« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM ? TRIỀU TIÊN TRONG LỊCH SỬ (GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRIỀU TIÊN TRONG LỊCH SỬ (GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX).
- Lịch sử, Quan hệ ngoại giao, Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
- Quan hệ Việt Nam – Triều Tiên là một mối quan hệ có lịch sử từ lâu đời, giữa hai nước vốn có nhiều yếu tố lịch sử tương đồng, vì vậy trong thời kỳ phong kiến giữa hai bên đã có những tiếp xúc và đã cơ bản tạo dựng một mối quan hệ bang giao hữu hảo, đặc biệt hơn đó là sự di cư của một cộng đồng người Việt ở thế kỷ XII đã để lại một dấu ấn đậm nét trong quan hệ giữa hai nước, chính mối quan hệ mang yếu tố lịch sử đó đã đặt nền móng cho quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam - Hàn Quốc cũng như Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong giai đoạn hiện nay..
- 1 MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRIỀU TIÊN TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX.
- 1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam và cuộc di cư của Lý Long Tường, Lý Tinh Thiện.
- Nhà Lý từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào năm 1009 và dời đô ra thành Thăng Long vào năm 1010 đã bắt đầu xây dựng một Quốc gia phong kiến Đại Việt hùng mạnh, nhưng đến thời vua Lý Cao Tông thì nhà Lý bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét:.
- “vua Cao Tông chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy” [5.
- Để thoát khỏi sự truy sát của nhà Trần, Kiến Bình Vương Lý Long Tường cùng thuộc tướng và những người trong họ tộc đã di cư sang Cao Ly..
- Theo các tư liệu Hán văn hiện còn như Hoa Sơn Quân bản truyện, Hoa Sơn Lý thị tộc phả, Cao Ly sử còn có nhiều thông tin về nhân vật này.
- Văn bia này cũng ghi, Lý Long Tường được coi là anh hùng của nước Cao Ly trong cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông vào năm 1253, ông được vua Cao Ly phong làm Hoa Sơn Quân, ban 30 dặm đất, lập biển ghi công trạng, cho làm thái ấp để phụng thờ tổ tiên và con cháu đời đời được nhập tịch ở Hoa Sơn.
- Con cháu Kiến Bình Vương Lý Long Tường hiện nay sống ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc, riêng ở Hàn Quốc có khoảng 200 hộ với trên 600 người.
- Gia phả dòng họ ghi chép 32 đời kể từ đời Lý Thái Tổ, trong đó 6 đời ở Việt Nam và 26 đời ở Hàn Quốc.
- Giáo sư Phan Huy Lê dẫn theo nghiên cứu của giáo sư Pyon Hong Kee cho biết: dựa trên gia phả dòng họ mang tên Lý Tinh Thiện Lý thị tộc phả được tàng trữ tại thư viện Quốc gia Seoul, ông đã phát hiện thêm một dòng họ Lý gốc Việt thứ hai thường gọi là Lý Tinh Thiện mà ông tổ của dòng họ này là Kiến Hải Vương Lý Dương Côn- hoàng tử (con nuôi) của vua Lý Nhân Tông 2 đã sang Cao Ly từ đầu thế kỷ XII.
- Theo Cao Ly sử, cháu đời thứ 6 của Lý Tinh Thiện là Lý Nghĩa Mân (Lee Ui Min) được vua Cao Ly là Nghị Tông (Ui Jong phong làm Biệt tướng, ông còn được phong làm Trung lang tướng, Tướng quân, Đại tướng quân (1173), Thượng tướng quân (1174), Tây Bắc lộ binh mã sứ (1178).
- Đến đời vua Minh Tông, ông được phong làm Tư không tả bộc xạ, rồi Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự nắm quyền như Tể tướng Cao Ly trong 6 năm .
- 1 Lúc này trị vì ở Triều Tiên là triều đại Cao Ly do dòng họ Vương (Wang) sáng lập, khi Lý Long Tường đến thì được vua Vương Cao Tông cho lánh nạn, bãi biển nơi Lý Long Tường đến gọi là Nak – Nae – Wae nghĩa là nơi cập bến của khách phương xa mang theo đồ tế khí..
- Ông nổi tiếng là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, là người đặt.
- 1.2 Quan hệ giữa các danh nhân văn hóa được ghi chép trong lịch sử.
