« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở LÀNG CÔNG GIÁO ĐỊA BÀN HÀ NỘI (QUA TRƯỜNG HỢP LÀNG PHÙNG KHOANG)


Tóm tắt Xem thử

- còn có làng công giáo.
- Làng Công giáo ở Việt Nam được hình thành từ thời tiền thuộc địa, có bề dày lịch sử hàng thế kỷ, với con số hàng trăm, riêng trên địa bàn Hà Nội cũng có hàng chục làng, trong đó có làng toàn tòng và làng “xôi đỗ”.
- tức là các làng mà dân công giáo sống với dân ngoài công giáo.
- Dù vậy, những nghiên cứu về làng công giáo của chúng ta mới ở bước đầu 2 .
- Nhân dịp Hội thảo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, bài viết trình bày một số vấn đề xã hội ở làng công giáo trên địa bàn Hà Nội.
- Những dẫn chứng trong bài là kết quả nghiên cứu thực địa tại Phùng Khoang (xã Trung Văn, Từ Liêm), một trong những làng công giáo khá điển hình.
- Tuy nhiên, làng công giáo rất đa dạng.
- Số liệu ở một địa phương không đủ để khái quát bức tranh chung về làng công giáo ở Việt Nam.
- Tổng quan về làng Phùng Khoang.
- Phùng Khoang là một trong những làng tương đối lâu đời.
- Phùng Khoang là làng có đời sống tinh thần phong phú.
- Những thừa sai công giáo đầu tiên tới làng Phùng Khoang có lẽ ngay từ đầu thế kỷ XVII bởi nơi đây không xa kinh thành Thăng Long.
- Tức là vào thời điểm thành lập làng thì đã có người công giáo.
- Tuy nhiên, khi đó do bối cảnh của các cuộc cấm đạo, nhất là dưới triều Nguyễn, nên dân công giáo còn thưa thớt.
- Giáo xứ Phùng Khoang chỉ được hình thành từ cuối thế kỷ XIX.
- Phùng Khoang có truyền thống là làng thuần nông.
- Có lẽ chỉ vài năm nữa cái tên "làng Phùng Khoang".
- Làng có 1.064 người công giáo (2005), chiếm hơn nửa trong tổng số 1.850 dân công giáo của giáo xứ Phùng Khoang (1995)..
- Người công giáo và người ngoài công giáo nhìn từ góc độ văn hoá - tôn giáo.
- Từ góc độ văn hoá - tôn giáo, đã có nhiều thay đổi từ cả hai phía người công giáo và người ngoài công giáo trong nửa thế kỷ qua.
- Công đồng Vatican II cho phép người công giáo thờ cúng tổ tiên.
- Giờ đây, người công giáo đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập với văn hoá dân tộc.
- nảy sinh do những khác biệt giữa người công giáo và người ngoài công giáo trong quan niệm về những lễ nghi và giá trị xã hội, đã xuất hiện ngay từ thế kỷ XVII.
- Trong khi người công giáo chịu ảnh hưởng của văn hoá châu Âu, Kitô giáo, thì người ngoài công giáo vẫn chịu ảnh hưởng của văn hoá truyền thống Á Đông, Nho giáo.
- Đối với người ngoài công giáo thì trọng những giá trị trung, hiếu, nghĩa, trí, tín, với tinh thần trung quân ái quốc coi vua là trên hết thì trong tâm tư tình cảm của người công giáo vị trí đó lại dành cho đức Giêsu Kitô, mặc dù Giáo hội vẫn khuyên tín hữu quy phục hoàng đế.
- Trong khi người ngoài công giáo xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên, trọng nam khinh nữ, cho phép đa thê 6 , thì người công giáo lại chủ trương chế độ một vợ một chồng.
- trở nên trầm trọng thì người công giáo và ngoài công giáo ở Phùng Khoang sống với nhau khá hoà thuận.
- Dân ngoài công giáo từng giúp dân công giáo xây dựng nhà thờ xứ.
- Một số gia đình công giáo vẫn có bà con, họ hàng là người ngoài công giáo và họ vẫn thường ăn giỗ, tết.
- Các gia đình công giáo không có bàn thờ tổ tiên.
- Trong khi người công giáo không nặng về sinh con trai hay con gái thì điều này không dễ dàng chút nào đối với nhiều gia đình ngoài công giáo.
- Ngoại trừ Tết Nguyên Đán và Trung thu, người công giáo không đón các lễ tết khác như Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng), Thanh Minh (3 tháng Ba), Đoan Ngọ (5 tháng Năm) và Vu Lan (Rằm tháng Bảy), trong khi đó lại linh đình trong các dịp lễ khác của riêng Công giáo mà rõ nhất là lễ Giáng sinh, Phục sinh.
- Vào các ngày Chủ nhật, dân công giáo nghỉ làm việc, đi lễ nhà thờ.
