiệp chính quốc.
- Một số mỏ hình thành nhưng không trở thành khu công nghiệp vì trình độ trang bị kỹ thuật lạc hậu, mức độ cơ giới hoá thấp.
- Thời kỳ này ngành công nghiệp Việt Nam được hình thành chủ yếu dựa vào trợ giúp của các nước XHCN.
- Với ý tưởng tự lực tự cường nên cơ cấu ngành đã được hình thành nhưng là "cân đối tĩnh", cụ thể là đã có 19 tiểu ngành công nghiệp, khá toàn diện, ít thua kém về số lượng các tiểu ngành so với một số nền công nghiệp phát triển lúc đó trong khi tiềm lực còn non yếu, cơ cấu lại được xây dựng trên một hệ trục là cơ chế kế hoạch hoá tập trung với công cụ cân đối tĩnh mang tính chất tản mạn, thiếu mũi nhọn, thiếu động lực phát triển.
- Đại hội lần thứ IV của Đảng (12-1976) có phương hướng: "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ...".
- Thực hiện phương hướng đó trong kế hoạch 1976-1980 đã bố trí nhiều công trình công nghiệp nặng then chốt, sau đó cho công nghiệp cơ bản và công nghiệp cho xuất khẩu.
- Đến cuối những năm 1980, sự đổ vỡ và chuyển đổi nền kinh tế các nước bạn XHCN đã tác động trực tiếp đến công nghiệp Việt Nam khi phải tham gia trong một môi trường kinh tế quốc tế mới.
- Thời kỳ này đã thu được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực và công nghiệp của Việt Nam cũng đã có những bước tiến quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Bình quân 5 năm 1993-1998 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7%, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước 15%, khu vực ngoài quốc doanh 10,6%.
- Giai đoạn sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao: 1998(14,2.
- Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối thập kỷ 90 và đầu thập kỷ 91 thế kỷ XX và thế kỷ XXI đã xuất hiện xu hướng đa nghành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn FDI trong đó công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo..
- Những thành tựu trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa..
- Giai đoạn 1993-2005 cơ cấu công nghiệp Việt Nam được đánh giá là có những thay đổi mạnh mẽ trước yêu cầu của sự phát triển để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu công nghiệp được thể hiện trước hết qua việc sắp xếp lại các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước từ trên 2200 doanh nghiệp còn 950 doanh nghiệp.
- Việc cơ cấu lại các doanh nghiệp của các ngành trong các tổng công ty đã cho phép các doanh nghiệp.
- công nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn trong việc tập trung và huy động các nguồn lực, trở thành các "đối thủ nặng cân".
- Kết quả, cơ cấu vĩ mô của doanh nghiệp đã thay đổi khá căn bản.
- Trong khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp cũng không ngừng tăng lên.
- Với các chính sách mở cửa, số cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 666 cơ sở năm 1999 lên 1162 cơ sở vào năm 2005.
- Xét theo các nhóm ngành, số cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác tăng thêm 62020 cơ sở và công nghiệp chế biến tăng 41835 cơ sở chỉ sau hai năm từ 2001 đến 2003.
- Đến cuối 2006, giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định 1994) đạt 490,82 ngàn tỷ đồng, tăng 17%.
- Tính đến hết năm 2006, trong 3 ngành sản xuất cấp I thì ngành khai thác có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 7,8%, tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước.
- sản xuất điện, ga, nước chiếm 5,7%, tăng 13% và công nghiệp chế biến chiếm 86,4%, tăng 18,9%..
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 2.1.
- Sự thay đổi cơ cấu theo các thành phần kinh tế.
- Khu vực kinh tế công nghiệp quốc doanh trong nhiều năm làm trụ cột của nền kinh tế quốc dân.
- Khu vực này chiếm trên 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và nắm giữ hầu hết những ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước.
- làm cơ cấu thành phần kinh tế của công nghiệp đa dạng hơn và tỷ trọng của công nghiệp quốc doanh cũng thay đổi.
- Cơ cấu ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi:.