- Các triều đại phong kiến Việt Nam - Triều Tiên chưa từng có quan hệ bang giao chính thức, song qua các đợt ngoại giao với các triều đại Trung Hoa tại Yên Kinh, các sứ thần của hai nước đã nhiều lần gặp gỡ, xướng họa với nhau trên đất Trung Hoa..
- Theo thống kê hiện nay, tổng cộng số thơ văn xướng họa giữa sứ thần hai nước (từ đợt tiếp xúc giữa Phùng Khắc Khoan và Lý Túy Quang năm 1597 cho đến chuyến đi sứ của Nguyễn Tư Giản - Nam Đình Thuận năm 1868 tính ra là 371 năm) đã có trên dưới 10 lần hai đoàn sứ bộ Việt Nam – Triều Tiên gặp nhau ở Yên Kinh với 33 sứ thần (Việt Nam có 12 người, Triều Tiên có 21 người) và 92 bài thơ, văn (thơ có 81 bài, văn có 11 bài).
- Các tác phẩm này được chép trong hàng chục tập thơ hiện còn lưu trữ được tại Việt Nam (chủ yếu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm) và các viện nghiên cứu của Hàn Quốc, Triều Tiên..
- Trước đây sứ giả đều phải là những người tài năng lỗi lạc, khoa bảng đứng đầu, họ giữ những chức vị trọng yếu trong triều đình và khi đi sứ họ cần phải có đủ cả tài năng, chí khí, để thể hiện “thể diện quốc gia”, trong đó “đặc biệt phải làu thông kinh sử, uyên thâm Hán học, cái vốn tri thức cần thiết trong bối cảnh quan hệ bang giao giữa các nước đồng văn”.
- Chúng ta có thể liệt kê ra đây một số danh nhân tiêu biểu của Việt Nam như: Mạc Đĩnh Chi, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Tông Quai, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đề, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Du.
- và các danh nhân của Triều Tiên như Lý Túy Quang, Du Tập Nhất, Hồng Khải Hy, Lý Hiệu Lý, Từ Hữu Phòng, Nam Đình Thuận.
- Những sứ giả - nhà thơ – nhà văn hóa này đã viết nên những trang sử hữu nghị thấm đẫm chất văn chương và tinh thần học thuật, giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam - Triều Tiên..
- Sứ giả Cao Ly Lý Túy Quang từng có những ghi chép như sau về con người và đất nước Đại Việt: “Chuyến đi có 23.
- 3 Thôi Chung Hiến là quyền thần thao túng vương triều Cao Ly và thiết lập cho mình một quyền hành lấn át cả.
- Nơi nằm thì phải ở trên giường không có hầm sưởi, ăn uống giống như người Trung Hoa.
- Vào thời Lê Trung Hưng, Lê Quý Đôn sau khi có tiếp xúc với sứ Cao Ly đã viết mấy lời trong sách Kiến Văn Tiểu Lục như sau: “Nước Cao Ly về thời Đường thuộc An Đông đô hộ phủ.
- Sau đó, các sứ giả Triều Tiên có thư lại cảm ơn và biếu tặng sản phẩm đặc biệt của Cao Ly là quạt giấy.
- Có thể nói, thơ văn xướng họa xung quanh những chuyến tao ngộ giữa các sứ giả Việt - Triều đều là các tác phẩm ngôn từ có sức lay động mạnh mẽ.
- Đường đi sứ của những danh nhân đồng thời cũng là con đường thơ ca - con đường của mối quan hệ hòa hiếu.
- Và các sứ giả - các nhà văn hóa, các thi nhân tài hoa đồng thời cũng là sứ giả bang giao hữu nghị ngàn đời giữa hai dân tộc..
- 2 NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRIỀU TIÊN TRONG LỊCH SỬ.
- 2.1 Quan hệ Việt Nam – Triều Tiên là mối quan hệ có truyền thống từ lâu đời, tuy xa cách về mặt địa lí nhưng giữa hai quốc gia đều có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng với nhà nước Trung Hoa phong kiến vì vậy việc tiếp xúc giữa hai nước là tất yếu.
- Vị trí địa lý hẳn nhiên là một yếu tố tiên quyết cho mối quan hệ Việt- Triều.
- Việt Nam nằm ở phía Đông Nam Trung Hoa, Triều Tiên nằm ở phía Đông Bắc Trung Hoa, cận kề với một đại quốc đầy tinh thần bành trướng, chính yếu tố này đã kéo gần hai dân tộc lại với nhau.