- Tuỳ từng gia đình, nhưng nhìn chung, các giỗ tết bên các gia đình công giáo có ăn uống, nhưng giản tiện hơn nhiều gia đình bên ngoài công giáo..
- Từ cuối thế kỷ XIX khi hình thành giáo xứ Phùng Khoang, người công giáo và người bên lương sống thành 3 khu tương đối biệt lập trong một làng.
- Ngoại trừ ngày giỗ, dân bên công giáo không tổ chức các nghi lễ khác như 49 hay 100 ngày cho người quá cố.
- Khác với bà con bên ngoài công giáo, bên công giáo không bốc mộ, mà quy hoạch nghĩa địa riêng của họ (như họ vẫn gọi là Vườn Thánh) riêng ngay bên khu nghĩa địa của người ngoài công giáo và cắt cử một gia đình công giáo thường xuyên chịu trách nhiệm coi sóc.
- Trong khi nghĩa địa người ngoài công giáo chỉ dùng tạm thời cho thời gian hung táng, thì nghĩa địa của người công giáo được quy hoạch gọn ghẽ tới từng ngôi mộ..
- Phùng Khoang trước Đổi mới.
- Năm 1924, nhà xứ đã mở một trường tiểu học miễn phí dành cho con em trong làng, cả bên công giáo và ngoài công giáo.
- Giáo viên của trường cũng như các chức sắc trong làng bao gồm cả người công giáo và ngoài công giáo..
- Nạn đói Ất Dậu 1945, ở Phùng Khoang có 40 người chết đói, phần lớn là dân ngoài công giáo.
- cả người công giáo.
- Tuy nhiên, ngay sau Hiệp định Geneva năm 1954, có tới trên ba trăm người làng Phùng Khoang, chiếm khoảng 40% dân số trong làng, di cư vào Nam, trong đó đa phần là người công giáo.
- Trong khi đó, toàn địa phận Hà Nội chỉ có 9% dân công giáo di cư vào Nam 14 .
- Nhiều gia đình bên công giáo cũng phải vào hợp tác xã 15 .
- Trong số 8 gia đình không vào hợp tác xã có cả các hộ dân công giáo.
- Trong thời gian chiến tranh ác liệt, 174 thanh niên của làng đã tham gia quân đội bao gồm cả người công giáo và ngoài công giáo.
- Đình chùa Phùng Khoang đã được tu bổ..
- Việc sinh hoạt tôn giáo ở xứ đạo Phùng Khoang nay đã được thuận lợi hơn nhiều so với thời kỳ trước Đổi mới.
- Trước đây, dân công giáo ở Phùng Khoang thiếu người coi sóc..
- Từ đó đến nay, xứ đạo Phùng Khoang thường xuyên có người coi sóc.
- Như ta thấy, nhìn chung người công giáo Việt Nam có quan niệm khá rõ ràng về ý nghĩa cuộc sống cũng như các giá trị.
- Các điều răn tiếp theo của người công giáo quy định "Ngươi chớ giết người Ngươi chớ phạm tội tà dâm.".
- không trừ một ai, nhất là trong giới thanh niên, kể cả người công giáo.
- Ở Phùng Khoang, chúng tôi chưa có thống kê cụ thể, nhưng đa phần những tệ nạn trên là do dân ngụ cư và bên người ngoài công giáo.
- Về phía người làng, 1 trường hợp đua xe trái phép bị bắt giam là người công giáo.
- Một số thanh niên công giáo có chơi cờ bạc, nhưng thường là nhỏ.
- Có những thanh niên phạm tội, tuy trên mình có đeo thánh giá, nhưng dân làng cho biết họ không phải là người làng và có lẽ không phải dân công giáo.
- Theo thống kê sơ bộ, có tới 88 người nghiện hút, trong đó có cả ông già gần 70 tuổi, nhưng chính quyền xã chưa thấy có ai là dân công giáo..
- Nhưng ở cả hai địa phương Phùng Khoang và Cổ Nhuế tuy có một số đôi sống ly thân, nhưng chưa có trường hợp nào ly hôn, trong khi số các đôi ly hôn bên phía người ngoài công giáo lên tới hàng chục và có khuynh hướng ngày càng gia tăng..
- Phùng Khoang chịu sự cai quản của Toà Giám mục Hà Nội.
- Tuy vậy, ta thấy dân công giáo tương đối có ý thức giữ gìn môi trường.
- được quy hoạch và giữ vệ sinh, hoàn toàn tương phản với nghĩa địa của dân ngoài công giáo bên cạnh..
- Trên thực tế, việc kết nạp đảng viên vào Đảng Cộng sản đối với nhiều người công giáo vẫn còn không ít trở ngại.
- Mặc dầu trên danh nghĩa, Đảng Cộng sản không có văn bản nào phân biệt đối xử với đảng viên vì lý do tôn giáo, nhưng thực tế, ít người đảng viên công giáo nào nhận được sự ủng hộ cả từ phía tổ chức đảng lẫn giáo xứ..