- Công nghiệp quốc doanh vốn chi phối quá trình phát triển công nghiệp nhiều năm qua đã có những dấu hiệu giảm sút về mặt tỷ trọng.
- Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy khó khăn nhiều về vốn, thị trường và công nghệ nhưng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá.
- Từ chủ trương mở cửa cho đầu tư nước ngoài, số cơ sở sản xuất công nghiệp đến năm 2005 ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1860 cơ sở với tổng giá trị công nghiệp lên tới hàng trăm tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 của doanh nghiệp quốc doanh chiếm 34,3%, ngoài quốc doanh là 28,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 37,2%.
- Nhìn chung nhờ tăng trưởng cao và ổn định, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã nâng tỷ trọng của nó lên từ 25% năm 1997 lên đến hơn 46% vào năm 2005 (theo giá thực tế), giá trị xuất khẩu công nghiệp từ các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, tạo ra hình ảnh tốt cho quá trình hội nhập của công nghiệp Việt Nam vào khu vực.
- Năm 2005 so với 2004, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nước tăng 108,7%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 124,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 120,9%..
- Bình quân 20 năm công nghiệp Nhà nước tăng 110,4%, ngoài quốc doanh tăng 111,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 120,8%.
- Tỷ suất lợi nhuận một đồng vốn doanh nghiệp công nghiệp thuộc khu vực Nhà nước đã tăng từ 0,096 vào năm 2000 lên 0,099 vào năm 2004.
- với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh tương ứng là từ 0,011 lên 0,035 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là từ 0,158 lên 0,164 vào năm 2004..
- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.
- Cơ cấu công nghiệp Việt Nam theo lãnh thổ đã được hình thành ngày càng hợp lý hơn từ việc phân tích các yêú tố khách quan gắn liền với chiến lược phát triển ngành..
- Phân bố công nghiệp được thể hiện chủ yếu qua bức tranh toàn cảnh của công nghiệp địa phương, đặc biệt là quá trình hình thành và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao..
- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (dưới đây gọi chung là khu công nghiệp) là một trong những phương thức thu hút, tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh.
- Qua hơn 15 năm phát triển kể từ khi khu chế xuất Tân Thuận (TPHCM) được thành lập 9-1991 đến nay, cả nước đã hình thành hơn 68 khu công nghiệp.
- Tính chung đến năm 2006, các khu công nghiệp đã cho thuê trên 2600 ha đất công nghiệp, chiếm 35% diện tích đất công nghiệp và đã có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp đạt mức độ huy động trên 50% diện tích đất công nghiệp..
- Năm 2005 doanh thu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt khoảng trên 3500 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2000 triệu đô la, bằng 60% giá trị xuất khẩu chung của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu khí).
- Số lao động trực tiếp thu hút vào khu chế xuất, khu công nghiệp đạt hơn 20 vạn người.
- Ngành nghề trong các khu công nghiệp rất đa dạng với công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm và nông thuỷ sản xuất khẩu.
- Công nghiệp nặng gắn với các cảng nước sâu ở các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành khác cũng phát triển trên cơ sở cơ cấu ngành nghề gắn với lợi thế của từng vùng.
- Phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt các khu công nghiệp ngoài số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp khu công nghiệp thì các khu công nghiệp đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động trong các ngành du lịch, dịch vụ, xây dựng cơ bản phục vụ cho phát triển khu công nghiệp, khu công nghiệp đã tác động đến phát triển các cơ sở nguyên liệu, dịch vụ cho khu công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường, hình thành các đô thị vệ tinh.
- Hoạt động của các khu công nghiệp đã đạt được kết quả tăng trưởng nhanh so với nền kinh tế nói chung.
- Nhìn chung các khu công nghiệp lớn ra đời đã góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng một cách đáng kể..
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành.
- Các giá trị công nghiệp và văn hoá đã hình thành.
- Nhóm ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô (hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng thấp) như khoáng sản, lâm sản, thuỷ hải sản: Trong những năm qua, sự hội nhập của nền kinh tế nước ta nói chung, công nghiệp nói riêng vẫn dựa rất lớn vào nhóm ngành này.
- Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng với gần 100 loại và phục vụ chủ yếu cho phát triển công nghiệp.
- Nhóm ngành chế biến, lắp ráp: Đây là nhóm ngành đang dẫn đầu về tỷ trọng giá trị hàng hoá của công nghiệp Việt Nam.
- Tỷ suất lợi nhuận 1 đồng vốn của ngành công nghiệp khai thác đã tăng từ 0,446 vào năm 2000 lên 0,462 vào năm 2004.
- ngành công nghiệp chế biến từ 0,026 lên 0,043 và ngành sản xuất điện, khí đốt nước từ 0,065 lên 0,123 vào năm 2004.
- Cơ cấu đầu tư là nguồn gốc hình thành cơ cấu trong công nghiệp, nhưng các nhận định trên cho thấy công nghiệp đến nay vẫn chưa là chỗ dựa để giải quyết công ăn việc làm..
- Quá trình phát triển của công nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy xuất phát điểm rất thấp nhưng ngay từ rất sớm đã hướng tới một nền kinh tế độc lập tự chủ, hướng nội cao.
- Công nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế song chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra còn chậm chạp.
- Cơ cấu phân bổ chưa hợp lý trên phương diện quan hệ giữa công nghiệp với các ngành kinh tế khác.
- Việc tập trung phát triển các khu công nghiệp là hết sức cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, song chưa gắn với việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
- Cơ cấu các ngành còn dàn trải, thiếu các mũi nhọn làm trục tháp cho sự phát triển.
- Sự phát triển vừa dàn trải,.
- Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé, trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nguyên liệu thô chiếm trên 70%.
- Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử tỉ lệ nội địa hoá còn thấp, công nghiệp sản xuất thép đi từ quặng còn ít.
- Nguồn nhân lực cho công nghiệp còn kém về chất lượng.
- Phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa hỗ trợ cho phát triển của khu vực có vốn đầu tư trong nước.
- Tỷ suất lợi nhuận một đồng vốn của doanh nghiệp công nghiệp thuộc khu vực Nhà nước đã tăng từ 0,096 vào năm 2000 lên 0,099 vào năm 2004.
- Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã bước đầu huy động được các.
- nguồn lực vào hoạt động kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng.
- Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển công nghiệp thuộc các phần kinh tế khác còn thiếu sự quản lý chỉ đạo theo định hướng chung.
- Sự quản lý Nhà nước và công nghiệp chỉ có tác dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước, còn doanh nghiệp các thành phần khác ra đời và phát triển gần như tự phát.
- Điều này không những làm lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế cho công nghiệp mà còn tạo ra sự sai lệch trong cơ cấu nói chung của công nghiệp..
- Để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu công nghiệp, hướng tới xây dựng một cơ cấu công nghiệp phù hợp trong quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế quốc dân, có thể đề cập tới một số giải pháp sau:.
- Chú trọng vấn đề chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và khả năng mở rộng thị trường.
- Gắn chiến lược phát triển ngành công nghiệp với chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thuộc ngành.
- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp.
- Nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc trung học chuyên nghiệp và đại học, chú trọng tới đào tạo ngành nghề cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm, công nghệ cao..
- Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền công nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, cơ cấu kinh tế ngày càng được hoàn thiện.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- ngành công nghiệp ở nước ta không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu khách quan nhằm các mục tiêu tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích luỹ vốn, phát triển nguồn nhân lực và do đó ý nghĩa của nó rất quan trọng.
- Chúng ta cần phải có những phân tích sâu sắc hơn trong điều kiện Việt Nam hiện nay để có thể chỉ ra được định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp ở tầm ngắn hạn, trung hạn.
- [1] Đỗ Hoài Nam, Trần Đình Thiên, Mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng XHCN của Việt Nam trong giai đoạn tới, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tr.3..
- [2] Nguyễn Quang, Ảnh hưởng của FDI và chuyển giao công nghệ đến phát triển công nghiệp và xuất khẩu của các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tr.64.