- Thử điểm lại vài mốc lịch sử quan trọng.
- Năm 207 TCN, An Dương Vương và nước Âu Lạc bị Triệu Đà tiêu diệt, sự kiện này mở đầu cho 10 thế kỷ đấu tranh chống đô hộ phương Bắc tại Việt Nam.
- Tương đương với thời kỳ đó, vào năm 108 TCN, nhà Hán đem đại quân xâm lược bán đảo phía Đông Bắc, nhà nước cổ Chosun của Wi Man (Vệ Mãn) bị thôn tính.
- Ở Việt Nam xảy ra các cuộc khởi nghĩa của hàng loạt thủ lĩnh người Việt như Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng.
- Ở Triều Tiên là các cuộc chiến tranh của các tiểu quốc Koguryo (Cao Cú Lệ), PecChê (Bách Tế) và Shilla (Tân La) chống lại các nhà Hán, Tùy, Đường.
- Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam nhanh chóng bị dập tắt, và phải đến thế kỷ X với hàng loạt các nỗ lực của các họ Khúc, Dương, Ngô thì Việt Nam mới giành được độc lập.
- Trong khi đó, ở bán đảo Triều Tiên nhà Tùy từng hai lần thất bại trước Koguruo.
- Và sau đó, nhà Đường bị đẩy lui khỏi bán đảo này bởi nhà nước Shilla vào năm 676..
- Nhưng những cái tên An Nam đô hộ phủ và An Đông đô hộ phủ mà người Hán đặt đã đi vào lịch sử hai dân tộc như những lời cảnh báo..
- Trong giai đoạn Trung đại, cả hai nước Việt - Triều đều tồn tại thiết chế trung ương tập quyền và cũng đã nhiều lần tiến hành các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
- Nếu như triều Tây Sơn làm nên đại thắng quân Thanh vào thời thịnh trị bậc nhất của triều đại này vào năm 1789, thì Triều Tiên cũng hai lần chiến thắng quân xâm lược từ Mãn Châu vào các năm 1627 và 1636..
- Nếu so sánh với hàng loạt các quốc gia cổ bị thôn tính, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Hoa như Đại Lý, Liêu, Kim, Thổ Phồn.
- ta sẽ phải đặt ra câu hỏi rằng, điều gì đã khiến cho Việt Nam - Triều Tiên có thể vượt qua những thử thách lịch sử liên quan đến sự tồn vong của dân tộc? Tinh thần quật cường hẳn là một đáp số chung.
- Nhưng cũng cần phải tính đến ở đây chính là vị trí địa lý đủ xa để các triều đại phong kiến Trung Hoa dù đầy tham vọng nhưng qua nhiều lần cố gắng thì vẫn phải công nhận rằng đây là những mảnh đất đánh cũng khó mà giữ càng khó hơn..
- Việc các vị hoàng thân nhà Lý di cư đến Triều Tiên hay các cuộc gặp gỡ giữa các bậc danh Nho, thi hào, sứ giả của hai nước tại kinh đô Trung Hoa xét cho cùng cũng không phải là một sự hy hữu hay trùng hợp mà là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài.
- Lý Long Tường, Lý Tinh Thiện, cả hai vị hoàng thân này đều không thể lánh sang Trung Hoa khi nhà Lý thất thế một phần quan trọng là vì nhà Lý đã nhiều lần đánh bại nhà Tống, thậm chí tiến sang đất Tống phá hủy Khâm Châu, Liêm Châu, điều này dẫn đến một mối quan hệ ngoại giao luôn trong tình trạng đối đầu giữa hai quốc gia láng giềng.
- Vì vậy việc 2 vị hoàng thân sang Triều Tiên là một sự lựa chọn hợp lí nếu xét trong bối cảnh địa chính trị thời bấy giờ.
- Riêng đối với các cuộc gặp gỡ, trao đổi văn hóa giữa các sứ thần thì đã thể hiện vị trí của hai nước trong bàn cờ ngoại giao của nhà nước Trung Hoa phong kiến, thêm vào đó xuất phát từ yếu tố văn hóa, chính trị mà giữa sứ thần Việt – Triều đã có một mối quan hệ có thể nói là rất tốt đẹp, mối quan hệ đó được xem như là nền tảng quan trọng cho quan hệ giữa Việt Nam – Triều Tiên, Việt Nam – Hàn Quốc hiện nay..