- Đây cũng là lý do khiến phần đông người công giáo không nhiệt tình vào đảng.
- Trong suốt thời kỳ từ ở chi bộ đảng Phùng Khoang chỉ có 4 đảng viên là người công giáo và họ đa phần lại là những người không siêng năng đi lễ và không nhận được thiện cảm từ phía cha xứ 22 .
- Từ khi Đổi mới đến nay, tình hình có ít nhiều được cải thiện, nhưng số đảng viên là người công giáo vẫn không nhiều.
- Trong số 56 đảng viên của chi bộ Phùng Khoang chỉ có 4 người công giáo (2006).
- Trong số 17 bí thư chi bộ xã Trung Văn từ không có người công giáo nào.
- Đoàn thanh niên của xã cũng chỉ có 2 đoàn viên là người công giáo.
- Trong số 780 đảng viên (sinh hoạt ở 18 chi bộ đảng) chỉ có 2 người công giáo, tức 0,3% trong khi tỷ lệ người công giáo ở đây chừng 10%.
- Trong suốt 10 năm Đảng bộ Cổ Nhuế không kết nạp được đảng viên mới nào là người công giáo 24.
- Thêm vào đó, ta cũng thấy không có nhiều người công giáo giữ những trọng trách quan trọng trong cơ cấu bộ máy chính quyền địa phương.
- Cơ cấu bổ nhiệm cán bộ chú trọng sao cho có cả người công giáo và người ngoài công giáo, trong thành phần Ủy ban Nhân dân xã, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận hay một số tổ chức đoàn thể quần chúng, Đoàn thanh niên.
- có cả người công giáo và ngoài công giáo.
- Trong số 19 chủ tịch xã Trung Văn trước 1986 không có ai là người công giáo mặc dù dân công giáo chiếm 2/5 dân trong toàn xã.
- Trong số 8 chủ nhiệm hợp tác xã chỉ có 2 người công giáo 25 .
- Việc nhiều người công giáo bận rộn với những công việc của nhà xứ và ít có thời gian cho những công việc bên chính quyền cũng là một lý do.
- Tuy nhiên cũng có một số người công giáo tham gia Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Ban thanh tra nhân dân.
- Làng công giáo góp phần làm phong phú thêm bức tranh làng xã Việt Nam..
- Những nghiên cứu trên cho thấy Phùng Khoang, một trong những làng công giáo khá điển hình, có bề dày lịch sử, hiện đang phát triển sôi động, nhưng kém bền vững, đang tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn.
- Còn tồn tại hố ngăn cách giữa hai cộng đồng người công giáo và ngoài công giáo, giữa dân chính cư và dân ngụ cư.
- Thêm vào đó, cơ chế lãnh đạo địa phương hiện nay đang hình thành một khoảng cách giữa người dân công giáo với cán bộ chính quyền..
- 1 Ta cần phân biệt làng công giáo phải là làng mà trong đó dân công giáo chiếm một tỷ trọng đáng kể, đồng thời có vai trò đáng kể trong thiết chế làng xã và đời sống văn hoá - tinh thần của làng.
- Chẳng hạn, Cổ Nhuế (tên cũ là Kẻ Noi) với số dân công giáo chỉ chiếm chừng 10 - 15%, tập trung ở một số thôn như Hoàng III, chỉ được coi là làng có người công giáo..
- 2 Xem: Nguyễn Hồng Dương, Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ 1829 tới 1945, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.
- Nguyễn Phú Lợi, Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2008..
- 5 Trương Bá Cần, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr.
- 10 Đình làng Phùng Khoang nằm cạnh nhà thờ xứ.
- Năm 1934, cha xứ Phùng Khoang định xây tượng Đức Mẹ.
- Người ngoài công giáo phản đối vì tượng Đức Mẹ nằm đối diện ngay đình làng.
- 13 Mẹ của liệt sỹ công giáo này về sau được phong tặng danh hiệu mẹ anh hùng vì đó là con trai duy nhất..
- Một số người làng nói số dân di cư còn hơn cả một nửa số dân công giáo di cư vào Nam..
- 15 Giáo hội Công giáo coi tư hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của con người - điều hoàn toàn trái với quan niệm mác xít..
- Xem: Trương Bá Cần, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm sđd, tr.
- 22 Trong số hàng trăm đảng viên xã Trung Văn chỉ có 7 đảng viên là người công giáo..
- 24 Đảng uỷ xã Cổ Nhuế, Báo cáo kết quả khảo sát tình hình xây dựng lực lượng cốt cán vùng đồng bào theo đạo Công giáo ở địa bàn xã, số 24/BC/ĐU, ngày 15/7/2006..
- Người công giáo đầu tiên vào năm 1989 giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban xã Trung Văn là một phụ nữ.