- 2.2 Quan hệ Việt Nam – Triều Tiên trong lịch sử là mối quan hệ gần gũi đặc biệt.
- Chính cuộc di cư lớn của hai hoàng thân nhà Lý đã góp phần to lớn hình thành nên dòng họ Lý tại Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) hiện nay, theo con số thống kê tổng thể, thì hiện nay có khoảng hơn 3.600 người là hậu duệ của hai nhánh nhà Lý đang sinh sống tại Hàn Quốc.
- Đặc biệt vào năm 2010, nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, ông Lý Xương Căn, một doanh nhân Hàn Quốc thành đạt và gia đình đã chính thức được nhập tịch trở thành công dân Việt Nam.
- Cũng nhân dịp này, cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng thúc Lý.
- Long Tường” của tác giả Khương Vũ Hạc (xuất bản năm 1967 tại Hàn Quốc) đã được tái bản lần thứ hai tại Việt Nam.
- Ông Căn cùng với những người con dòng họ Lý đang viết tiếp những trang sử hữu nghị giữa hai dân tộc..
- 2.3 Quan hệ Việt Nam – Triều Tiên trong lịch sử là nền tảng cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – CHDCND Triều Tiên hiện nay.
- Do có nền tảng lịch sử ngoại giao lâu đời vì vậy quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như giữa Việt Nam và CHDCND Triều Tiên trong những năm gần đây tương đối tốt đẹp.
- Dẫu vấn đề bán đảo Triều Tiên còn nhiều biến động và phức tạp nhưng quan hệ giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên với Việt Nam vẫn được giới lãnh đạo và nhân dân hai nước ủng hộ, vun đắp.
- Mối quan hệ hữu nghị đó bên cạnh các yếu tố quốc tế thì yếu tố lịch sử đóng vai trò hết sức to lớn, nó đã góp phần xây dựng, phát triển nền kinh tế của 3 nước lớn mạnh không ngừng.
- Những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển của thế giới, quan hệ của 3 nước không ngừng được tăng cường, các yếu tố lịch sử thường được nhắc đến như là một cầu nối quan trọng trong sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
- Tin rằng, với vị trí của mình, Việt Nam sẽ là một tác nhân góp phần thúc đẩy những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên được giải quyết thỏa đáng, mang lại hòa bình và phồn vinh cho khu vực và trên thế giới..
- Quan hệ Việt Nam – Triều Tiên trong lịch sử (từ thế kỷ XII đến nửa đầu thế kỷ XIX) là một mối quan hệ đặc biệt, khởi đầu cho mối quan hệ đó tuy mang dấu ấn của các cá nhân lịch sử nhưng chính mối quan hệ đó đã tạo một nền móng vững chắc cho quan hệ Việt Nam – Triều Tiên trong các giai đoạn lịch sử sau này.
- Thêm vào đó, hai nước trong thời kỳ phong kiến vốn là hai quốc gia chư hầu của Trung Hoa, vì vậy có những yếu tố lịch sử, văn hóa, chính trị gần gũi, do đó mà giữa những sứ giả của hai nước luôn có những cuộc gặp gỡ và trao đổi sự hiểu biết với nhau, chính những mối quan hệ được thiết lập thông qua những lần đối thoại như vậy đã góp phần hình thành mối quan hệ Việt Nam – Triều Tiên ở cấp độ Quốc gia..
- Dẫu trong thời điểm hiện nay, mối quan hệ Việt Nam – Triều Tiên (mà trong đó gồm có quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như giữa Việt Nam và CHDCND Triều Tiên) có nhiều điểm phức tạp xuất phát từ tình hình bán đảo Triều Tiên, tuy.
- nhiên với sự hiểu biết lẫn nhau qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của mối quan hệ ngoại giao bền chặt này.
- Tình hữu nghị được xây dựng từ xa xưa là động lực to lớn thúc đẩy quan hệ Việt Nam với 2 quốc gia trên bán đảo Triều Tiên ngày càng bền chặt và là một nhân tố góp phần thúc đẩy hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên nói riêng và thế giới nói chung..
- Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội..
- Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thời đại, Hà Nội..
- Trần Văn Giàu – Mạc Đường – Trần Bạch Đằng (2002), Lịch sử Việt Nam – tập 1 và 2, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.